Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luật hành chính: Tiểu luận kết thúc môn học luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.97 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>BỘ MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH---0-0---</b>

<b>TIỂU LUẬN </b>

<b>LUẬT HÀNH CHÍNH </b>

<b> Tiểu luận kết thúc mơn học luật hành chínhGiảng viên: TS. Nguyễn Thị Minh Hà </b>

Hà Nội – 9/7/2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

Mục Lục Mở đầu

1. Đề bài tiểu luận 2.Lý do chọn đề tài

<b> 3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<b>CHƯƠNG 1 : ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 4 </b>

<b> 1.1 Khái niệm địa vị pháp lý 4 </b>

<b>KẾT LUẬN 10 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Đề bài tiểu luận </b>

<b> Tháng 8 năm 2020, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Đề án thành lập thành </b>

phố Thủ Đức (tải link Đề án tại:

_9/2020NewFolder/021-final-da_nen_189202012.pdf).Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh (xem:

Qua việc tìm hiểu hai (02) văn bản trên và các văn bản, thông tin liên quan, anh/chị hãy: 1. Xác định địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức (kèm theo căn cứ pháp lý);

2. Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức;

3. Theo phương án nhân sự (xem: thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/) thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố. Anh/Chị cho biết

phương án nhân sự trên có hợp pháp khơng? Tại sao?

<b>2. Lý do chọn đề tài </b>

<b> Vào cuối năm 2020, thành phố Thủ Đức đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết </b>

nghị thành lập trên cơ sở sát nhất 3 quận là : quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Và vào ngày 1/1/2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 đã chính thức có hiệu lực. Như vậy, thành phố Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Điều này là sự đánh dấu mang tính lịch sử trong q trình phát triển của nhà nước ta, tuy nhiên với sự thay đổi này còn đặt ra rất nhiều câu hỏi như mục đích của nó là gì ? Việc đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc quản lí đất nước ?.. Vậy nên, với mong muốn được góp phần vào việc làm rõ những điều đó em quyết định chọn đề tài này cho tiểu luận của mình

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<b> Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở là trên cơ sở nghiên cứu nghị định, đề án, tài liệu về </b>

thành phố Thủ Đức và từ đó nêu ra những đánh giá, quan điểm của bản thân để nhằm xác định được địa vị pháp lý, tổ chức cơ quan nhà nước và phương án nhân sự của thành phố Thủ Đức

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC</b>

<b>1.1. Khái niệm địa vị pháp lý </b>

<b> Trong Bộ Luật dân sự của Việt Nam thì tư cách pháp lý được diễn đạt bằng thuật ngữ </b>

địa vị pháp lý. Và theo wikipedia thì tư cách pháp lý hay địa vị pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Tư cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý, thể hiện vị trí, vai trị của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng<small>1</small>

. Như vậy ta hiểu địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho.

<b>1.2 Địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức </b>

<b> Ta thấy về việc nhập ba quận lại để thành lập ra một thành phố trực thuộc thành phố </b>

Hồ Chí Minh đã được trưng cầu dân ý và được tán thành tuy nhiên trên lý thuyết thì thành phố này sẽ có địa vị pháp lý cao hơn quận/huyện nhưng lại thấp hơn thành phố trực thuộc trung ương, nhưng theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam lại không quy định cho phép thành lập một đơn vị hành chính có địa vị pháp lý không rõ ràng như vậy. Tuy nhiên trong hiến pháp năm 2013 lại quy định : khoản 2 điều 111 quy định “ Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật quy định.” Do vậy ta có thể cho rằng thành phố Thủ Đức được lập ra với nhiệm vụ như là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật quy định. Bởi ngay từ ban đầu việc thành lập thành phố Thủ Đức nhằm mục đích dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh và Đơng Nam Bộ phát triển. Nó được xây dựng trên nền tảng về thể chế, lợi thế về kinh tế, cơ sở hạ tầng thành phố đã gồm : khu công nghệ cao ( quận 9), làng đại học ( quận Thủ Đức ), khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm ( quận 2 )<sup>2</sup>. Thêm vào đó trong luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định thêm rằng : khoản 2 Điều 2 quy định về các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có :” Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi chung là cấp huyện )”. Như vậy, từ hai căn cứ pháp lý trên đã cơ bản xác định cho việc thành lập và hoạt động của thành phố Thủ Đức với địa vị pháp lý là thành phố thuộc thành phố - một đơn vị hành chính cấp huyện.

