Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giáo trình cơ sở cắt gọt kim loại (nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng, trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CƠ SỞ CẮT GỌT KIM LOẠI
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ Quy Nhơn

Bình Định, năm 2018



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU

Nghề cắt gọt kim loại là một trong những nghề rất cần thiết trong sự phát
triển nền công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp nặng và cơng nghiệp chế
tạo máy. Với tầm quan trọng đó việc xây dựng chương trình và giáo trình đào
tạo rất quan trọng và cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay.
Trong đó mỗi mơn học/ mơ đun được xây dựng một phần kiến thức, kỹ


năng cần thiết của nghề. Môn học Cơ sở cắt gọt kim loại là một môn học rất
quan trọng đảm bảo đào tạo đầy đủ kiến thức cơ sở ngành (Dung sai lắp ghép;
Vật liệu; Chi tiết máy).
Cấu trúc chương trình và giáo trình rất thuận lợi cho người học có thể xác
định được kiến thức, kỹ năng cần thiết của mô đun. Người học có thể vận dụng
được trong khi học tập và thực tế làm việc thơng qua giáo trình này với nội dung
như: Lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng cần thiết; Quy trình thực hiện
các kỹ năng để thực hiện sản phẩm thực tế; Thực hành các kỹ năng cơ bản trên
sản phẩm thực tế.
Người học có thể tự nghiên cứu về lý thuyết hướng dẫn để thực hiện các
kỹ năng, hướng dẫn về kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn quy trình thực
hiện kỹ năng và thực hành các sản phẩm tương tự thực tế có hướng dẫn hoặc độc
lập thực hiện sản phẩm có khả tự kiểm tra đánh giá sản phẩm thông qua giáo
trình.
Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có
tính liên thơng cho 3 cấp đảm bảo kỹ năng thực hành với các mục tiêu sau:


Tính quy trình trong cơng nghiệp


Năng lực người học và tư duy về mô đun đào tạo ứng dụng trong
thực tiễn.


Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo.

Trong quá trình biên soạn giáo trình khoa đã tham khảo ý kiến từ doanh
nghiệp, giáo trình của các trường Đại học, học viện,... Nhóm biên soạn đã cố
gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất, nhưng khơng thể tránh khỏi

thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc
để được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1- Chủ biên : Nguyễn Tấn Phúc
2- Hỗ trợ chuyên môn: Bộ môn CGKL

2


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................ 2
MỤC LỤC...................................................................................................................3
CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC...................................................................................7
Phần I: DUNG SAI - ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT........................................................ 1
Chương1 Khái niệm cơ bản về dung sai đo lường kỹ thuật........................................ 1
1.1. Khái niệm về lắp lẫn trong ngành cơ khí......................................................... 1
1.1.1 Bản chất của tính lắp lẫn................................................................................ 1
1.1.2. Ý nghĩa của tính lắp lẫn.................................................................................1
1.2. Dung sai và sai lệch giới hạn............................................................................1
1.2.2. Dung sai.........................................................................................................2
1.2.3. Sai lệch giới hạn............................................................................................ 2
1.3. Lắp ghép và các loại lắp ghép.......................................................................... 3
1.3.1. Lắp ghép có độ hở......................................................................................... 3
1.3.2. Lắp ghép có độ dơi........................................................................................ 4
1.3.3. Lắp ghép trung gian.......................................................................................4
1.4. Hệ thống dung sai.............................................................................................4
1.4.1. Hệ thống lỗ.................................................................................................... 4
1.4.2. Hệ thống trục.................................................................................................5
Chương 2 Dung sai và lắp ghép.................................................................................. 7

2.1. Hệ thống dung sai lắp ghép.............................................................................. 7
2.1.1 Hệ cơ bản........................................................................................................7
2.1.2 Cấp chính xác................................................................................................. 7
2.1.3. Cơng thức tính trị số dung sai....................................................................... 7
2.1.4 Khoảng kích thước......................................................................................... 8
2.1.5 Sai lệch cơ bản............................................................................................... 8
2.1.6. Bảng dung sai tiêu chuẩn.............................................................................. 9
2.2. Cách ghi kích thước có sai lệch giới hạn trên bản vẽ chi tiết và trên bản vẽ... 9
2.2.1. Ghi theo ký hiệu............................................................................................ 9
2.2.2. Ghi bằng trị số các sai lệch............................................................................9
2.3.1. Lắp có độ hở (Lắp lỏng):.............................................................................10
Các mối ghép có độ hở dùng trong trường hợp các chi tiết cần chuyển động tương
đối với nhau...........................................................................................................10
2. 2.2. Lắp ghép có độ dơi (Lắp chặt)................................................................... 10
2.2.3. Lắp ghép trung gian.....................................................................................11
Chương 3 Dung sai hình dạng và vị trí của các bề mặt, nhám bề mặt...................... 13
3.1. Sai số về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của chi tiết gia công................13
3.1.1 Sai số và dung sai hình dạng........................................................................ 13
3.1.2. Sai số và dung sai vị trí............................................................................... 14
3.1.3. Các dấu hiệu và ký hiệu dung sai hình dạng và vị trí..................................14
3


3.1.4 Cấu tạo và cách tra bảng dung sai hình dạng và vị trí..................................15
3.2. Nhám bề mặt.................................................................................................. 17
3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá nhám bề mặt............................................................. 17
3.2.2. Cách ghi ký hiệu nhám bề mặt.................................................................... 18
Chương 4 Đo lường kỹ thuật.....................................................................................20
4.1. Khái niệm về đo lường kỹ thuật..................................................................... 20
4.1.1 Đo lường và đơn vị đo..................................................................................20

