TƯ DUY GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH MỚI
“QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ NHÀ TRƯỜNG” VÀ “KIẾN TẠO NHÀ TRƯỜNG HIỆU QUẢ”
Đặng Quốc Bảo
1. Vai trò của nhà trường trong đời sống hiện đại.
1.1 Nhà trường vầng trán của cộng đồng, trái tim hòa hợp nhân tâm của cộng đồng
a. Nhà trường trong bối cảnh hiện đại là thiết chế quan trọng bậc nhất của đời sống xã hội.
Những điều căn cốt của giáo dục đều diễn ra tại nhà trường. Công việc tiến hành trong nhà
trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “Nhân cách – Nhân lực” cho đời sống cộng đồng.
Có thông điệp: “Nhà trường vừa là vầng trán của cộng đồng vừa là trái tim hòa hợp
nhân tâm của cộng đồng” và “ Quản lý giáo dục phải xuất phát từ nhà trường, tập trung vào
nhà trường” (School based management). Sự thịnh suy của nền giáo dục đất nước bắt nguồn
từ sự thịnh suy về dạy học giáo dục của nhà trường
b. Từng có quan điểm cực đoan cho rằng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin như hiện nay thì nhà trường theo kiểu truyền thống sẽ không tồn tại. Người ta có thể
học sự kiện và thông tin qua thư viện, qua phương thức giáo dục từ xa. Còn có quan điểm
thông tục hóa nhà trường: Nhà trường mở, Nhà trường không có vách ngăn: “Ai muốn học
gì cũng được, Ai muốn dạy gì cũng được”.
Albert Einstein nêu ra kiến giải sâu sắc sau đây: “Dạy cho con người một chuyên
ngành chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta (chị ta) tuy có thể trở thành một cái máy khả
dụng. Nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng
là anh ta (chị ta) phải được dạy để có thể có một kiến thức sống động về cái gì là đáng để
phấn đấu trong cuộc đời.
Anh ta (chị ta) phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì
là thiện. Nếu không với kiến thức chuyên môn hóa của mình, anh ta (chị ta) giống như
một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phải triển hài hòa. Anh ta
(chị ta) cần phải học để hiểu những động cơ của một con người, hiểu những ảo tưởng và
những nỗi thống khổ của họ, để tìm được một thái độ ứng xử đứng đắn với từng con
người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng. Những điều trân quý đó được truyền
cho thế hệ trẻ từ quan hệ trực tiếp với người thầy, chứ không phải hoặc không phải
chính yếu qua sách vở”.
Albert Einstein cũng lưu ý nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là dạy “Tư duy” chứ
không phải nhồi nhét tri thức. Ông nhấn mạnh: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông
cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được
học là một quà tặng quý giá chứ không phải là nhiệm vụ ngán ngẩm”.
(Xem “Giải pháp giáo dục”. Nxb Tri thức 2011 – Bản dịch ý tưởng của Albert
Einstein do Đinh Bá Anh - Nguyễn Vũ Hải - Trần Tiến Cao Đăng thực hiện )
Kiến tạo “Nhà trường tư duy, Nhà trường hiệu quả” là cái đích cao nhất mà nền giáo
dục hiện đại phải hướng tới.
Đứng trước tiến bộ của công nghệ thông tin, đương nhiên nhà trường không được thờ
ơ. Nhưng Ông Sakozy, Nguyên Tổng thống Pháp hoàn toàn có lý khi có lời bàn luận :
“Công nghệ thông tin phải nằm ở trung tâm suy nghĩ của chúng ta về giáo dục
trong thế kỷ XXI nhưng cũng không được xem nhẹ sự thực rằng, mối quan hệ nhân văn
giữa giáo dục và trẻ em vẫn là cơ bản và giáo dục phải làm cho trẻ em thấm nhuần được
mùi vị của những nỗ lực, để chúng phát hiện ra rằng niềm vui hiển bài sau những giờ
học dài là một phần thưởng”
(Bức thư gửi nhà trường Pháp nhân khai giảng 2007 – 2008)
1.2 Bốn việc quan trọng của Nhà trường Việt Nam theo lời dạy của Bác Hồ
Trong tiến trình xây dựng kỷ nguyên giáo dục mới, ngay từ năm 1947 Bác Hồ có lời dạy về
bốn nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
“Từ tiểu học, Trung học cho đến Đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc
những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh.
Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho
tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà.
Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước thương nòi. Phải dạy cho họ cái
ý chí tự lập, tự cường quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.
Hơn nữa phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sản xuất. Điều này cũng quan
trọng lắm. Một là làm cho họ biết kính trọng sự cần lao. Hai là tập cho họ quen lao khổ.
Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội. Bốn là có
ích cho sức khỏe của họ”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5. NXB CTQGHN.2011. Trang 120-121)
1.3 Mô hình tổng quát về Nhà trường và hoạt động cơ bản của Nhà trường
Có mười nhân tố đặc trưng cho sự vận hành thiết chế Nhà trường.
- Mục tiêu đào tạo (M)
- Nội dung đào tạo (N)
- Phương pháp đào tạo (P)
- Lực lượng đào tạo (Thầy)
- Đối tượng đào tạo (Trò)
- Hình thức tổ chức đào tạo (H)
- Điều kiện đào tạo (Đi)
- Môi trường đào tạo (Mô)
- Bộ máy đào tạo (Bô)
- Quy chế đào tạo (Qi)
Nếu lấy tương tác cập đôi của 10 nhân tố
nói trên thì trong nhà trường tối thiểu có 45
mối quan hệ (C
2
10
) mà người điều hành nhà
trường cần bao quát.
Ở đây cần nhận rõ “Quan hệ Thầy - Trò”
là quan hệ then chốt nhất và do đó Vấn đề Dạy- Học là vấn đề cơ bản của nhà trường.
Điều hành nhà trường phải tập trung vào việc thúc đẩy sự Dạy - Học đạt tới chất lượng
hiệu quả cao nhất theo điều kiện mà nhà trường có thể khai thác được.
Vấn đề dạy học ngày nay được tiếp cận theo ba phương pháp luận :
+ Phương pháp luận “Hoạt động”
+ Phương pháp luận “Quá trình”
+ Phương pháp luận “Công nghệ”
- Phương pháp luận “Hoạt động dạy học” chú ý sự tương tác của Thầy và Trò
- Phương pháp luận “Quá trình dạy học” chú ý sự toàn vẹn trong động thái phát triển các nhân
tố tham gia vào dạy học.
- Phương pháp luận “Công nghệ dạy học” chú ý sự kiểm soát được các thao tác hành động,
diễn ra theo quá trình dạy học
Một sự tiếp cận tổng hợp của người quản lý là điều khiển vấn đề dạy học theo cả ba chiều
cạnh này.
Trục OX biểu thị cho Quá trình
Trục Oy biểu thị cho Hoạt động
Trục Oz biểu thị cho Công nghệ
2. Đổi mới tư duy quản lý nhà trường : Chuyển nhà trương “2 4 8” thành nhà trường
hiệu quả
2.1 Nhà trường “2 4 8” và Quản trị hiệu quả nhà trường
Trong chuyên khảo “Thử bàn về định hướng phát triển giáo dục phổ thông 10, 15 năm
tới”
(NXB Giáo dục- 2010) Bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên phó Chủ tịch nước, Nguyên Bộ trưởng
Bộ Giáo dục hiện là Chủ tịch Quỹ Hòa Bình vì phát triển Việt Nam có nhận xét: “Với
khoảng 30 nghìn trường phổ thông ở ba cấp học, gồm nhiều loại hình : Công lập, Ngoài
công lập, Chuyên biệt, Nội trú, Bán trú…Nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay về
cơ bản vẫn thuộc mô hình nhà trường truyền thống với hoạt động chủ yếu là thầy
giảng/truyền thụ và trò tiếp nhận thụ động/ Cố gắng ghi nhớ những nội dung của Sách
giáo khoa để làm được bài kiểm tra, ứng phó được các kỳ thi Khuôn mẫu này như một
số tác giả phương tây mô tả, là mô hình 2-4-8, nghĩa là nhà trường cùng với hoạt động
mà nó tiến hành và kiến thức mà nó mang lại chỉ giới hạn ở giữa hai bìa sách giáo khoa,
trong bốn bức tường lớp học và tám giờ dạy của một cung cách hành chính quan liêu”.
(Sđt trang 19)
Các tác giả chuyên khảo có đề nghị:
“Một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục là đổi mới quản trị nhà trường.
