Đại Danh Từ Tiếng Việt
Những nghiên cứu về tiếng Việt hiếm khi chú trọng đến nguồn gốc và đặc tính của
đại danh từ. Có lẽ vì nguồn gốc tiếng Việt vẫn còn trong vòng tranh cãi, vì thiếu
một khung lý thuyết khả tín về nguồn gốc của các tự vựng, ngoài điều đã được
minh thị và chấp nhận qua quy ước về sự khác biệt giữa hai loại từ ngữ, Hán-Việt
và thuần Nôm.
Gần đây, Nguyên [1] đề nghị một mô hình mới, dựa vào mô hình ‘Cây-và-Đất’, để
giải thích về sự tiến hoá thành lập tiếng Việt, gần sát với lý thuyết về nguồn gốc
người Việt. Theo mô hình ‘Cây và Đât', tiếng Việt là một hỗn hợp qua lịch sử và
tiến hóa lâu dài của các thứ tiếng thuộc nhiều tộc người khác nhau. Trong mô hình
này, tiếng Việt cơ bản là Môn-Khmer phối hợp với Thái-cổ cộng với khối Đa-Đảo,
chồng chất và đan xen với các thứ tiếng xuất phát từ khối Bách Việt xưa ở miền
Hoa Nam, từ Vân Nam (Điền Việt) trải qua Quảng Đông (Tây và Đông Việt) cho
đến Phúc Kiến - Triều Châu (Mân Việt), Ngô (Thượng Hải-Triết Giang) và Hải
Nam, v.v. hỗ trợ bằng nhóm tiếng Hẹ (Hakka, tức Hạc Việt) và Miêu-Dao (Miao-
Yao hay Hmong-Mien). Trong bài này, sẽ dùng mô hình ‘Cây-và-Đất’ xem xét lại
các đại từ, các kết quả thích hợp sẽ được dùng để vừa giải thích vừa chứng minh
cho mô hình này trong giới hạn các ngôn ngữ kể trên.
Trong các đặc điểm của đại danh từ tiếng Việt, có hai đặc tính nổi trội nhất cuả đại
từ tiếng Việt: một là chúng liên hệ đến những từ nói về quan hệ gia đình hay xưng
hô liên quan đến vai vế ngoài xã hội, và hai là đại từ ngôi thứ nhất số nhiều,
“chúng tôi, chúng ta” dưới cả hai hình thức bao gồm và phân cách, hình thức hóa
qua sự dùng từ (chúng / tụi / bọn). Hai đặc tính trên, được trình bày dưới đây, thật
ra cũng thấy trong một số ngôn ngữ láng giềng hay những phương ngữ khác trên
đất Việt, mà Nguyên [2] đề ra, như là những thành phần cấu tạo của ngôn ngữ Việt
trong quá trình thành lập.
1. Đại từ cho ngôi thứ nhất: Tôi, ta, tớ, tui, tao…
Tiếng Việt có nhiều từ dùng cho ngôi thứ nhất số ít.: Tôi, ta, tớ, tui, tao, mỗ, mình,
miềnh, qua, … cùng với một loạt các ngữ vựng chỉ địa vị của người nói trong xã
hội: Anh/em, chị/em, chú/cậu, con/cháu, thầy/cô, bố/mẹ,ba/ má, … Hãy xem các
đại danh từ ngôi thứ nhất số ít, áp dụng cho cả nam lẫn nữ, dưới đây
Tôi (and Tớ): thường có một biến dạng của Tôi là TUI - đặc biệt trong tiếng Nam
bộ, theo luật hoán chuyển âm giữa [u] <=> [ô], như trong ‘Kung-Fu’ <=> Công
Phu: Quan thoại Gong/Cung (bow), Quảng Đông Ung/Ông, tùng/tong = tùng
chinh/tòng chinh, thúi/thối
Nhiều tự điển, đặc biệt vài cuốn đầu tiên, như cuốn Annamite-Portuguese-Latin
của Alexandre de Rhodes [3], cho rằng ‘tôi đòi’, ‘đầy tớ’, ‘tôi tớ’, xuất phát từ Tôi
và Tớ. Điều này hoàn toàn phù hợp với phát âm ngày nay trong tiếng Hẹ và Quảng
Đông từ [Toi] {
}. Phiên âm Quan Thoại cho [toi] có 2 cách: [tai-2] và [dai-4], có
nghĩa ‘tôi đòi’, hay ‘đầy tớ’, rất giống với Quan thoại [tai dai]. Thật ra ’Tớ’ có âm
rất gần với từ [tsut] hay [su] trong tiếng Hẹ, và [zeot] hay [syu] Quảng Đông viết
là
hay
, cả hai có nghiã ‘tôi đòi’. Tuy vậy, nguồn gốc gần hơn là từ [Tub] trong
tiếng Hmong có nghiã ’Tớ’, “b’ là dấu chỉ âm cao giống như với dấu sắc trong
tiếng Việt. Trong tiếng Tày-Nùng, “Khỏi” tương đương với ‘Tôi” với cả hai nghĩa:
Tôi và đầy tớ.