4.1.2. Cơ bản của kỹ thuật đo................................................................................21
4.2 Các loại dụng cụ và phương pháp đo.............................................................. 21
4.2.1. Dụng đo có vạch số..................................................................................... 21
4.2.1.1 Thước cặp..................................................................................................21
4.2.1.2 Panme........................................................................................................ 23
4.2.2 Dụng cụ đo có bề mặt số.............................................................................. 25
4.2.3 Ca líp và căn mẫu......................................................................................... 26
4.2.3.1 Ca líp......................................................................................................... 26
4.2.3.2 Căn mẫu.....................................................................................................27
4.2.4. Dụng cụ đo hình dạng và vị trí....................................................................27
Phần II: VẬT LIỆU CƠ KHÍ.................................................................................... 29
Chương 5 Lý thuyết cơ bản về kim loại và hợp kim.................................................29
5.1. Khái niệm về vật liệu..................................................................................... 29
5.2. Chọn lựa và đặc tính của vật liệu................................................................... 29
5.2.1. Chọn lựa vật liệu......................................................................................... 29
5.2.2. Đặc tính của vật liệu....................................................................................29
5.3. Cấu trúc bên trong của kim loại..................................................................... 30
5.3.1. Cấu trúc bên trong và tính chất................................................................... 30
5.3.2. Mạng tinh thể kim loại................................................................................ 32
Chương 6 Hợp kim Fe-C...........................................................................................36
6.1. Gang............................................................................................................... 36
6.1.1 Định nghĩa, thành phần, tính chất, cơng dụng của gang.............................. 36
6.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của gang.............................................36
6.1.3. Các loại gang thường dùng......................................................................... 37
6.1.4. Sơ lược về quá trình luyện gang..................................................................40
6.2. Thép Cacbon.................................................................................................. 40
6.2.1. Định nghĩa và thành phần hóa học:.............................................................40
6.2.2. Ảnh hưởng của các nguyên tố đến tổ chức - cơ tính của thép.................... 40
6.2.3.Các loại thép cacbon thường dùng............................................................... 41
6.3. Thép hợp kim................................................................................................. 42

6.3.1.Định nghĩa, tính chất, phân loại và ký hiệu:.................................................42
6.3.2. Các loại thép hợp kim thường gặp.............................................................. 43
Chương 7 Kim loại không Fe.................................................................................... 47
4


7.1 Kim loại màu và hợp kim của nó.................................................................... 47
7.1.1 Đồng và hợp kim đồng.................................................................................47
7.1.1.1Các đặc tính của đồng nguyên chất (đồng đỏ)........................................... 47
7.1.1.2 Hợp kim đồng............................................................................................47
7.1.2. Nhôm và hợp kim nhơm..............................................................................48
7.1.2.2. Hợp kim nhơm..........................................................................................49
7.1.3. Thiết - chì - kẽm.......................................................................................... 49
7.1.4 Hợp kim ổ trượt............................................................................................50
7.2. Vật liệu thiêu kết............................................................................................ 51
7.2.1. Hợp kim cứng..............................................................................................51
7.2.2. Gốm kim loại...............................................................................................53
Chương 8 Vật liệu phi kim loại................................................................................. 54
8.1. Ceramit........................................................................................................... 54
8.1.1 Cấu tạo – tính chất cơ bản............................................................................ 54
8.1.2. Các loại Ceramit thông dụng.......................................................................54
8.2. Polimer........................................................................................................... 54
8.2.1. Cấu tạo – tính chất cơ bản........................................................................... 54
8.2.2 Các loại Polimer thơng dụng........................................................................55
8.3. Compozit........................................................................................................ 55
8.3.1 Cấu tạo – tính chất cơ bản............................................................................ 55
8.3.2. Các loại Compozit thông dụng....................................................................56
Chương 9 Nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện.................................................................58
9.1. Giản đồ trạng thái Fe-C..................................................................................58
9.1.1 Cấu tạo Giản đồ trạng thái hợp kim sắt – Cacbon........................................58

9.1.2. Tổ chức kim loại của hợp kim sắt các bon..................................................58
9.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nhiệt luyện.......................................... 61
9.2. Nhiệt luyện..................................................................................................... 61
9.2.1. Khái niệm cơ bản........................................................................................ 61
9.2.2. Các phương pháp nhiệt luyện cơ bản.......................................................... 61
9.3. Hóa luyện....................................................................................................... 64
9.3.1. Khái niệm cơ bản........................................................................................ 64
9.3.2. Các phương pháp hóa nhiệt luyện cơ bản................................................... 64
Phần III: MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY........................................................................66
Chương10: Khái niệm cơ bản về máy và chi tiết máy.............................................. 66
10.1 Khái niệm máy và chi tiết máy......................................................................66
10.2 Phân loại........................................................................................................66
10.3. Cấu trúc và chức năng cơ bản của máy........................................................67
10.3.1 Cấu trúc bên trong của máy........................................................................67
10.3.2. Chức năng cơ bản......................................................................................67
10.3.3. Thiết bị an toàn..........................................................................................67
5


Chương 11 Mối ghép cơ khí......................................................................................68
11.1. Khái niệm về mối ghép................................................................................ 68
11.2. Các loại mối ghép.........................................................................................68
11.2.1. Ren vít....................................................................................................... 68
11.2.2. Đinh tán..................................................................................................... 70
11.2.3. Then...........................................................................................................70
11.2.4. Hàn............................................................................................................ 73
Chương 12 Hệ thống truyền động cơ khí.................................................................. 75
12.1. Các cơ cấu truyền động cơ khí..................................................................... 75
12.1.1 Đại cương về truyền động cơ khí............................................................... 75
12.1.2 Các cơ cấu truyền động cơ bản.................................................................. 76

12.1.2.1 Truyền động đai.......................................................................................76
12.1.2.2. Truyền động bánh răng...........................................................................77
12.2. Hệ thống truyền động...................................................................................86
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................94

