Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TỶ LỆ HIỆN MẮC VIÊM DA THỂ TẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KẾT HỢP Ở TRẺ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.77 KB, 27 trang )

TỶ LỆ HIỆN MẮC VIÊM DA THỂ TẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ KẾT HỢP Ở TRẺ EM



Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm da thể tạng (VDTT) là một bệnh da thường gặp ở
trẻ em và có những tác động rất lớn đến bản thân trẻ bị bệnh, gia đình và xã
hội. Vì thế, tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh VDTT ở trẻ em
trong cộng đồng luôn là vấn đề quan tâm trên toàn thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc VDTT và một số yếu
tố kết hợp ở trẻ em các trường mầm non của quận 1 TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi phối hợp với đoàn khám sức
khỏe định kỳ của Trung tâm Y tế quận 1, khám bệnh da cho 1000 em bé
được chọn ngẫu nhiên từ các trường mầm non quận 1 TPHCM, và phát
phiếu thu thập thông tin cho cha mẹ của các em.
Kết quả: Tổng số em bé có cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu và trả
lời đầy đủ bảng câu hỏi là 933 em bé. Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở trẻ em
các trường mầm non quận 1 là14,4%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở nhóm
tuổi 0-1 cao hơn ở nhóm tuổi 2-3 và nhóm tuổi ³ 4 (p = 0,035), ở nữ cao hơn
ở nam(p = 0,039), ở các em bé sống trong gia đình có mức sống cao cao hơn
so với các gia đình có mức sống thấp (p= 0,026),), ở các em bé sống trong
gia đình có 3 thành viên cao hơn so với các em bé sống trong gia đình có 4
hoặc ³ 5 thành viên (p = 0,029), ở các em bé bú sữa mẹ và không bú sữa mẹ
không có sự khác biệt (p = 0,210), ở nhóm có uống hạ sốt trong năm đầu
tiên cao hơn so với nhóm không uống hạ sốt trong năm đầu tiên (p = 0,033),
ở nhóm có uống kháng sinh trong năm đầu tiên cao hơn so với nhóm không
uống kháng sinh trong năm đầu tiên (p = 0,022).
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc VDTT ở trẻ em các trường mầm non quận 1
TPHCM là14,4%. Một số yếu tố có liên quan với tỷ lệ hiện mắc VDTT như
tuổi, giới, kinh tế gia đình, tổng số thành viên trong gia đình, tiền sử uống hạ