Trong đó rất quan trọng là xây dựng những quy định để thành lập Hội đồng nhà trường
với chức năng một Hội đồng quyền lực đại diện cho các lực lượng phát triển nhà trường
như
- Chính quyền sở tại
- Học sinh và Cha mẹ học sinh
- Giáo viên
- Các tổ chức dân sự có khả năng đóng góp và giám sát vì lợi ích cộng đồng
Sự hoạt động của Hội đồng như vậy là điều kiện tiên quyết để việc quản trị nhà
trường bảo đảm hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội, từ đó mới có thể huy
động được sự đóng góp hiệu quả của cộng đồng vào việc tạo lâp môi trường giáo dục
lành mạnh và động viên cha mẹ học sinh chăm lo việc học tập của con em” (sđt trang 15)
Cần lưu ý rằng vấn đề Quản trị nhà trường đã được: NQ 29/TƯ nhắc đến 3 lần.
Ở phần A (Tình hình và nguyên nhân), Nghị quyết nêu ra:
- “Việc phân định giữa quản lý Nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở
giáo dục đào tạo chưa rõ”.
Tiếp đó phần B (Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo) ở mục quan
điểm chỉ đạo, Nghị quyết nhấn mạnh
“Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị
của các cơ sở giáo dục – đào tạo”
Ở mục nhiệm vụ giải pháp, Nghị quyết đề cập
“Phân định công tác quản lý Nhà nước với quản trị của các cơ sở giáo dục và đào
tạo”
Trong lý thuyết quản lý hiện đại thường có lời khuyên : Người chịu trách nhiệm chính với
đơn vị “Tư duy thì toàn thể, song Hành động phải cụ thể” (Thinking: Global, Action: Local)
Tuy nhiên ở cấp vĩ mô (Quản lý nhà nước về giáo dục) thì cái “Toàn thể” phải được ưu
tiên hơn, ở cấp vi mô thì cái “Cụ thể” được ưu tiên hơn.
“Quản trị hiệu quả nhà trường” yêu cầu người điều hành phải lưu ý cái cụ thể , tỉ mỉ,
phải tính được chi phí cho đào tạo (Expenditure), phải tính được giá thành đào tạo (Cost),
phải ý thức được các tác động của quy luật giá trị, quy luật Cung – Cầu, phải bắt được tín
hiệu của thị trường có kế hoạch đưa sự đào tạo bắt nhịp với động thái thị trường, làm cho lý
tưởng sư phạm nhân văn ngời sáng không bị tha hóa bởi bụi bặm của thị trường.
2.2 Quan điểm của kinh tế học giáo dục về quản trị hiệu quả trường học
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế học giáo dục đã đề nghị áp dụng phương
pháp luận của quản trị xí nghiệp vào quản trị nhà trường.
Họ coi sự hoạt động của quá trình dạy học gần đồng dạng với hoạt động của quá trình
sản xuất.
Ngày nay thường dùng thuật ngữ “Quasi” (Tưa như): Sự hoạt động của nhà trường tựa
như sự hoạt động xí nghiệp chứ không phải là xí nghiệp. Nhà trường là loại xí nghiệp đặc biệt
tạo nên “Nhân cách – Nhân lực”.
- Thầy giáo (và các nhân lực sư phạm khác) ~ Nhân lực cho quá trình đào tạo
- Ngân sách cho giáo dục, đào tạo ~ Tài lực cho quá trình đào tạo
- Cơ sở vật chất- sư phạm ~ Vật lực cho quá trình đào tạo
- Người học ~ Nguyên liệu cho quá trình đào tạo
- Chi phí cho học sinh trong toàn bộ khóa học ~ Giá thành đào tạo
Trên tình thần “Nhân văn”, Kinh tế học giáo dục lưu ý Người điều hành không được
coi “Người học” như nguyên liệu của quá trình sản xuất vật chất, hay dịch vụ đơn
thuần mà họ là “Nhân cách đầu vào” có các đặc trưng về tâm lý lứa tuổi, về thể chất, về
thể vị xã hội.
Nhà giáo dục và Nhà kinh tế học phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa Nhân
cách này thành Nhân lực cho sự phát triển cộng đồng, tìm ra con đường để
- Cảm giác Tri giác Tri thức
- Cảm xúc Tình cảm Tình nghĩa
Hai con đường này hòa quyện với nhau theo tinh thần, chống được các lãng phí hao tổn
vật chất và phí phạm thời gian.