Tự điển Alexandre de Rhodes có ghi chú là ‘Tớ’ thường được dùng khi giận dữ:
‘Tớ đã làm chi ngươi’. Ngươi chỉ một người có địa vị hay quan hệ thấp hơn người
phát biểu câu trên, Tớ, nói trong trạng thái giận dữ.
[tseoi]
trong tiếng Quảng Đông hiện nay có thể có cùng nguồn gốc với ‘Tôi’,
dùng phát biểu chính thức trong quan hệ hàng ngày. Phát âm [tseoi] trong tiếng Hẹ
và Ngô (Triết Giang) đọc [Y] {[I]}, rầt gần với đại từ đơn âm cho ngôi thứ ba
trong tiếng Phổ thông và tiếng Việt (coi bảng I). Để ý trong tiếng Mường, ‘Tôi’
đọc như ‘Thôi’ với âm hơi.
Mỗ: ngày nay Mỗ ít được dùng thay cho tôi như trước Mỗ có thể liên hệ với
[mau] trong tiếng Quảng Đông. Tự điển Huình Tịnh Paulus Của [4] liệt kê [mou]
có nghĩa là ‘min, tôi’ (I), hoặc ‘tên nọ, tên kia’ chỉ trống khi không rõ tên họ. Âm
[mou] Quan thoại có nghĩa “nào đó, một vài”. Chữ kép [mo lian] , với [mo] rầt
gần với âm [mỗ] có nghĩa rèn, luyện sắt/tính tình, thường dịch qua tiếng Việt là
‘tôi luyện’, cho thấy có lúc trong quá khứ ‘Mỗ’ và ‘Tôi’ được dùng thay đổi qua lại
lẫn nhau
Để ý có nhiều chữ mới được tái tạo vào thế kỷ 20, thí dụ [ma luyện] chữ này được
cho rằng có nguồn gốc Hán Việt, tương đương với từ Quan Thoại [mo lian] mà
không biết đến liên hệ Quảng Đông-Việt giữa ‘Tôi’ và ‘Mỗ. Trong đoạn ‘những
tương đồng qua khoảng cách' trong bài [2], chúng tôi có nói về những từ ngữ
giống nhau dù ở hai địa điểm rất xa nhau, Mỗ cũng gần với chữ ‘Moi’ trong tiếng
Pháp.
Mình: trong tiếng Mường và vài nơi ở miền Trung, đọc là [Miềnh]. Hồi thế kỷ 17,
đọc là [Mềnh] hay [Min] [3]. Mình cũng gần với [mi]
của Hẹ, [mei] Quảng
Đông, và cả tiếng Anh [me]. Cơ bản, Mình dùng cho (thân mình) [23]. Dần dần,
cách dùng thay đổi. Trong Tự điển Alexandre de Rhodes [3], Mình được cho là
cách xưng hô của người có điạ vị cao hơn người kia.
Ngày nay, có vẻ như Mình được dùng cho những liên hệ thân mật. Đôi khi nó
được dùng như đại danh từ ngôi thứ hai, chẳng hạn như giữa vợ chồng: Mình ơi,
mình ở đâu.
Mình cũng có cùng nguồn gốc với [Ming] và [*minqu] trong tiếng Mon-Khmer.
Ta/Tao: Rất chắc chắn là cả hai ‘Ta’ và ‘Tao’ có liên hệ mật thiết với những
phương ngữ trong ngữ hệ Mon-Khmer. Người Miến Điện gọi 'tôi' bằng [Tjano]
hoặc [Tjama], tuỳ theo người nói là nam hay nữ. [Tjano] và [Tjama] cũng khá gần
với ‘Ta‘. Chữ chính trong tiếng Champa cho đại danh từ ngôi thứ nhất là [Tahlă].
Cũng vậy, ‘Ta‘ có âm tương đương với Hẹ [Tsa]
, Quảng Đông [Zaa] và [Saa]
[5], Phúc Kiến [Sa]
, đều có nghĩa là Ta/Tao. Trong một tiểu chi Quảng Đông,
[Zaa]
đọc là [gau] tương ứng với âm [Câu] của Tày-Nùng chỉ ‘Ta‘ hoặc ‘Tao‘,
Boong Câu = Bọn Tao.
Theo Hayes [6], ‘tao’ rất gần với tiếng Mon-Khmer [saqu]. Rất có thể ‘Tao’ là
một tiếng bao gồm cả hai âm ‘Ta’ (hay Tôi) và tiếng Đa Đảo ‘Au’ cho Ta/Tao”
(coi bảng I).