sốt trong năm đầu tiên, tiền sử uống kháng sinh trong năm đầu tiên.
Summary
Background :Atopic dermatitis (AD) is a common skin disease in the
children and having very great effects to the children themselves, families
and society. Therefore, the prevalence and factors related to AD in children
in the community is always a problem of concern on over the world.
Objectives: To identify the prevalence of AD and several combined
factors in the children at District 1 Nursery Schools, HCM City.
Method: We coordinated with periodic medical examination group of
District 1 Medical Center, examined the skin diseases for 1.000 children
selected by random from dist 1 Nursery Schools, HCM City, and distributed
the information collecting coupons to their parents.
Results: Total children having parents agreed to join the research and
fully answered to the questionaire list were 933 children. Prevalence of AD
in the children learning at District 1 Nursery School was 14.4%. The
prevalence of AD in the age range of 0-1 was higher than that of 2-3 and age
range ³4 (p = 0.035), higher in female than in male (p = 0.039), those
children who live in any family of higher standard of living were higher
those of medium and low standard (p = 0.026), in those children living in
any family with 3 members were higher than those live in any family having
4 or ³ 5 members (p = 0.029), in breast-fed children and non breast-feeding
were not significant difference (p = 0.210), in the group that have taken
antipyretic drugs in their first year were higher than the group did not (p =
0.033), in the group that have taken antibiotic in their first year were higher
than those did not (p = 0.022).
Conclusion : The prevalence of AD in children learning at District 1
Nursery School was 14.4%. several factors related to the prevalence of AD
such as ages, sex, family economy, total of family members, antecedent
having taken antipyretic drugs in the first years, antecedent having taken
antibiotic in the first years.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da thể tạng (atopic dermatitis), trước đây được gọi là chàm thể
tạng, là một bệnh da viêm, tái phát, mạn tính, có ngứa. Đây là một bệnh da
thường gặp. Bệnh VDTT ở trẻ em phổ biến hơn nhiều so với ở người trưởng
thành, gần 80% bệnh VDTT là trẻ em. Bệnh VDTT trẻ em có những tác
động rất lớn đến bản thân trẻ bị bệnh, gia đình và xã hội
(1,2,8)
.
Vì thế, tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh VDTT ở trẻ
em trong cộng đồng luôn là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên
toàn thế giới. Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy một xu hướng
gia tăng tỷ lệ bệnh VDTT trẻ em ở khắp các châu lục. Người ta ước tính tỷ lệ
bệnh VDTT trẻ em tăng khoảng 3-5 lần trong vòng ba thập niên qua. Theo
kết quả của các nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau ở nhiều quốc
gia, tỷ lệ VDTT trẻ em dao động trong khoảng 5-20%
(4,5,8,10)
.
Theo hiểu biết của chúng tôi, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu
nào về tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố kết hợp với VDTT trẻ em trong cộng đồng.
Tất cả những vấn đề nêu trên là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu: “Tỷ lệ hiện mắc VDTT và một số yếu tố kết hợp ở trẻ em tại các
trường mầm non của quận 1 TPHCM”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ hiện mắc VDTT và một số yếu tố kết hợp ở trẻ em các
trường mầm non của quận 1 TPHCM.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc VDTT ở trẻ em các trường mầm non quận
1 TPHCM.
2. Khảo sát sự liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc VDTT và một số yếu tố:

tuổi, giới, kinh tế gia đình, tổng số thành viên trong gia đình, bú sữa mẹ, tiền sử
bản thân bị bệnh HPQ hoặc VMDƯ, tiền sử bản thân DƯTĂ, tiền sử gia đình
bị bệnh thể tạng, sự uống thuốc hạ sốt trong năm đầu tiên, sự uống thuốc kháng
sinh trong năm đầu tiên.
Tổng quan tài liệu
Định nghĩa viêm da thể tạng
Một định nghĩa thật sự chính xác về VDTT thì chưa có. Nhiều tác giả
chấp nhận định nghĩa sau: “VDTT là trạng thái da bị viêm mạn tính, tái phát,
ngứa. Tổn thương da là những mụn nước ở mặt trẻ em nhỏ, là sẩn khu trú ưu
tiên ở nếp gấp và trở nên bị xước, liken hóa ở trẻ em lớn và người lớn. Bệnh
thường gặp ở những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị các bệnh thể
tạng khác như HPQ, VMDƯ/sốt mùa cỏ khô”
(1,5,7,8)
.
Cơ chế bệnh sinh
Đến nay, cơ chế bệnh sinh của VDTT vẫn chưa thật sự được hiểu rõ.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh VDTT là do sự kết hợp của một thể tạng dễ dị
ứng với những tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể
(6,7)
.
Chẩn đoán viêm da thể tạng
Hai bộ tiêu chuẩn chẩn đoán VDTT được y văn đề cập nhiều nhất là
bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Rajka đề nghị năm 1980 và bộ tiêu
chuẩn của nước Anh đưa ra năm 1994
(6,8,10)
.
Dịch tễ học viêm da thể tạng ở trẻ em
Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một xu hướng ngày càng gia
tăng tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở trẻ em
(4,8,10).