Vô luận nhà trường nào cũng phải giúp cho người học có sự phát triển hài hòa cả
thông minh trí tuệ (IQ) và thông minh xúc cảm (EQ), giúp người học tiến tới có năng lực thực
hiện (Hành) theo chức năng xã hội họ sẽ được phân công.
Thực hiện tốt điều này nhà trường sẽ tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã
hội: Đó là các con người ưu tú về chính trị, các kỹ thuật viên, các khoa học gia của đất nước,
tối thiểu là người công dân tốt, lao động tốt của cộng đồng.
Bất cứ sự hoạt động của nhà trường nào cũng phải hòa quyện được hai vấn đề : Vấn đề
Tổ chức – Sư phạm và Vấn đề Kinh tế - Xã hội
Sự phát triển đồng bộ hai loại vấn đề trên bám sát và mục tiêu phát triển kinh tế văn
hóa của cộng đồng sẽ thực hiên được “Quản trị hiệu quả trường học”
Ý tưởng về “Nguồn nhân lực có chất lượng cáo” mà ngày nay ta thường sử dụng đã
được Bác Hồ đề cập qua thuật ngữ “Cán bộ” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (Viết năm
1947) và “Bàn về công tác huấn luyện” (Viết năm 1950)
Người xác định “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong”
Người lưu ý : “Muốn việc thành công hoặc thất bại đều do Cán bộ tốt hoặc kém”
(Toàn tập, Tập 5 NXB CTQG H. 2011 Trang 280)
Gần 70 năm trước người có sự phân tích rất sâu sắc:
“Nói đến Cán bộ vì Cán bộ là tìền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ
chính sách công tác gì, nếu có Cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có Cán bộ
tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”.
Hồ Chí Minh gọi những người làm công tác huấn luyện (Ngày nay chính là các cơ quan
quản lý giáo dục và tập thể sư phạm các nhà trường) là người làm ra hàng và có lời khuyên:
“Người làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người được tiêu thụ. Nếu người ta
cần nhìều xe mà làm ra những bình tích thì hàng ế”
…………
Hồ Chí Minh phê phán sự huấn luyện cẩu thả hoặc hình thức. Người viết: “Vì mở
nhiều lớp nên thiếu người giảng, thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản, thiếu
người giảng thì phải đi bắt phu, vì thế người đi giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp
này một chút, lớp khác một chút, như chuồn chuồn đạp nước, dạy không được chu đáo.
Thiếu người giảng thì thường phải bít lỗ, người bịt lỗ năng lực kém nói sai có hại cho
học sinh, nghĩa là có hại cho đoàn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoam”
(Sđd, tập 6, Trang 355-363).
2.3 “Nhà trường hiệu quả”: Quan điểm và giải pháp trước bối cảnh kinh tế hiện nay của
nước ta
“Nhà trường hiệu quả” là thuật ngữ được đề cập nhiều trong những năm gần đây. Mục
tiêu của “Quản trị hiệu quả trường học” phải hiện thực hóa được “Nhà trường hiệu quả”
Trong tác phẩm “Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả” (NXB Chính
trị Quốc Gia H, xuất bản 2004), Các tác giả Harris, Nigel Bennett, Margaret Preedy đã đề cập
khái niệm này song còn thiên về cách tính hiệu quả trong đối với việc tổ chức đào tạo, thí dụ
tính sự thất thoát do bỏ học, lưu ban.
PGS.TS Đặng Xuân Hải (Đại học Giáo dục) từ kết quả của một đợt nghiên cứu tại
Châu Âu do dự án Nufflic tổ chức đã trình bày quan điểm.