6


CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: CƠ SỞ CẮT GỌT KIM LOẠI
Mã môn học: MH 09
Thời gian thực hiện môn học: 90.giờ; (lý thuyết: 60 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí:Mơn học Cơ sở cắt gọt kim loại được bố trí sau khi sinh viên đã được
học các môn học mô đun MH08 – Vẽ kỹ thuật; trước khi thực hiện các mô đun chun
mơn nghề.
- Tính chất:Mơn học Cơ sở cắt gọt kim loại là môn học kỹ thuật cơ sở được
giảng dạy lý thuyết hoặc tích hợp tùy theo bài tại phịng chun mơn hóa nhằm trang
bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về Dung sai đo lường – Vật liệu cơ khí –
Máy và chi tiết máy
II. Mục tiêu mơn học:
- Kiến thức:
+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244-2245.
+ Trình bày được đặc điểm, tính chất cơ lý, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của một
số vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí
+ Trình bày được nhiệt luyện và hố nhiệt luyện.
+ Trình bày được cơng dụng,cấu tạo cơ bản của các lắp ghép cơng nghiệp.
+ Trình bày được các cơ cấu truyền động cơ khí trong máy cắt kim loại.

- Kỹ năng:
+ Vận dụng để tra và tính toán được dung sai và độ nhám bề mặt của chi tiết máy
và các mối ghép.
+ Sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ đo.
+ Có khả năng phân biệt các loại vật liệu theo yêu cầu
+ Nhiệt luyện được một số dụng cụ của nghề như dao tiện thép gió, đục...
+ Xác định được tính năng của chi tiết máy cần gia cơng, từ đó chọn được phương
pháp gia cơng thích hợp.
+ Ứng dụng được loại mối ghép và máy cắt kim loại cơ bản vào trong sản xuất
- Thái độ:
+Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng
tạo trong học tập.
+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, thể hiện tác phong công nghiệp, tuân
thủ đúng các nguyên tắc an toàn
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và giải quyết được công việc, vấn
đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Chịu trách nhiệm về hoạt động của cá nhân và nhóm.
+ Phải tự đánh giá được chất lượng cơng việc sau khi hồn thành của cá nhân và
cả nhóm
III. Nội dung mơn học:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
7


Số
TT
1.

Thờigian(giờ)


Tên chương, mục
Phần I: DUNG SAI - ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT

TS

LT

BT

KT

15

12

2

1

9

5

4

3

2


1

12

2

9

3

3

9

7

Chương 1: Khái niệm cơ bản về dung sai - đo
lường kỹ thuật

1.1. Khái niệm về lắp lẫn trong ngành cơ khí.
1.2. Dung sai và sai lệch giới hạn.
1.3. Lắp ghép và các loại lắp ghép.
1.4. Hệ thống dung sai.
2.

Chương 2: Dung sai và lắp ghép

2.1.

Hệ


thống

dung

sai

lắp

ghép.

2.2. Cách ghi kích thước có sai lệch giới hạn
trên bản vẽ chi tiết và trên bản vẽ lắp
2.3. Cách sử dụng các hình thức lắp ghép
3.

Chương 3: Dung sai hình dạng và vị trí của

các bề mặt, nhám bề mặt.

3.1. Sai số về hình dạng và vị trí giữa các bề
mặt của chi tiết gia công.
3.2.
4.

Nhám

bề

mặt.


Chương 4: Đo lường kỹ thuật.

1

4.1. Khái niệm về đo lường kỹ thuật.
4.2. Các loại dụng cụ đo và phương pháp đo.
5.

Phần II: VÂT LIỆU CƠ KHÍ
Chương 5: Lý thuyết cơ bản về kim loại và

hợp kim

5.1. Khái niệm về vật liệu
5.2. Chọn lựa và đặc tính của vật liệu
5.3. Cấu trúc bên trong của kim loại
6.

Chương 6: Hợp kim Fe-C

2

6.1. Gang

8


Số


Tên chương, mục

TT

Thờigian(giờ)
TS

LT

BT

6

4

2

6

5

1

9

5

4

3


3

6

5

1

9

7

2

90

60

28

KT

6.2. Thép Cacbon
6.3. Thép hợp kim
7.

Chương 7: Kim loại không Fe
7.1. Kim loại màu và hợp kim của nó
7.2. Vật liệu thiêu kết


8.

Chương 8: Vật liệu phi kim loại
8.1. Ceramit
8.2. Polimer
8.3. Composite
8.4. Gỗ - Cao su – Thủy tinh

9.

Chương 9: Nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện
9.1. Giản đồ trạng thái Fe-C.
9.2. Nhiệt luyện.
9.3. Hóa nhiệt luyện

10.

Phần III: MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY
Chương 10: Khái niệm cơ bản về máy và chi
tiết máy
10.1. Khái niệm máy và chi tiết máy
10.2. Phân loại
10.3. Cấu trúc và chức năng cơ bản của máy

11.

Chương 11: Mối ghép cơ khí
11.1. Khái niệm về mối ghép
11.2. Các loại mối ghép


12.

