Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn liệt kê và hướng dẫn các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.18 KB, 33 trang )

Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. TÊN ĐỀ TÀI
“ LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHỤC VỤ CHO
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TDTT’’
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Các môn học phụ hiện đang bị học sinh bỏ quyên, nhất là đối môn thể dục,
các em có tầm hiểu biết càng hạn hẹp, thì các em càng xem thường, môn học này.
Trong đầu tôi bỗng nhớ lại thuở ấu thơ, mỗi đứa trẻ đều rất thích thú và hào hứng
đến giờ ra chơi, nhấp nhổm ngóng tiếng trống trường! Giờ ra chơi, khắp sân
trường, chỗ này chỗ kia là từng nhóm học sinh cùng nhau bày ra các trò chơi: đá
cầu, nhảy dây, trốn tìm, kéo co, chơi u, nhảy bậc Tất cả các trò chơi, đều đem lại
tiếng cười vui cho các em, những tiếng reo hò chiến thắng cổ vũ không ngớt.
Người thắng cũng như người thua, rất hồn nhiên và trong sáng Người lớn nhìn
vào cũng như bị mê hoặc, cuốn hút và nhớ lại cảnh tượng ấu thơ của mình
Mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau, nhưng trò chơi là thứ không phải là rào
cản ngăn cách giữa các em mà trái lại, đó lại là chất keo dính tốt nhất thu hút các
em, tập hợp các em lại với nhau, cùng chơi, cùng học, cùng suy nghĩ để hình thành
nên tinh thần tập thể
Tôi quả quyết rằng, chỉ có trò chơi mới là thứ mà trẻ em thực sự cần để kết
nối các em lại với nhau, công cụ tạo ra môi trường giao lưu và học tập lẫn nhau.
Vấn đề chỉ có thể là ở mức độ hấp dẫn của trò chơi. Trò chơi, không phải cả đều
đem lại những mặt tốt, bên cạnh những trò bỗ ích còn có những trò chơi xấu, bất
lợi, ví dụ như những trò chơi mang tính bạo lực và dẫn đến suy của các em bị lệch
lạc. Những vấn đề nảy sinh từ trò chơi được các em tiếp thu rất nhanh, bởi vì chính
bản thân các em đã tự mình trải nghiệm qua các tình huống của trò chơi. Những gì
mà các em thực tế trải qua thì sẽ ghi nhớ rất lâu. Khi chơi, chúng ta tự do bày tỏ ý
kiến, tự do thử nghiệm những ý tưởng mà không sợ bị phê bình hay những sự phủ
nhận từ phía người lớn. Phần lớn trẻ con đều bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
1
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG


lớn "đúng" hay "sai", "sai" hay "đúng". Mà hơn nữa, trẻ con hay kể cả những
người lớn cũng thế thơi, không thích ý kiến của mình bị phủ nhận, và luơn trông
đợi là ý kiến mình đưa ra là có ích và đúng
Trò chơi là một môi trường tốt để các em bộc lộ tính cách cá nhân của mình.
Người lớn nên nắm bắt được đặc điểm này để phát huy một môi trường học tập và
rèn luyện bổ ích cho trẻ. Nên chọn những trò chơi như thế nào, phát triển các mô
hình trò chơi học tập cho trẻ cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em
Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ càng phát triển với sự ra đời và phát
triển của hàng loạt các trò chơi trực tuyến, phần nào đó hạn chế cái không gian
giao lưu của các em, giao lưu với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Có
nhiều những ông bố bà mẹ vì quá lo lắng cho con cái mà hạn chế trẻ tiếp xúc với
bên ngồi, trang bị cho trẻ những thiết bị hiện đại, trẻ tập trung vào chơi game trực
tuyến, chơi điện tử - các trò chơi có trên các thiết bị máy móc. Tất cả những trò
chơi dạng như thế này không phải là không tốt hồn tồn, chúng cũng có những lợi
ích nhất định. Song chúng không phát triển được toàn diện về trí tuệ và thể chất
cho trẻ.
Xét về góc độ sinh học thì, có thể con người luôn vận động và phát triển.
Năng lượng liên tục được sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Khi ngồi học, phần
lớn trẻ sử dụng năng lượng vào cái đầu - nghĩa là suy nghĩ. Trong khi đó, năng
lượng ở các bộ phận khác như chân tay thì cũng liên tục được tạo ra, chúng cần
được giải phóng. Đó cũng là lý do vì sao trẻ em hay chơi, đùa nghịch vào những
giờ ra chơi. Không chạy nhảy, chúng sẽ không giải phóng được năng lượng, và sẽ
gây cảm giác ức chế, thiếu linh hoạt. Người lớn như cha mẹ thầy cô cần có cách để
định hướng những năng lượng đó vào những việc đem lại lợi ích cho trẻ.
Một điều đặc biệt nữa là, trò chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất, giải
phóng năng lượng ở các cô, mà còn là cách để cho trẻ học. Cách học này, trẻ
không hình dung là mình đang học, vì thế trẻ sẽ tiếp thu nó một cách rất tự nhiên.
Đào sâu hơn thì, mỗi trò chơi đều có ý nghĩa riêng của nó. Nói như vậy có nghĩa
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
2

Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
là, trò chơi vừa giúp trẻ vận động nâng cao thể trạng vừa giúp trẻ linh hoạt hơn
trong tư duy của mình.
Tận dụng những lợi thế của các trò chơi đem lại, nhiều mô hình học mà
chơi, chơi mà học đã ra đời và đang có xu hướng ngày càng phát triển như: các trại
hè, các khu huấn luyện kỹ năng sống lồng vào các chương trình học trên lớp của
các em, và rất được các em đón nhận. Công cụ chính của các mô hình này chính là
những trò chơi đã được nghiên cứu và thí nghiệm để giúp các em phát huy và rèn
luyện trí thông minh IQ, trí thông minh cảm xúc EQ, và khả năng vượt khó AQ.
Hơn nữa các em còn được tiếp xúc với thiên nhiên, hiểu được giá trò của cuộc
sống. Môi trường mở hỗ trợ các em phát huy sức mạnh cá nhân. Giúp các em có
một nền tảng cô bản vững chắc, hỗ trợ các em trong cuộc sống bây giờ và sau này.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng, cứ vào dịp nghỉ hè (đối với nước ta), các
ông bố bà mẹ đều có nhu cầu gởi con tham gia các chương trình rèn luyện kỹ năng
sống. Một mặt vừa là phương pháp hiệu quả để phát triển bản thân các em, mặt
khác, gia đình sẽ bớt lo lắng và yên tâm hơn về các hoạt động của các em trong
thời gian nghỉ hè.
Trẻ em vốn hiếu động, ưa khám phá và tị mị, trong sáng và tiếp thu rất
nhanh, cả cái tốt lẫn cái xấu. Quan tâm đến các em, những người lớn, những bậc
làm cha mẹ, thầy cô, những người có liên quan cần định hướng cho các em phát
triển theo hướng có lợi nhất. Tương lai của các em phụ thuộc vào bây giờ chúng ta
cho trẻ "ăn" những thứ gì? Trẻ em cũng như những cái cây non vậy. Quy trình phát
triển của mỗi con người không khác gì mấy so với sự phát triển của cái cây? Khi
còn non thì còn dễ uốn nắn để trở thành một cái ngọt. Từng giai đoạn phát triển
của "cây" mà có những phương thức chăm bẵm cho phù hợp.
Vậy để các em để tâm vào môn học này điều đầu tiên chúng ta phải làm là ta
phải đưa trò chơi vào bài học muốn vậy giáo viên cũng cần phải nắm rõ nội dung
bài học yêu cầu những gì,cần đưa bài tập nào, trò chơi nào, lồng ghép vào bài học
cho hợp lý. Chính về vấn đề đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ LIỆT KÊ VÀ
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà

3
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHỤC VỤ CHO GIÁO
VIÊN GIẢNG DẠY TDTT’’
III. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA:
Để tiến hành nghiên cứu rút ra kết luận tôi tiến hành nghiên cứu đối tượng
học sinh lớp 7.
Nhóm thực nghiệm là học sinh lớp 7A được lồng nghép các trò chơi thich
hợp, nhóm đối chứng là học sinh lớp 7B học bình thường
IV. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:
Trước khi tiến hành nghiên cứu tôi kiểm tra thực lực của các em học sinh và
căn cứ vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi (HS lớp 7) để đánh giá trình
độ phát triển thể lực là chạy bền 500m và chạy nhanh 60m.
Song song với việc kiểm tra thể lực của các em tôi cũng kết hợp kiểm tra
văn hoá của các em.
Tháng 9 năm 2009
Lớp 7A Tổng 27 (học sinh )
Văn hoá Thể dục
Số lượng % Số lượng %
Giỏi 0 0 2 7,0
Khá 2 7 12 45
Trung bình 13 48,0 13 48
Yếu 12 45,0 0 0
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
4
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Lớp 7B tổng 28 học sinh
Văn hoá Thể dục
Số lượng % Số lượng %
Giỏi 0 0 2 7

Khá 3 11 12 43
Trung bình 14 50 14 50
Yếu 15 39
Hai lớp có trình độ văn hoá và thể lực gần như là tương đương nhau.
V. NGUYÊN NHÂN
A. Sân bãi: Trường PTCS DTBT xã Tà Cạ nói riêng và tất cả các trường
trong huyện nói chung. Hầu hết các trường đều không có sân tập đúng quy định
phần đa thiếu diện tích sân còn hẹp, dường chạy ngắn, sân ném bóng không có, rất
hạn chế trong giờ học thể dục.
B. Về Sách giáo khoa:
Trong sách giáo khoa số lượng trò chơi còn hạn hẹp
C. Về học sinh:
Do hoàn cảnh kinh tế gia đình các em quá nghèo nên bộ đồ tập luyện của
các em vẫn còn thiếu thốn. Thậm chí các em học sinh nữ còn mặc váy trong giờ
thực hành thể dục, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên
tập luyện thể dục - thể thao. Hầu hết các em cho rằng môn học thể dục là một môn
phụ, không cần ôn tập và rèn luyện.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
5
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của từng cá nhân khác nhau nên ảnh hưởng
một phần không nhỏ đến thành tích và hiệu quả tập luyện.
Tập không đúng phương pháp sai khoa học.
Không đủ điều kiện tập luyện và cô sở không đảm bảo.
Chưa tích cực tự giác trong tập luyện.
Và nhất là các em không hiểu được tác dụng của trò chơi
D. Về giáo viên:
Khả năng truyền đạt nội dung, luật lệ trò chơi còn hạn hẹp.
Chưa kích thích và tạo hứng thú học tập cho học sinh .
Không nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Dạy học chưa đúng phương pháp, chưa khoa học.
Giáo viên cùng chuyên môn trong một nhà trương ít
VI. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
A. TCVĐ vừa là phương tiện vừa là phương pháp và có một chương
trình phong phú hấp dẫn, nhưng đơn giản, sân bãi dụng cụ ít tốn kém, đặc biệt là
có thể lựa chọn những trò chơi cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng đối
tượng, dễ vận dụng vào mọi hoàn cảnh.
Tận dụng các ưu điểm trên, khi tập luyện kỹ thuật của các động tác môn thể
thao, có thể đưa vào thành các thao tác cần thực hiện trong trò chơi. Các thao tác
đó do đã đơn giản hoá về cử động hoặc hoàn cảnh thực hiện (kích thước sân bãi,
yêu cầu luật chơi…) làm cho người tập dễ tiếp thu, nhờ đó tập vào động tác chính,
sẽ hình thành các kỹ năng - kỹ xảo nhanh hơn.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
6
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Vì vậy TCVĐ là phương tiện hỗ trợ rất tốt cho việc chuẩn bị thể lực, kỹ năng,
đáp ứng nhu cầu hoạt động, cũng cố hoàn thiện kỹ xảo vận động giúp người tập
làm quen và nâng cao thành tích trong thi đấu.
B. Trò chơi sgk ít nên giáo viên cần tìm thêm một số trò chơi mới không các
em sẽ nhàm chán và không muốn học. Chính vì vậy mà tôi sẽ liệt kê một số trò
chơi khác để các bạn tham khảo thêm.
1. Đổ nước vào chai
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những
cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ
lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao
muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.
Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần
mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng

có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.
2. Cõng Bạn - Ăn Chuối
Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam
cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ
đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy
trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn hết
chuối và về trước thì thắng.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
7
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi
các cặp ăn hết chuối.
3. Ngậm Muỗng Trong Thau
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý:
nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4
nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:
Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2
chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái
thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để
lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp
thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của
mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm
chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó

phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.
4. Đua thuyền
Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi
xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
8
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe
lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước
tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị
đứt quãng sẽ bị loại.
5. Rồng Rắn Tranh Đuôi.
Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu
rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào
nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi
rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để
cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con
rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi
trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.
- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng.
Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
6. Ghế Di Động
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp

thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
9
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và
không bị đứt khúc là thắng cuộc.
Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào
bị đứt khúc sẽ bị loại.
7. Con Tàu Tìm Báu Vật
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng
xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt
trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu
vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.
Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu
để người trưởng tàu điều khiển.
Ví dụ:
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.
Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng
trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn
của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
Luật chơi:
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
10
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi
phạm sẽ bị loại

8. Chim Bay Cò Bay
- NĐK ra giữa vòng tròn hô tên một loài vật.
Nếu loài nào bay được thì tất cả NC giang 2 tay bay lên (loài bay là loài có cánh).
- Nếu loài nào không bay được tất cả NC đứng im không được nhúc nhích.
* Ai không phản ứng nhanh bị phạt.
9. Phản Xạ
- NĐK đứng giữa vòng hô ba loại thú.
* Loại bay được, thì NC nhảy lên
* Loại sống trên cạn, thì chạy tại chỗ.
* Loại sống dưới nước, thì NC nghiêng trái nghiêng phải như thể là đang bơi
. Ví dụ : Ba Ba - nghiêng trái nghiêng phải
Con La - chạy tại chỗ.
Sơn Ca - Nhảy lên.
. Chế tài : Ai nhảy sai mời vào giữa vòng tròn chờ hình phạt
* Lưu ý : Để cho trò chơi hấp dẫn, NĐK cần chuẩn bị nhiều tên con vật, nếu xếp
theo âm vần thì càng hay.
10 . Đập Tay
- Tất cả NC xòe tay trái ra, tay phải lật úp phía trước.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
11
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- NĐK (hô) 1 (ngân dài)…2 thì NC dùng bàn tay phải của mình đập bàn tay trái
của bạn bên cạnh. Trong khi đó rút bàn tay trái mình lại. Ai để cho người bên cạnh
đập trúng tay mình thì bị phạt.
- Nếu NĐK (hô) 1 (ngân dài) 3 hoặc 4 hoặc 5 thì NC không được đập cũng không
được rút tay, ai sai bị phạt.
11. Cua Kẹp
- Tất NC xòe bàn tay trái ra, ngón trỏ tay phải đặt vào bàn tay trái của người bên
cạnh.
- NĐK (hô) cua (ngân dài)… kẹp thì NC dùng bàn tay trái kẹp ngón trỏ tay phải

của bạn mình, trong khi đó rút ngón trỏ mình lại. Ai để cho người bên cạnh kẹp
trúng tay mình thì bị phạt.
Nếu NĐK (hô) cua (ngân dài)… luộc hoặc nướng hoặc chiên, thì NC không được
kẹp và cũng không được rút tay, ai sai bị phạt.
Hoặc NĐK hô: Đường - NC: ngọt
Chanh - NC: chua
Muối - NC: mặn
Cua - NC: kẹp và làm động tác kẹp. Ai để cho người bên cạnh
kẹp trúng tay mình thì bị phạt.
NĐK nên hô thật nhanh.
12. Úp - Ngửa
- Úp úp : 2 bàn tay úp xuống đất
- Ngửa ngửa : 2 bàn tay ngửa trên đất
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
12
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- Úp Ngửa : tay phải úp, tay trái ngửa
* NĐK hô bất cứ động tác nào NC làm theo.
13. Ba – Má ; Chín – Sống
NĐK cho NC đứng vòng tròn rồi điểm danh, những ai thuộc con số 3 phải đọc là
má, số 9 đọc là sống. Ví dụ :
13 : Mười má
19 : Mười sống
33 : Má mươi má
99 : sống mươi sống
* Ai đọc sai hoặc không phản ứng nhanh bị phạt.
14. Tôi Bảo
- NĐK hô tôi bảo làm một động tác nào đó mọi người phải làm theo. Khi nào
không có chữ “tôi bảo” thì không làm theo. Ai sai bị phạt.
15. Tìm Nhạc Trưởng

