Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 252 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VŨ THỊ HƢỜNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ
CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng

HÀ NỘI - 2023
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận án tiến sĩ ―Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc ở thanh niên‖ là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Dữ liệu
nghiên cứu định lượng và định tính được thu thập, xử lý một cách trung thực, đảm
bảo tính bảo mật cho người tham gia nghiên cứu. Các dẫn chứng và kết quả từ
những nghiên cứu khác khi đưa vào luận án để so sánh, phân tích đều được ghi rõ
nguồn trích dẫn. Kết quả trong phần nghiên cứu chính thức chưa được cơng bố
trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đến nay.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2023
Tác giả luận án

Đoàn Vũ Thị Hƣờng



ii


LỜI CẢM ƠN
Biển tri thức mênh mơng, nếu khơng có người dẫn dắt thì e khó có thể đi vào
được. Cũng vậy, từ những ngày bắt đầu đặt tên đề tài cho đến khi quyển luận án
được hình thành, nếu khơng có những bậc thầy hướng dẫn thì đâu dễ gì hồn thiện.
Trước nhất và trên hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị
Mai Hương với tư cách là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Cô luôn đồng hành,
chia sẻ, và từng bước chỉ dẫn tôi vượt qua các chặng đường nghiên cứu. Cơ khơng
chỉ là người truyền tri thức, mà cịn là người truyền cảm hứng, sự nhiệt tâm đối với
nghiên cứu khoa học và giúp tơi có thêm động lực để tìm kiếm những ý tưởng thú
vị cho đề tài và nỗ lực hồn thành chúng. Với tất cả lịng biết ơn, sự tơn trọng và
lịng q mến, tơi muốn gửi tới Cô lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và lời cầu chúc
an lành.
Lời cảm ơn sâu sắc của tôi xin được gửi tới quý thầy cô đã cho tôi những buổi
học thú vị về những vấn đề cấp bách trong nghiên cứu khoa học, định hướng nghiên
cứu, xử lý số liệu trên phần mềm SPSS và đặc biệt là truyền trao kiến thức cơ bản
về các lĩnh vực tâm lý. Xin biết ơn đến các nhà khoa học: GS.TS. Vũ Dũng,
PGS.TS. Lã Thị Thu Thuỷ, PGS.TS. Lê Văn Hảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan,
PGS.TS. Trần Thu Hương. Nhờ có sự góp ý của các Thầy Cơ trong q trình từ việc
xây dựng và bảo vệ đề cương cho đến vịng bảo vệ cơ sở mà nghiên cứu của tơi
được thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ và thuyết phục hơn.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy cô trong Khoa, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Mai
Lan, cô Trang, cô Nhung. Quý thầy cô và các vị đã luôn nhắc nhở, động viên tơi
trong q trình học tập và sẵn sàng hỗ trợ tơi trong q trình hồn thiện hồ sơ và các
thủ tục hành chính phục vụ cho bảo vệ luận án này.
Nhân dịp này, chúng con xin thành kính tri ân Tam Bảo, Chư tơn đức Hội
đồng Điều hành, quý Giảng viên học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí

Minh, đặc biệt là TT.TS. Thích Viên Trí, TT.TS. Thích Nhật Từ đã ln động viên,
ủng hộ tinh thần để chúng con mạnh dạn bước tiếp trên lộ trình tìm kiếm tri thức và
hồn thiện bản thân.

iii


Cuối cùng, lịng biết ơn lớn nhất tơi dành cho Ba, Mẹ, những người thân yêu
luôn động viên, ủng hộ cho tôi trên mọi chặng đường từ học tập đến phụng sự. Xin
chân thành niệm ân chư vị thiện hữu tri thức, quý thiện nam tín nữ Phật tử xa gần
ln hộ trì và nhất là các học trị tại Học viện, các đệ tử đã tạo nhiều duyên lành tốt
nhất trong q trình nghiên cứu, thực hiện cơng trình khoa học này. Dù khơng trực
tiếp giúp tơi hình thành nên những ý tưởng, luận điểm lý luận hay nghiên cứu thực
tiễn của đề tài nhưng họ là những người đồng hành vĩ đại, luôn bên cạnh, dù là lúc
vui hay lúc khó khăn, thất bại. Xin trân trọng mọi nhân duyên và biết ơn tất cả.
Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2023
Tác giả luận án

Đoàn Vũ Thị Hƣờng

iv


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở
THANH NIÊN ................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chánh niệm ....................................................... 7

