Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

7B-Tôn Nguyễn Phương Trang.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.61 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TÔN NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC
PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


ii

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TÔN NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC
PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên Ngành : Dược lý - Dược lâm sàng


Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS BÙI TÙNG HIỆP


ii

CẦN THƠ, 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau
đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Bùi Tùng Hiệp đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè
đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Tôn Nguyễn Phương Trang


ii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng
đồng trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện và đánh giá an toàn hợp lý việc sử
dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh
viện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập
kết quả dựa trên hồi cứu.
Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân mắc viêm phổi người lớn chủ yếu là phụ nữ, chiếm
đến 56,1%, còn nam giới là 43,9%. Độ tuổi trung bình của họ là 52,20. Khi xét theo độ
tuổi, nhóm từ 40-49 tuổi nổi bật với tỷ lệ 37%.
Vấn đề sử dụng kháng sinh cho thấy nhóm beta-lactam là loại được ưa chuộng, trong
đó nhóm cephalosporin và penicilin lần lượt chiếm 61,8% và 19,1%. Cefixim là loại
kháng sinh phổ biến nhất, với tỷ lệ 27,2%. Phác đồ kháng sinh đơn trị liệu và 72,3%
trong số đó chọn kháng sinh beta-lactam.
Bệnh nhân thường dùng kháng sinh vào buổi sáng và chiều, nhưng một số chỉ dùng
azithromycin và moxifloxacin vào buổi sáng. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo
dài 7 ngày và toàn bộ bệnh nhân chọn cách uống.
Trong q trình nghiên cứu, khơng phát hiện tương tác thuốc nào liên quan đến việc sử
dụng kháng sinh. 82,1% số đơn thuốc có liều lượng đúng, và thời gian cũng như số
ngày sử dụng đều đạt tiêu chuẩn, với tỷ lệ lần lượt là 100% và 55,5%. Nhìn chung,
55,5% số đơn thuốc được xem xét là phù hợp, còn phần còn lại, 44,5%, chưa đạt yêu
cầu.
Kết luận: Ở bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau, phụ nữ mắc viêm phổi chiếm

đa số và độ tuổi trung bình là 52,20, nhất là nhóm 40-49 tuổi. Kháng sinh nhóm betalactam, đặc biệt là Cefixim, được sử dụng phổ biến, và hầu hết bệnh nhân tuân thủ liều
lượng và thời gian dùng thuốc. 55,5% số đơn thuốc được coi là hợp lý trong q trình
nghiên cứu.
Từ khóa: Dùng thuốc hợp lý, kháng sinh, viêm phổi cộng đồng.


iii

ABSTRACT
Research Objective: We investigated the prevailing use of antibiotics in treating
community-acquired pneumonia in patients hospitalized and assessed the safety and
appropriateness of using antibiotics for the treatment of community-acquired
pneumonia in these hospitalized patients.
Research Methodology: We conducted a cross-sectional descriptive study, collecting
results based on retrospective reviews.
Research Findings: The majority of adult patients with pneumonia were women,
accounting for 56.1%, while men represented 43.9%. The average age of these patients
was 52.20 years. When categorized by age, the 40-49 age group stood out with a
proportion of 37%.
Regarding antibiotic usage, the beta-lactam group was favored, with the cephalosporin
and penicillin subclasses representing 61.8% and 19.1%, respectively. Cefixime was
the most commonly used antibiotic, accounting for 27.2% of the choices. Most
patients, specifically 83.8%, opted for a single antibiotic regimen, and 72.3% of them
chose a beta-lactam antibiotic.
Patients typically took antibiotics in the morning and evening; however, some only
took azithromycin and moxifloxacin in the morning. The duration of antibiotic use was
commonly 7 days, and all patients chose the oral route for administration.
During the study, no drug interactions related to antibiotic usage were detected. 82.1%
of the prescriptions had the correct dosage, and both the timing and duration of use
met the standards, with rates of 100% and 55.5%, respectively. Overall, 55.5% of the

prescriptions were deemed appropriate, while the remaining 44.5% did not meet the
required standards.
Conclusion: At Nam Can General Hospital, Ca Mau province, the majority of
pneumonia patients were women, with an average age of 52.20, especially in the 40-49
age group. The beta-lactam group of antibiotics, particularly Cefixime, was widely
used, and most patients adhered to the recommended dosage and duration of use.
During the study, 55.5% of the prescriptions were considered appropriate.


iv

Keywords: Antibiotics, community-acquired pneumonia..