- Chọn một người ra ngoài vòng tròn nhắm mắt.
- Trong vòng tròn chọn một người làm nhạc trưởng người này sẽ làm các động tác,
tất cả người chơi cùng làm theo.
- Vòng tròn bắt bài hát.
- Người ngoài vòng tròn đi vào vòng tròn tìm xem ai là nhạc trưởng quan sát chỉ 3
người.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
13
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
* Lưu ý: Người làm nhạc trưởng phải thay đổi cử điệu thường xuyên. Tất cả phải
để ý làm theo cho ăn khớp. Quản trò có bổn phận bắt hát liên tục. Người tìm bắt
chỉ 3 người, nếu không đúng thì bị phạt, nếu đúng thì người nhạc trưởng trở thành
người tìm bắt. Chọn người nhạc trưởng khác làm nhạc trưởng để tiếp tục trò chơi.
16. Mìn Nổ Chậm
- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt lại. Một quả mìn (cái nón hoặc trái
bãng) được chuyền đi trong vòng tròn. Bất thần người nhắm mắt hô đùng. Ai đang
giữ mìn thì bị phạt.
* Lưu ý: Không được chuyền tắt, chuyền rớt banh phải nhÆt lên chuyền lại.
17. Còi Thổi Di Động
- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt, một cây còi được chuyền đi trong
vòng tròn, bất thần một người thổi hai tiếng còi rồi dấu còi sau lưng. Tất cả các
người khác cũng để tay ra sau lưng. Người giữa vòng mở mắt quan sát tìm người
giữ còi người này sẽ ra thế nhắm mắt. Người tìm chỉ chỉ một lần không tìm được
nhắm mắt tiếp.
18. Bắn Tàu.
- Ba người thành một con tàu đứng sát nhau
- Gọi số các tàu : tàu số 1 ; tàu số 2…
- Cách bắn : Người bên phải nói : Nhắm
Người ở giữa nói : Bắn
Người bên trái nói : Đùng bắn con tàu số…

(ghép số của tàu kia vào)
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
14
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- Tàu nào bị bắn sẽ bắn tiếp các tàu khác tương tự
* Lưu ý: Tàu nào sai bị loại coi như đã bị chìm.
19. Gọi Món Ăn
Cũng vậy, thay vì bắn tàu thì ta đổi thành gọi món.
Ví dụ: Ba người một nhóm và chọn cho nhóm mình tên một món ăn: thịt chó; gà rô
ti; vịt nấu chao…
Cách gọi: NĐK chỉ vào một nhóm nào đó để bắt đầu, rồi nhóm đó sẽ bắt đầu:
- Người bên phải nói : chấm
- Người ở giữa nói : múc
- Người bên trái nói: (gọi tên món của nhóm khác) gà rô ti. Sau đó
nhóm gà rô ti lại tiêp tục gọi nhóm khác…Nhóm nào kêu chậm hay gọi lại nhóm
vừa gọi mình hoặc gọi nhóm đã chét rồi thì bị phạt.
20. Con Vịt
- NĐK : Ra giữa giơ chân phải lên dậm xuống đất (phịch)
- NC : (kêu) cạp, cạp (vỗ tay)
* Cứ thế mỗi lần người điều khiển dậm một cái thì NC kêu cạp cạp. NĐK chỉ giơ
giò không giậm, NC không được kêu hoặc vỗ tay, ai sai bị phạt.
21. Đúng Giờ
- Tất cả người chơi ngồi vòng tròn nhắm mắt lại ước lượng thời gian khoảng 2 phút
đứng lên.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
15
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- NĐK xem đồng hồ coi ai đứng lên chính xác nhất thì được; còn ai không chính
xác thì bị phạt.
22. Máy Thu - Phát