1.2. Tổng quan nghiên cứu về hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận
hạnh phúc con người ......................................................................................... 11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc................................................................................................ 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH
NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN ....................... 28
2.1. Lý luận về chánh niệm ............................................................................. 28
2.2. Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc ..................................................... 41
2.3. Những luận điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận
hạnh phúc ở thanh niên ................................................................................... 49
CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 61
3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 61
3.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 61
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 67
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 80
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VỚI CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH
NIÊN ............................................................................................................... 81
4.1. Thực trạng chánh niệm ở thanh niên........................................................ 81
4.2. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh niên ...................................... 96
4.3. Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên .... 103
v


4.4. Kết quả thực nghiệm nghiên cứu tác động của chánh niệm đến cảm nhận
hạnh phúc ở thanh niên ................................................................................. 121
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 133
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNHP

: Cảm nhận hạnh phúc

CN

: Chánh niệm

CX

: Cảm xúc

CXAT

: Cảm xúc âm tính

CXDT

: Cảm xúc dương tính

CXTC


: Cảm xúc tích cực

HP

: Hạnh phúc

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 1................................................................................ 63
Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu tăng ni (Mẫu 2) ........................................................ 65
Bảng 3.3: Độ tin cậy của các thang đo ................................................................................ 78
Bảng 3.4: Các chỉ số thống kê trong phân tích nhân tố (lần phân tích cuối cùng) .................. 79
Bảng 4.1: Các thành phần chánh niệm trên mẫu thanh niên chung .................................... 82
Bảng 4.2: Các thành phần của chánh niệm trên mẫu tăng ni sinh viên (Mẫu 2) ................. 85
Bảng 4.3: Hệ số tương quan Pearson giữa các thành phần chánh niệm (mẫu thanh niên
chung) .................................................................................................................................. 89
Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các thành phần chánh niệm (mẫu thanh niên tăng ni) ... 89
Bảng 4.5: Thống kê mô tả chánh niệm tổng hợp và các thành phần (mẫu 1) ......................... 90
Bảng 4.6: Chánh niệm của thanh niên theo một số lát cắt (mẫu thanh niên chung) ........... 93
Bảng 4.7: Thực trạng cảm nhận hạnh phúc (mẫu thanh niên chung) .................................. 96
Bảng 4.8: Cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên theo một số lát cắt ..................................... 100
Bảng 4.9: Tương quan giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ..................................... 103
Bảng 4.10: Dự báo của chánh niệm cho cảm nhận hạnh phúc (mẫu thanh niên chung) ... 107
Bảng 4.11: Dự báo của chánh niệm cho cảm xúc tích cực (mẫu thanh niên chung)......... 108
Bảng 4.12: Dự báo của chánh niệm cho cảm xúc tiêu cực (mẫu thanh niên chung)......... 109
Bảng 4.13: Dự báo của chánh niệm cho chênh lệch cảm xúc tích cực và tiêu cực ........... 111

Bảng 4.14: Dự báo của chánh niệm cho hài lòng cuộc sống ............................................. 112
Bảng 4.15: Dự báo của chánh niệm cho cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực (mẫu 2) . 115
Bảng 4.16: Điểm chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc tại 3 thời điểm (M và SD) .......... 122

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, MƠ HÌNH
Mơ hình nghiên cứu 1: Mơ hình tổng qt về tác động của chánh niệm đến cảm nhận
hạnh phúc ..................................................................................................................... 58
Mơ hình nghiên cứu 2: Mối quan hệ giữa các thành phần chánh niệm và cảm nhận
hạnh phúc .................................................................................................................... 59
Mơ hình 36: Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc - Vai trị trung
gian của bng xả ...................................................................................................... 118
Mơ hình 37: Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm xúc tích cực - Vai trị trung gian
của cảm xúc tiêu cực ................................................................................................. 120
Mơ hình 38: Mơ hình dự báo chánh niệm cho cảm nhận hạnh phúc (lần 2 so với
lần 1) ......................................................................................................................... 126
Mơ hình 39: Mơ hình dự báo chánh niệm cho cảm nhận hạnh phúc (lần 3 so với lần 2)... 129

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 4.1: Phân bố điểm chánh niệm tổng hợp ..........................................................91
Hình 4.2: Phân bố điểm .............................................................................................91
Tỉnh thức ...................................................................................................................91
Hình 4.3: Phân bố điểm .............................................................................................91
Tâm an .......................................................................................................................91
Hình 4.4: Phân bố điểm Không phân tâm .................................................................91
Hinh 4.5: Phân bố điểm cảm xúc tích cực ................................................................97
Hình 4.6: Phân bố điểm cảm xúc tiêu cực ................................................................97