Tuy nhiên, ta cần phải xem xét thành phố Thủ Đức có đủ tiêu chuẩn để được công nhận như là một đơn vị hành chính cấp huyện khơng khi đặt trong sự so sánh với các huyện khác. Thứ nhất, theo quy định của khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa

<small>1 Wikipedia ngày truy cập 7/7/2021 </small>

<small>2</small><i><small>TP HCM xây dựng 'thung lũng silicon' ở ba quận khu Đông, vnexpress.net. 12 tháng 4 năm 2018</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phương, việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí sau: Quy mơ dân số; Diện tích tự nhiên; Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Số đơn vị hành chính trực thuộc; Các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nơng thôn, đô thị, hải đảo. Nhưng không phải tất cả các đơn vị hành chính đều được phân tích dựa trên năm tiêu chí này<sup>3</sup>. Trong đó hai tiêu chí là quy mơ dân số và diện tích tự nhiên là hai tiêu chí quan trọng nhất. Cụ thể hóa hai tiêu chí này, UBTVQH ban hành Nghị quyết

số1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân

<i>loại đơn vị hành chính (Nghị quyết số 1211). Tiêu chí quy mơ dân số và diện tích tự </i>

nhiên được tính điểm để phân loại đơn vị hành chính tỉnh. Theo đó, nếu dân số từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa khơng q 30 điểm; diện tích tự nhiên từ 1.000 km<sup>2</sup> trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km<sup>2</sup> thì cứ thêm 200 km<sup>2</sup> được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.<small>4</small>

Ta thấy rằng quận 2 có diện tích tự nhiên 49,79 , quy mơ dân số 171.311 người, quận 9 có diện tích tự nhiên 113,97 , quy mơ dân số 310.107 người và quận Thủ Đức có diện tích tự nhiên 47,80 , quy mô dân số 532,377 người, như vậy sau khi sáp nhập ba quận lại để tạo nên một đơn vị hành chính thì thành phố Thủ Đức sẽ có tiêu chuẩn quy mơ dân số hơn 1.013.795 triệu người, diện tích tự nhiên gần 211.56 km<sup>2</sup>. Như đã nói ở trên, dựa vào hai tiêu chí quan trọng nhất là quy mơ dân số và diện tích tự nhiên thì ta thấy thành phố Thủ Đức cũng có thể sánh ngang với các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích nhỏ và quy mô dân số không đông khác bởi dù diện tích tự nhiên bé nhưng quy mơ dân số lại khá đơng. Căn cứ vào cách tính điểm theo nghị quyết số 1211, có thể thấy điểm số của Thủ Đức xấp xỉ với nhiều tỉnh, thâm chí còn cao điểm hơn Hà Nam và Ninh Thuận.

<small>3</small>

<small> Nguyễn Đặng Phương Truyền, “Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, năm 2019. </small>

<small>4 Điều 12 Nghị quyết số1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thứ hai, dựa trên bảng so sánh tiêu chuẩn của thành phố Thủ Đức với quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

Từ bảng trên ta thấy rằng với việc sát nhập 3 quận để thành lập thành phố Thủ Đức đã cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bản đáp ứng được các tiêu chuẩn đô thị loại I của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Như vậy ta có thể khẳng định thành phố Thủ Đức đã có đủ các tiêu chuẩn để có địa vị pháp lý là thành phố thuộc thành phố - một đơn vị hành chính cấp huyện và có thể hoạt động và phát triển hơn nữa so với các huyện khác để trở thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao; một khu kinh tế động lực mới của thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai với các mục tiêu xây dựng, khai thác đồng bộ các thế mạnh hiện có với các tiềm năng. Ngồi ra, với địa vị pháp lý của một đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, mơ hình thể chế của thành phố Thủ Đức cũng có thể được thiết kế khác biệt hơn. Ví dụ, thành phố có thể có thị trưởng với quyền lực hành pháp lớn hơn, nhờ đó việc ban hành quyết định có thể nhanh chóng hơn và mang tính kỹ trị nhiều hơn. Thành phố cũng có thể có hội đồng tư vấn cho thị trưởng. Tuy nhiên, hội đồng này khơng có quyền lập pháp như hội đồng nhân dân. Điều này cũng sẽ giúp cho việc ban hành quyết định được nhanh chóng hơn và tác động của các nhóm lợi ích khác nhau cũng khó khăn hơn. Tất nhiên, quan trọng là phải chọn được một thị trưởng thật sự tài giỏi.

