TÀI LIỆU TỐI ƯU HÓA WEBSITE (SEO)
I. GIỚI THIỆU
1. SEO là gì?
SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization - nghĩa tiếng Việt: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - là một tập hợp
các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể
được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư
vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Một số người phân loại SEO thành "SEO mũ trắng"
(các phương pháp bình thường như xây dựng nội dung website và nâng cao chất lượng của nó) và "SEO mũ đen" (dùng
các thủ đoạn như cloaking và spamdexing).
Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong Trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách các
trang quảng cáo trả tiền, danh sách các trang SEO tự nhiên. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ
hạng của website để lọt vào danh sách các trang SEO tự nhiên.
Ví dụ khi tìm kiếm với từ khóa: Phan mem dang tin. Các trang nằm trong khu vực có nền màu vàng nhạt (ở bên trên,
đôi khi là ở bên phải) là các trang trả tiền để lên TOP1, khi nào hết tiền thì sẽ biến mất, không còn xuất hiện nữa. Còn
các trang ở bên dưới khu màu vàng là trang làm SEO tự nhiên, lên TOP 1 bằng cách tối ưu hóa website, để web thân
thiện với Google, từ đó Google đưa lên đầu
Những trang này đã lên TOP là sẽ ở đó lâu dài, và không hề tốn tiền, hết tiền thì cũng vẫn đứng TOP 1. Đây chính là
mục tiêu nhắm tới của việc làm SEO.
2. Mục đích của việc làm SEO
Google, Yahoo, Bing… được coi như những Cây cầu đưa khách hàng (những người sử dụng internet, có nhu cầu sử dụng
VAS) đến với chúng ta (web của chúng ta). Vậy mục tiêu của Nhà Kinh doanh trực tuyến là gì?
Đơn giản là: Làm cho Google tìm thấy chúng ta đầu tiên!
Được đứng trong hàng ngũ Top 10 kết quả đầu tiên (tức xuất hiện trong trang 1 của SERP) có vai trò quan trọng số 1 đối
với bất cứ website nào, nhưng rớt khỏi vị trí Top 10 cũng lại là nỗi kinh hoàng của bất cứ webmaster nào.
Google.com có chức năng “I’m feeling lucky”, khi tìm một nội dung nào đó, và click vào “I’m feeling lucky”, Google.com
sẽ chuyển người dùng thẳng tới một website có nội dung phù hợp nhất với từ khoá đó (chứ không hiện ra trang danh sách
kết quả cho người dùng lựa chọn như bình thường). Để vào được Google.com bạn gõ google.com/en hoặc
google.com/ncr
Được “I’m feeling lucky” là niềm hạnh phúc vô bờ bến, vì chúng ta đã vượt qua, vượt lên sự cạnh tranh của hàng ngàn, hàng
ngàn website khác. SEO không phải là cách duy nhất, nhưng là phương thức quan trọng, giúp ta làm được
niềm hạnh phúc vô bờ bến đó!
II. TOÀN TẬP KỸ THUẬT VÀ BÍ QUYẾT TỐI ƯU HOÁ WEBSITE
Trước hết phải khẳng định không một công việc nào đơn giản và dễ ăn (nếu dễ thì người khác đã ăn trước mình rồi). Thêm
nữa, chúng ta chỉ là những người kinh doanh trên web, không phải người xây dựng web, ko biết về kỹ thuật, nên sẽ gặp
nhiều khó khăn. Muốn SEO tốt, một lời khuyên là tập trung đọc, nghiên cứu kỹ, và đơn giản chỉ là áp dụng những kiến thức
dưới đây cho website của mình.
Một số thuật ngữ cơ bản:
Backlink: là link liên kết đến một trang web nào đó. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh
hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được các công cụ tìm thấy càng cao.