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn

Tôn Nguyễn Phương Trang


vi

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
ABSTRACT................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG.....................................................3
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ..............................................................................................................3
1.1.3 Các yếu tố rủi ro...............................................................................................4
1.1.4 Phân loại...........................................................................................................5
1.1.5 Căn nguyên gây bệnh.......................................................................................6
1.1.6 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.............................................................7
1.1.7 Chẩn đoán mức độ nặng CAP...........................................................................9
1.2 DƯỢC LÝ LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU
TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG...............................................................................10
1.2.1 Lựa chọn kháng sinh dựa trên phổ kháng khuẩn:...........................................10
1.2.2 Lựa chọn và tối ưu hóa chế độ liều dựa trên đặc điểm dược động học/dược lực
học và chức năng thận của bệnh nhân:....................................................................11
1.2.3 Lựa chọn kháng sinh dựa trên khả năng xâm nhập vào cơ quan đích:............12
1.2.4 Cân nhắc về tương tác thuốc khi lựa chọn kháng sinh:...................................12
1.2.5. Nguyên tắc chuyển đổi kháng sinh đường tĩnh mạch sang đường uống........12
1.2.6 Điều trị............................................................................................................13


vii


1.3 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI...............................14
1.3.1 Định nghĩa và phân loại kháng sinh................................................................14
1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn. . .16
1.3.3 Kháng sinh dùng trong viêm phổi...................................................................16
1.4 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU...............20
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................22
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................22
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................22
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................22
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................22
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................22
2.2.2 Cỡ mẫu...........................................................................................................22
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................23
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................24
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................24
2.3.2 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị....................................25
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU....................29
2.4.1 Công cụ thu thập.............................................................................................29
2.4.2 Kỹ thuật thu thập............................................................................................29
2.4.3 Người thu thập................................................................................................29
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số.........................................................................29
2.4.5 Xử lý số liệu...................................................................................................30
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................31
3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN CÓ SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN.....................................................31
3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu..........................................31



viii

3.1.2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu..................................................32
3.1.3 Một số đặc điểm đơn thuốc.............................................................................34
3.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM
PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN..............................35
3.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị....................................35
3.2.2 Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo dược thư quốc gia Việt Nam 2022. 44
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................47
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN CÓ
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN....................47
4.2 VỀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN
VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN...................50
4.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị....................................50
4.2.2 Đặc điểm về liều lượng, thời gian dùng và số ngày sử dụng kháng sinh trong
nghiên cứu...............................................................................................................55
4.2.2 Đặc điểm phác đồ kháng sinh trong nghiên cứu.............................................57
4.3 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH THEO DƯỢC
THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM..................................................................................59
4.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU........................................................................60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. xi
PHỤ LỤC 2................................................................................................................. xii
PHỤ LỤC 3..............................................................................................................xxiv


ix

DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Liều dùng của các kháng sinh ở người lớn được sử dụng trong nghiên cứu
theo dược thư quốc gia Việt Nam 2022...................................................................28
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính.............................................................32
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi..........................................................33
Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh mắc kèm của mẫu nghiên cứu.........................................33
Bảng 3.4 Các bệnh mắc kèm ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu......34
Bảng 3.5 Trình độ bác sĩ kê đơn trong đơn thuốc....................................................34
Bảng 3.6 Số lượng thuốc trên đơn thuốc trong nghiên cứu......................................35
Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo nhóm kháng sinh sử dụng..................................35
Bảng 3.8 Tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng......................................36
Bảng 3.9 Đặc điểm phối hợp kháng sinh trong sử dụng..........................................37
Bảng 3.10 Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm
phổi.......................................................................................................................... 37
Bảng 3.11 Tỷ lệ phối hợp 2 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm
phổi.......................................................................................................................... 38
Bảng 3.12 Liều sử dụng của từng loại kháng sinh 1 ngày trong nghiên cứu............39
Bảng 3.13 Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ở từng loại kháng sinh.............41
Bảng 3.14 Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh trong nghiên cứu..................42
Bảng 3.15 Đường sử dụng kháng sinh.....................................................................43
Bảng 3.16 Tỷ lệ tương tác của kháng sinh với các thuốc khác của từng đơn trong
nghiên cứu...............................................................................................................43
Bảng 3.17 Bảng Đánh giá tính hợp lý của một số đặc điểm trong đơn thuốc theo
dược thư quốc gia Việt Nam....................................................................................44
Bảng 3.18 Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo dược thư quốc gia Việt Nam. .44