“Nếu coi trục hoành là trục mô tả “Kết quả giáo dục mà nhà trường đạt được” thông
qua số lượng học sinh tốt nghiệp; trục tung mô tả “Mức độ phù hợp sản phẩm đào tạo của nhà
trường” so với yêu cầu của cộng đồng xã hội và sự đóng góp của nhà trường vào sự phát triển
của cộng đồng với trường nói riêng và với xã hội nói chung thì Nhà trường hiệu quả là nhà
trường nằm trên “đường phân giác” của 2 trục đó”
Mức độ phù hợp
sản phẩm đào tạo
của nhà trường
với yêu cầu cộng
đồng
Kết quả giáo dục học sinh
(Qua chỉ số tốt nghiệp)
(Tạp chí Khoa học Đại học mở Hà Nội số 3
tháng 2/2014 trang 124)
Đất nước ta đang xây dựng nền giáo dục mà ở đó có yêu cầu, thực hiện Quản trị hiệu
quả nhà trường và kiến tạo “Nhà trường hiệu quả” trong điều kiện có kinh tế thị trường lại
phải kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều này đòi hỏi người điều hành phải biết tận dụng mặt tích cực của cơ chế thị trường
và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế này. GS.VS Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo
dục đã có lời bàn minh triết trong tác phẩm : “Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ
XXI” (NXB Giáo dục, H, 2010)
Ông viết : “Khi đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục ở đó
có quan hệ như thế nào với kinh tế đó? Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, có quy
luật như quy luật giá trị là quy luật tính tổng quát nhất, quy luật lợi nhuận là tối
thượng, quy luật lợi ích, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Một khi là những tính
chất quy luật khách quan thì tất yếu, hoạt động trong từng trường nói riêng, giáo dục
nói chung tránh sao khỏi sự tác động của chúng…
Trước hết, cần thống nhất quan điểm coi giáo dục thuộc khu vực công do : “Cộng
đồng đài thọ và cấp kinh phí”, vì giáo dục không phải là hàng hóa thuần túy như quốc
phòng, nói cách khác giáo dục là hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa công, như Stiglitz xác
định là hàng hóa không do thị trường cung cấp, hoặc nếu thị trường cung cấp thì có thể
cung cấp không đầy đủ. Đây là lĩnh vực “hành động của Chính phủ” theo quan điểm
chăm sóc “vốn người”, Chính phủ đóng vai trò tích cực đầu tư vào giáo dục, từ phổ
thông đến đại học, cả công lẫn tư với chính sách đa dạng hóa nguồn tài chính với tỷ lệ
hợp lý, gọi chung lại là hỗ trợ công cho giáo dục.
… Tuy là hàng hóa công hay dịch vụ công, các trường và giáo dục không hoạt
động theo quy luật lợi nhuận.
…Giáo dục có quy luật vận hành của nó, nó “không phải là hàng hóa thuần túy”
hay nói đơn giản hơn, giáo dục không phải là hàng hóa, trường không phải chợ, không
có chuyện mua bán, thầy không phải là chủ tiệm”
Theo ông: Phát triển giáo dục không theo quy luật cung cầu, thuần túy của thị trường
Ông phân tích: “Có khi người ta không muốn đi học hoặc không muốn cho con đi
học: Nhà nước/ Nhà giáo phải vận động họ đi học hoặc cho con đi học (không có cầu mà
cung) người ta cứ đổ xô vào đại học, ta phải phân luồng vào trường nghề (Có cầu mà
không có cung)”.
Sự phát triển giáo dục nước ta trong điều kiện mở rộng dân chủ giáo dục, thường có
động thái quy mô lớn. Phải lo việc học cho dân khi dân số đã ở trên 90 triệu dân với phương
châm : Người dân đều có cơ hội “Giáo dục thường xuyên, Đào tạo liên tục, Học tập suốt đời”,
trong lúc đó kinh tế (GDP bình quân) còn khá thấp so với các nước trong khu vực.
Chính vì hoàn cảnh này đất nước có chủ trương mở rộng xã hội hóa giáo dục, có chính
sách phát triển các trường ngoài công lập.
Vấn đề đặt ra phải là : “Xã hội hóa giáo dục mà không thương mại hóa giáo dục”, số
tiền thu được do xã hội hóa giáo dục phải được hạch toán minh bạch so với số chi phí cho đào
tạo (expendifures). Nếu có thặng dư (Thu > Chi) thì phải đưa phần thặng dư vào việc nâng
cấp cơ sở vật chất nhà trường, khuyến giảng, khuyến học chứ không đưa vào mục đích vụ lợi,
thiển cận. Tất nhiên những người bỏ vốn phát triển trường đều được hoàn trả số lợi tức tối
thiểu như sự bỏ vốn vào “Tiết kiệm”.
Cách hành xử như trên là biết sử dụng mặt tích cực của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là một xu thế tốt cho sự phát triển xã hội, song bên cạnh mặt tích
cực: như khuyến khích sự sáng tạo, thủ tiêu thói ăn bám, đạo đức giả, thì nó cũng có mặt tiêu
cực. Khi đồng tiền lộng hành, thì tình nghĩa, đạo lý thầy trò bị xói mòn, thậm chí bị gạt
phăng.
