Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG TRĂN TRỞ QUA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ẾCH TẠI TPHCM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.54 KB, 7 trang )

NHỮNG TRĂN TRỞ QUA CÁC MÔ HÌNH SẢN
XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ẾCH TẠI TPHCM
Lần này có dịp tham gia đoàn kiễm tra điều kiện kinh
doanh và điều kiện vệ sinh thú y thủy sản các cơ sở sản
xuất kinh doanh giống ếch, tôi lại có cơ hội tiếp xúc, quan
sát, trao đổi trực tiếp với các chủ cơ sở. Dù đã nhiều lần lui
tới các cơ sở này, nhưng sao lần nào cũng vậy, đêm về,
nghĩ đến hình ảnh các trại giống ếch là lại thao thức, trăn
trở, suy tư. Ông bà mình thường bảo: Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống không sai chút nào. Với con ếch, nước là
môi trường nuôi, phân là thức ăn nuôi, sự cần cù chịu khó,
và con giống đạt chất lượng. Trong bài viết này, xin bàn về
một khía cạnh quy trình kỹ thuật, đó là con giống ếch.
Trong 2 năm 2004 - 2005, khi cao trào nuôi ếch lên đến
đỉnh điểm, cũng là thời điểm các trại sản xuất ếch giống
trên địa bàn thành phố tranh nhau mở ra theo kiểu trăm hoa
đua nở. Có thể nói giai đọan này, các trại sản xuất ếch
giống gặt hái bội thu. Giá ếch giống tăng từng giờ, từng
ngày, có thời điểm lên đến 1.500-2.000đ/con, loại ếch mới
được 25-30 ngày tuổi. Như báo trước kết cục tất yếu của
cái kiểu “ăn xổi, ở thì”. Kiểu làm ăn thiếu tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng, với xã hội, không có sự gắn kết, hỗ
trợ hai chiều giữa người nuôi và các trại giống, thiếu sự
đồng cảm, chia sẻ trách nhiệm, nên phong trào tàn lụi
nhanh như lúc hình thành. Làm sao có thể hình thành mô
hình bền vững, ổn định khi chưa qui hoạch vùng nuôi rõ
ràng. Có những cơ sở chỉ ghép tạm vài tấm ván, đắp vài ụ
đất… thả bạt giữ nước là hình thành hồ ương và cho ếch
sinh sản. Có những cơ sở mọc lên nhanh trong sự ngỡ
ngàng của chính quyền địa phương. Một trại giống, nhưng
hệ thống cấp và thoát nước lại cùng một vị trí, không có hệ


thống xử lý nước cấp, nước thải, không có hồ cách ly, tách
biệt giữa ếch mới nhập, ếch bố mẹ, ếch bệnh… đôi khi nuôi
chung với các loài động vật khác trong cùng khu vực. Thức
ăn cho ếch để chung với thuốc, hóa chất, vật tư khác. Có
những trại giống, vô tư sử dụng những loại thuốc không rõ
nguồn gốc, thuốc chưa đăng ký kinh doanh, thuốc cấm của
Bộ Thủy sản. Không những bản thân sử dụng, mà còn
hướng dẫn cho người khác cùng sử dụng. Khi chúng tôi đặt
vấn đề, tất cả chỉ một điệp khúc duy nhất “không biết cấm”.
Ngoài những vấn đề trên, thì quan tâm nhất vẫn là nguồn
gốc, và chất lượng đàn bố mẹ. Trong đó, các thông số kỹ
thuật liên quan như gốc gác, tuổi, trọng lượng, môi trường,
kỹ thuật và chế độ nuôi thành ếch bố mẹ, ếch hậu bị…tất cả
đều mịt mù.

Mô hình nuôi ếch
Sau dịch cúm gia cầm, nông dân, mà đặc biệt những người
chăn nuôi đứng bên bờ phá sản. Cái nghèo, đói, chờ chực
từng ngày, thôi thúc họ phải tìm hướng đi mới. Ngành nông
nghiệp nói chung chịu nhiều rủi ro, sản xuất nông nghiệp
nói riêng luôn chịu tác động thụ động của thời tiết, thiên
tai, khí hậu, môi trường Quĩ đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp của TP những năm qua, do đô thị hóa, liên tục giảm
mạnh. Đại dịch cúm gia cầm lan nhanh, ảnh hưởng sâu sắc
và toàn diện theo hướng tiêu cực; đẩy người chăn nuôi vào
cảnh thất nghiệp, mất hết vốn liếng, cơ sản kiệt quệ, nợ nần
chồng chất. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của TP luôn thôi thúc, trăn trở các nhà khoa học,
các sở - ban nghành liên quan, cần tìm một đối tượng nuôi
thay thế hiệu quả, đáp ứng trước bối cảnh trên. Bà con sản