x

DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................23


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATS

American Thoracic Society

Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ

CAP

Community-acquired
pneumonia

Viêm phổi mắc phải cộng
đồng

COPD

Chronic Obstructive Pulmonary

Disease

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

DNA

Deoxyribonucleic acid

Acid deoxyribonucleic

Intravenous

Đường tiêm tĩnh mạch

Methicillin-Resistant
Staphylococcus Aureus

Tụ cầu vàng kháng
methicilline

PD

Pharmacodynamics

Dược lực học

PK

Pharmacokinetics


Dược động học

RNA

Acid ribonucleic

IV
MRSA

TTM

Tiêm tĩnh mạch

VPBV

Viêm phổi bệnh viện

VPTM

Viêm phổi thở máy

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) là một trong những bệnh lý phổ biến
và đang tiếp tục gây ra nhiều tử vong trên khắp thế giới. Tại Hoa Kỳ, viêm phổi đứng
ở vị trí thứ sáu trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong, và nó đang chiếm vị trí
hàng đầu trong danh sách các bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong. Mỗi năm, chúng ta ghi
nhận khoảng 5,6 triệu trường hợp mắc CAP, trong đó, có khoảng 1,1 triệu trường hợp
cần nhập viện để điều trị [46].
Dữ liệu thống kê từ Hội Bệnh Nhiễm trùng Mỹ và Hội Lồng ngực Mỹ vào năm
2007 cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người mắc viêm phổi cộng đồng nhưng
không được điều trị tại bệnh viện dao động từ 1% đến 5%. Đối với những trường hợp
nặng, tỷ lệ tử vong có thể thay đổi từ 4% đến 40%. Đặc biệt, nguy cơ mắc viêm phổi
đang gia tăng ở các bệnh nhân có tuổi cao và mắc các bệnh mạn tính trước đó như
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, suy tim, suy thận, hoặc ung thư. Các bệnh
nhân này thường dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc có khả năng
khơng phản ứng tốt với điều trị bằng kháng sinh. Do đó, việc chẩn đốn và điều trị trở
nên ngày càng phức tạp [38].
Các tác nhân gây viêm phổi phổ biến bao gồm Streptococcus pneumoniae,
Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia
pneumoniae và các loại virus như virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Sự phân bố của
các tác nhân này có sự biến đổi theo từng quốc gia và khu vực địa lý [32]. Kể từ khi
dịch bệnh SARS xuất hiện vào năm 2003, sau đó là các đợt dịch cúm gia cầm H5N1
và H1N1, và hiện nay là đại dịch COVID-19, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của
các biến thể mới của vi khuẩn và virus, và chúng thường gây ra diễn biến bệnh nhanh
chóng và nặng, dẫn đến tử vong.
Tại Việt Nam, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng luôn là một vấn đề y tế cấp
bách, với sự gia tăng không ngừng của tỉ lệ mắc bệnh. Đây là một nguyên nhân quan
trọng gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở trẻ em dưới 1 tuổi và người cao tuổi
[19]. Thống kê cho thấy viêm phổi chiếm 12% trong tổng số các bệnh phổi, và trong
một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến 2000, 9,57% bệnh nhân
nhập viện điều trị tại khoa hô hấp mắc viêm phổi, xếp thứ tư trong số các trường hợp