Hình 4.7: Chênh lệch giữa điểm cảm xúc tích cực và tiêu cực .................................98
Hình 4.8: Phân bố điểm hài lịng với cuộc sống .......................................................99
Hình 4.9: Phân bố điểm hạnh phúc tổng hợp ............................................................99

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chánh niệm (cịn được gọi là Chú tâm) có nguồn gốc từ Phật giáo truyền thống
và liên quan đến thiền định. Ngày nay, chánh niệm đã trở thành một lĩnh vực kiến
thức phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong các môi trường đa dạng như sức
khỏe, giáo dục, nghề nghiệp và phát triển tổ chức [230].
Từ góc độ thưc tiễn, các nghiên cứu cho thấy chánh niệm có vai trị tích cực
đối với cuộc sống con người. Đối với sức khỏe, chánh niệm được xem như một
phương pháp điều trị hiệu quả cho một số rối loạn tâm thần [135]. Đã có những bằng
chứng bước đầu cho thấy can thiệp dựa trên chánh niệm là cơng cụ thúc đẩy kết quả
tích cực và lành mạnh, chẳng hạn như chánh niệm có liên quan tích cực đến các cấu
trúc tâm trí như sức sống, sự hài lòng cuộc sống, chất lượng mối quan hệ giữa các cá
nhân [63]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chánh niệm không chỉ làm giảm
đau buồn hay những trạng thái tiêu cực [159][174][181][229] mà cịn có thể làm gia
tăng cảm nhận hạnh phúc [63][75] [98][171]. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học vẫn
tập trung nhiều hơn vào tìm hiểu vai trị của chánh niệm trong việc loại bỏ các thói
quen khơng thích ứng và thốt khỏi trạng thái tâm trí tiêu cực, thay vì trau dồi hành vi
thích ứng và trạng thái tâm trí tích cực (Garland và cộng sự, 2015 [232]).
Từ góc độ khoa học, khái niệm chánh niệm hiện nay đã trở nên được mở rộng
và điều chỉnh theo những cách khá đa dạng và các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra sự
chưa thống nhất về khái niệm cũng như cấu trúc của chánh niệm (Coffey và cộng sự
2010). Dù cách hiểu chánh niệm khác nhau, là một đặc điểm ổn định đối với một số
người hay một trạng thái nhất thời đối với những người khác, thì đó vẫn là một phẩm

chất vốn có của con người, có thể được đào tạo, phát triển để các cá nhân có được kỹ
năng có thể mang lại chất lượng trong cách họ tập trung chú ý đến suy nghĩ, hành
động và trạng thái cảm xúc [231].
Cùng với sự đa dạng về khái niệm, thì sự phát triển các ứng dụng về chánh
niệm trong thực tiễn ngày nay có thể vượt khỏi khuôn khổ của khái niệm chánh niệm
Phật giáo, đặt ra vấn đề về việc cần thúc đẩy các nghiên cứu về bản chất của chánh
niệm, phân biệt các khái niệm chánh niệm khác nhau để xác định hiệu quả của chánh
niệm chung (Phan-Le và cộng sự, 2022) .

1


Dù chánh niệm và vai trò của chánh niệm đối với cuộc sống lành mạnh của con
người được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, những nghiên cứu
về chủ đề này còn giới hạn. Trên thực tế, những nghiên cứu về hạnh phúc và các yếu
tố liên quan đến hạnh phúc con người ở nước ta đã được tiến hành trên nhiều đối
tượng khác nhau [18][40] nhưng trong số các yếu tố được tìm hiểu chưa có mặt chánh
niệm. Đặc biệt, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc
trên thanh niên vẫn còn là khoảng trống. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời
các câu hỏi: (1) Chánh niệm có cấu trúc và hiện trạng như thế nào trên mẫu thanh niên
nói chung và thanh niên tăng ni? (2) Chánh niệm có mối quan hệ như thế nào với cảm
nhận hạnh phúc và nếu có tác động thì theo cơ chế nào? (3) Thực hành chánh niệm có
khiến thanh niên cảm thấy hạnh phúc hơn không? Việc trả lời các câu này khơng chỉ
góp phần chỉ ra diện mạo của chánh niệm trên mẫu thanh niên, mà cịn góp phần cung
cấp bằng chứng thực tiễn cho vai trò của chánh niệm đối với hạnh phúc của thanh
niên ở Việt Nam. Vì thế, đề tài luận án: “Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc ở thanh niên” được thực hiện để giải đáp cho các câu hỏi đặt ra. Đó
là những lý do để tác giả chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận
hạnh phúc ở thanh niên nhằm cung cấp những bằng chứng và cơ sở khoa học về vai
trò của chánh niệm đối với cảm nhận hạnh phúc ở lứa tuổi thanh niên. Qua đó, đề
xuất một số kiến nghị liên quan đến thực hành chánh niệm trên giới trẻ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc ở thanh niên.
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc ở thanh niên.
- Tìm hiểu thực trạng trải nghiệm chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên.
- Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa chánh niệm và
cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên (tương quan, khả năng tác động trực tiếp, khả năng
tác động gián tiếp qua biến trung gian).

