Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

dự án khởi nghiệp kiến tạo nền nông nghiệp xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HỒNG MINH CHÂU - 19508991
TRƯƠNG VIỆT BÌNH - 19514941

DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
KIẾN TẠO NỀN NÔNG NGHIỆP XANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THẠC SĨ: LÊ HỒNG VIỆT PHƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HỒNG MINH CHÂU
TRƯƠNG VIỆT BÌNH

DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
KIẾN TẠO NỀN NÔNG NGHIỆP XANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD : Th.S Lê Hoàng Việt Phương


SVTH

: Lê Hoàng Minh Châu
: Trương Việt Bình

LỚP

: DHQT15F

KHĨA : K15

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


DOANH



LÊ HỒNG MINH CHÂU & TRƯƠNG VIỆT BÌNH 

GÁY BÌA KHÓA LUẬN

 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
NĂM 2023

QUẢN TRỊ KINH


i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Kiến Tạo Nền Nơng Nghiệp Xanh
Tóm tắt đề tài: Dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nơng Nghiệp Xanh” được hình thành
từ ý tưởng xây dựng nền tảng chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ các bà con
nông dân trong việc quản lý, giám sát các chỉ số nông nghiệp quan trọng như: Nhiệt độ, độ
ẩm, lưu lượng nước và hàm lượng dinh dưỡng trong đất, hàm lượng NPK, độ PH của cây
trồng dù bất cứ ở đâu thông qua mạng Internet (Wifi, 4G). Đồng thời, hỗ trợ các nhà nông
trong việc điều khiển tưới tiêu, cảnh báo và xử lý sự cố kịp thời và nhanh chóng. Từ đó,
giúp các nhà nơng giảm thiểu chi phí, rủi ro, gia tăng năng suất, hướng đến nền nông nghiệp
hiện đại và phát triển bền vững. Ngoài ra, ý tưởng dự án được xuất phát từ việc xây dựng
nền tảng cung cấp các giải pháp phù hợp với túi tiền của người Việt, tầm nhìn minh bạch
hóa chuỗi cung ứng nơng sản nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ nhiều mục đích
trong nơng nghiệp.
Từ khóa: Chuyển đổi số nơng nghiệp; IoT trong nông nghiệp; Bộ tưới cây tự động; Giám
sát hàm lượng NPK trong đất; Truy xuất nguồn gốc nông sản; Tưới tiết kiệm.
Nơi thực hiện đề tài: TP.HCM


ii

LỜI CẢM ƠN
Trên con đường đi đến thành công của mỗi người khơng thể thiếu những người lái đị đi
trước soi sáng, hỗ trợ để họ có thể vững bước trên con đường đã chọn. Lời đầu tiên nhóm
xin gửi lời cám ơn chân thành và lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô của trường Đại học Công
Nghiệp TP Hồ Chí Minh nói chung và thầy cơ khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã xây
dựng những bài giảng hay, cung cấp những kiến thức quan trọng và là hành trang quý báo
cho sinh viên chúng em. Nhờ vào những kiến thức đã học, kỹ năng được rèn luyện giúp
nhóm có nền tảng vững chắc hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Để có thể hồn thành bài Khóa luận tốt nghiệp thuận lợi và tốt nhất. Lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc của nhóm muốn gửi đến Thầy Lê Hồng Việt Phương - người đã tận tình
giúp đỡ nhóm hồn thiện bài khóa luận. Thầy ln đồng hành cùng nhóm, tận tình hỗ trợ
khi gặp vấn đề khó khăn, vui vẻ trả lời các thắc mắc khi không tiện gặp thầy để trao đổi
trực tiếp. Nếu khơng có những lời nhắc nhở và chỉ bảo của thầy thì bài Khóa luận tốt nghiệp
của nhóm cũng khơng thể hồn thành tốt và chỉnh chu như vậy.
Một lần nữa nhóm xin chân thành cảm ơn.