Tóm lại : “Quản trị hiệu quả nhà trường” để có “Nhà trường hiệu quả” đặt trong hoàn
cảnh hiện nay của nước ta đòi hỏi người điều hành biết cân bằng lợi ích: Lợi ích người học/
gia đình người học, lợi ích cộng đồng, lợi ích đất nước, bao quát hài hòa “Hiệu quả trong –
Hiệu quả ngoài” của giáo dục.
NQ 29/TW mà Trung ương vừa ban hành đã lưu ý vấn đề này
3. Chín tiếp cận của quản lý hiện đại cần vận dụng vào nhà trường
Nhiều “ tinh hoa quản lý” trong thế kỷ 20 đã áp dụng thành công cho quản lý xí nghiệp
mà ngày nay cần vận dụng để “Quản trị hiệu quả nhà trường” kiến tạo “Nhà trường hiệu
quả”
Chúng tôi xin trình bày sau đây một số tiếp cận có thể mô hình hóa
3.1 Tiếp cận chức năng POLCI
Người điều hành nhà trường bao quát các hoạt động (xem mô hình đã đề ra ở mục 1.3)
qua năm chức năng sau:
- Kế hoạch hóa Planning P
- Tổ chức Organizing O
- Chỉ đạo, chỉ huy Leading L
- Giám sát, kiểm tra Controling C
- Thông tin Information I
Ghép năm chữ cái (theo biểu đạt Tiếng
Anh), có công thức: POLCI
Thông tin là dòng máu, là năng lượng để
“Kế - Tổ - Đạo – Kiểm” kết quả.
3.2 Tiếp cận đối tượng 5m
Đối tượng chính của quản lý qua “POLCI” được hướng vào năm nhân tố sau
- m1: Manpower Nhân lực
- m2: Money Tài lực
- m3: Machinoequipment Vật lực máy
móc
- m4: Material Vật lực nguyên liệu
- m5: Marketing Lưu thông phân phối sản
phẩm
Điều tinh tế của “m4” “m5” trong nhà trường là
các nhân tố này trong quá trình vận động không phải
là vật chất dịch vụ đơn thuần mà là “nhân cách đầu
vào” (A0), “Nhân cách đầu ra” (A1), Sự quản lý phải thực hiện sao cho Ao->A1, A1>Ao;
An-1 ->An, An>An-1
3.3 Tiếp cận trạng thái “SWOT”
Sự điều hành phải nhận thức thật mạch lạc “ Hoàn cảnh chủ quan” và “Tình thế khách
quan”.
Hoàn cảnh chủ quan được thể hiện qua hai nhân tố: Điểm mạnh (Strong) và Điểm yếu
(Weak).
Tình thế khách quan được thể hiện qua hai nhân tố: Thuận lợi (Opportunity) và Khó
khăn (Threat)
S (Mạnh) W (Yếu)
O (Thuận lợi) T (Đe dọa)
Tổng hợp lại thường đòi hỏi người điều hành nhà trường biết phân tích SWOT (SWOT
Analysic), tức là quá trình như minh triết phương Đông thường diễn đạt “Tri kỷ - Tri bỉ/ Năng
nhược – Năng cường”
(Biết mình, biết người, thấy rõ sự yếu kém đe dọa và sự mạnh mẽ thuận lợi)
Sự phân tích SWOT tốt giúp cho người quản lý nhà trường xác định được chiến lược
hành động (clhđ) phù hợp.