2

điều trị tại khoa này. Các nghiên cứu gần đây đã tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu
biểu hiện lâm sàng và căn nguyên gây viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Tuy
nhiên, nên lưu ý rằng Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm, là mơi trường thuận lợi cho
sự phát triển và lây lan của nhiều loại vi khuẩn và virus. Sự ơ nhiễm mơi trường cũng
đóng góp vào tình trạng này. Một vấn đề nữa là tỷ lệ sử dụng kháng sinh khơng kiểm
sốt, dẫn đến tình trạng cao cấp kháng kháng sinh tại Việt Nam.
Do đó, đa dạng của các nguyên nhân vi khuẩn gây ra viêm phổi mắc phải trong
cộng đồng là một thực tế, và khả năng chống lại các loại kháng sinh thay đổi theo từng
khu vực địa lý, thời gian, đối tượng và cách thu thập dữ liệu trong các nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình sử dụng kháng
sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn tại bệnh viện Đa
khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2022”. Nghiên cứu tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên
bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
2. Đánh giá an toàn hợp lý việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng
trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
1.1.1 Định nghĩa
Viêm phổi cộng đồng (CAP) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới mà
bệnh nhân mắc phải khi ở ngoài cơ sở y tế hoặc trong vịng 48 giờ sau khi nhập viện

mà trước đó khơng có các yếu tố liên quan đến viêm phổi do nhiễm trùng trong bệnh
viện. CAP thường xuất hiện ở những người không tiếp xúc gần với hệ thống y tế.
Nguyên nhân của CAP có thể là vi khuẩn, virus, nấm hoặc các vi sinh vật khác.
Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus
influenzae thường là những tác nhân gây bệnh phổ biến. Tuy nhiên, một loạt các tác
nhân khác cũng có thể gây CAP, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân và mơi trường xung quanh [5].
Triệu chứng của CAP có thể bao gồm sốt, ho, đau ngực, khó thở, mệt mỏi và dấu
hiệu khác của nhiễm trùng. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường dựa vào lâm sàng, hình
ảnh X-quang ngực và các xét nghiệm vi sinh vật học [36].
Điều trị CAP thường dựa vào việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây
bệnh, nhưng lựa chọn cụ thể sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây ra bệnh và mức độ nghiêm
trọng của bệnh lý. Trong trường hợp viêm phổi do virus, việc sử dụng các loại thuốc
chống virus có thể được cân nhắc [14].
1.1.2 Dịch tễ
CAP là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 450 triệu người hàng năm và
lan rộng trên toàn cầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong,
gây ra khoảng 4 triệu trường hợp tử vong hàng năm, chiếm 7% tổng số ca tử vong trên
toàn cầu. Tỷ lệ tử vong do bệnh này cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 75
tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015, viêm phổi xếp thứ ba trong
danh sách các nguyên nhân gây tử vong sau đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim. Đáng
chú ý là tỷ lệ mắc CAP ở các nước đang phát triển cao hơn gấp năm lần so với các
nước phát triển [42].


4

Ở Việt Nam, CAP là một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp nhất
trong thực hành lâm sàng, chiếm 12% trong số các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Tại
khoa Hô Hấp của Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê từ năm 1996 đến 2000, tỷ lệ mắc