2


- Tổ chức thực nghiệm nghiên cứu tác động theo thời gian của chánh niệm đến
cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chánh niệm, cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa chánh niệm
và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong một số phạm vi như sau:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Chánh niệm là khái niệm đa chiều, đa cấu trúc và khơng có sự thống nhất giữa
các nhà học giả. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chánh niệm được tiếp cận từ góc độ
Phật giáo và tâm lý học để hình thành các nội dung cơ bản của chánh niệm, từ đó xác
định cấu trúc chánh niệm trên mẫu thanh niên Việt Nam.

+ Cảm nhận hạnh phúc là khái niệm đa chiều và không có sự thống nhất giữa
các nhà nghiên cứu. Trong khn khổ nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu hạnh phúc
tiếp cận từ quan điểm hạnh phúc chủ quan của Diener.
+ Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc có thể là quan hệ đa
chiều và tương hỗ, nhưng trong nghiên cứu này, với hệ thống lý thuyết đã xác định,
chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu tác động 1 chiều của chánh niệm đến cảm nhận
hạnh phúc mà không nghiên cứu tác động ở chiều ngược lại.
Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa
chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên, đối tượng khảo sát chính là thanh
niên bình thường (mẫu 1), mẫu tăng ni sinh viên tại học Viện Phật giáo Việt Nam tại
Thành phố Hồ Chí Minh là mẫu so sánh ở một số chiều cạnh so với mẫu chung (mẫu
2), khách thể tham gia thực nghiệm thực hành chánh niệm trong 8 tuần (mẫu 3).
Địa bàn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi một số điểm tại thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành thu thập dữ liệu và thực nghiệm về
mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc của thanh niên trong thời gian
từ năm 2019 đến năm 2021.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tuổi thanh niên nằm trong khoảng tuổi từ
16-35 tuổi. Tuy nhiên, với nội dung nghiên cứu đề cập đến chánh niệm là phạm trù

3


liên quan đến trải nghiệm, nên chúng tôi giới hạn khách thể nghiên cứu là những
thanh niên trưởng thành, tuổi từ 18-35.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc phương pháp luận
trong nghiên cứu tâm lý học như sau:
Nguyên tắc hoạt động: Đời sống của con người thể hiện qua những hoạt động

gắn liền với các hiện tượng tâm lý đi cùng. Hiện tượng tâm lý của con người nảy sinh
trong quá trình tham gia các hoạt động. Chánh niệm, một mặt là một hiện tượng/trạng
thái tâm lý, một mặt là phương pháp thực tập đem lại sự chú tâm, định tĩnh trong quá
trình tham gia hoạt động sống. Trong khi đó, cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống cũng
nảy sinh trong quá trình họ tham gia các hoạt động. Vì thế mối quan hệ giữa chánh
niệm và cảm nhận hạnh phúc cũng được nghiên cứu trong bối cảnh hoạt động sống
cảu con người.
Nguyên tắc hệ thống: Hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều bộ phận
và các bộ phận này có mối liên quan, gắn kết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, tất
cả các sự vật hiện tượng trong cùng hệ thống đều có mối liên hệ với nhau; sự biến
động của cái này không chỉ là sự thay đổi ở chính nó mà cịn tác động và ảnh hưởng
đến cái khác. Nguyên tắc hệ thống nhìn nhận hiện tượng tâm lý của con người được
đặt trong một hệ thống và nó chịu sự chi phối và tác động qua lại của đa dạng các yếu
tố trong hệ thống đó. Ở đây, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chánh niệm và
cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên dưới tác động của hệ thống và tìm ra một số yếu tố
tác động trong mối quan hệ hệ này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng trong nghiên cứu này
để đạt được các mục đích đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học