Bảng 1. Tỷ lệ VDTT ở trẻ em 6-7 tuổi ở một số quốc gia (Williams
HC và cộng sự, 1999)(10).
ST
T
Khu
vực
Nước Địa điểm

Cỡ
mẫu
Tỷ
lệ (%)
Nhật Fukuoka
290
0
16,
9
1
Châ
u Á -
Thái
Bình
Dương
Malayxia

Kota
Bharu
381
9

10,
2
ST
T
Khu
vực
Nước Địa điểm

Cỡ
mẫu
Tỷ
lệ (%)
Philipin
Metro
Manilla
355
8
5,1

Hàn
Quốc
Seoul
258
2
20,
1
Thái Lan

Chiang
Mai

382
9
20,
5
Iran Rasht
301
3
9,8

2
Khu
v
ực Địa
Trung Hải

Manta Malta
349
3
4,4

3
Châ
u M

Achentin Rosario 300 10,
ST
T
Khu
vực
Nước Địa điểm


Cỡ
mẫu
Tỷ
lệ (%)
a 7 8
Braxin São Paulo

300
5
13,
2
Chilê Valdivia
313
8
12,
6
Latinh
Urugoay

Montivide
o
307
1
9,6

4
Bắc
Mỹ
Canada Saskatoon


241
8
22,
1
5
Bắc
Âu và
Ba Lan Krakow
226
4
19,
9
ST
T
Khu
vực
Nước Địa điểm

Cỡ
mẫu
Tỷ
lệ (%)
Đông Âu
Thuỵ
Điển
Stockholm

302
9

18,
4
Úc Perth
219
2
11,
4
6
Châ
u Đ
ại
Dương
Tân Tây
Lan
Wellingto
n
383
8
16,
6
7
Na
m Á
Ấn Độ Kottayam

215
6
18,
7
Áo Urfahr

212
9
12,
0
8
Tây
Âu
Bỉ Antwerp 653 16,
ST
T
Khu
vực
Nước Địa điểm

Cỡ
mẫu
Tỷ
lệ (%)
3 8
Pháp Pessac
320
2
22,
1
Ý Milano
361
6
16,
7
Hy Lạp Athens

165
4
5,0

Tây Ban
Nha

Valencia
394
0
18,
9
Anh
Sunderlan
d
186
4
14,
7
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả trẻ em đang học tại các trường mầm non của quận 1 TPHCM.
Dân số nghiên cứu
Tất cả trẻ em đang học tại các trường mầm non quận 1 TPHCM, thỏa
các tiêu chuẩn chọn mẫu, từ tháng 02/2006 đến tháng 06/2006.
Mẫu nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu

Tất cả em bé đang học tại các trường mầm non quận 1 TPHCM từ
tháng 2/2006 đến tháng 6/2006, hội đủ tất cả các tiêu chuẩn sau đây được
đưa vào nghiên cứu:
- Được cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời đầy đủ bảng câu
hỏi.
- Có mặt tại trường mầm non trong ngày khám bệnh theo lịch đã hẹn.
- Không thuộc tiêu chuẩn loại trư.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không hợp tác khi khám bệnh.
Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi chọn cụm theo cách ngẫu nhiên đơn, được tiến hành như
sau:
Bước 1: Chọn quận 1 TPHCM và lập danh sách 19 trường mầm non
của quận 1.
Bước 2: Bằng phương pháp bốc thăm, chúng tôi chọn ra 9 trường
trong tổng số 19 trường mầm non của quận 1-TPHCM để đưa vào nghiên
cứu.
Bước 3: Liên hệ với 9 trường mầm non nêu trên, xin danh sách các bé
học tại 9 trường (tổng số gồm 3865 bé), dùng bảng số ngẫu nhiên chọn ra
1000 bé theo phương pháp ngẫu nhiên đơn để đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành
Tham gia cùng với đoàn khám sức khoẻ của Trung tâm Y tế quận 1
trong đợt khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em mầm non học kỳ 2 năm học
2005-2006 tại các trường mầm non được đưa vào nghiên cứu. Khám và
ghi nhận đầy đủ tình trạng viêm da ở các nếp gấp, viêm da ở má, trán, mặt
duỗi tứ chi của từng em (nếu có).
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VDTT dựa theo tiêu chuẩn của nước
Anh, gồm có:
- Tiêu chuẩn chính
Có tình trạng da bị ngứa (hoặc do bố mẹ nói bé có gãi hoặc có các vết