Google bot: Google tìm thấy website của bạn bằng cách cho một con bọ (Google bot) chạy khắp mọi ngõ ngách
internet, dò tìm và tải về các trang Web mà nó bắt gặp trong quá trình hoạt động, từ đó phân tích đánh giá làm tài
liệu cho việc đưa ra kết quả search của Google. Thuật ngữ Google bot có thể dùng chung cho các loại spider hoặc
Web Crawler (từ đó xuất hiện thêm thuật ngữ Crawl – mô tả sự trườn, chạy khắp nơi của con Google bot)
Index: Trong quá trình Crawl mỗi website, con Google bot sẽ đánh chỉ mục các thành phần trong web của bạn, tạo
tài liệu phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả cho người tìm kiếm sau này. Việc đánh chỉ mục này gọi là Index page
MetaTags Title, Keywords, Descriptions, ROBOTS:
Tham khảo các thông số của web iNova.vn
MetaTags Title: Tiêu đề website của bạn, tiêu đề nên chứa tên website (iNova.vn,
Phanmemdangtinvn.com…) hoặc Nội dung website (Phần mềm đăng tin rao vặt….).
MetaTags Keywords: Các từ khoá để Google dựa vào đó tìm ra website của bạn.
MetaTags Descriptions: Mô tả website của bạn.
Để xem website của bạn đã có những thẻ trên chưa, tại website của bạn, vào Menu View
Source (đối với IE)
hoặc Menu View
Page Source (đối với Firefox)
Thực chất việc SEO một website cũng giống như việc giới thiệu, đánh bóng tên tuổi một con người, gồm 2 phạm trù cơ
bản: Tự làm cho mình tốt hơn và Tạo mối quan hệ. Từ đó, có 2 bí quyết chính để SEO thật tốt website của mình, đó là:
Tối ưu hoá website của chính mình
Xác định từ khoá cần SEO
Tối ưu hoá thẻ MetaTags Title
Tối ưu hoá thẻ MetaTags Keywords
Tối ưu hoá thẻ MetaTags Descriptions
Tối ưu hoá tên của các thành phần trên web (tên ảnh, tên flash…)
Tối ưu hoá đường dẫn website và tên miền (URL)
Tạo thẻ ROBOTS dẫn đường cho Google bot
Tạo các backlink
Tạo “mối liên hệ” với các website khác (hay còn gọi là tạo backlink)
Đăng ký website vào các máy tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN...
Đăng ký website vào các danh bạ website, trang vàng.
Xây dựng liên kết rộng rãi tới website.
A. TỐI ƯU HOÁ WEBSITE CỦA CHÍNH MÌNH
1. Xác định từ khoá cần SEO
Xác định những từ khoá mà bạn hy vọng người dùng sẽ tìm thấy mình đầu tiên (phần mềm đăng tin, phần mềm quảng cáo,
phần mềm seo, phần mềm nhăn tin sms, phần mềm gửi mail…) Đây là bước cơ sở để bạn tiến hành chính xác và hiệu quả
những công việc tiếp theo.
2. Tối ưu hoá thẻ MetaTags Title
Thẻ Title là một nhân tố rất quan trọng trong việc đưa Website của bạn lên cao. Mục đích của các thẻ Title là nhằm miêu tả
nội dung trang Web cho các Search Engine chỉ mục. Nếu thẻ Title không miêu tả chính xác nội dung trang Web, những
trang này sẽ bị “giáng cấp” bởi các thuật toán Search Engine. Hay nói cách khác, trang Web của bạn sẽ có vị trí thấp hơn
những gì mà nó xứng đáng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Thẻ Title tạo ra những từ xuất hiện trên thanh tiêu
đề của trình duyệt Web. Một số qui tắc bạn nên tuân theo khi viết thẻ Title:
Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho title tag.
Tránh sử dụng những từ được gọi là stop word như "a, the, or.."
Không nên viết một từ khóa 2 lần.
Cấu trúc của một thẻ Title cơ bản như sau:
<t
i
t
le
>
Phần mềm đăng tin rao vặt: Mass Forum Poster | Đăng bài quảng cáo
<
/
t
i
t
le
>
3. Tối ưu hoá thẻ MetaTags Keywords
Trước đây tối ưu thẻ Keywords là bí quyết chung của các cao thủ SEO, do các bộ máy tìm kiếm (google, yahoo) dựa chủ
yếu vào thẻ này để tìm ra những website liên quan tới từ khoá người dùng tìm kiếm. Tuy nhiên hiện nay Google đã thay
đổi thuật toán tìm kiếm, và thẻ Keywords này ko còn giữ vai trò quá quan trọng nữa. Thay vào đó, các máy tìm kiếm sẽ
phân tích nội dung được hiển thị trên website để xác định nội dung và phân loại, qui định thứ hạng cho trang.