viêm phổi chiếm 9,57%, đứng sau các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao và
ung thư phổi. Năm 2014, tỷ lệ mắc viêm phổi tại Việt Nam là 561 trường hợp trên mỗi
100.000 người dân, xếp thứ hai sau bệnh tăng huyết áp. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi là
1,32 trường hợp trên mỗi 100.000 người dân, đứng đầu trong danh sách các nguyên
nhân dẫn đến tử vong [14].
Thơng tin này cho thấy rằng viêm phổi mạn tính là một vấn đề quan trọng về sức
khỏe trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và cần sự tập trung vào việc
đối phó và ngăn ngừa căn bệnh này để giảm tỷ lệ tử vong [52].
1.1.3 Các yếu tố rủi ro
Người lớn tuổi: Nguy cơ mắc CAP tăng theo tuổi. Tỷ lệ nhập viện hàng năm vì
CAP ở người lớn ≥65 tuổi là khoảng 2000 trên 100.000 ở Hoa Kỳ [43]. Con số này
cao hơn khoảng ba lần so với dân số nói chung và cho thấy rằng 2% dân số lớn tuổi sẽ
phải nhập viện vì CAP hàng năm.
Bệnh đi kèm mãn tính: Bệnh đi kèm khiến bệnh nhân có nguy cơ nhập viện CAP
cao nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), với tỷ lệ mắc hàng năm là 5832
trên 100.000 ở Hoa Kỳ. Các bệnh đi kèm khác liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc CAP
bao gồm các dạng bệnh phổi mãn tính khác (ví dụ như giãn phế quản, hen suyễn),
bệnh tim mãn tính (đặc biệt là suy tim sung huyết), đột quỵ, đái tháo đường, suy dinh
dưỡng và tình trạng suy giảm miễn dịch [42].
Nhiễm trùng đường hơ hấp do virus: Nhiễm trùng đường hô hấp do virus có thể
dẫn đến viêm phổi do virus nguyên phát và cũng có thể dẫn đến viêm phổi do vi khuẩn
thứ phát. Điều này thể hiện rõ nhất khi nhiễm virus cúm.
Suy giảm khả năng bảo vệ đường thở: Các tình trạng làm tăng nguy cơ hít phải
các chất trong dạ dày và/hoặc hít phải vi thể các chất tiết của đường hơ hấp trên có
nguy cơ mắc CAP, chẳng hạn như thay đổi ý thức (ví dụ do đột quỵ, co giật, gây mê,
sử dụng ma túy hoặc rượu) hoặc khó nuốt do tổn thương thực quản hoặc rối loạn nhu
động.


5


Hút thuốc và lạm dụng rượu: Hút thuốc, lạm dụng rượu (ví dụ >80 g/ngày) và sử
dụng opioid là những yếu tố nguy cơ hành vi chính có thể thay đổi được đối với CAP
[58].
Các yếu tố lối sống khác: Các yếu tố khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ
mắc CAP bao gồm điều kiện sống đông đúc (ví dụ: nhà tù, nơi tạm trú cho người vơ
gia cư), cư trú ở những nơi có thu nhập thấp và tiếp xúc với chất độc mơi trường (ví
dụ: dung môi, sơn hoặc xăng). Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như hút
thuốc, COPD và suy tim sung huyết, góp phần làm tăng nguy cơ. Những yếu tố rủi ro
này và các điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển của CAP sẽ được thảo luận riêng
[42].
1.1.4 Phân loại
Cần phân biệt viêm phổi cộng đồng với các trường hợp viêm phổi khác:
- Viêm phổi bệnh viện VPBV (hospital acquired pneumonia - HAP, nosocomial
pneumonia - NP) hay viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (hospital acquired
pneumonia - HAP): Xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó khơng có triệu chứng hơ
hấp hay nhiễm trùng và khơng có tổn thương mới hay tiến triển trên X- quang ngực
trước 48 giờ nhập viện.
- Viêm phổi liên quan đến VPTM (ventilation associated pneumonia – VAP) xảy
ra sau 48-72 giờ. Đây là loại viêm phổi thường xảy ra khi bệnh nhân nằm tại phịng
chăm sóc đặc biệt (ICU).
- Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (healthcare associated pneumonia –
HCAP) được xem như là một bộ phận của VPBV do phổ vi khuẩn tương tự khi bệnh
nhân được chăm sóc hay điều trị sau bị viêm phổi được xem là Viêm phổi liên quan
đến chăm sóc y tế, có các đặc điểm sau:
+Đã nhập viện 48 giờ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhiễm trùng.
+Cư trú trong nhà dưỡng lão hay trung tâm chăm sóc dài hạn.
- Được điều trị kháng sinh tiêm mạch, hóa trị trong thời gian gần đây hay chăm
sóc vết thương trong vòng 30 ngày. Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện hay tại đơn vị
chạy thận.




×