4


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận

Luận án đã tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ của chánh niệm với cảm
nhận hạnh phúc, qua đó xác định được xu hướng nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực
này góp phần đưa ra bức tranh chung về vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay trên thế
giới nhưng vẫn cịn hạn chế ở Việt Nam.
Dựa trên hệ thống hóa các luận điểm lý thuyết cũng như nghiên cứu thực tiễn
và thực hành chánh niệm Phật giáo của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về chủ
đề có liên quan, luận án đã xây dựng mơ hình lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ
giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên, góp phần làm sáng tỏ vai trò
của chánh niệm đối với việc làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc 3 thành phần của chánh niệm trên mẫu
thanh niên, ở cả các nhà sư, cũng như mẫu bình thường trong độ tuổi thanh niên. Đây
là kết quả mới chưa được phát hiện trước đó, là đóng góp có giá trị về mặt lý luận.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên là chủ đề chưa
được nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu về chủ đề này trên
mẫu các nhà sư trong độ tuổi thanh niên là khá ít được tiến hành ở cả thế giới và Việt
Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu phần nào cung cấp các thông tin mới có giá trị về chủ đề
nghiên cứu trên khách thể nghiên cứu này bên cạnh mẫu thanh niên bình thường.
Thang đo chánh niệm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chánh
niệm, đã được kiểm chứng và cho thấy độ tin cậy cũng như độ hiệu lực hội tụ và phân
biệt của nó, là đóng góp mới bước đầu trong hệ thống các thang đo lường về chánh
niệm ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực tiễn cả trên bình diện nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu dọc
đã chứng minh rằng chánh niệm có thể làm tăng cảm nhận hạnh phúc và an lạc cho
thanh niên. Kết quả này là đóng góp mới cung cấp bằng chứng khoa học cho vai trò
của thiền chánh niệm đối với cảm nhận hạnh phúc trên mẫu nghiên cứu ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Các luận điểm, luận cứ trong nghiên cứu về chánh niệm, cảm nhận hạnh phúc
và mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên được phân tích,

tổng hợp, đặc biệt là cách tiếp cận về khái niệm, cấu trúc và đánh giá, đo lường đã
5


được bàn đến cũng như lý luận về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh
phúc ở thanh niên cũng được trình bày là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau
này cùng chủ đề. Đồng thời, những kết quả này có ý nghĩa lý luận, đóng góp vào hệ
thống các nghiên cứu về cấu trúc của chánh niệm cũng như vai trị của nó đối với cảm
nhận hạnh phúc trên mẫu thanh niên Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã đưa ra những bằng chứng khoa học về
mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. Nghiên cứu
cho thấy chánh niệm tác động đến hạnh phúc con người theo hai hướng trực tiếp
và gián tiếp. Mơ hình này cần được kiểm chứng nhân rộng hơn trong tương lai
theo các nhóm đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, cấu trúc chánh niệm 3 khía cạnh
được phát hiện trong nghiên cứu này là cơ sở quan trọng về vấn đề này trong các
nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này. Do đó, chúng có ý nghĩa là tài liệu tham khảo và
sử dụng trong công tác nghiên cứu khoa học cho những ai quan tâm.
Các phát hiện trong nghiên cứu thực tiễn của đề tài không chỉ là cơ sở để so
sánh đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó và nghiên cứu tương lai mà cịn có
thể giúp đưa ra một số gợi ý hữu ích nhằm tăng cường áp dụng chánh niệm trong việc
đem lại hạnh phúc cho con người. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là cơ sở
để xây dựng các chương trình thực hành chánh niệm cho thanh niên.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục cơng trình đã công bố
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án bao gồm
04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm
nhận hạnh phúc ở thanh niên
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh

phúc ở thanh niên
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa chánh niệm và
cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH
NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chánh niệm
Chánh niệm vốn là thuật ngữ xuất phát từ triết lý Phật giáo phương Đông
khoảng hơn 2500 năm trước đây. Trong Phật giáo, chánh niệm thường gắn với thiền,
nên được gọi là thiền chánh niệm, là linh hồn của thiền định Phật giáo giúp người
thực tập đạt được sự chú tâm, kiểm soát những dao động của thân tâm, đem lại sự an
lạc, hạnh phúc.
Không bị giới hạn trong phạm vi tôn giáo hay vùng miền, chánh niệm được lan
tỏa khắp nơi. Tại Mỹ và các nước phương Tây, phong trào nghiên cứu và thực tập
thiền chánh niệm đến muộn hơn và bắt đầu nở rộ từ những năm giữa-cuối thế kỷ 20
cho đến nay. Người tiên phong trong phong trào này phải kể đến thiền sư Thích Nhất
Hạnh [13], đức Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 và một số những học trò của họ. Với giá trị
ứng dụng cao, thiết thực, chánh niệm nhanh chóng được mọi người chấp nhận và
được lan tỏa rộng rãi. Chánh niệm được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực: tâm lý trị liệu lâm sàng, giáo dục - đào tạo, y tế, lãnh đạo, v.v. Hiệu quả của
nó đã được cơng nhận trong việc chăm sóc sức khỏe, cân bằng cảm xúc và hạnh phúc
(Krygier và cộng sự, 2013) [145]; (Wu và cộng sự, 2019) [227]. Một đánh giá của
Davidson & Kaszniak (2015) [80] chỉ ra rằng nghiên cứu về chánh niệm và thiền định
từ cả góc độ khoa học và thực hành lâm sàng đã tăng lên đáng kể trong những năm
gần đây. Chánh niệm đã trở thành một ngành công nghiệp tỷ đơ khơng chỉ trong lĩnh

vực đào tạo mà cịn bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm [56].
Thực hành chánh niệm trở nên phổ biến, nhiều người đã áp dụng thiền chánh
niệm trong đời sống hằng ngày đem lại cuộc sống an vui, hạnh phúc [114], [116],
[117]; [125]. Chánh niệm trở thành một công cụ quan trọng trong việc nâng cao sức
khỏe tâm thần và thúc đẩy hạnh phúc tâm lý [63]; [97]; [138]; Lykins & Baer, 2009
[152]; Orzech và cộng sự, 2009) [171]; được áp dụng trong trường học [211], [174] .,
trong y khoa [132], [213]., trong tâm lý trị liệu [190]., v.v... Liệu pháp dựa trên chánh
niệm là cơ sở cho những can thiệp được chấp nhận rộng rãi trong tâm lý học lâm sàng
và đã trở thành phương pháp trị liệu phổ biến ở phương Tây sau nhận thức hành vi
7


(CBT) và phân tâm học [65]; (Baer, 2015) [51]. Các nghiên cứu đã đồng ý rằng thực
hành chánh niệm đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và vấn đề xã hội.
Bởi lẽ, giữa cuộc sống bộn bề với cơng việc, mỗi người có thể trải nghiệm nhiều loại
cảm xúc của vui, buồn, thương ghét, chán nản, lo âu…, thì chánh niệm là để họ khơng
bị chi phối quá nhiều bởi những cảm xúc, tăng cường sức khỏe tâm thần và hạnh
phúc, sống thật với chính mình ngay trong giây phút này [81]. Tuy nhiên, theo
Davidson & Kaszniak (2015) [80], việc giải thích các kết quả nghiên cứu này là một
thách thức khá lớn.
Một phân tích tổng hợp của Phan-Le và cộng sự (2022) [176] chỉ ra rằng, chánh
niệm được nghiên cứu trong 4 lĩnh vực khác nhau. Đó là:
(1) Sức khỏe tâm thần và hạnh phúc: trọng tâm chính của nghiên cứu về chánh
niệm trong chủ đề này bao gồm sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý
và rối loạn tâm thần;
(2) Thay đổi hành vi: tập trung nghiên cứu về tác động của chánh niệm đối với
việc thay đổi hành vi và điều chỉnh cảm xúc;
(3) Thần kinh/nhận thức: hướng này nghiên cứu chánh niệm từ khoa học thần
kinh và nhận thức, tập trung vào tác động của chánh niệm lên não bộ và chức năng
nhận thức của não bộ;