- NĐK ra ngồi giữa vòng tròn, NC từng người một ra trả lời (nói nhỏ với người
điều khiển) các câu sau :
1. Ai ? 2. Làm gì ?
3. Với ai ? 4. Ở đâu ?
5. Khi nào?
* Lưu ý: 4 người chơi sẽ trả lời 5 câu hỏi trên. Sau đó NĐK mở máy phát ra các
câu trả lời coi có sự trùng hợp dí dỏm hay không (chỉ nói tên những người có mặt
trong vòng tròn). Hai người được nêu tên oẳn tù tì với nhau, ai thua thì ra làm
Máy. Trong khi hai người oẳn tù tì thì vòng tròn có thể hát bài hát Oẳn Tù Tì ra cái
gì…
23. Ông Chủ Và Đầy Tớ
- Một người làm đầy tớ đi ra khỏi vòng tròn
- NĐK làm ông chủ phát phiếu trong đó có để tên một con vật cho NC, hay chỉ
định một người nào và đặt tên một con vật (có thể 3, 4 phiếu trùng tên một con vật
cũng được).
- Ông chủ gọi đầy tớ lại và bảo “Hôm nay ta muốn đãi khách… con hãy đi bắt một
con vật nào đó cho ta làm thịt”.
- Đầy tớ quan sát chọn một con, nếu đúng như đã được NĐK chọn thì người đó
kêu tên con vật (theo phiếu hay đã được chỉ định) của mình. Còn nếu không đúng
thì không được kêu.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
16
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
* Nếu đúng ông chủ thưởng đầy tớ ,sai thì bị phạt.
24. Vòng Tròn Nghiêng Ngả
- Mọi người xếp vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết. Những người mang số lẻ sẽ nắm
tay nhau vòng qua lưng người mang số chẵn, và những người mang số chẵn sẽ
nắm tay nhau vòng qua lưng những người mang số lẻ.
- NĐK vửa thổi còi vừa chạy quanh vòng tròn và dùng tay rà nhẹ trên vòng tròn
thấp dần lên trên đầu mọi người.

- Mọi người phải ngả ra phía sau ( đã có hai cánh tay đang đỡ) thấp hơn để tránh
tay của NĐK(không được khuỵ chân xuống). * Lưu ý: Ai để cho tay NĐK chạm
vào đầu sẽ bị phạt.
25. Bắt tay bè bạn
Cách chơi: Người điều khiển cho mọi người đếm số 1,2; 1,2,3; hoặc 1,2,3,4
cho đến hết vòng tròn. Xong đổi chỗ của tất cả mọi người. Sau tiếng còi hiệu của
người điều khiển mọi người tan hàng và đi xung quanh sân chơi để bắt tay với
người mình gặp. Khi bắt tay mọi người phải nói “Rất hân hạnh được gặp anh (chị
hoặc em)”. Những người số 1 chỉ bắt tay và rung một lần, trong khi người số 2
rung 2 lần, người số 3 rung 3 lần v.v Những người mang số giống nhau nếu bắt
tay nhau sẽ trở thành đôi bạn lý tưởng, nắm tay nhau và đi tìm những người khác
mang cùng số như mình.
Mục đích của trò chơi là người chơi phải bắt tay để tìm những người mang
cùng số, nhóm nào tìm được nhiều người nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
Chú ý:
- Tùy theo số lượng người chơi mà người điều khiển có thể cho đếm số “1,2”;
“1,2,3”; hoặc “1,2,3,4”.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
17
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- Người được bắt tay không được giựt tay ra nếu tay của mình vẫn còn bị bắt tay
bởi người khác.
26. Bạch Tuyết và bảy Chú lùn:
Cách chơi: Người điều khiển với giọng khôi hài, lần lượt giới thiệu từng
nhân vật trong câu chuyện “Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”. Mỗi nhân vật đều ra soi
gương trước khi đi làm, sau khi ngủ dậy, đánh răng, tập thể dục v.v hoặc làm bất
cứ động tác nào trước gương. Người (hoặc hai người) được chọn làm gương phải
bắt chước và lập lại mỗi động tác của nhân vật được người điều khiển giới thiệu.
Trò chơi càng vui nếu người điều khiển giới thiệu những hành động thật ngộ
nghĩnh.