Qua: ‘Qua’ có thể là một đại danh từ ít được biết trong tiếng Việt, từ này thường
bị hiểu lầm như là một từ Nam Bộ. Thật ra, có nhiều từ cùng gốc ở nhiều nơi cách
xa nhau. Trước nhất trong tiếng Mưòng là ‘Qua’ hay ‘Wa’ cho đại danh từ ngôi
thứ nhất ‘Tôi/chúng tôi/Ta‘, nhưng thông thường hơn là dùng để chỉ ‘Chúng
tôi/chúng ta‘
Tương tự tiếng Phúc Kiến/Hải Nam, [gua] để chỉ ‘Tôi‘. Tiếng Nhật có vẻ hợp cả 2
“Wa” và ‘Ta’ = Watashi vào một chữ dùng cho đại danh từ ngôi thứ nhất. Và cuối
cùng ‘Qua’ cũng có các từ cùng gốc trong hệ ngôn ngữ Mon-Khmer [6]: *aku,
*nqua, *iqua, *inquan, vv…
Một đại danh từ ngôi thứ nhất khá phổ thông trong tiếng Việt là ‘Anh’, thường
dùng khi người nói là anh lớn hay người lớn tuổi, có thể có liên hệ nguồn gốc với
từ [?ənh] hay [ănh] hay [?inh] trong Mon-Khmer để chỉ ‘Tôi‘, [enh] trong tiếng
Mường, ‘Ani’ trong tiếng Nhật, hay xa hơn nữa, ‘aîné’ trong tiếng Pháp.
Trong tiếng Mường, từ thường dùng cho Ta/Tao là [Ho], có cùng nguồn gốc với
tiếng Phúc Kiến là [Hou]
, Tày-Nùng là [Hây]. [Ho] Mường có cùng âm với
tiếng [o] Quảng Đông, cũng là một phát âm khác của [ngo]
mà tiếng Phổ Thông
(Trung Hoa) là [Wo] cho ‘Ta/Tao’ [15]. ‘O’ trong tiếng Việt có hai nghĩa ‘bà cô’
(aunt) hay cô gái (miss), cũng có thể từ chữ [o] này của Quảng Đông.
Nghi vấn đại danh từ để hỏi ‘AI’, (Who trong tiếng Anh) đã được bàn đến trong
[1] & [2]. ‘Ai‘ có cách đọc khác là [Ngai], trong tiếng Hẹ, nghĩa là ‘Tôi’ /’Ta‘ có
âm giống nhiều ngôn ngữ khác trong vùng như:
- [Ai] : Mạ ở miền Trung Việt Nam, Khả sinh sống dọc biên giới Lào-Việt
- [Atashi]: Nhật (có thể dùng cho phụ nữ)
- [Aku]: Malay
- [Au]: Maori, Tahiti và Fiji, thuộc ngữ hệ Đa Đảo
Cách đọc [Ngai] trong tiếng Hẹ có lẽ đã được chuyển biến từ ngôi thứ nhất sang
ngôi thứ hai, để gọi người khác một cách kính trọng, kiểu “thưa ngài” hay ‘Your
Excellency’ trong tiếng Anh. Các âm tương tự như [Ngai] trong một số phương
ngữ, kể cả tiếng Mường tương đương với từ ‘người’, để chỉ một người hay loài
người [19].
2. Đại từ cho ngôi thứ hai: anh/em,chú cậu/cô dì
Đại từ ngôi thứ hai cho thấy ảnh hưởng văn hóa rất mạnh trong liên hệ bà con thân
thuộc và hệ thống xưng hô theo nguyên tắc kính trọng trên dưới, in hệt như trong
tiếng Môn-Khmer hay những ngôn ngữ khác trong vùng. Giống như đại danh từ
Ta/Tao, có thể dùng bất cứ danh từ nào chỉ người bà con hay người khác với
người nói, như đã trình bày ở trên: Anh/Em, Ông/Bà, Cô/Chú, ông Nội/ông Ngoại,
bà Nội/bà Ngoại [8] v.v….
Theo Gilbert và Hang [7], tiếng Khmer có tới 17 chữ dùng cho ngôi thứ hai, tuỳ
theo liên hệ gia đình, họ hàng và vị trí trong xã hội. Trong số các từ, tiếng dành
cho cha là [bpaa], cho chú là [bpuu]. Cả hai tiếng Khmer và tiếng Việt giống nhau,
không những về nghĩa mà còn được dùng rất rộng [2], [Bhpaa] nghĩa là cha và
[Bpuu] nghĩa là ‘Chú' theo nghĩa rộng không chỉ để gọi em ruột của cha, còn chỉ
một người đàn ông (có liên hệ họ hàng hay không) lớn tuổi gần bằng cha mình.