gãi xước trên da một đứa trẻ) trong 12 tháng qua.
- Các tiêu chuẩn phụ
+ Bệnh khởi phát dưới 2 tuổi (không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi).
+ Tiền sử có bệnh da liên quan đến các nếp gấp như vùng da quanh
mắt, khuỷu tay, khoeo chân, cổ chân, quanh cổ.
+ Tiền sử khô da trong năm vừa qua.
+ Tiền sử bản thân có bệnh HPQ hoặc VMDƯ (hoặc tiền sử HPQ
hoặc VMDƯ của cha, mẹ, anh chị em ruột đối với trẻ dưới 4 tuổi).
+ Viêm da ở vùng gấp được thấy trong hiện tại (hoặc viêm da ở má,
trán và mặt duỗi tứ chi ở trẻ dưới 4 tuổi).
Bé được chẩn đoán là mắc bệnh VDTT khi có: Tiêu chuẩn chính + ít
nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn phụ.
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Phần mềm Epi Info 6.04.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khám và phát phiếu
điều tra cho 1000 em bé. Trong đó, có 56 trường hợp cha mẹ không đồng ý
tham gia nghiên cứu và 11 trường hợp cha mẹ đồng ý tham gia nhưng trả lời
bảng câu hỏi không đầy đủ. Tổng số em bé có cha mẹ đồng ý tham gia và trả
lời đầy đủ bảng câu hỏi là 933 em bé.
Tỷ lệ hiện mắc viêm da thể tạng
Trong số 933 em bé được khám, chúng tôi ghi nhận 134 em bé bị bệnh
VDTT. Từ đó, chúng tôi tìm được tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở trẻ em học tại
các trường mầm non của quận 1 là: 134/ 933 = 0,144 hay 14,4% (95% khoảng
tin cậy: 12,1% - 16,6%).
Sự liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc vdtt và một số yếu tố
Bảng 2. Sự liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc viêm da thể tạng và một số
yếu tố.
Viêm da
thể tạng

c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


0-
1 (n
= 104)
19,2%

80,8%

2-3
(n= 454)
16,1%

83,9%

1 Tuổi

³ 4 (n=
375)
10,9%

89,1%


c
2
(2)
= 6,68
p =
0,035
Viêm da
thể tạng
c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