Chương 12: Hệ thống truyền động cơ khí
12.1. Các cơ cấu truyền động cơ khí
12.2. Hệ thống truyền động

Cộng

2

9


PHẦN I: DUNG SAI - ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT
CHƯƠNG1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT
Thời gian: 15 giờ (lý thuyết:12, thực hành: 2, kiểm tra 1)
Dung sai là một môn học cơ sở của ngành cơ khí, dung sai cung cấp chúng ta
một số kiến thức về lắp ghép, phương pháp tính và một số kiến thức lý thuyết về dung
sai lắp ghép.
Mục tiêu:
- Trình bày được bản chất của tính đổi lẫn trong lắp ghép;
- Liệt kê được các loại lắp ghép;
- Phân biệt được các hệ thống dung sai;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung:
1.1. Khái niệm về lắp lẫn trong ngành cơ khí
1.1.1 Bản chất của tính lắp lẫn
Máy công cụ do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận do nhiều chi tiết lắp ghép

lại với nhau. Trong chế tạo máy cũng như trong sửa chữa máy, con người mong muốn
các chi tiết cùng loại có khả năng lắp lẫn được cho nhau nghĩa là khi cần thay thế
nhau, không cần lựa chọn sửa chữa gi thêm mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của mối
ghép. Tính chất đó gọi là tính lắp lẫn của chi tiết.
- Tính lắp lẫn của một loại chi tiết là khả năng thay thế cho nhau, không cần lựa
chọn sửa chữa gì thêm mà vẫn đảm bảo chức năng, yêu cầu kỹ thuật của mối ghép.
- Tính lắp lẫn gồm có: lắp lẫn hồn tồn và lắp lẫn khơng hồn toàn.
+ Lắp lẫn hoàn toàn: Trong một loạt chi tiết có cùng loại, các chi tiết đều có thể
lắp lẫn được cho nhau thì loạt chi tiết đó đạt được tính lắp lẫn hồn tồn.
+ Lắp lẫn khơng hồn tồn: Trong một loạt chi tiết có cùng loại có một hoặc
một vài chi tiết không lắp lẫn được cho nhau thì loạt chi tiết đó đạt được tính lắp lẫn
chức năng khơng hồn tồn.
1.1.2. Ý nghĩa của tính lắp lẫn
Trong sản xuất hàng loạt, nếu không đảm bảo nguyên tắc của lắp lẫn thì khơng sử
dụng được bình thường nhiều loại đồ dùng hàng ngày.
Trong sản xuất, tính lắp lẫn làm đơn giản quá trình lắp ghép. Trong quá trình sửa
chữa, nếu thay thế một chi tiết hỏng bằng một chi tiết dự trữ cùng loại thì máy có thể
làm việc được ngay, giảm bớt thời gian ngừng máy để sửa chữa, tận dụng được thời
gian sản xuất.
Về mặt công nghệ, tính lắp lẫn tạo điều kiện thúc đẩy chuyên mơn hóa và hợp tác
hóa trong sản xuất.
1.2. Dung sai và sai lệch giới hạn.
1.2.1. Các kích thước cơ bản
- Kích thước: Kích thước là giá trị đo bằng số của đại lượng đo chiều dài theo
đơn vị được lựa chọn.
Trên bản vẽ kỹ thuật, đơn vị thường được dùng quy ước là: mm
- Kích thước danh nghĩa: là kích thước nhận được bằng tính tốn xuất phát từ
chức năng của chi tiết (độ bền, độ cứng …) sau đó quy trịn về phía lớn lên theo các
giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn .


1


Ví dụ: Khi tính tốn thiết kế, người thiết kế xác định kích thước của chi tiết là
35,785mm, đối chiếu với bảng tiếu chuẩn chọn kích thước là 36mm. Kích thước
36mm là kích thước danh nghĩa của chi tiết.
+ Kích thước danh nghĩa được chọn theo giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu
chuẩn và phải ưu tiên chọn trong dãy có độ chia lớn hơn.
+ Kích thước danh nghĩa của bề mặt lắp ghép là chung cho các chi tiết tham gia
lắp ghép.
Ký hiệu: Kích thước danh nghĩa của chi tiết lỗ ký hiệu là: DN
Kích thước danh nghĩa của chi tiêt trục ký hiệu là: dn
- Kích thước thực: Là kích thước đo trực tiếp trên chi tiết bằng những dụng cụ đo
với sai số cho phép nào đó.
Ký hiệu: Kích thước thực của chi tiết lỗ ký hiệu là: Dth
Kích thước thực của chi tiêt trục ký hiệu là: dth
- Kích thước giới hạn: là kích thước lớn nhất và nhỏ nhất qui định để giới hạn
miền biến thiên của kích thước chi tiết.
Ký hiệu: Kích thước giới hạn lớn nhất của chi tiết lỗ ký hiệu là: Dmax
Kích thước giới hạn lớn nhất của chi tiêt trục ký hiệu là: dmax
Kích thước giới hạn nhỏ nhất của chi tiết lỗ ký hiệu là: Dmin
Kích thước giới hạn nhỏ nhất của chi tiêt trục ký hiệu là: dmin
Chi tiết đạt yêu cầu khi kích thước thực của nó thoả mãn điều kiện:
Dmin ≤ Dth ≤ Dmax
dmin ≤ dth ≤ dmax
1.2.2. Dung sai
- Là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu đại số
giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới.
- Ký hiệu dung sai là: T
+ Dung sai của chi tiết lỗ:

TD = Dmax - Dmin = ES – EI
+ Dung sai của chi tiết trục: Td = dmax - dmin = es – ei
Dung sai càng lớn nghĩa là sai số chế tạo càng lớn, dễ chế tạo và giá thành chế
tạo giảm.

Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn kích thước, sai lệch và dung sai
1.2.3. Sai lệch giới hạn
- Sai lệnh giới hạn của kích thước là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn và kích
thước danh nghĩa.
- Sai lệch giới hạn trên: là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích
thước danh nghĩa.
+ Sai lệch giới hạn trên của chi tiết lỗ: ES= Dmax - DN
+ Sai lệch giới hạn trên của chi tiết trục: es = dmax - dN
- Sai lệch giới hạn dưới: là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích
thước danh nghĩa.
2


+ Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết lỗ: EI = Dmin - DN
+ Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết trục: ei = dmin - dN
1.3. Lắp ghép và các loại lắp ghép
- Là sự phối hợp giữa hai hay một số chi tiết một cách cố định (như bánh răng cố
định trên trục).
- Những bề mặt và kích thước mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau
gọi là bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép.
- Dựa vào dạng bề mặt lắp ghép có: lắp ghép trụ trơn, lắp ghép cơn trơn, lắp ghép
ren, lắp ghép truyền động bánh răng, lắp ghép phẳng (lắp ghép then với rãnh, lắp séc
măng với rãnh pittông...).