Tham khảo tuyên bố của Google thông qua kỹ sư Matt Cutts, Google khẳng định sử dụng hơn hai trăm thuật toán xếp
hạng Website nhưng thẻ keywords meta tag không hề được Google tính đến.
/>
Có điều hiện tại một số máy tìm kiếm vẫn dùng đến thẻ Keywords này với trọng số rất thấp (Yahoo). Vì vậy hãy cứ đặt vào
trong thẻ Keywords này những từ khóa chính, rồi sau đó hãy quên chúng đi.
<meta name="keyword" content="Phan mem dang tin tu dong, Phần mềm SEO website tốt nhất, post bai tu dong, dang bai
tu dong, Post bài tự động, đăng bài tự động, đăng tin rao vặt, up bài, gửi tin vào inbox, email marketing, forum leecher, inova
forum poster" />
4. Tối ưu hoá thẻ Description
Thẻ Meta Description mô tả nội dung ngắn gọn về trang Web và các Search Engine sẽ dùng thông tin này để mô tả về
website của bạn khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Một thẻ Meta Description tốt sẽ thu hút tỷ lệ lớn người dùng
click vào, vì vậy nó nên gồm nhiều từ khoá quan trọng, hữu ích và được tổ chức thành một câu có ý nghĩa. Một số lưu ý về
việc đặt thẻ Meta Description:
Đặt Keyword phrase ở đầu Description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể.
Cố gắng giữ Description trong khoảng 255 ký tự.
Cấu trúc của một thẻ Meta Description thường là như sau:
<meta name="description" content="Chuyên cung cấp Phần mềm post bài tự động, post bai tu dong, phần mềm đăng
tin hàng loạt, dang tin tu dong, dang bai rao vat, đăng bài forum miễn phí, up bài tự động lên 3900 forum và trang rao
vặt hiện nay" />
5. Tối ưu hoá tên của các thành phần trên web (tên ảnh, tên flash…)
Google như một kẻ khiếm thị, không thấy được ảnh, không xem được video, càng chẳng hiểu gì về flash. Nó chỉ “đọc”
được các dòng text xuất hiện trên website. Vậy nên, thay bằng đặt tên các file ảnh, file video, file flash trên web của
bạn là anh1, anh2, anh3… thì bạn hay thay bằng từ khoá, và càng tối ưu hơn khi tên file cách nhau bằng dấu gạch
ngang. Ví dụ: phan-mem-dang-tin.jpg, phan-mem-seo-website.gif… Việc này đặc biệt hữu ích với các tên file
ở trang chủ website. (Giống như bạn treo một cái Biển hiệu bắt mắt ngoài cửa, vị khách Google bot sẽ bị gây chú ý
và tìm hiểu thêm những thứ trong nhà bạn)
Tham khảo tên file ảnh tại website:
6. Tối ưu hoá đường dẫn website và tên miền (URL)
Lang thang trên mạng, hẳn nhiều người có để ý thấy đường link của các website thường chính là tiêu đề của bài viết.
Ví dụ như:
Đây là việc làm có ý đồ của các nhà quản trị mạng. Giống như đã trình bày ở trên, Google là kẻ khiếm thị, nó chỉ đọc
được các text trên web, trên URL.
Ngoài ra, người dùng Google có thêm một số thủ thuật tìm kiếm. Ví dụ đánh vào ô tìm kiếm là:
intitle:"phần mềm đăng tin" thì Google sẽ cho ra các kết quả với cụm từ “phần mềm đăng tin” trên tiêu đề của bài viết.
inURL:" phần mềm đăng tin " thì Google sẽ cho ra các kết quả với cụm từ “phần mềm đăng tin” trong URL của bài
viết.