Nam
(n= 467)
12,0%

88,0%

2 Giới

Nữ
(n= 466)
16,7%

83,3%


c
2
(1)
= 4,27
p =
0,039
Th
ấp(n
= 242)
9,5% 90,5%

3
Kinh
tế gia đình
Trg
bình (n=
541)
15,3%

84,7%

c
2
(2)
= 7,33
p =
0,026
Viêm da
thể tạng

c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


Cao(n
= 150)
18,7%

81,3%

3 (n=
96)
20,8%

79,2%

4 (n=
246)
17,1%

82,9%

4
T
ổng

số th
ành
viên trong
nhà
≥ 5
(n= 591)
12,2%

87,8%

c
2
(2)
= 7,02 p =
0,029

5

sữa mẹ
Có (n=
682)
13,5%

86,5%

c
2
(1)
= 1,57
Viêm da

thể tạng
c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


Không
(n= 251)
16,7%

83,3%

p =
0,210
Có (n
= 249)
28,5%

71,5%

c
2
(1)
= 55,3
6
Tiền

s
ử bản thân
HPQhoặc
VMDƯ
Không
(n = 684)
9,2% 80,8%

p =
0,000
Có (n
= 105)
69,5%

30,5%

7
Tiền
s
ử bản thân
DƯTĂ
Không
(n = 828)
7,4% 92,6%

c
2
(1)
= 292,7 p
= 0,000

Viêm da
thể tạng
c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


Có (n
= 372)
22,8%

77,2%

8
Tiền
sử gia đ
ình
b
ị bệnh thể
tạng
Không
(n = 561)
8,7% 91,3%

c
2

(1)
= 36,23 p
= 0,000
Có (n
= 570)
16,3%

83,7%

9
U
ống
h
ạ sốt trong
năm đầu
Không
(n = 363)
11,3%

88,7%

c
2
(1)
= 4,55 p =
0,033
10
U
ống
kháng sinh


(n
= 396)
17,4%

82,6%

c
2
(1)
= 5,24 p =
Viêm da
thể tạng
c
2,
p
STT

Yếu tố
Có Không


trong năm
đầu
Không
(n = 537)
12,1%

87,9%


0,022
BÀN LUẬN
Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm da thể tạng
Theo hiểu biết của chúng tôi, ở Việt Nam chưa có số liệu nào về tỷ lệ
hiện mắc bệnh VDTT trẻ em trong cộng đồng. Trên thế giới đã có rất nhiều
nghiên cứu về vấn đề này với nhiều kết quả khác nhau. Mặc dù vậy, việc so
sánh các tỷ lệ này chỉ mang tính chất tương đối vì phương pháp tiến hành
cũng như tiêu chuẩn xác định bệnh ở các nghiên cứu rất khác nhau. Hơn
nữa, tỷ lệ bệnh VDTT rất khác nhau ở các quốc gia, các vùng trên thế giới
cũng như giữa các vùng trong một quốc gia, do bệnh VDTT chịu ảnh hưởng
rất lớn của chủng tộc, các điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường sống
khác nhau; tỷ lệ VDTT trẻ em ở từng độ tuổi khác nhau cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, so với những số liệu ở bảng 1 chúng ta cũng có thể nhận thấy
rằng tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở trẻ em 0-6 tuổi tại các trường mầm non
của quận 1 TPHCM là khá cao so với tỷ lệ mắc bệnh VDTT trẻ em trên thế
giới
(1,2,5,7,8)
.
Sự liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc vdtt và một số yếu tố
Theo bảng 2, chúng ta thấy:
Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở nhóm tuổi 0-1 cao hơn ở nhóm tuổi 2-3
và nhóm ≥ 4 tuổi với p < 0,05. Ở độ tuổi càng lớn, tỷ lệ hiện mắc bệnh
VDTT càng thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo nghiên cứu của Sugiura H và cộng sự trên trẻ em Nhật Bản (1998), tỷ
lệ lưu hành VDTT ở trẻ em lứa tuổi 5-6 là 24%, 7-9 là 19%, 10-12 là 15%,
13-15 là 14%. Điều này cũng phù hợp với tính chất của bệnh VDTT là phát
bệnh sớm, ở tuổi càng lớn thì bệnh càng giảm
(9,10)
.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở nữ giới cao hơn so với ở nam giới

(16,7% so với 12,0%) với p < 0,05, tỷ số nam: nữ xấp xỉ 1:1,4. Kết quả này
phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Theo Abramovits, tỷ lệ
mắc bệnh VDTT ở nữ tương đối cao hơn so với ở nam, tỷ số nam: nữ vào
khoảng 1:1,5. Theo nghiên cứu của Larsen FS, Diepgen T và Svensson A
(Bắc Âu, 1996) trên 2655 em bé, tỷ lệ mắc bệnh VDTT ở nữ cao hơn ở nam
(17,6% so với 13,8%), tỷ số nam: nữ vào khoảng 1:1,3.
Tỷ lệ mắc bệnh VDTT cao hơn ở những em bé có gia đình mức sống
cao so với những em bé có gia đình mức sống thấp (p < 0,05). Điều này phù
hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác. Theo các nhà nghiên cứu, điều
này là do những thay đổi trong môi trường nhà ở và lối sống của những
người có mức sống cao như: tăng phơi nhiễm với các chăm sóc về y tế (gia
tăng sử dụng các thuốc bổ giàu vitamin và khoáng chất cho bé, gia tăng tỷ lệ
dẫn bé đến khám bác sỹ và uống nhiều thuốc, gia tăng sự chủng ngừa bệnh
tật, từ đó làm thay đổi sự phát triển hệ miễn dịch của bé, gia tăng tỷ lệ mắc
bệnh VDTT), sử dụng các loại thảm trải giường, chăn nệm, các loại quần áo
từ sợi vải tổng hợp, lạm dụng các loại xà phòng tắm,
Tỷ lệ hiện mắc VDTT của các em bé sống trong gia đình có ít thành
viên cao hơn so với các em bé sống tong gia đình có nhiều thành viên, với p
< 0,05. Theo Carroll CL và cộng sự, kích thước gia đình nhỏ hơn, dẫn đến
trẻ em ít được phơi nhiễm hơn với sự lây nhiễm trong thời kỳ thơ ấu, làm gia
tăng tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT. Theo Frick và cộng sự, sự phơi nhiễm
muộn của bé với một vài loại virus (hậu quả từ kích thước gia đình nhỏ) có
thể là một nguyên nhân quan trọng của sự gia tăng tỷ lệ VDTT và các bệnh
thể tạng khác
(3,5,8)
.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở nhóm bú sữa mẹ và không bú sữa mẹ
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở các nước trên thế giới, đã
có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của việc bú sữa mẹ lên bệnh
VDTT (6). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này không thống nhất với

