Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nhóm 04 Gqtctm.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.77 KB, 7 trang )

1.3. Các biện pháp trả đũa

1.3.1. Các điều kiện tiêu quyết và mục tiêu

Các điều kiện tiên quyết và mục tiêu của biện pháp trả đũa trong thực thi phán
quyết của DSB

Điều kiện tiên quyết:

- Phải có phán quyết hoặc khuyến nghị của DSB: Biện pháp trả đũa chỉ được
áp dụng khi có phán quyết hoặc khuyến nghị của DSB kết luận rằng một
thành viên WTO đã vi phạm các quy định của WTO.

- Bên vi phạm không tuân thủ phán quyết hoặc khuyến nghị: Biện pháp trả
đũa chỉ được áp dụng khi bên vi phạm không tuân thủ phán quyết hoặc
khuyến nghị của DSB trong thời hạn hợp lý.

- Bên muốn áp dụng biện pháp trả đũa đã tham vấn với bên vi phạm: Bên
muốn áp dụng biện pháp trả đũa phải tham vấn với bên vi phạm để tìm kiếm
giải pháp trước khi áp dụng biện pháp trả đũa.

- DSB đã cho phép áp dụng biện pháp trả đũa: Bên muốn áp dụng biện pháp
trả đũa phải yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa. DSB sẽ xem
xét yêu cầu này và đưa ra quyết định.

Mục tiêu:

- Khuyến khích bên vi phạm tuân thủ phán quyết hoặc khuyến nghị: Mục tiêu
chính của biện pháp trả đũa là khuyến khích bên vi phạm tuân thủ phán
quyết hoặc khuyến nghị của DSB.


- Bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm: Biện pháp trả đũa có thể được sử dụng
để bù đắp thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu do vi phạm của bên vi
phạm.

- Ngăn chặn các vi phạm trong tương lai: Biện pháp trả đũa có thể được sử
dụng để ngăn chặn các vi phạm trong tương lai của các quy định WTO.

Lưu ý:

- Biện pháp trả đũa là biện pháp cuối cùng được sử dụng trong thực thi phán
quyết của DSB.

- Biện pháp trả đũa phải tuân thủ các quy định của WTO.

- Việc sử dụng biện pháp trả đũa có thể dẫn đến leo thang tranh chấp thương
mại.

1.3.2. Các quy tắc điều chỉnh tạm hoãn thi hành những nghĩa vụ

Ở điềm c khoản 2 Điều 23 của thỏa thuân 248/WTO/VB là phải tuân theo những
thủ tục được quy định tại Điều 22 để xác định mức độ tạm hoãn thi hành các
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác và xin phép của DSB phù hợp với những thủ
tục đó trước khi tạm hỗn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ theo các
hiệp định có liên quan nhằm đáp lại việc Thành viên có liên quan không thực hiện
những khuyến nghị và phán quyết trong thời hạn hợp lý.

- Mức độ tạm hoãn thi hành các nghĩa vụ được DSB cho phép dụng phải tương
đương với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại.

- Trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời, chỉ được áp dụng cho đế khi bên vi phạm thi

hành phán quyết của DSB;

Các biện pháp trả đũa được tiến hành lần lượt theo thứ tự nếu biện pháp trước
không thực hiện được thì thực hiện biện pháp kế tiếp. Nguyên tắc chung là bên
nguyên đơn cần trước tiên áp dụng biện pháp trả đũa song hành. Đây là việc bên
thắng kiện tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong
cùng một lĩnh vực mà quyền lợi bên này bị thiệt hại. Nếu bên nguyên đơn cho rằng
việc áp dụng biện pháp trả đũa song hành không hiệu quả thì có thể áp dụng biện
pháp trả đũa chéo, bao gồm biện pháp trả đũa chéo lĩnh vực và biện pháp trả đũa
chéo hiệp định. Biện pháp trả đũa chéo lĩnh vực được hiểu là tạm hoãn thi hành các
nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác trong các lĩnh vực khác với lĩnh vực mà quyền
lợi bên bị thiệt hại nhưng trong cùng một hiệp định. Trong khi đó, biện pháp trả
đũa chéo hiệp định là tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác
theo một hiệp định có liên quan khác.