Anh trai của cha gọi là bác, có thể từ chữ ‘Ba’. Cha và Chú cũng có liên hệ như
vậy, hoặc [Bpaa] và [Bpuu] như trong tiếng Khmer. Để ý Bác và Cậu rất giống với
[Baak] và [Kau] trong tiếng Quảng Đông, trong khi ‘Chú’ có thể là do sự gộp
chung các âm [Bpuu] Cambodia, [chek] Phuc Kien và [shu] Quan Thoai. (shu]
(tương đương với ‘Thúc’ trong tiếng Nôm, và [suk] trong tiếng Quảng Đông và
Hẹ.)
Vợ của Chú, gọi là ‘Thím’ tuơng đương với âm [tsim] Hẹ, và [chim]
Mân Nam.
‘Cô’ bắt nguồn từ [ku] Chiết Giang, hay [kou] {
} Phúc Kiến, trong khi ‘Dì’ laị
bắt nguồn từ [yi]
Quan thoại, Hẹ, Quảng Đông và Phúc Kiến [I]. Vợ của cậu,
‘Mợ’, có nguồn gốc từ [kau-mou] [13].
Hệ xưng hô dựa vào liên hệ gia đình và vị trí trong xã hội của tiếng Việt cũng có
vài sự giống nhau với các đại danh từ trong tiếng Quảng Đông cũng như tiếng
Mường. Có một ngoại lệ, đó là [Nei] (Ni) Quảng Đông, hay [Da] Mường, dùng rất
… thoải mái cho ngôi thứ hai, dù lớn hay nhỏ, địa vị cao hay thấp cũng đều dùng
được cả.
Da ti no? Mày đi đâu?.
Da ăn chi? Anh ăn gì? [9]
Giống từ [nong]
trong Quan Thoại chỉ ‘Tôi‘ hay ‘anh ấy/cô ấy/nó’, và ‘Anh’
trong các tiếng thổ âm Thượng Hải, Ngô, [Da], hay [za] hoặc [ya] hoán chuyển
giữa các đại danh từ ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba có thể được xem là sự hoán
chuyển trong lãnh vực diễn giải trừu tượng, thường thấy ở các ngôn ngữ trong giai
đoạn đầu thành hình, trong sự trộn lẫn của các ngôn ngữ hay thổ âm của các dân
tộc khác nhau [10].
Đôi khi, có thay đổi của từ vựng, thí dụ ‘Da’, trong tiếng Hẹ [za] cho ngôi thứ nhất
[24] và ngôi thứ ba, còn [ya] trong tiếng Việt chỉ dùng cho ngôi thứ ba (Bảng I).
Giống như [nong]
trong tiếng Phổ thông cho Ta/Tao, ông ấy/bà ấy, hoặc ông/bà
trong phương ngữ Thượng Hải/Ngô, sự thay đổi của [Da] hay [za] hay [ya] giữa
đại danh từ ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba có thể được cho là do sự biến đổi ẩn
dụ trừu tượng, thường thấy ở các ngôn ngữ trong giai đoạn thành hình, do sự pha
trộn ngôn ngữ của các nhóm dân tộc.
Có lẽ các từ phổ thông nhất để gọi trong tiếng Việt, dùng để chỉ sự kình trọng là
“Ông/Bà”. Ông, có hai nghĩa: Một nguời đàn ông, hay ông nội/ngoại, có liên hệ
gốc với tiếng Champa [Ông], [Ù] trong tiếng Miến Điện, hay trong tiếng Thái
[Ong] để tôn kính các địa vị tuyệt đối như nhà vua hay các bậc tu hành. Trái lại,
Bà, để gọi Mẹ, phụ nữ trọng tuổi, hoặc tỏ sự kính trọng, ví dụ như trong [iBu]
(Indonesian), [poo ying] Thai, [Ba] Miến Điện, [Bawng] Khmer, và rất nhiều
phưong ngữ ở Hoa Nam có cùng âm [Pu] hay [Bu], hay thừong thấy nhất, [Bo] (ví
dụ [lao bo] để gọi vợ).
Tiếng Việt cổ có đại danh từ chung cho cả nam hay nữ, [Bạu] [3] sau này biến từ
thành ‘bậu bạn’ hay ‘bạn’ ngày nay dùng cho bạn bè hay người quen biết sàn sàn
bằng tuổi nhau. Bạn, thật ra có liên hệ với tiếng Khmer [bouung] và Quảng Đông
[pang]
. Từ đôi ‘Anh em’ (như trong ‘người anh em’), bắt nguồn từ tiếng Trung
Hoa [xiong di] (huynh đệ), nghĩa là anh hay em ruột [8].