(4) Yếu tố đạo đức của chánh niệm: hướng này tập trung vào những cách thực
hành chánh niệm khác nhau, nguồn gốc truyền thống cũng như các giá trị cốt lõi khác
nhau của chánh niệm. Phân tích của tác giả về các hướng nghiên cứu này đã cho thấy,
các định nghĩa mang tính thao tác hóa của chánh niệm khơng được trình bày rõ ràng
trong các lĩnh vực này, do đó, cần có nghiên cứu học thuật về phân loại chánh niệm
để tránh nhầm lẫn về ý nghĩa của khái niệm này.
Một hướng nghiên cứu khác nữa về chánh niệm mang tính học thuật của các nhà tâm
lý học là đo lường chánh niệm được chúng tôi bổ sung thành xu hướng thứ 5 dưới đây.
(5) Đo lường khái niệm chánh niệm.
Nỗ lực đo lường các khái niệm liên quan đời sống nội tâm của con người là đặc
trưng của tâm lý học. Nhờ các thang đo lường này mà các nhà nghiên cứu có thể nhận
diện vấn đề ở các góc độ khác nhau, hiểu hơn về cấu trúc lý thuyết của khái niệm, góp
phần đánh giá, so sánh, và nhiều ích lợi khác nữa. Dưới đây sẽ liệt kê một số thang đo
lường chánh niệm được phát triển bởi các nhà tâm lý học và được sử dụng phổ biến
8


trong các nghiên cứu với độ tin cậy và độ hiệu lực đã được xác nhận bởi nhiều nghiên
cứu với các quần thể nghiên cứu đa dạng.
Thang nhận thức và chú ý chánh niệm (Mindful Attention and Awareness Scale MAAS): Thang do Brown và Ryan (2003) [63] xây dựng, gồm 15 mục. Thang được
dùng để đo lường sự chú tâm và nhận thức trong các trải nghiệm của cuộc sống hàng
ngày về nhận thức, cảm xúc, thể lý và tổng quát.
Bảng kiểm kỹ năng chánh niệm Kentucky (Kentucky Inventory of Mindfulness
Skills - KIMS): KIMS được phát triển bởi Baer và cộng sự (2004) [60], gồm 39 item.
Nó được xây dựng để làm công cụ đánh giá hiệu quả của liệu pháp hành vi biện
chứng của Linehan. KIMS đánh giá các kỹ năng liên quan đến những gì một người
thực hiện trong khi thực hành chánh niệm và cách thức thực hiện. Các kỹ năng bao
gồm quan sát (chú ý hoặc chú ý đến) trải nghiệm hiện tại, mô tả (ghi chú hoặc gọi tên
những trải nghiệm quan sát được) bằng lời nói và tham gia (tập trung tồn bộ sự chú ý
vào hoạt động hiện tại); không phán xét (chấp nhận, không đánh giá), nhất tâm (sử

dụng sự chú ý không phân tán) và hiệu quả (sử dụng các phương tiện khéo léo).
Bảng hỏi chánh niệm năm thành phần (Five Facet Mindfulness Questionnaire –
FFMQ): Công cụ này do Baer và cộng sự (2006) [49] phát triển dựa trên hiệu chỉnh
bảng kiểm kỹ năng chánh niệm Kentucky. Bảng hỏi gồm 39 mệnh đề, đo lường 5 kỹ
năng của chánh niệm là quan sát, mơ tả, hành động có nhận thức, khơng phán xét các
trải nghiệm nội tâm và không phản ứng với các trải nghiệm nội tâm. Bảng hỏi này
được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu về chánh niệm với tiếp cận chánh
niệm như một nét nhân cách.
Thang chánh niệm Torronto (Toronto Mindfulness Scale - TMS): Thang chánh
niệm Torronto được xây dựng bởi Lau và cộng sự (2006) [147], gồm 13 item. Thang
được dùng để đo trạng thái chánh niệm sau thiền tập với các trải nghiệm nhận thức.
Bảng kiểm chánh niệm Freiburg (Freiburg Mindfulness Inventory - FMI): FMI
được phát triển bởi Walach và cộng sự (2006) [222] từ khái niệm chánh niệm của
Phật giáo. Nó gồm 30 mục, được thiết kế để sử dụng cho những cá nhân đã từng tiếp
xúc với các thực hành thiền định để trau dồi chánh niệm.
Thang chánh niệm nhận thức và cảm xúc đã sửa đổi (The Revised Cognitive
and Affective Mindfulness Scale - CAMS-R): Thang được phát triển bởi Feldman
và cộng sự (2007) [101] gồm 12 mục đã sửa đổi. Nó đo lường chánh niệm trong
9