1.3.3. Các thủ tục đặc biệt đối với trường hợp khiếu kiện không vi phạm và
khiếu kiện tình huống

a) Khiếu kiện khơng vi phạm

Mặc dù thủ tục thực thi phán quyết của DSB cũng áp dụng đối với khiếu kiện
khơng vi phạm, nhưng có một số điểm khác biệt cần lưu ý. Thông thường, đối
tượng của các tranh chấp liên quan tới các biện pháp không phù hợp với các hiệp
định có liên quan, cịn đối với khiếu kiện không vi phạm lại xảy ra trong trường
hợp lợi ích của một thành viên WTO bị triệt tiêu hoặc bị phương hại. Khoản 1
Điều 26 DSU đưa ra các quy định đặc biệt áp dụng chi đối với khiếu kiện khơng vi
phạm:

- Khơng có nghĩa vụ dỡ bỏ các biện pháp phù hợp với Hiệp định có liên quan của
WTO;


Ban hội thẩm (và Cơ quan phúc thẩm) đề nghị các thành viên có liên quan tìm
kiếm giải pháp thoả đáng cho cả hai bên;

Bất cứ bên nào có thể yêu cầu trọng tài xác định mức độ lợi ích bị triệt tiêu hoặc
phương hại và cũng có thể đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm đạt được sự
điều chình thỏa đáng cho cả đơi bên: những đề xuất như vậy phải không ràng buộc
các bên tranh chấp;

- Việc bồi thường có thể là một phần của sự điều chỉnh thịa đáng cho cả đơi bên
như là giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp.

b) Khiếu kiện tình huống

Khiếu kiện tình huống khá khác biệt, theo đó, các thủ tục của DSU chỉ áp dụng tới
thời điểm tố tụng khi báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến các thành viên.
Các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Quyết định ngày 12/4/1989
(BISD 36S/61-67) phải áp dụng cho việc xem xét thông qua, việc giám sát và thực
hiện những khuyến nghị và phán quyết. Như vậy, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết
sẽ không được áp dụng khi thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và khi DSB xem
xét cho phép áp dụng biện pháp đình chỉ các nghĩa vụ trong trường hợp một bên
khơng thực thi phán quyết. Nói cách khác, bất kì thành viên nào, bao gồm cả bên
thua kiên cũng có thể ngăn cản việc thông qua báo cáo của thi phán quyết. Nói
cách khác, bất kì thành viên nào, bao gồm cả bên thua kiện cũng có thể ngăn cản
việc thơng qua báo cáo của DSB bằng cách bỏ phiếu phủ quyết. Khoản 2 Điều 26
DSU cũng ngầm loại trừ khả năng các bên có thể kháng cáo báo cáo của Ban hội
thẩm trong trường hợp khiếu kiện tình huống “Khiếu kiện thuộc dạng được nêu
tại khoản 1(c) Điều XXIII của GATT 1994, trong trường hợp các quy định tại khoản
1(c) Điều XXIII của GATT 1994 có thể được áp dụng cho một hiệp định có liên
quan, ban hội thẩm chỉ có thể đưa ra các phán quyết và khuyến nghị khi một bên


cho rằng lợi ích mà bên đó trực tiếp hay gián tiếp được hưởng theo hiệp định có
liên quan đang bị triệt tiêu hay phương hại hay việc đạt được mục đích của hiệp
định đang bị cản trở do có sự tồn tại của bất cứ tình huống nào khác với các tình
huống mà những quy định tại khoản 1(a) và (b) Điều XXIII của GATT 1994 có thể
được áp dụng. Khi trong chừng mực bên đó và ban hội thẩm xác định rằng vấn đề
này thuộc phạm vi của khoản này, thì các thủ tục của Thoả thuận này chỉ áp dụng
cho tới thời điểm tố tụng khi báo cáo của ban hội thẩm được chuyển đến các Thành
viên. Các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Quyết định ngày 12/4/1989
(BISD 36S/61-67) phải áp dụng cho việc xem xét thông qua, việc giám sát và thực
hiện những khuyến nghị và phán quyết. Những quy định dưới đây cũng phải được
áp dụng:

(a) bên nguyên đơn phải đưa ra bản giải trình chi tiết để hỗ trợ cho bất cứ lập luận
nào được đưa ra đối với các vấn đề thuộc phạm vi của khoản này;

(b) trong các vụ kiện có liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi của khoản này,
nếu ban hội thẩm thấy vụ việc cũng có liên quan đến các vấn đề giải quyết tranh
chấp khác với các vấn đề thuộc phạm vi khoản này, ban hội thẩm phải chuyển lên
DSB một bản báo cáo đề cập đến tất cả các vấn đề như vậy và một bản báo cáo
riêng về những vấn đề thuộc phạm vi khoản này.

Hơn nữa, thủ tục của DSU quy định về rà soát sự phù hợp trong khoản 5 Điều 21
DSU, “Khi có bất đồng về sự tồn tại hay sự phù hợp với một hiệp định có liên quan
của các biện pháp được thực hiện để thi hành các khuyến nghị và phán quyết thì
tranh chấp như vậy phải được quyết định thông qua các thủ tục giải quyết tranh
chấp ở đây, gồm cả việc sử dụng ban hội thẩm ban đầu nếu có thể. Ban hội thẩm
phải chuyển báo cáo của mình trong vịng 90 ngày sau ngày vấn đề này được đưa
cho ban hội thẩm. Khi ban hội thẩm cho rằng khơng thể hồn thành báo cáo trong
thời hạn đó, ban hội thẩm phải thông báo cho DSB bằng văn bản về lý do trì hỗn


này với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo”, thời hạn hợp lí để tuân thủ
khuyến nghị và phán quyết và quy định về trọng tài liên quan tới mức độ tạm hoãn
thi hành các nhượng bộ không được áp dụng một cách tự động.

KẾT LUẬN

Trong các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia, WTO là một sân chơi khá phức
tạp với những luật lệ rất nghiêm khắc. Trở thành thành viên WTO là một sự kiện
vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển của Việt Nam. Gia nhập WTO còn
tạo ra cho Việt Nam những thách thức và cơ hội, nhất là đối với các doanh nghiệp
nước ta khi tham gia sân chơi quốc tế. Thơng qua tìm hiểu nhóm em nhận thấy
rằng quyết định về giải quyết tranh chấp được DSB thông qua theo nguyên tắc
đồng thuận tiêu cực có giá trị pháp lý và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên
tranh chấp. Thơng thường thì bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các quy định hoặc
chấm dứt áp dụng các biện pháp mà nhóm chuyên gia kết luận là vi phạm điều
khoản trong các hiệp định có liên quan của WTO. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ
ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấp không đạt được thoả thuận về
mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền u cầu DSB cho phép áp dụng các
biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân
nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện
theo hiệp định có liên quan. Sự trì hỗn thực thi đầy đủ phán quyết của DSB có thể
mang lại lợi ích cho bên vi phạm cả về chính trị hay kinh tế và ngược lại bên có lợi
ích bị xâm phạm thì tiếp tục chịu tổn thất cho đến khi bên vi phạm tuân thủ đầy đủ
khuyến nghị của DSB. Mặc dù việc thực hiện các quy định của cơ quan giải quyết
tranh chấp còn một số hạn chế nhưng DBS là một cơ quan quan trọng trong hệ
thống WTO. Nhìn chung, việc thi hành phán quyết hiệu quả của DBS đóng góp
đáng kể vào việc duy trì trật tự thương mại tồn cầu dựa trên luật lệ, thúc đẩy
thương mại tự do và công bằng, và củng cố hệ thống thương mại đa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thỏa thuận Giải quyết tranh chấp ( DSU )

- /> body-la-gi-20191127094722275.htm

- /> /> />- Hiệp định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Thỏa thuận Giải quyết Tranh chấp (DSU)
- Hướng dẫn của DSB về các biện pháp trả đũa
/>ghi-nhan-cac-quy-tac-va-thu-tuc-dieu-chinh-viec-giai-quyet-tranh-chap-dan-su-
14989.aspx


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×