Với việc xây dựng nên thành phố Thủ Đức bằng các sát nhập ba quận lại với nhau đồng thời rút gọn 36 phường xuống 34 phường ( hai phường thuộc quận hai cũ ) đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh tinh giảm 2 đơn vị hành chính cấp huyện cịn 22 đơn vị; giảm 10 đơn vị hành chính cấp xã, cịn 312 đơn vị hành chính cấp xã như vậy đã đáp ứng đúng với yêu cầu, chủ trương thực tế hiện nay của nhà nước ta, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, giảm biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp được thể hiện trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC</b>

Trong đó : thành phố Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đơng, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đơng, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Mặt trận tổ

quốc thành phố Thủ Đức

và tổ chức đồn thể chính

trị

Đảng ủy thành phố

Thủ Đức (Bí thư thành ủy thành phố

Thủ Đức)

Hội đồng nhân dân thành phố

Thủ Đức (chủ tịch HĐND )

Uỷ ban nhân dân thành phố

Thủ Đức (chủ tịch HĐND )

Tòa án nhân dân thành phố

Thủ Đức

Viện kiểm sát nhân dân thành

phố Thủ Đức

Mặt trận tổ quốc và tổ chức đồn thể chính trị cấp phường (34 phường)

Đảng ủy phường ( 34

phường )

Ủy ban nhân dân phường (34

phường ) Văn

phòng,sở,phòng,

ban

Văn phịng,

ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

<b>3. Theo phương án nhân sự thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố. Anh/Chị cho biết </b>

<b>phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại sao? </b>

Theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP và Nghị định 69/2020/NĐ-CP thì số lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2021 - 2026 ở các đơn vị hành chính được quy định như sau: - Đối với đơn vị hành chính ở đơ thị :

<b><small>Đơn vị hành chínhSố lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND</small></b>

<small>Thành phố trực thuộc Trung ương </small>

<small>Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương </small>

<small>Phường, thị trấn </small>

<b> </b>

Như những gì ta đã phân tích ở trên thì thành phố Thủ Đức là thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I nên đối với số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân yêu cầu số lượng tối đa là khơng q ba. Vì vậy theo phương án nhân sự thành phố Thủ Đức ở trên thì việc có bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là không hợp pháp.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lại đề xuất số lượng phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức là không quá bốn. Ta thấy dựa trên bộ máy chính quyền thành phố Thủ Đức do được hình thành dựa trên ba quận là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đồng thời quy mô dân số trên 1 triệu dân gấp 6,76 lần so với tiêu chuẩn quy định nên việc đề xuất như vậy là cũng hợp lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>KẾT LUẬN </b>

Tóm lại, trong lịch sử phát triển của nhà nước ta việc sát nhập, chia tách hay tạo ra một đơn vị hành chính lãnh thổ mới là một yêu cầu mang tính khách quan bởi tại thế kỉ XXI, đất nước ta ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, càng có nhiều sự biến đổi mới trong xã hội và cũng kéo theo hệ thống nhà nước ta cũng được đổi mới, ngày một toàn diện hơn nữa. Và em cho rằng việc thành lập ra thành phố Thủ Đức dù chưa chứng tỏ được những thành cơng nhất định thì việc tạo nên một đơn vị hành chính mới - thành phố trong thành phố như vậy chính là bước đầu tiên thành công trong con đường phát triển của nhà nước Việt Nam ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Đề án thành lập thành phố Thủ Đức tháng 8 năm 20202. Hiến pháp 2013

3. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 20154. Nghị định 69/2020/NĐ-CP

5. Nghị định 08/2016/NĐ-CP

6. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017

7. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 20168. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 20169. Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 19 tháng 12 năm 2020

10. Nguyễn Đặng Phương Truyền, “Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, năm 2019

tháng 4 năm 2018

12. Wikipedia

ngày truy cập 7/7/2021

</div>

×