Người thực hiện

Lê Hoàng Minh Châu Trương Việt Bình


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là dự án khởi nghiệp của nhóm. Các thơng tin trong bài báo cáo hồn
tồn là thơng tin chính sát từ dự án, không sao chép từ bất kỳ một dự án nào và dưới bất
kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Người thực hiện

Lê Hồng Minh Châu Trương Việt Bình


iv


v


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


vi


vii


viii


ix


x

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I ........................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
1.5.1 Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 5

1.5.2 Phạm vi về không gian ....................................................................................... 5
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
1.7 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
1.7.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 5
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 5
1.8 KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................... 6
CHƯƠNG II ....................................................................................................................... 7
THỰC TRẠNG MƠ HÌNH KINH DOANH ................................................................... 7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh ................................................... 7
2.1.2 Khái niệm về mơ hình kinh doanh - Business Modal Canvans ......................... 7
2.1.3 Khái niệm Giải pháp giá trị ................................................................................ 8
2.1.4 Phân khúc khách hàng ........................................................................................ 9
2.1.5 Kênh truyền thông ............................................................................................ 11
2.1.6 Quan hệ khách hàng ......................................................................................... 14
2.1.7 Dòng doanh thu ................................................................................................ 20
2.1.8 Các nguồn lực chính ......................................................................................... 21
2.1.9 Hoạt động chính ............................................................................................... 22
2.1.10 Đối tác chính................................................................................................... 23
2.1.11 Cơ cấu chi phí ................................................................................................. 24
2.2 THỰC TRẠNG MƠ HÌNH KINH DOANH .................................................. 25
2.2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp.................................................................... 25
2.2.2 Tính khả thi của dự án ...................................................................................... 27


xi
2.2.3 Mơ hình kinh doanh Canvas ............................................................................. 28
CHƯƠNG III ................................................................................................................... 29
GIẢI PHÁP KINH DOANH........................................................................................... 29
3.1 GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ ....................................................................................... 29

3.1.1 Giới thiệu về các dòng sản phẩm ..................................................................... 29
3.1.2 Giá trị của Giải pháp......................................................................................... 30
3.1.3 Điểm khác biệt .................................................................................................. 31
3.2 PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG ....................................................................... 35
3.2.1 Phân tích thị trường .......................................................................................... 35
3.2.2 Khách hàng mục tiêu ........................................................................................ 39
3.2.3 Phân tích nhu cầu khách hàng .......................................................................... 41
3.3 KÊNH TRUYỀN THƠNG ............................................................................... 43
3.3.1 Kế hoạch truyền thông ..................................................................................... 43
3.3.2 Kênh phân phối................................................................................................. 50
3.4 QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ............................................................................. 51
3.4.1 Vòng đời khách hàng trong mơ hình CRM ...................................................... 51
3.4.2 CRM cá nhân hóa trong ma trận chiến lược CRM ........................................... 58
3.5 DỊNG DOANH THU ....................................................................................... 60
3.6 CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ............................................................................ 63
3.6.1 Con người ......................................................................................................... 63
3.6.2 Cơ cấu vốn dự án .............................................................................................. 64
3.6.3 Mặt bằng kinh doanh ........................................................................................ 65
3.7 HOẠT ĐỘNG CHÍNH ..................................................................................... 66
3.7.1 Kế hoạch kinh doanh ........................................................................................ 66
3.7.2 Hoạt động bán hàng .......................................................................................... 67
3.7.3 Hoạt động tiếp thị ............................................................................................. 68
3.7.4 Kế hoạch sản xuất............................................................................................. 69
3.8 ĐỐI TÁC CHÍNH ............................................................................................. 70
3.9 CƠ CẤU CHI PHÍ ............................................................................................ 72
3.9.1 Chi phí đầu tư ban đầu...................................................................................... 72
3.9.2 Chi phí cố định ................................................................................................. 73
3.9.3 Chi phí biến đổi ................................................................................................ 73
3.9.4 Điểm hịa vốn ................................................................................................... 75



xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 So sánh sản phẩm cạnh tranh cho hệ thống tưới tiết kiệm nước........................ 32
Bảng 3.2 So sánh sản phẩm giải pháp giám sát dinh dưỡng đất. ...................................... 33
Bảng 3.3 Mục tiêu truyền thông của Eco-House............................................................... 44
Bảng 3.4 Kế hoạch truyền thông của Eco-House .............................................................. 44
Bảng 3.5 Các công cụ truyền thông của Eco-House ......................................................... 45
Bảng 3.6 Các kênh truyền thông của Eco-House .............................................................. 49
Bảng 3.7 Kế hoạch bán hàng cho 12 tháng đầu tiên ......................................................... 61
Bảng 3.8 Doanh thu dự kiến năm đầu tiên ........................................................................ 62
Bảng 3.9 Tỷ lệ vốn góp các thành viên của dự án ............................................................. 64
Bảng 3.10 Kế hoạch 5 năm của Eco-House ...................................................................... 66
Bảng 3.11 Chi phí thành lập doanh nghiệp ....................................................................... 72
Bảng 3.12 Chi phí cố định bình qn 1 tháng của Eco-House .......................................... 73
Bảng 3.13 Chi phí biến đổi sản phẩm mẫu hệ thống tưới tiết kiệm nước ......................... 74
Bảng 3.14 Chi phí biến đổi sản phẩm mẫu giám sát dinh dưỡng đất ................................ 74
Bảng 3.15 Chi phí biến đổi sản phẩm mẫu giám sát dinh dưỡng đất ................................ 75
Bảng 3.16 Phân bổ tỷ lệ chi phí cố định của từng sản phẩm............................................. 75
Bảng 3.17 Điểm hòa vốn của từng sản phẩm .................................................................... 76


xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1 Chu kỳ Nơng nghiệp ............................................................................................. 1
Hình 2.1 Mơ hình POEM trong Marketing ....................................................................... 12

Hình 2.2 Vịng đời khách hàng trong CRM ...................................................................... 16
Hình 2.3 Ma trận chiến lược CRM .................................................................................... 19
Hình 2.4 Logo của Eco-House .......................................................................................... 25
Hình 2.5 Tốc độ tăng/giảm GDP các quý năm 2021(%)................................................... 27
Hình 2.6 Mơ hình kinh doanh Business Model Canvas của Eco-House ........................... 28
Hình 3.1 Tổng quan về sản phẩm ...................................................................................... 29
Hình 3.2 Mức độ tìm kiếm thơng qua Google Trends ...................................................... 35
Hình 3.3 Khảo sát từ khố liên quan về tìm mua các thiết bị tưới tự động ....................... 36
Hình 3.4 Khảo sát liên quan đến từ khóa Giám sát độ dinh dưỡng của đất ..................... 37
Hình 3.5 Khảo sát liên quan đến từ khóa: Truy xuất nguồn gốc ....................................... 37
Hình 3.6 Quy mơ thị trường của Eco-House ..................................................................... 38
Hình 3.7 Chân dung khách hàng mục tiêu ........................................................................ 39
Hình 3.8 Biểu đồ khảo sát khách hàng về giới tính........................................................... 41
Hình 3.9 Mơ hình SWOT của Eco-House ........................................................................ 43
Hình 3.10 Website SEO Eco-House .................................................................................. 48
Hình 3.11 Giai đoạn Tiếp Cận ........................................................................................... 51
Hình 3.12 Thơng tin sản phẩm Eco-House ....................................................................... 52
Hình 3.13 Thông tin về các thiết bị, linh kiện của Eco-House.......................................... 52
Hình 3.14 Các hình ảnh nổi bật của Eco-House................................................................ 53
Hình 3.15 Hình ảnh trang Facebook của Eco-House ........................................................ 53
Hình 3.16 Giai đoạn Mua hàng ......................................................................................... 55
Hình 3.17 Giai đoạn giữ chân............................................................................................ 56
Hình 3.18 Giai đoạn Phát triển .......................................................................................... 57
Hình 3.19 Tổng quan các nguồn doanh thu của Eco-House ............................................. 60
Hình 3.20 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Eco-House .............................................................. 63
Hình 3.21 Bản thiết kế cho vườn thử nghiệm của Eco-House .......................................... 65
Hình 3.22 Quy trình bán hàng trên Website của Eco-House ............................................ 67
Hình 3.23 Nhà máy gia cơng bảng mạch điện tử công ty PCB Way. ............................... 70



xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CRM

:

Customer Relationship Management

ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

GDP

:

Gross Domestic Product

IoAT

:

Internet of Agriculture Things

IoT


:

Internet of Things

IMC

:

Integrated Marketing Communication

POEM

:

Paid Owned Earned Media

R&D

:

Research and Develop

SEO

:

Search Engine Optimization Marketing

SOM


:

Serviceable Obtainable Market

STT

:

Số thứ tự

Sp

:

Sản phẩm

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

Web

:

Website


xv


MỞ ĐẦU
Đề tài “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” xây dựng từ dự án một dự án khởi nghiệp mang
tên Eco-House. Dự án này được hình thành từ ý tưởng xây dựng nền tảng chuyển đổi số
trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà nông ứng dụng công nghệ số vào quy trình trồng
trọt từ đó xây dựng một chuỗi cung ứng nơng sản khép kín và minh bạch, nâng cao chất
lượng nơng sản Việt.
Trải qua q trình từ việc xây dựng ý tưởng cho đến việc hình thành sản phẩm thử (MVP)
và tham dự các cuộc thi khởi nghiệp, dự án đã vinh dự đạt được giải nhất trong cuộc thi
“Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổ
chức tại Thừa Thiên Huế vào ngày 25-26/03/2023. Đây chính là động lực lớn nhằm thúc
đẩy dự án nhanh chóng hồn thiện và đến gần hơn với các nhà nơng. Để thực hiện được
điều này, dự án cần đưa ra các hoạt động chiến lược nhằm phát triển mơ hình kinh doanh
của dự án.
Chính vì vậy, nhóm thực hiện đề tài “Kiến Tạo Nền Nơng Nghiệp Xanh” nhằm phân tích
các khía cạnh kinh doanh và đưa ra các chiến lược tương ứng phù hợp. Đề tài được thực
hiện và phân tích theo hướng mơ hình kinh doanh hay cịn gọi là mơ hình BMC (Business
Model Canvas).


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm
nhập mặn, thiếu nước. Trong tháng 4/2021 40.000 ha cây ăn quả bị thiếu nước tưới trong
đó Tiền Giang là khu vực ảnh hưởng với diện tích lớn (19.000 ha). Bên cạnh đó lưu lượng
nước trên sơng Mê kơng về ĐBSCL ngày càng giảm do đó việc tiết kiệm mạch nước ngầm
vào mùa khô việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước là một trong những biện pháp thích ứng

với tình hình biến đổi khí hậu ngày nay. Bên cạnh đó, bản thân là những người con của
vùng đất nông nghiệp, ba mẹ quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có được
những sản phẩm nơng sản chất lượng nhưng khi bán ra lại bị các thương lái chèn ép.

Hình 1.1 Chu kỳ Nơng nghiệp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


2
Thấu hiểu được nỗi vất vả của nhà nông nên bản thân chúng em mong muốn hỗ trợ nhà
nông ứng dụng cơng nghệ số vào quy trình trồng trọt từ đó xây dựng một chuỗi cung ứng
nơng sản khép kín và minh bạch, nâng cao chất lượng nông sản Việt và đó cũng chính là
mục tiêu mà dự án hướng đến.
“Dự án khởi nghiệp – Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” là nền tảng cơng nghệ chuyển
đổi số (hay cịn gọi là Web-App) cung cấp các giải pháp nông nghiệp nhằm giúp các nhà
nơng cải thiện quy trình chăm sóc và bón phân cho cây trồng. Đồng thời, giúp các nhà nơng
tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm thời gian quản lý, giảm thiểu các chi phí (nhân cơng, điện,
nước) và rủi ro cho khu vườn.
“Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống” là câu ca dao tục ngữ được ông bà ta đúc kết
từ kinh nghiệm từ nhiều năm. Dù cơng nghệ có hiện đại và phát triển đến đâu cũng không
thể chối được bốn yếu tố không thể thiếu trong nơng nghiệp. Chính vì thế Eco-House ra
đời 3 loại sản phẩm tương ứng với 4 nhóm giải pháp giải quyết những yếu tố về nước, phân
và sự chăm sóc cây trồng. Cụ thể là:
“Nhất nước” đại diện cho giải pháp hệ thống tưới tiết kiệm nước của Eco-House. Giải pháp
này giúp các nhà nơng quản lý tình hình lưu lượng nước tưới từ xa thông qua mạng Internet
(Wifi, 4G). Hệ thống tiết kiệm nước được thiết kế cho nhiều loại cây trồng như tưới: lan,
tưới xà lách, tưới hoa màu, các loại cây ăn quả… Hệ thống được áp dụng phương pháp
tưới tiết kiệm kết hợp với bộ điều khiển giám sát từ xa mang lại các tính năng hữu ích cho
các nhà nơng như: Giám sát và đo lường lưu lượng nước tưới; Thay nhà nông nhận biết
những thay đổi của môi trường xung quanh như nước dâng cao, nước ròng, mưa, nhiệt độ,