Nếu chủ quan mạnh và khách quan thuận lợi thì cllhđ: Tăng tốc - Phát triển
Nếu chủ quan mạnh và khách quan khó khăn thì clhđ: Ổn định – Thích ứng
Nếu chủ quan yếu và khách quan thuận lợi thì clhđ: Ổn định – Tăng trưởng
Nếu chủ quan yếu và khách quan yếu thì clhđ: Ổn định - Phòng thủ
3.4 Tiếp cận quá trình CIPO
Dạy học, giáo dục diễn ra theo một quá trình. Người
điều hành phải thấy được đặc trưng của các nhân tố đầu vào
(Imput), đặc trưng các nhân tố đầu ra (Out put), sự chi phối của
hoàn cảnh (Context) tác động đến đầu vào, đầu ra và biểu hiện của động thái (Process)
Khái quát lại có mô hình “CIPO”
Người điều hành nhà trường vận hành các nhân tố trong động thái thay đổi do đó phải
thấy các “Rào cản”, các “Động lực” và các “Điều kiện” để đưa nhà trường tới mục tiêu xác
định
3.5 Tiếp cận cấu trúc 7S
Quản lý giáo dục nói chung, Quản trị
nhà trường nói riêng là điều hành một
cấu trúc tổng thể, ít nhất gồm 7 phạm
trù sau đây:
Ba phạm trù tác động trực tiếp đến
“Con người”
- S1: Staff - Đội ngũ, Xây dựng đội ngũ
- S2: Structure - Cơ cấu bên trong, Hình thành bộ máy
- S3: System - Hệ thống, xem xét liên hệ trong và ngoài
Ba phạm trù tác động gián tiếp đến “Con người”
- S4 Skill - Kỹ năng quản lý
- S5 Style - Phong cách quản lý
- S6 Strategy – Chiến lược hành động
Phạm trù liên kết hai nhóm trên
- S7 Superpriority – Siêu ưu tiên
Người điều hành biết chọn các “Siêu ưu tiên” để tác động. Lúc này phải thực hiện:
“Doing right và Right doing” (Chọn việc đúng mà làm, làm khéo việc đã chọn)
3.6 Tiếp cận lấy “Hoàn thiện sản phẩm” làm ưu tiên: “4P”
Khi nhà trường tạo lập được một chương trình đào tạo hay thì cẩn phải quảng bá rộng
rãi tới cộng đồng
Lúc đó người điều hành nhà trường cần bao quát mô hình 4P
P1: Product (Sản phẩm; các tính chất ưu việt)
P2: Price (Giá của sản phẩm thông báo ra cộng đồng)
P3: Promotion (Các biện pháp kích cầu)
P4: Place (Nơi thuận lợi để quảng bá sản phẩm)
“P1” lúc này là điểm nhấn của sự điều hành.
3.7 Tiếp cận lấy “Đối tượng phục vụ” làm ưu tiên:
“4C”
Khi nhà trường được giao phục vụ một nhóm
dân cư để thực hiện một chương trình giáo dục có tính
ưu tiên nào đó về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Lúc đó người điều hành nhà trường phải
quan tâm mô hình “4C”
C1: Customer / Tìm hiểu kỹ đặc điểm đối
tượng cần phục vụ
C2: Cost/ Xác định giá thành cho sự thực
hiện chương trình
C3: Convinience/ Xác định sự thuận lợi
khi cung ứng chương trình
C4: Communitation/ Xác định sự giao lưu
với đối tượng phục vụ tạo nên sự tương tác
thuận lợi
“C1” lúc này là điểm nhấn của sự điều hành
3.8 Tiếp cận kết quả: “RBM” (Result
based management)
Tiếp cận coi “kết quả” là cái đích phải hướng tới, có diễn đạt“RBM” (Quản lý theo kết
quả) với việc lưu ý thực hiện công thức “SMART”
S: Specific/ Kết quả phải mô tả được các đặc trưng
M: Measurable/ Kết quả phải lượng hóa được
A: Achievelable/ Kết quả phải có tính khả thi
R: Relevant/ Kết quả phải tạo nên sự thúc đẩy
T: Timely/ Kết quả phải thích hợp với bối cảnh thời
gian
Tiếp cận “RBM” lưu ý sự gắn kết của ba yếu tố:
Nguồn lực – Động lực- Hiệu lực
và cần quán triệt “TQM” (Quản lý chất lượng tổng
thể)
3.9 Tiếp cận năng lực thiết yếu của người điều
hành qua mồ hình bàn tay
Người điều hành nhà trường cần có sự phát triển đồng bộ bảy nhân tố sau:
(I) Ngón cái: Thể lực
Phải có sức khỏe dẻo dai: Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tâm
trí để vượt qua các áp lực trong điều hành.
(II) Ngón trỏ: Trí lực
Phải có nền tảng tri thức vững vàng, tri thức về cung
cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa- chính trị để làm cho nhà
trường vừa là vầng trán của cộng đồng, vừa hòa hợp nhân
tâm của cộng đồng.