1 – Bề mặt bao. 2 – Bề mặt bị bao

Hình 1.2. Lắp ghép trụ trơn
Hình 1.3. Lắp ghép phẳng
- Đặc tính của lắp ghép được xác định bởi hiệu số kích thước bề mặt bao và bị
bao. Dựa vào đặc tính lắp ghép có các nhóm sau:
1.3.1. Lắp ghép có độ hở
Là lắp ghép trong đó kích thước của lỗ ln lớn hơn kích thước của trục
(hình 1.4).

Hình 1.4. Lắp lỏng
- Độ hở trong lắp ghép đặc trưng cho sự tự do dịch chuyển tương đối giữa hai chi
tiết trong lắp ghép. Ký hiệu: S
+ Độ hở :
S = Dth – dth
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin = ES - ei
+ Độ hở nhỏ nhất: Smin = Dmin – dmax = EI - es
+ Độ hở trung bình: Stb =
+ Dung sai độ hở (hoặc dung sai lắp ghép):
Ts = Smax – Smin = TD + Td
3


1.3.2. Lắp ghép có độ dơi
Là loại lắp ghép trong đó kích thước của lỗ ln nhỏ hơn kích thước của trục
(hình 1.5).

Hình 1.5. Lắp có độ dơi
- Độ dơi trong lắp ghép đặc trưng cho sự cố định tương đối giữa hai chi tiết trong
lắp ghép. Ký hiệu: N
+ Độ dôi:
N=d-D

+ Độ dôi lớn nhất:
Nmax = dmax- Dmin
+ Độ dôi nhỏ nhất:
Nmin = dmin - Dmax
+ Độ dôi trung bình:
Ntb =
+ Dung sai độ dơi (hoặc dung sai lắp ghép):
TN = Nmax - Nmin = TD + Td
1.3.3. Lắp ghép trung gian
Là lắp ghép có thể có độ dơi hoặc độ hở (hình 1.6).

Hình 1.6. Lắp trung gian
- Đặc trưng của lắp ghép trung gian là độ hở lớn nhất và độ dôi lớn nhất:
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax - dmin
+ Độ dôi lớn nhất Nmax = dmax - Dmin
+ Dung sai của lắp ghép :
TNS = Smax + Nmax = TD + Td
1.4. Hệ thống dung sai
1.4.1. Hệ thống lỗ
Lắp ghép theo hệ thống lỗ là tập hợp các lắp ghép trong đó độ hở và độ dơi khác
nhau có được bằng cách ghép các trục có kích thước khác nhau với lỗ cơ bản.
Trong hệ thống lỗ, lỗ là chi tiết cơ bản nên hệ thống lỗ còn gọi là hệ lỗ cơ bản.
Chi tiết lỗ cơ bản ký hiệu là H và có EI = 0 => Dmin= DN ES = TD

4


Hình 1.7 Sơ đồ lắp ghép hệ thống lỗ

1.4.2. Hệ thống trục

Lắp ghép theo hệ thống trục là tập hợp các lắp ghép trong đó độ hở và độ dơi
khác nhau có được bằng cách ghép các trục có kích thước khác nhau với trục cơ bản.
Trong hệ thống trục, trục là chi tiết cơ sở nên gọi là hệ trục cơ bản.
Chi tiết trục cơ bản ký hiệu là h và có es = 0 => dmax= dn
ei = Td

Hình 1.8 Sơ đồ lắp ghép hệ thống trục
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG I

A. Câu hỏi
1. Phân biệt kích thước danh nghĩa, kích thước thực và kích thước giới hạn. Căn cứ
vào đâu để đánh giá chi tiết đạt hay không đạt yêu cầu?
2. Phân biệt các sai lệch giới hạn, ký hiệu và cách tính các sai lệch giới hạn.
3. Dung sai là gì? Phân biệt dung sai của chi tiết và dung sai của lắp ghép, cách tính
dung sai.
4. Thế nào là lắp ghép? Lắp ghép được chia thành mấy loại và đặc tính của từng loại?
B. Bài tập
1. Gia công một chi tiết trục có đường kính danh nghĩa dn = 25mm với các kích thước
giới hạn dmax = 25,1mm, dmin = 25,01mm.
- Tính các sai lệch và dung sai của trục
- Trục gia cơng xong có kích thước 25,005mm, như vậy có dùng được khơng?
Tại sao?
2. Tính các kích thước giới hạn và dung của các chi tiết có kích thước sau:
25

; 60

; 75±0,025

3. Có một lắp ghép trong đó chi tiết lỗ Ф75

, chi tiết trục Ф75
- Tính các kích thước giới hạn, dung sai của lỗ và dung sai của trục.
- Tính các trị số giới hạn độ dơi, độ hở và dung sai lắp ghép.
4. Một lắp ghép theo hệ thống lỗ, đường kính danh nghĩa DN = 60mm; dung sai của lỗ
TD = 28μm, chi tiết trục Ф60
- Vẽ sơ đồ lắp ghép.
5


- Dựa vào sơ đồ lắp ghép, xác định tính chất của lắp ghép, trị số giới hạn của độ
dôi hoặc độ hở; Các kích thước giới hạn của lỗ, trục và dung sai của trục.
5. Có một lắp ghép theo hệ thống trục, đường kính danh nghĩa dn = 50mm, dung sai
của trục Td = 23μm; chi tiết lỗ Ф50
- Tính kích thước giới hạn của lỗ và trục; Tính dung sai của lỗ.
- Tính trị số giới hạn độ hở, dung sai độ hở.
- Vẽ sơ đồ lắp ghép.