Một đại danh từ ngôi thứ hai dùng cho nguời kém hơn trong địa vị xã hội là ‘Mày',
có thể bắt nguồn từ ‘Bây’ (Bay, [3]), vì cả hai [M] và [B] đều là âm môi. Tự điển
Alexandre de Rhodes [3] ghi chú là từ ‘Bay’ không được dùng so với từ ‘Anh em'.
‘Mày’ rất gần với ‘Mi’, có thể là biến dạng của [Mi] của tiếng Hẹ hay tiếng Việt
[Min/Mình] vốn dùng để chỉ ngôi thứ nhất (Bảng I)
Về âm, EM [21], rất gần về âm với ‘Ủn’ Mường, và ‘Imoto’ Nhật cho em gái.
‘Em’ cũng có thể liên hệ với ‘Enh’ (Mường) chỉ người nam lớn tuổi hơn, hay
[?ənh] trong tiếng Mon-Khmer. Về nghĩa, ‘Em’ bắt nguồn từ ‘em bé’ hay ngừoi
còn trẻ, tương đưong với tiếng Thái [awn]. ‘Em’ cũng cùng gốc với [eN] trong
tiếng Mân Nam (Phúc Kiến), [ei] Hán-Nhật, [er] Quan Thoại [5] [11] [12]. Chị,
cùng gốc với [*tsi] hay [*ci(q)] hay [*ji(q)] trong tiếng Mon-Khmer [6], và [tsi]
Ngô-Triết Giang, [chia] hay [che] trong tiếng Mân Nam (Phúc Kiến) [5].
3. Đại từ cho ngôi thứ ba: Cậu/Anh/Ông ấy, Chị/bà ấy, Nó …
Đại từ ngôi thứ ba số ít cho thấy đóng góp của các ngôn ngữ hay phương ngữ khác
nhau trong quá trình hình thành tiếng Việt.
Như chúng tôi đã có dịp trình bày [2], nhiều từ có nghĩa tương tự, và sự hiện diện
của một số từ kép trong hệ thống đơn âm của tiếng Việt cho thấy có thể có sự pha
trộn các dân tộc và ngôn ngữ trong quá khứ. Vi dụ, động từ ‘ném' (‘To throw’) và
‘khiêng’ (‘To carry’). ‘Ném‘ có ít nhất 8 động từ tiếng Việt tương đương: Ném,
Liệng, Quăng, Chọi, Đôi, Thảy, Vứt, Phóng mỗi từ được cho thấy có sự liên hệ
với các ngôn ngữ và thổ âm khác nhau trong vùng [2]. Động từ ‘Khiêng‘ (‘To
carry’ or ‘to bring’) lại cho khoảng 30 chữ khác: ẵm, bồng, bế, mang, đem, chở,
đèo, tải, vác, khuân, khiêng, xách, kèm, chuyển-vận, chuyên-chở, đeo, cầm, dẫn,
đái (đới), đảm, công kênh, ôm, cõng, quảy, gánh, bê, độ, cáng-đáng, tha, bưng,
mang, đội, kẹp… có thể được xếp vào các nhóm dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ
khác nhau. Nhiều chữ “kép” cũng rất phổ thông và bắt nguồn từ nhiều ngôn ngữ
khác như: đường xá, chín muồi, thân thể, thẳng tắp, chia sẻ, tâm địa, chậm trễ,
vv…
Để làm rõ hơn, chúng ta hãy xem hai từ kép ‘đường xá’ và‘chín muồi’. Trong
‘đường xá’ thì chữ (Đường) có xuất xứ từ [dou] và [dung] trong tiếng Quảng
Đông, trong khi (xá) cùng gốc với [sala] Chiết Giang và [salan] Champa. Chín
trong ‘chín muồi’ có thể là một hợp âm từ ba chữ [drih] Champa, [tsing] Quảng
Đông và [chheN] Mân Nam (Phúc Kiến, Triều Châu). Tuy vậy, hai âm [tsing] và
[chheN] có vẻ là một hoán chuyển về ý nghĩa: “còn xanh” = chưa chín. Trái lại,
Muồi có thể đến từ chữ [hmède] Miến Điện và [momoho] Tongan. Cũng rất ngộ
nghĩnh khi Muồi có vẻ liên hệ đến ‘mûr’trong tiếng Pháp ‘mûr’, và [mudirnda]
trong tiếng Tamil.