nhau. Chẳng hạn như, một nghiên cứu ở Thụy Điển (Kull I và cộng sự,
2002) cũng thấy rằng việc bú sữa mẹ có hiệu quả bảo vệ đối với các bệnh
VDTT, HPQ và VMDƯ. Trong khi đó, nghiên cứu của Girolomoni G và
cộng sự (2003) trên 1369 em bé 9 tuổi ở Ý lại thấy rằng bú sữa mẹ không có
tác động gì rõ rệt trên tỷ lệ bệnh VDTT. Ngược lại, một nghiên cứu ở Nhật
Bản (Miyake Y và cộng sự, 2003) trên 5614 học sinh 12-15 tuổi thấy rằng
nguy cơ mắc bệnh VDTT cao hơn ở những em có bú sữa mẹ.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT ở những em bé có tiền sử bản thân bị
HPQ hoặc VMDƯ cao hơn nhiều so với những em bé khác (p <0,001). Điều
này phù hợp với y văn, vì VDTT thường xảy ra trong sự phối hợp với các
bệnh thể tạng khác, là một phần của “bộ ba” bệnh thể tạng ở trẻ em: VDTT,
HPQ, VMDƯ. Tỷ lệ hiện mắc VDTT ở những em bé có tiền sử DƯTĂ cao
hơn nhiều so với những em bé không có tiền sử DƯTĂ (p <0,001). Tỷ lệ
hiện mắc bệnh VDTT ở những em bé có tiền sử gia đình (cha, mẹ, anh chị
em ruột) bị bệnh thể tạng cao hơn so với những em bé không có tiền sử gia
đình bị bệnh thể tạng, với p < 0,001. Điều này phù hợp với y văn. Bệnh
VDTT có yếu tố gia đình đã được biết đến từ lâu. Theo một nghiên cứu vào
năm 2003 của Bohme M, Wickman M và cộng sự, tỷ lệ VDTT ở những đứa
trẻ có cha và mẹ không bị bệnh thể tạng là 27%, so với ở những đứa trẻ có
cha hoặc mẹ bị bệnh thể tạng là 38% và ở những đứa trẻ có cả cha và mẹ bị
bệnh thể tạng là 50%.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT cao hơn ở những em bé có uống thuốc hạ
sốt trong năm đầu tiên so với những em bé khác(16,3% so với 11,3%, p
<0,05). Tỷ lệ hiện mắc bệnh VDTT cao hơn ở những em bé có uống thuốc
kháng sinh trong năm đầu tiên (17,4% so với 12,1%, p <0,05). Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu vào năm 2005 của FlƯistrup H và cộng sự ở 5
nước châu Âu, nghiên cứu trên 6630 trẻ em 5-13 tuổi, thấy rằng việc sử
dụng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh trong năm đầu tiên đều có liên quan
với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh VDTT. Sự liên quan giữa uống thuốc kháng
sinh và bệnh VDTT quan sát được từ nghiên cứu có thể biểu hiện một mối

quan hệ nhân quả; tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại
cũng có thể xảy ra. Nghĩa là, em bé bị bệnh VDTT có thể được uống thuốc
kháng sinh do bị bội nhiễm. Sự gia tăng nguy cơ của bệnh VDTT liên quan

×