6


CHƯƠNG 2 DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP
Mã bài 9-02
Thời gian: 9 giờ (LT:2, BT: 1, tự học: 6)
Dung sai và lắp ghép cung cấp cho người học kiến thức về hệ thống dung sai
lắp ghép, cách tra bảng, cách ghi dung sai trên bảng vẽ, chọn các lắp ghép tiêu chuẩn.
Mục tiêu:
- Trình bày được các qui định lắp ghép của hệ thống dung sai lắp ghép các bề
mặt trơn theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN2244-99);
- Ghi và đọc được các giá trị dung sai trên bản vẽ;
- Tra thành thạo các bảng tra dung sai (theo TCVN 2245-99);

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung:
2.1. Hệ thống dung sai lắp ghép
2.1.1 Hệ cơ bản
Lắp theo hệ thống trục: Lắp ghép theo hệ thống trục là tập hợp các lắp ghép
trong đó độ hở và độ dơi khác nhau có được bằng cách ghép các trục có kích thước
khác nhau với trục cơ bản.
Lắp theo hệ thống lỗ: Lắp ghép theo hệ thống lỗ là tập hợp các lắp ghép trong đó
độ hở và độ dơi khác nhau có được bằng cách ghép các trục có kích thước khác nhau
với lỗ cơ bản.
2.1.2 Cấp chính xác
TCVN qui định chia mức độ chính xác của kích thước chi tiết ra làm 20 cấp
theo thứ tự độ chính xác giảm dần: 01; 0; 1; 2;….;18. Trong đó:
Cấp chính xác 01; 0; 1; 2; 3; 4: dùng cho các kích thước lắp ghép trong các dụng
cụ đo, kiểm tra
Cấp chính xác 5 đến 11: Dùng cho các kích thước lắp ghép trong các máy móc
thơng dụng
Cấp chính xác 12 đến 18: Dùng cho các kích thước khơng lắp ghép hoặc lắp ghép
thơ
2.1.3. Cơng thức tính trị số dung sai
Trị số dung sai phụ thuộc vào kích thước danh nghĩa và cấp chính xác của kích
thước thơng qua cơng thức sau:
Trong đó:
: hệ số chính xác, phụ thuộc vào cấp chính xác của kích thước bảng 2.1. Kích
thước càng chính xác thì càng nhỏ, trị số dung sai càng bé, và ngược lại.
Bảng 2.1 – Hệ số chính xác a phụ thuộc vào cấp chính xác
Cấp chính
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16

17
18
xác
Hệ số a
7 10 16 25 40 64 100 160 250 400 640 1000 1600 2500
: đơn vị dung sai phụ thuộc vào kích thước danh nghĩa

bằng công thức sau:

7


Từ cơng thức trên ta dễ dàng tính được trị số dung sai
cho một kích thước
bất kì ứng với một cấp chính xác cho trước.
2.1.4 Khoảng kích thước
Khoảng kích thước danh nghĩa (D), khoảng này quy định từ 3-500, chia ra các
khoảng kích thước (tham khảo bảng 2,2 giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo
lường tác giả Ninh Đức Tốn)
2.1.5 Sai lệch cơ bản
Sai lệch cơ bản là sai lệch dưới (hoặc trên) dùng để xác định vị trí của miền dung
sai so với đường khơng. Trong hệ thống TCVN, sai lệch gần với đường không nhất gọi
là sai lệch cơ bản.
Có 28 sai lệch cơ bản đối với trục và 28 sai lệch cơ bản đối với lỗ được ký hiệu
lần lượt băng chữ.
+ 28 sai lệch của lỗ lần lượt từ trên xuống ký hiệu chữ hoa: A, B, C,…, ZB, ZC.
+ 28 sai lệch của trục lần lượt từ dưới lên ký hiệu chữ thường: a, b, c,..., zb, zb.
Lỗ cơ bản được ký hiệu bằng chữ H (EI = 0), còn trục cơ bản ký hiệu bằng chữ h
(es = 0).


Hình 2.1. Sơ đồ bố trí dãy các sai lệch cơ bản của lỗ và trục
Dãy các sai lệch cơ bản từ A (a) đến H (h) dùng để tạo thành lắp ghép có khe hở
Dãy các sai lệch cơ bản từ J (j) đến N (n) dùng để tạo thành lắp ghép trung gian
Dãy các sai lệch cơ bản từ P (p) đến ZC (zc) dùng để tạo thành lắp ghép có độ dôi
8


Sự phối hợp giữa chữ chỉ sai lệch cơ bản và số hiệu cấp chính xác sẽ xác định vị
trí và độ lớn của miền dung sai. Miền dung sai được ghi sau kích thước danh nghĩa.
Ví dụ: Ф50H8: Chi tiết lỗ có D = 50mm, sai lệch cơ bản H; cấp chính xác 8.
Ф60g7: Chi tiết trục có d = 60mm, sai lệch cơ bản g; cấp chính xác 7.
2.1.6. Bảng dung sai tiêu chuẩn
Bảng trị số dung sai tiêu chuẩn thể hiện kích thước danh nghĩa tương ứng với cấp
chính xác được thể hiện trong bảng 2.3 của giáo trình (tham khảo bảng 3,2 giáo trình
dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường tác giả Ninh Đức Tốn)
2.2. Cách ghi kích thước có sai lệch giới hạn trên bản vẽ chi tiết và trên bản vẽ
2.2.1. Ghi theo ký hiệu
Quy ước:
- Chữ H: Ký hiệu cho lắp ghép theo hệ lỗ cơ bản.
- Chữ h: Ký hiệu cho lắp ghép theo hệ trục cơ bản.
- Sự phối hợp giữa ký hiệu sai lệch cơ bản với số hiệu cấp chính xác tạo thành
miền dung sai: H6, h7, g8,…
- Miền dung sai được ghi các kích thước danh nghĩa: Ф45K7, Ф45m6, Ф60e5,…
- Trên các bản vẽ lắp ghép, ký hiệu được ghi ở dạng phân số, trong đó miền dung
sai của chi tiết lỗ ghi ở tử số, miền dung sai của chi tiết trục ghi ở mẫu số: Ф50
Ф90