(III) Ngón giữa: Tâm lực
Phải có tinh thần nhân văn trong điều hành nhà
trường
(IV) Ngón đeo nhẫn (áp út): Quan hệ
Phải biết tổ chức các mối quan hệ đem lại lợi ích
phát triển nhà trường, biết đưa : - Đối thủ thành đối tác
- Đối tác thành đồng minh
- Đồng minh thành đồng chí
- Đồng chí thanh tri âm tâm giao
(V) Ngón út: Cơ hội
Phải biết tận dụng cơ may, phòng vệ được sự rủi ro
(VI) Lòng bàn tay: Năng lực tổ chức
Phải biến kiến tạo tập thể nhà trường thành “Tổ chức biết học hỏi” (learning
organization), điều khiển sao cho mọi người làm việc theo luật, quy chế (Laws and
orders), sống thân ái với nhau (fairness), gắn bó trách nhiệm với nhau (team work).
(VII) Cổ tay: Năng lực điều khiển
Phải luôn luôn có tính hướng đích một cách hiện thực, song phải có hoài bão, có phong
cách làm việc hiệu quả (3H)
6. Kết luận
Tư duy “Quản trị hiệu quả nhà trường” và kiến tạo “Nhà trường hiệu quả” trên thực tế
đã có những nhân tố sống động trong sự phát triển giáo dục hiện nay ở nước ta.
Trường Đinh Tiên Hoàng ở Hà Nội, Trường Việt Thanh ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình phát triển của ba thập niên đổi mới giáo dục (1984 – 2014) bằng con đường xã
hội hóa giáo dục đã tiết kiệm cho ngân sách công hàng mấy trăm tỉ đồng. Các trường này xây
dựng tập thể sư phạm (Thầy - Trò) thành tổ chức biết học hỏi, tích cực thực hiện các nghiên
cứu về khoa học giáo dục. Học sinh ra trường đi vào đời sống lao động hay học lên bậc cao
hơn đều là người công dân tốt, lao động tốt của đất nước.
Cuộc đổi mới căn bản và toàn diện đang diễn ra cần tổng kết được các mô hình này.
(Thực ra không phải chỉ có hai trường này mà còn nhiều trường khác trong hệ thống giáo dục
quốc dân). Bài học giáo dục của thế kỷ trước: Trường Bắc Lý, Trường xã Cẩm Bình đã chứng
tỏ: Thực tiễn giáo dục là minh chứng sinh động nhất cho triết lý giáo dục, sự đổi mới tư duy
về giáo dục.
Cuối cùng cần nhấn mạnh điều sau: Quản trị hiệu quả nhà trường và kiến tạo Nhà
trường hiệu quả chỉ thực hiện được khi có sự điều hành giáo dục vĩ mô một mặt đảm bảo
được tính kỷ cương, nguyên tắc của các yêu cầu đối với quản lý nhà nước về phát triển và
tăng cường sự tự chủ cho các nhà trường; sự thúc đẩy để cho giáo viên chuyển được từ cách
dạy áp đặt sang cách dạy hợp tác, sự khai thông để có một nền giáo dục mở tiến tới được xã
hội học tập và xây dựng văn hóa chất lượng trong các cấp các cấp điều hành giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo. NQ số 29/NQTW
2. Phùng Hữu Phú – Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần NQTW 8
Khóa XI (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học – Hội đồng Lý luận TW tháng 1/2014)
3. Nguyễn Thị Bình: Thử bàn về định hướng phát triển giáo dục phổ thong 10 -15 năm tới
(NXB Giáo dục Việt Nam 2010)
4. Phạm Minh Hạc: Luân bàn về giáo dục – Quản lý giáo dục – Khoa học Giáo dục (NXB
Giáo dục Việt Nam 2014)
5. Jamin: Kinh tế học giáo dục (Bản Tiếng Nga)
6. William G Bowen: Economic Aspects of Education Princeton New Jersey USA
7. Viện từ điển bách khoa : Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3) (NXB Từ điển bách khoa
H.2003)
8. Viện nghiên cứu về đào tạo và quản lý: Tinh hoa quản lý (NXB Lao động xã hội
H.2003)
9. Hà Thế Ngữ : Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB ĐHQG H.2001)
10. Nhiều tác giả : Những vấn đề giáo dục hiện nay – Quan điểm và giải pháp (NXB Tri thức
H.2007)
11.Đặng Xuân Hải : Nhà trường hiệu quả trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục hiện
nay (Tạp chí khoa học Đại học Mở Hà Nội số 03 (2/2014))
12.Dự án SREM: Quản trị hiệu quả trường học (KB Everard GEOFREY Moris Ivan Wilson)
13.Đặng Quốc Bảo: Quản lý nhà trường (NXB GD H.2011)