Đặc tính của các ngôn ngữ láng giềng trong tiếng Việt, như đã bàn ở trên, được
thấy rõ trong đại từ ngôi thứ ba số ít. Tiếng Việt đại danh từ ngôi thứ ba thường ít
phân biệt giới tính, dù rằng có nhiều chữ hơn, theo thói quen, cho cánh đàn ông:
hắn, kẻ, gã, y, va (ya). Tuy nhiên, khi dùng chung với ‘này/nọ, kia/ấy’, giới tính
được giới thiệu rõ ràng, thí dụ như: Ông kia, Cô ấy, Bà nầy, Anh nọ …
Đại danh từ ngôi thứ ba được dùng nhiều và phổ thông nhất có lẽ là từ Nó, được
dùng cho cả người (mọi giới tính) và thú vật, như chim, cá. Nó có cùng gốc với từ
[Nả] Mường, [Nws] Hmong {đọc như [Neu]}, [Ne] Tongan, and [Nong] trong
tiếng Hoa Phổ thông. Chữ [Nong] có thể là “tôi, anh/chị, anh ấy, chị ấy” trong
tiếng Thượng Hải. Người P’u-Noi sống gần biên giới Lào-Việt, cũng dùng [No]
[2] như tiếng Thượng Hải [Nong] và giống hệt âm tiếng Việt [Nó].
Hắn, có thể dùng gọi người không được mấy cảm tình hay chế nhạo. ‘Hắn’ có thể
từ [Hang]
Quảng Đông, có nghĩa ‘đàn ông’. [Hang] rất gần với vài phương ngữ
Việt như [Héng]. Hắn cũng gần với tiếng Quảng Đông [Heoi], và cũng có liên hệ
với ‘Họ’, ngôi thứ ba số nhiều trong tiếng Viêt. Tiếng Muờng, trái lại, dùng ‘Ho’
(không có dấu Nặng) [16] cho Tôi/Tao. Môt tiếng Mường khác rất phổ thông để
chỉ đại danh từ ngôi thứ ba là ‘Lũ’, giống như tiếng Việt ‘Bọn/Chúng’. ‘Lũ’ cũng
có cùng âm với [lei] [5]
, tiếng Ngô (Triết Giang), có nghĩa cô ấy/cậu ấy, ph át
âm nh ư [lei] trong ti ếng Qu ảng Đông [5]. Cũng là điều thú vị, vì ‘Lũ’ cũng
giống âm tiếng Pháp ‘lui’, (bảng [1]), trong khi ‘Y’ và Hắn (hoặc [heoi] tiếng
Quảng Đông) giống ‘Il’ trong tiếng Pháp hoặc He/Him trong tiếng Anh.
Kẻ và Gã có âm giống [Ke] và [Goat] trong tiếng Cambodian, và cùng gốc với
[Kei], [Keoi] and [Gei] (
) Quảng Đông. ‘Kẻ’ đồng thời cũng liên hệ với [Koj]
Hmong (ngôi thứ hai) và [kow] Champa (ngôi thứ nhất). Kẻ, đọc là Ké trong tiếng
Mường có âm giống [Ko ia] Rapanui (sắc dân Đa Đảo ở vùng đảo Easter Island)
và [O KOya] Phúc Kiến, cùng dùng cho ngôi thứ ba ‘Ya’.
Thường Kẻ và Gã có ấy/đó đi kèm: Kẻ ấy, Gã đó. Tiếng Mường tương đương với
‘ấy’, hay ‘đấy’, là [đỉ]: Ông đấy (Việt)=> Ông đỉ (Mường); Bà ấy (Việt)=> Mễ đỉ
(Mường). Xin lưu ý, âm Hỏi bên tiếng Mường là âm dấu Sắc bên tiếng Việt:
đấy=> đỉ, tiếng => thiểng, nó=> nả, chúng=> chủng, đột phá=> đôt phả. Âm dấu
Sắc tiếng Việt cũng tương đương với âm dấu Hỏi bên Tày-Nùng: đỏ chói =>
‘đeng chỏi’ (Tày-Nùng), chúng => chủng.
Y và Va đọc là [Ya], rất phổ biến trong miền Nam. Cả hai có âm giống nhiều
ngôn ngữ trong vùng. ‘Y’ từ: [yi]
, Quan thoại, [Y] Hẹ, [I] Phúc Kiến, [Ee] Hải
Nam, [I] Hán- Hàn, [I] Mon-Khmer. ‘Y’ trong Quan thoại cũng có nghĩa là ‘ấy'.
‘Va’ thật ra là chữ quốc ngữ đánh vần sai vì muốn gộp cả 3 âm [W], [V], [Y]
(hoặc [By] {[b]}) của các miền vào làm một chữ [V] duy nhất. ‘Bya’ rất thông
dụng ở miền Nam, phát âm [Ya] hay [Bya] ([ba]). Phát âm [Ya] hay [ba] cho đại
danh từ ngôi thứ ba tương ứng giống với [za] Hẹ, [Dia] hay [Ia], Mã Lai, [niya],
Tagalog (Phi Luật Tân), [Eya], Sinhalese và [Ia], Đa đảo (Polynesian).