,

Một số ví dụ và giải thích:


+ Ф50 : Lắp ghép có kích thước danh nghĩa 50mm, lắp ghép theo hệ thống
lỗ cơ bản (H), chi tiết lỗ cấp chính xác 6, sai lệch cơ bản của trục là m, cấp chính xác
của trục là cấp 6.
+ Ф50H6: Chi tiết lỗ trong lắp ghép hệ thống lỗ, kích thước danh nghĩa là
50mm, cấp chính xác là 6.
2.2.2. Ghi bằng trị số các sai lệch
* Cách ghi: Ghi kích thước danh nghĩa của chi tiết hoặc lắp ghép, kèm theo dấu
và trị số của sai lệch giới hạn. Kích thước danh nghĩa và giới hạn đều thống nhất đơn
vị là mm, trong đó:
- Sai lệch trên ghi ở trên, sai lệch dưới ghi ở dưới, con số ghi sai lệch ghi theo
cỡ nhỏ hơn: Ф50

, Ф40

- Sai lệch khơng thì không ghi: Ф30
, Ф20
- Sai lệch phân bố đối xứng thi bên cạnh, con số ghi kích thước danh nghĩa ghi
dấu ± kèm theo số chỉ sai lệch giới hạn viết cùng cỡ ngang hàng với số kích thước
danh nghĩa: Ф115±0,060
- Trên bản vẽ lắp ghép, các sai lệch giới hạn cũng ghi ở phân số, tử số ghi trị số
sai lệch của lỗ, mẫu số ghi trị số sai lệch của trục: Ф50
2.3. Cách sử dụng các hình thức lắp ghép
* Khái niệm
- Là sự phối hợp giữa hai hay một số chi tiết một cách cố định (như bánh răng cố
định trên trục) hoặc di động (như pit tơng trong xi lanh).
- Những bề mặt và kích thước mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau
gọi là bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép.
9



- Dựa vào dạng bề mặt lắp ghép có: Lắp ghép trụ trơn, lắp ghép côn trơn, lắp
ghép ren, lắp ghép truyền động bánh răng, lắp ghép phẳng (lắp ghép then với rãnh, lắp
séc măng với rãnh pittơng...).
- Đặc tính của lắp ghép được xác định bởi hiệu số kích thước bề mặt bao và bị
bao. Dựa vào đặc tính lắp ghép có các nhóm sau:
2.3.1. Lắp có độ hở (Lắp lỏng):
Các mối ghép có độ hở dùng trong trường hợp các chi tiết cần chuyển động
tương đối với nhau.
* Các lắp ghép:
ln có Smin = EI – es = 0. Do đó, lắp ghép này nằm
trên ranh giới giữa lắp ghép có độ hở và lắp ghép trung gian. Khi bơi nhớt các chi tiết
có thể dịch chuyển một cách tự do. Ví dụ: Nịng ụ động trên máy tiện; Piston – xilanh.
Khi lắp thêm các chi tiết phụ như chốt, then các lắp ghép này lại trở thành mối
ghép cố định. Ví dụ: Bánh răng thay thế, ly hợp vấu, ly hợp ma sát,...
* Các lắp ghép:
có khe hở nhỏ đảm bảo định tâm tốt được dùng trong
các trường hợp chuyển động khơng có va đập khi tải trọng thay đổi. Ví dụ: Biên lắp
với cổ trục khuỷu, trục chính của máy cơng cụ,...
* Các lắp ghép:
được dùng cho các mối ghép của các chi tiết làm việc
với vận tốc trung bình và khơng đổi, tải trọng khơng va đập. Ví dụ: Trục khuỷu,; trục
cam,...
* Các lắp ghép:
có khe hở tương đối lớn và được dùng cho mối
ghép động nhưng có chiều dài bạc lớn, hoặc nhiều ổ trục, hoặc vận tốc lớn hơn 1000
vịng/phút. Ví dụ: Lắp trục bơm ly tâm; trục chính máy mài,...
* Các lắp ghép:
và các lắp ghép khác có khe hở tương đối lớn được
dùng cho mối ghép của các chi tiết làm việc với vận tốc lớn, những trường hợp không

cần định tâm chính xác, các chi tiết làm việc trong điều kiện nhiệt đơ thay đổi hay bụi
bẩn. Ví dụ: Máy nông nghiệp; máy giao thông,...
* Các lắp ghép:
được dùng cho mối ghép của các chi tiết làm việc ở nhiệt
độ cao, như các loại động cơ nhiệt.
2. 2.2. Lắp ghép có độ dơi (Lắp chặt)
a. Phạm vi ứng dụng:
Dùng cho mối ghép cố định không tháo được và thường không dùng chi tiết phụ
như vít, then…
Khi sử dụng mối ghép này cần tính tốn cụ thể để đạt hai điều kiện:
- Độ bền của mối ghép: Đảm bảo không dịch chuyển tương đối giữa hai chi tiết
lắp ghép khi có ngoại lực tác động.
- Độ bền của chi tiết lắp ghép: Đảm bảo không phá hủy bề mặt lắp ghép do ứng
suất phát sinh dưới tác dụng của độ dôi.