Nhân vật trong truyện: Hoàng Tử, Bạch Tuyết, Mụ Phù Thủy, Bảy Chú Lùn
(E lệ, Nhảy Mũi, Gắt Gỏng, Vui Vẻ, Ở dơ, Khờ Khạo, và Ngủ Khì).
Khi được người điều khiển giới thiệu, người được chỉ định làm nhân vật nào phải
diễn tả hành động của nhân vật đó trước khi vào soi gương. Thí dụ như khi chú lùn
E Lệ được giới thiệu, chú lùn phải làm động tác đi đứng e lệ trước khi vào soi
gương để làm những động tác theo ý mình.
27. Cái Ta
Cách chơi: Người chơi hành động theo lời nói của người điều khiển.
Người điều khiển nói:
- Trời ta (tất cả hô “ta đứng” và đứng lên)
- Ðất ta (tất cả hô “ta ngồi” và ngồi xuống).
- Bạn ta (tất cả hô “ta dựa” và dựa vai hoặc lưng của người bên cạnh).
- Tay ta (tất cả hô “ta bắt” và bắt tay người bên cạnh.)
- Chân ta (tất cả hô “ta đá” và đá về phía trước.)
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
18
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
- Thù ta (tất cả hô “ta thương” và lấy tay phải để trên đầu người bên phải chà chà
xoa xoa tỏ ra thương yêu.)
- Ghế ta (tất cả hô “ta tọa” và chùn người xuống tương tự như đang ngồi trên ghế.
Ðây là động tác người điều khiển nên dành cuối cùng vì kéo dài càng lâu người
chơi càng mỏi chân.
Chú ý:
Tương tự như những động tác trên, người điều khiển có thể sáng tạo thêm những
động tác mới sao cho phù hơp với không khí đang sinh hoạt.
* Những trò chơi phạt vui, lý thú của nhũng trò chơi trên
1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:

- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
19
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm
chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể
bắt đầu hát
2. Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò cắt
một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến
nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm
hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
3. Gia đình nhà Gà
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát
bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà
vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi
làng thang trong sân có con gà, có con gà”
4. Bữa tiệc bò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo,
bò lúc lắc lúc lắc”.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
20
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê,
xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị
phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lạ
6. Vịt lạ kỳ
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát
bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và
múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động
tác gãy cánh và múa tiếp.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
21

Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác
7. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo
meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài
hát: rửa mặt, liếm tay,…
8. Vịt đẻ trứng vàng
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te
te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp
cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
-Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
22
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
9. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm

cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác
theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,…
Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc
nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.
C. Tác dụng của TCVĐ trong các giờ học thể dục của học sinh phổ thông:
Ngoài hoạt động học tập và lao động, thì trò chơi thể hiện không chỉ như sự
giải trí và tiêu khiển, vẫn chiếm vị trí lớn. Các em đặc biệt yêu thích các trò chơi
linh hoạt với luật lệ cụ thể và các môn bóng, quá trình chơi gây hứng thú nhanh
chóng và đặc biệt đối với các em.
Đối với tuổi học sinh, cô thể đang độ phát triển của các em rất cần thiết phải
chơi đùa, đó là nhu cầu sinh học, cũng quan trọng như ăn, ngủ, học tập…. của các
em trong cuộc sống hằng ngày. Vì lẽ đó chúng ta thường thấy, nếu việc vui chơi
của các em không được người lớn hướng dẫn tổ chức, thì các em cũng tự tụ họp rủ
nhau chơi những trò chơi đã biết.
Trong giờ học thể dục ở trường phổ thông việc đưa TCVĐ vào các giáo án
vừa mang tác dụng phát triển thể chất (các tố chất vận động và năng lực hoạt động
chung của cô thể) lại vừa có mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động, tổ
chức trò chơi, để các em có thể tự chơi đạt kết quả tốt, cũng như tạo bầu khí buổi
học được sinh động hơn.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
23
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Ngoài ra thông qua việc dạy trò chơi còn có tác dụng giáo dục về mặt đạo
đức, uốn nắn các mặt yếu kém về cá tính, kích thích sáng tạo, nhận thức đúng các
hành vi đẹp… để góp phần giáo dục toàn diện cho các em.
Khi dạy TCVĐ cho học sinh phải chú ý sao cho phù hợp tính chất, lứa tuổi,
giới tính. Chọn trò chơi phải theo mục đích rõ ràng, phù hợp với thời điểm giờ học,
môi trường hoàn cảnh để trò chơi diễn ra. Tránh các trò chơi đơn thuần về mặt bạo
lực, tạo nên các mâu thuẫn gây ra mất đoàn kết hoặc tạo nên các thương tích cho