[Ta]
phổ biến nhất trong tiếng Trung Hoa theo nghĩa “bà ấy/ông ấy”, không có
trong tiếng Việt, ngoại trừ ‘Tha Nhân’ với chữ ‘Tha’ thường bị tưởng lầm là chữ
Hán-Việt, nhưng thật ra, có phát âm Phúc Kiến [tha], hoặc Ngô (Triết Giang)
[T
h
a]. Tiếng Tày-Nùng có âm [Te] [14] [15], xuất phát từ [Ta] để chỉ “bà ấy/ông
ấy”.
Cái, Kia, Ấy, Nầy, Nọ, Nớ: Cái thường được dùng trong tiếng Việt như mạo từ
đếm [13]. Ví dụ: 1 cái bàn, 6 cái ghế…‘Cái’ thường được cho là chữ Nôm mượn
từ Hán-Việt ‘Cá‘ có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại [Ge]
. Thật ra, cả hai ‘Cá’
và ‘Cái’ có âm giống hệt từ tiếng Hẹ: [Ka] và [Kai], tương đương với Quan Thoại
[Ge] [5] và Hán-Hàn [Kay] [5], là từ đếm bổ xung cho (này, ni) hay (nọ, kia, ấy).
Kia, Ấy, Nầy, Ni, Nọ, Nớ… đều có cùng môt âm với các phương ngữ Hoa Nam.
Kia rất gần với
[kia] Hẹ - cùng chữ giống như Kẻ và Gã. Ấy tương đương với ‘Y’
, có cả hai nghĩa ‘ấy’ và ‘ông ấy/bà ấy’. (Ấy tương đương với Ái trong
Tày/Nùng [15] [18]). Ấy cũng cùng âm và gốc vói Mon-Khmer [?a:y].
Nầy, Ni, Nọ, Nớ v.v có cùng âm với nhiều từ Nam Trung Hoa mang nghĩa Nầy,
Nọ. Thí dụ [nei] Quảng Đông & [ni]
Hẹ nghĩa là cái này; và
Hẹ & Quảng
Đông [no], [naa] {cái kia}. Ngoài ra “Nầy (Ni)” and “Nọ (Nớ)” cũng giống như
[nih] và [nuh] tiếng Cambodian cho cái này và cái kia.
Bảng I: Đại danh từ, số ít
Ngôn ngữ
Ngôi th
ứ
Ngôi th
ứ
Ngôi thứ ba Ghi chú
nhất hai
Việt
Tôi, t
ớ, tui,
m
ỗ, ta, tao,
mình,
qua,
em, anh,
chú, bác, …
Anh, ch
ị,
m
ầy, mi, cô,
chú,bác,ông,
bà, cụ, …
Nó, cô ấ
y, anh
ấy, hắn, kẻ đó,
gã, y, va (ya), …
Tên riêng có thể d
ùng
như đại danh từ.
Mon-
Khmer: ?anh
(anh), saqu (tao),
nqua (qua), min
(mình)
Mường
Ho, qua, ha,
thôi
Da, enh,
ủn,
ông, …
N
ả, lũ, enh đỉ,
ông đ
ỉ, mễ đỉ,
…
Ha = ta; mi
ềnh =
mình;
ủn= em; đỉ= đó
;
enh=anh
Tày-Nùng
Hây, câu,
noọng
mầu, pỉ, chai
Te, mền,
Noọng=tôi (con gái)
Hô= tôi (con trai)
Champa Kow, tahlă’ Hư Nhu Tahlă’ => ta
Korean
Nae,na,che,
cho
Dangsin,no
Kubun,kunyo,
ku
Gu-saram: nguời đó
Hmong Kuv Koj * Nws [neu]*
Koj ~ keoi (QĐ
) ngôi
thứ ba
Hẹ
Mi, ngai, ai,
chit, sa, za,
tsa
Ni, ngi, li,
gwi, nai
Ta, zih, zu, ix,
za
Chit{Hẹ}~Cháu(Việt)
Za => ta. Mi => Mình
Ph
ổ thông
quan thoại
Wo, yu,… Ni, nin Ta, tuo, zhi TA: Tha nhân=
Quảng Đông
Ngoh, mau,
o, mei, jyu,
tseoi, zaa,
gau
Nei, lei, joek
Ta, zi, kei, keoi,
heoi
Tseoi => tôi
Zăa = anh+tôi, tôi =>
ta
Gau => câu (Tày-
Nùng)
Phúc Kiến
Sa, gua,
hok, hou, bi
Ni,kui, joa,
Li
Tha, chi, I [ee]
Sa ~ ta. Gua ~ qua
[Bi] => [Mi] / bỉ nhân
)
Hải Nam Gua Du Y [ee]
Y ~ He (English), Il
(French)
Persian Man Shoma U ~ giống nhau
Hindi Ma Aap Yeh, voh* *yeh/voh= nầy/ nọ
Miến Điện
Cănaw,
Tjano(M)
Cămá,
Tjama (F)
K’ămyà(M)
shin (F)
Thu / thu
Vai trò, liên h
ệ, nghề
nghiệp
tjano => ta
Thai Chan Khun Khao/Thur/Mun
Khao ~ keoi (QĐ)
ngôi thứ ba.