độ ẩm…; Cảnh báo hỏng máy bơm và dừng máy bơm chữa cháy; Chống rị rỉ điện tồn bộ
hệ thống gây nguy hiểm chết người; Thông báo hiện trạng điện vườn dừng máy bơm khi
trời mưa; Lập lịch hẹn giờ tưới tiêu; Theo dõi lịch sử tưới tiêu của vườn; Kết nối tư vấn từ
kỹ sư nơng nghiệp.
“Nhì phân” đại diện cho nhóm giải pháp giám sát dinh dưỡng cây trồng. Đây là giải pháp
giúp các nhà nông giám sát và quản lý các chỉ số dinh dưỡng của cây trồng từ xa thông qua
mạng Internet (Wifi, 4G). Giải pháp dinh dưỡng cây trồng gồm các tính năng hữu ích như
sau: Cảnh báo khi dinh dưỡng lệch mức cho phép; Cảnh báo khi môi trường bất lợi cho


3
cây trồng; Bộ cảm biến thời tiết không dây giúp nhà nơng dự đốn thời tiết tại vườn; Đo
độ ẩm đất, độ pH đất, độ dẫn điện EC, hàm lượng N-P-K, nhiệt độ đất. Dựa vào các chỉ số
trên khách hàng có thể Quản lý khu vườn từ xa và khi có chỉ số bất thường sẽ chủ động kết
nối tư vấn từ kỹ sư nông nghiệp.
“Tam cần” đại diện cho nhóm giải pháp tồn diện cho cây trồng. Giải pháp này là sự kết
hợp từ 2 nhóm giải pháp dinh dưỡng cây trồng và hệ thống tưới tiết kiệm nước đồng thời
sử dụng công nghệ AI để nhận biết nhanh chóng bệnh về lá của cây trồng. Đây là giải pháp
tổng thể và tổng hợp đầy đủ các tính năng hữu ích cho khu vườn của các nhà nơng, dựa
trên sự tư vấn từ chuyên gia nông nghiệp sẽ giúp nhà nơng giảm thiệt hại khi có sâu bệnh
đồng thời đưa ra các giải pháp cải tạo khu vườn một cách tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả
cao.
“Tứ giống” đại diện cho nhóm giải pháp “nơng sản sạch khơng sợ minh bạch”. Giải pháp
này mang các tính năng hữu ích như: Người tiêu dùng nơng sản có thể giám sát hình ảnh
tại nơi trồng sản phẩm; Người tiêu dùng nông sản giám sát chỉ số liên quan đến cây trồng;
Giám sát từ xa về thông tin môi trường trồng trọt; Nhật ký canh tác tự động; Eco-House
đảm bảo đầu ra sản phẩm.
Dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” được hình thành từ ý tưởng xây
dựng nền tảng chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ các bà con nông dân vào từ
giai đoạn của chu kỳ nông nghiệp như: quản lý, giám sát các chỉ số nông nghiệp quan trọng

như: Nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng nước và hàm lượng dinh dưỡng trong đất, hàm lượng
NPK, độ PH của cây trồng dù bất cứ ở đâu thông qua mạng Internet (Wifi, 4G). Đồng thời,
hỗ trợ các nhà nông trong việc điều khiển tưới tiêu, cảnh báo, xử lý sự cố kịp thời và nhanh
chóng. Từ đó, giúp các nhà nơng giảm thiểu chi phí, rủi ro, gia tăng năng suất, hướng đến
nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững. Ngoài ra, ý tưởng dự án được xuất phát
từ việc xây dựng nền tảng cung cấp các giải pháp phù hợp với túi tiền của người Việt, tầm
nhìn minh bạch hóa chuỗi cung ứng nông sản nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ
nhiều mục đích trong nơng nghiệp.