cô thể các em.
D. Để các em học tích cực hơn giáo viên cần thực hiện theo các yêu cầu
sau
a. Các yêu cầu đối với người hướng dẫn một TCVĐ :
Người hướng dẫn phải có kiến thức và kỹ năng hướng dẫn trò chơi. Khi có
trình độ nhất định về GDTC thì khi tổ chức trò chơi sẽ không rơi vào việc chỉ
nhằm mục đích thắng thua đơn thuần, mà thông qua trò chơi phải mang lại lợi ích
toàn diện cho từng người tham gia trong cuộc chơi.
Để phát triển toàn diện, không thể chỉ tham gia trong một lần chơi hay trong
một giờ học, mà phải tập luyện liên tục cả quá trình theo hệ thống được biên soạn
chặt chẽ, hợp lý. Chỉ những người có kiến thức về GDTC mới có thể đưa vào trò
chơi và hướng dẫn người tham gia hoàn thành đủ các nhiệm vụ sau:
- Củng cố tăng cường sức khoẻ và phát triển thể chất đúng với mục đích chọn
lựa.
- Thúc đẩy việc hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động cần thiết như ý định.
- Giáo dục ý chí đạo đức và các mặt khác.
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
24
Đề tài: LIỆT KÊ VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Với kiến thức và kỹ năng hướng dẫn đã được trang bị, người hướng dẫn phải
nghiên cứu kỹ trò chơi, xem xét đối tượng sẽ tham gia để dự kiến chia đội và giao
trách nhiệm cá nhân cho phù hợp với sức và trình độ người tham gia.
Khi chuyển qua chơi các trò khác phải đúng lúc, không nên để cho người
tham gia ở một trò đến lúc nhàm chán và các trò chơi khi sắp xếp phải có tính kế
thừa, cũng như có được sự “nghỉ ngơi tích cực” riêng cho từng bộ phận cô thể, nhờ
luân chuyển hoạt động.
b. Yêu cầu khi giới thiệu và giải thích một TCVĐ:
Trong mỗi TCVĐ nếu giới thiệu và giải thích tốt sẽ lôi cuốn người tham gia
ngay từ đầu và ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuộc chơi. Căn cứ để dựa vào trong
lúc giới thiệu trò chơi là mức độ phức tạp của trò chơi và trình độ tiếp thu của

người tham gia trong cuộc chơi.
Các trò chơi phức tạp (nhiều quy định về thao tác và điều luật ngăn cấm) mà
người tham gia chưa được biết… phải tiến hành trình tự từng phần, thông thường
lấy một nhóm ra làm mẫu, sau đó mới tiến hành trong cả tập thể.
* Mỗi khi giới thiệu trò chơi phải theo trình tự:
- Nêu tên trò chơi.
- Nói diễn tiến và luật lệ kèm theo.
- Các yêu cầu về tổ chức kỷ luật.
- Cách đánh giá thắng thua.
- Các điểm cần chú ý trong lúc tiến hành …
Nguời thực hiện: Nguyễn Thị Hà
25

×