xuất nông nghiệp ven đô rất khó khăn để chọn lựa một đối
tượng nuôi thay thế thỏa mãn yêu cầu của nền nông nghiệp
đô thị. Một đối tượng nuôi thủy sản không cần diện tích
lớn, kết cấu ao, hồ nuôi đơn giản, hiệu suất sử dụng đất
cao, hội đủ điều kiện phù hợp môi trường, qui mô và dụng
cụ nuôi khác nhau, kỹ thuật nuôi đơn giản, đầu tư thấp, thời
gian nuôi ngắn, tăng trưởng nhanh, mật độ nuôi cao, ít tiêu
tốn thức ăn, thị trường chấp nhận, có hiệu quả kinh tế.
Trước tình hình đó, năm 2003 cùng với sự nhập về nuôi thử
nghiệm giống ếch Thái Lan, cho những kết quả ban đầu.
Năm 2004, với gần 100 cặp ếch bố mẹ, đã nhân giống
thành công được hơn 100.000 con ếch con, phân phối cho
nhiều nơi nuôi.Từ xuất phát điểm, bằng những mô hình
nuôi hiệu quả, mô hình nuôi ếch Thái Lan lan rộng khắp
nơi trên các địa bàn quận-huyện ven đô của TP, và càng trở
nên rầm rộ. Năm 2004, 2005 cùng với sự thành công trong
việc sản xuất được con giống tại chỗ, mở ra hướng chủ
động cho các mô hình nuôi. Sự hình thành nhanh chóng
dạng phong trào, tự phát, ồ ạt với hơn 200 hộ nuôi ếch trên
diện tích trên 5.058 m2, cùng với sự bùng phát 17 cơ sở
cung cấp giống ếch trên diện tích 15.320 m2 đã đưa phong
trào nuôi ếch của TP lên đến đỉnh điểm. Bước sang năm
2006, khác với dự đoán ban đầu cho rằng phong trào nuôi
ếch sẽ tạo cơn sốt cao, cùng với việc ráo riết, âm thầm
chuẩn bị rất qui mô về con giống của một số trại giống, chờ
cung cấp ra ngoài thị trường cho người nuôi. Tuy nhiên,
đến thời điểm hiện nay, ngoài việc đa số số hộ nuôi ếch
chuyển sang nghề khác hoặc bỏ ao, hồ trống.Trại sản xuất
ếch giống giảm mạnh về số lượng ếch bố mẹ, qui mô sản
xuất. Ếch Thái Lan không thể xác định được nguồn gốc và

chất lượng giống. Nhiều ý kiến cho rằng, ếch Thái Lan phát
triển không đồng đều, hay phân đàn, ăn thịt lẫn nhau, tính
tình hung dữ, sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh tật, khó
điều trị, khả năng lây lan cao, hao hụt lớn. Giá thành sản
xuất cao, khả năng duy trì và phát triển theo hướng đối
tượng kinh tế khó thực hiện,và không bền vững. Phải chăng
đã đến lúc chúng ta cần xem xét nghiên cứu, trang bị một
kỹ thuật chuyên sâu theo hướng lâu dài, để phát triển nghề
nuôi ếch Thái Lan theo hướng bền vững, ổn định. Có cần
phải tuyển chọn, lai tạo giống mới phù hợp hơn không.
Phải chăng trong sinh sản nhân tạo, việc lai gần như đa số
các trại giống đang áp dụng, đã làm cho nguồn giống ếch
Thái Lan hiện nay nuôi tại TP có hiện tượng đồng huyết,
thoái hóa, dẫn đến ếch nuôi chậm phát triển, còi cọc,dễ
bệnh. Phải chăng quá trình chuyển giai đoạn từ nòng nọc
lên ếch con có sự hao hụt đáng kể và làm cho ếch con suy
dinh dưỡng từ giai đọan này, ảnh hưởng trực tiếp đến khi
nuôi.Phải chăng kỹ thuật nuôi hiện nay còn nhiều mặt bất
cập, hạn chế,bị động. Việc nghiên cứu chuyên sâu về bệnh
và tìm ra pháp đồ chữa bệnh ếch Thái Lan chưa được quan
tâm và đầu tư. Sinh học và các vấn đề môi trường liên quan
đến ếch Thái Lan chúng ta chưa cập nhật hết và nắm bắt
đầy đủ. Phải chăng chúng ta cần tổ chức sản xuất lại một
cách có hệ thống, có qui hoạch, có cân đối…
Hiện tại con giống, nguồn giống, trong đó vai trò của các
trại giống cần có những điều chỉnh đồng bộ như nhập giống
ếch đạt tiêu chuẩn có nguồn gốc xa nhau, về tiếp tục nuôi
vỗ theo chế độ giám sát nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về dinh
dưỡng. Điều kiện về môi trường nuôi nên có sự đồng bộ
hóa, tuân thủ nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thú y thủy sản.

Trang bị đầy đủ hệ thống các bể xử lý nước, bể trữ lắng, bể
nuôi ếch bố mẹ, bể cho đẻ, bể ương ấu trùng, bể nuôi ếch
giống… Sắp xếp hợp lý, cách ly đúng yêu cầu, nước thải-
cấp không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cần
khẳng định vai trò thay thế hợp lý, tính hiệu quả có được từ
nuôi ếch, và xem xét các vấn đề trong khâu kỹ thuật nuôi
một cách khách quan. Hướng các mô hình nuôi ếch theo
tiêu chí an toàn, bền vững, ổn định, có hiệu quả kinh tế cao.
c

×