10


* Các lắp ghép:
được sử dụng đối với các mối ghép truyền mơ men
xoắn nhỏ, mối ghép có chi tiết thành mỏng không cho phép biến dạng lớn.
*Các lắp ghép:
là kiểu lắp có độ dơi vừa phải, khoảng (0,0002
0,0006)dn. Chúng được sử dụngđối với các mối ghép chịu tải trọng nặng nhưng có chi
tiết kẹp chặt phụ.
* Các lắp ghép:
là kiểu lắp có độ dơi lớn khoảng (0,001 0,002)dn. Chúng
được sử dụng đối với các mối ghép truyền tải nặng, khơng có chi tiết kẹp chặt phụ.
b. Phương pháp lắp ghép mối ghép có độ dơi (lắp chặt)
Mối ghép có độ dôi cần đảm bảo 2 yêu cầu sau:

- Trường hợp có độ dơi nhỏ nhất: Phải đảm bảo mối ghép đủ bền
- Trường hợp có độ dơi lớn nhất: Phải đảm bảo chi tiết không bị phá hỏng.
Khi thực hiện lắp ghép có độ dơi, người ta sử dụng 3 phương pháp:
+ Lắp bằng máy ép nhờ lực chiều trục của nó ở nhiệt độ bình thường. Lắp như
vậy gọi là lắp ép dọc trục.
+ Lắp bằng cách nung chi tiết bao (lỗ) hoặc làm lạnh chi tiết bị bao (trục) đến
nhiệt độ xác định rồi lắp ghép. Đây là phương pháp biến dạng nhiệt hay phương pháp
ép ngang.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể dùng phối hợp cả hai phương pháp trên.
Trong 3 phương pháp trên, lắp bằng máy ép đơn giản và thường sử dụng nhiều
nhất. Nó được sử dụng ưu việt khi độ dơi khơng lớn (đến 0,001dn).
2.2.3. Lắp ghép trung gian
Nhóm lắp ghép trung gian có thể có độ hở hoặc có độ dơi. Nhưng độ hở hoặc độ
dôi tương đối nhỏ so với lắp ghép có độ hở và lắp ghép có độ dôi.
Công dụng: Thường dùng cho mối ghép cố định nhưng yêu cầu tháo lắp dễ dàng,
độ chính xác và độ đồng tâm cao, khi truyền lực phải dùng chi tiết phụ: Then, chốt,
vịng hãm, vít,…
Cách lắp: Khi lắp ta có thể dùng tay, búa hoặc máy ép nhẹ.
* Các lắp ghép:
được dùng khi có tải trọng lớn, va đập rung động.
Trong trường này, việc tháo mối ghép chỉ thực hiện khi sửa chữa lớn. Ví dụ: Lắp chốt
piston với lỗ piston.
* Các lắp ghép:
được dùng khi vật liệu của các chi tiết kém bền hoặc
phải tháo lắp thường xuyên. Ví dụ: Lắp các trục truyền; trục tâm với ly hợp vấu; vô
lăng; bánh đai,...
* Các lắp ghép:
được dùng khi tháo lắp nhanh và thường xuyên. Các
lắp ghép này có khả năng chịu được lực chiều trục nhỏ và sự định tâm của các chi tiết
tốt hơn. Ví dụ: Lắp ghép các bánh răng thay thế các chốt định tâm.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II
A. Câu hỏi
1. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của hệ thống dung sai lắp ghép TCVN.
2. Trong TCVN quy định bao nhiêu cấp chính xác, ký hiệu cụ thể của từng cấp?
11


3. Có bao nhiêu sai lệch cơ bản, ký hiệu từng loại?
4. Có mấy cách ghi kích thước có sai lệch trên bản vẽ, nêu nội dung cụ thể từng cách
ghi đó?
5. Nêu cơng dụng của lắp ghép có độ hở? Cho ví dụ?
6. Nêu đặc điểm, cơng dụng của lắp ghép có độ dơi, u cầu của lắp ghép có độ dơi,
phương lắp các mối ghép có độ dơi.
7. Cho biết đặc điểm, công dụng của lắp ghép trung gian? Tại sao lắp ghép trung gian
đạt độ đồng tâm cao?
B. Bài tập
1. Giải thích các ký hiệu lắp ghép và tra bảng tìm sai lệch của lắp ghép sau:
;
;
2. Tra bảng tìm sai lệch giới hạn:
;

;

12


CHƯƠNG 3 DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC BỀ MẶT,
NHÁM BỀ MẶT
Mã bài 09-3

Thời gian: 3 giờ (lý thuyết:1, tự học: 2)
Chương dung sai hình dạng và nhám bề mặt cung cấp người học một số kiến
thức và phương pháp ghi và phương pháp đọc dung sai hình dạng vị trí nhám bề mặt
trên bảng vẽ kỹ thuật.
Mục tiêu
- Xác địnhđược các nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong q trình gia cơng;
- Nhận biếtđược đặc điểm của các dạng sai lệch về hình dáng, vị trí, độ nhám bề
mặt;
- Phân tích được các kí hiệu về dung sai hình dáng, vị trí, độ nhám bề mặt trên
bản vẽ;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung
3.1. Sai số về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của chi tiết gia cơng
3.1.1 Sai số và dung sai hình dạng
Khi gia cơng cơ khí, ngồi sai số kích thước, các chi tiết cịn có sai số vè hình
dạng. Những sai số về hình dạng có thể phân ra làm 2 loại:
a. Sai lệch prôfin theo phương ngang (mặt cắt ngang)
- Sai lệch độ tròn: Là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm trên prơfin thực đến
vịng trịn áp (hình 3.1).

Hình 3.1. Sai lệch độ trịn
b. Sai lệch prơfin theo phương dọc trục (mặt cắt dọc trục)
- Sai lệch prôfin mặt cắt dọc trục: là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm trên
prơfin thực đến phía tương ứng của prơfin áp (hình 3.2).

song.

Hình 3.2 Sai lệch prơfin mặt cắt dọc trục
- Độ côn: là sai lệch profin mặt cắt dọc khi đường sinh thẳng nhưng không song


13


×