Khmer Kh’nhom Nek, boong Goat, ke
Nhi
ều cách gọi nguời
thứ hai
Malay /
Indonesian
Saya
Anda,kamu
suadara
Dia, ia
‘Ia’, ‘Ya’
(Polynesian, Tagalog)
~ Việt [ya] {va}.
Rapanui Ko au Ko koe Ko ia
‘Ko ia’ ~ Phúc Ki
ến
‘o koya’
Fiji Au, u Iko O koya Au ~ ai Hẹ, ai Việt.
Samoa A’u / ‘ou ‘oe / ‘e ‘o ia
Ia (Samoa) ~ ya
(Việt)
Tonga Au, ku, u Ke, koe Ne, ia Ia (Tonga) ~ ya (Việt)
Tahiti Au / vau ‘oe ‘oia / ‘ona Au ~ Hẹ / Việt ‘Ai’
Tagalog
Ako, ko, sa
akin
Ka, mo, sa
iyo, ikaw
Siya, niya, sa
kaniya
(
ni)ya / (kani)ya ~ ya
(Việt)
~ có nghĩa ‘tương đương’ hay ‘gần giống
Koj => keoi (Quảng Đông) => Kẻ / Gã (Việt) – Nws => Nó (Trai/gái)
Ta => Tha nhân (người khác)
Trong nhiều ngôn ngữ, thí dụ Hindi, để từ (yeh/voh) Nầy, Nọ trước danh từ
sẽ tạo thành đại danh từ ngôi thứ hai/thứ ba.
Bảng II: Đại danh từ, số nhiều
Ngôn
ngữ
Chúng tôi
(bao gồm)
Chúng tôi
(phân cách)
Ông/bà,
anh/chị…
H
ọ, chúng
nó
Ghi chú
Việt
Chúng ta,
tụi m
ình,
Chúng tôi, hai
đ
ứa tôi, bọn
Các anh/ chị,
Chúng bây,
quý
Chúng nó,
h
ọ, bọn ấy,
Liên hệ/ t
ên
gọi/ vai trò
bọn mình này,… ông,…
b
ọn nó,
đám đó,
các cô
ấy,…
Mường
Tàn
miềnh, t
àn
ha
Qua, chủng thôi
Tàn pay, ch
ủng
ỗi, chủng da
Tàn nả, h
õ,
tàn lũ, pẫu
Tàn=chúng
Ha=ta
Tày-
Nùng
Boong
Hây
Boong Câu Boong Mầu Boong Te Boong=Bọn
Champa
Khol ita,
khol trey
Chúng ta
(V)
Khol tahlă’ [20]
Oy’ [ụơk]
Khol nhu
[20]
Oy’: nàng
Korean Uri, uri ga Uri
Dangsin,
nohidul
Gu-
saram,gu-
got, kudul
Không có đ
ại
danh từ
Hmong
Peb / ob
(2) leeg
Nej, neb (2) Nej, neb (2)
Lawv,
nkawd (2)
Nej ~ Ni
Hẹ Zam, za Ngai-teu Ixtngix Zu, zhi Za ~ ta
Phổ
thông
Quan
thoại
Zan-
men,Wo-
men
Wo-men Ni-men Ta-men
Đàn ông: s
ố
nhiều
Quảng
Đông
Ngoh-deih
Ngoh-deih Neih-deih Keui-deih
Không có
baogồm/
phân cách
Phúc
Kiến
Lan Gun Lin ?In
Hải
Nam
Gua-mui Gua-mui Du-mui
Y-mui (ee-
mui)
Không phân
biệt bao gồm/
phân cách
Persian Ma Ma Shoma Ishan
Ma ~ đàn
ông
Hindi Ham Aap Ye, ve
Ye / ve=
these,
those
Cái này/
Cái nọ =>
đại danh từ
Miến
Điện
Cănaw-
dó(M),
cămá-dó
(F)
Cănaw-dó(M),
cămá-dó (F)
K’ămyà-dó(M),
shin-dó (F)
Thu, thu-
dó
[dó] dùng
cho số nhiều
Thai Pouk Rao Rao Pouk Khun Pouk Khao
Khmer Yaeng Yaeng Awh lowk
Gee, puak
gee
‘Anh/chị,
ông bà (7)