4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thị trường kinh doanh, xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và từ đó xây dựng mơ hình kinh doanh phù hợp cho
dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” tại ĐBSCL.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” tập trung vào ba mục tiêu cụ thể
như sau:
Mục tiêu 1: Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình kinh doanh dự án khởi nghiệp
“Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh”.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu thị trường cho dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp
Xanh”.
Mục tiêu 3: Xây dựng mơ hình kinh doanh phù hợp cho dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền
Nông Nghiệp Xanh”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình kinh doanh và thị
trường kinh doanh của dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” tại ĐBSCL.
Đối tượng khảo sát là nông dân có ý định sử dụng sản phẩm IoT trong nông nghiệp tại
ĐBSCL.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” tập trung vào hai câu hỏi cụ thể
như sau:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mơ kình kinh doanh của dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo
Nền Nông Nghiệp Xanh”.
Thị trường nào phù hợp cho dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh”.


5
Mơ hình kinh doanh nào phù hợp cho dự án khởi nghiệp “Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp
Xanh”.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về thời gian
Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ năm 2022 đến năm 2023 nhằm
đảm bảo tính thời sự và chính xát của dữ liệu. Dữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng
11/2022 đến tháng 4/2022 thông qua việc trao đổi ý kiến với giảng viên hướng dẫn và kỹ
sư nơng nghiệp. Phỏng vấn các nhà nơng có ý định sử dụng sản phẩm IoT trong canh tác.
1.5.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên thông tin thu thập từ những kỹ sư nông nghiệp
và khảo sát ý kiến nông dân mong muốn sử dụng IoT tại ĐBSCL.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua
việc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các nhà nơng tại Tiền Giang. Mục đích của việc nghiên
cứu này nhằm thu thập các ý kiến của các nông dân về việc sử dụng IoT trong nông nghiệp.
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu “Dự án khởi nghiệp – Kiến Tạo Nền Nơng Nghiệp Xanh” là tài liệu hữu
ích cho các bài báo cáo theo hướng ứng dụng tham khảo và hoàn thiện hơn trong các báo
cáo trong tương lai. Đồng thời, tài liệu giúp làm phong phú thêm nguồn tham khảo đối với
các bài báo có liên quan đến lý thuyết về mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu “Dự án khởi nghiệp – Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh” để xây dựng
và đưa ra các giải pháp hữu ích cho mơ hình kinh doanh của dự án. Đây là tài liệu tham
khảo hữu ích giúp những nhà khởi nghiệp tham khảo để có thể đề xuất các giải pháp cho
mơ hình kinh doanh của mình phù hợp và hiệu quả.


6
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Bố cục, kết cấu của đề tài gồm 3 chương, cụ thể:
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Thực trạng mô hình kinh doanh
Chương III: Giải pháp kinh doanh


7

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG MƠ HÌNH KINH DOANH
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm Kiến Tạo Nền Nông Nghiệp Xanh
2.1.1.1 Khái niệm Kiến Tạo
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Kiến tạo là quá trình tạo ra và áp dụng các phương pháp, kỹ
thuật và hệ thống mới nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững của hoạt động nông nghiệp.
Đây là một q trình sáng tạo và thích ứng để đáp ứng các thách thức trong lĩnh vực nông
nghiệp, bao gồm tăng cường sản xuất, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người nơng
dân. (Phạm Viết Tích, 2023)
Kiến tạo trong nông nghiệp liên quan đến việc áp dụng các phương pháp và cơng nghệ mới
nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, tăng cường sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đliồng
thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. (Phạm Viết Tích,

2023)
2.1.1.2 Khái niệm Nông Nghiệp Xanh
Theo (Thu Hường, 2022), Nông Nghiệp Xanh là một nền nông nghiệp được ứng dụng công
nghệ vào quy trình sản xuất, trồng trọt giúp người nơng dân tiết kiệm vật tư đầu vào, tiết
kiệm chi phí và thời gian. Nông Nghiệp Xanh hướng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi
trường tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.
Theo (Song Hà, 2022), Nông Nghiệp Xanh là nền nông nghiệp tận dụng và phát triển dựa
trên nguồn nông sản sạch giúp người nông dân trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ
môi trường và nâng cao sức khỏe.
2.1.2 Khái niệm về mơ hình kinh doanh - Business Modal Canvans
Theo (Osterwalder & Pigneur, 2010) Mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp hay cịn gọi
là mơ hình Canvans (Business Modal Canvans) là một bản mô tả kế hoạch kinh doanh,


×