các hoạt động hàng ngày nói chung trên bốn thành tố được cho là cần thiết để đạt
được trạng thái chánh niệm là chú ý, nhận thức, tập trung vào hiện tại và chấp
nhận /không phán xét.
Bảng hỏi chánh niệm Southampton (The Southampton Mindfulness Questionnaire SMQ): Bảng hỏi chánh niệm Southampton do Chadwick và cộng sự (2008) [69] phát
triển. Nó bao gồm 16 mục đánh giá mức độ mà các cá nhân phản ứng với những suy
nghĩ và hình ảnh đau buồn bằng cách sử dụng bốn khía cạnh của chánh niệm (quan
sát, không ác cảm, không phán xét, buông bỏ).
Thang Chánh niệm Philadelphia (The Philadelphia Mindfulness Scale - PHLMS):
PHLMS do Cardaciotto và cộng sự (2008) [67] phát triển, gồm 20 mục đánh giá các

thành phần riêng biệt của nhận thức và sự chấp nhận tập trung vào hiện tại dựa trên cả
các mẫu lâm sàng và phi lâm sàng mà khơng có bất kỳ trải nghiệm thiền định nào.
Thang chánh niệm liên cá nhân (the interpersonal mindfulness scale): Thang do
Pratscher và cộng sự (2019) [177] xây dựng, gồm 27 item, được dùng để đo lường
chánh niệm khi nó xảy ra trong tương tác giữa các cá nhân với 4 chiều cạnh: Sự hiện
diện, Nhận thức về bản thân và những người khác, Chấp nhận không phán xét và
Không phản ứng.
Đây là những thang đo lường chánh niệm từ các góc độ khác nhau, đóng góp
vào việc hiểu khái niệm cũng như cấu trúc của chánh niệm, là cơ sở để hình thành các
lý thuyết khác nhau về chánh niệm. Có thể thấy rằng, hầu hết các thang đo đều được
xây dựng gần đây (từ 2003 trở lại), và cho thấy tính đa dạng trong đo lường cũng là
tính đa dạng trong cách hiểu chánh niệm. Có thang đo được xây dựng từ quan điểm
Phật giáo, nhưng cũng có thang đo trên cơ sở học thuật về những trải nghiệm thực tế
về một trạng thái, hay một kỹ năng của con người liên quan đến thiền định.
Một điểm nữa là ngoài xu hướng nghiên cứu thang đo lường chánh niệm, thì các
hướng nghiên cứu khác chủ yếu tập trung vào vai trò, tác động của chánh niệm đến
hành vi, sức khỏe thể chất và tinh thần, cảm xúc, trong đó có hạnh phúc và sẽ được đề
cập đến một cách chi tiết hơn ở các mục sau.

10


1.2. Tổng quan nghiên cứu về hạnh phúc và các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm
nhận hạnh phúc con ngƣời
1.2.1. Nhận diện các nghiên cứu chính về hạnh phúc từ góc độ tâm lý học
tích cực
Sự hiện diện của mỗi người trên cuộc đời này đều có vị trí, vai trị, tính cách,
cảm xúc… khác nhau. Chính vì thế, mỗi người đều có cảm nhận hạnh phúc một cách
khác nhau tùy theo quan niệm của riêng mình. Do đó, những nghiên cứu về cảm nhận
hạnh phúc cũng rất đa dạng, phong phú và có nhiều hướng khác nhau.

Người tiên phong và đặt nền móng cho việc hình thành nên khoa học về hạnh
phúc – trường phái tâm lý học tích cực - phải nhắc đến là nhà tâm lý học Martin
Seligman và Mihaly Csikszentmihalyi [95]. Nhưng các nghiên cứu thực nghiệm về
hạnh phúc đầu tiên phải kể đến là các nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan (subjective
well-being) của Diener (1984) [83]; Veenhoven (1984) [219]; Argyle (1987) [46],
v.v… Kế thừa những nghiên cứu trên, hàng loạt những nghiên cứu về cảm nhận hạnh
phúc được ra đời như: nghiên cứu theo hướng hạnh phúc chủ quan gồm: Diener, E. &
Emmons, R. A. (1984) [84]; [186]; [193]; [93]. Quan niệm về hạnh phúc hưởng thụ
và hạnh phúc hưng thịnh là những chủ để được bàn cãi khá nhiều trong hai thập kỷ
qua [119]; [183]; [140]; [202].
Và rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến vấn đề cảm nhận hạnh phúc của
con người. Ở đây, chỉ bàn đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc,
đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Trong phần này gồm hai nhóm yếu tố, đó là: các yếu tố
thuộc vật chất và các yếu tố thuộc tinh thần ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc.
1.2.2 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc
1.2.2.1 Nhóm các yếu tố vật chất ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người
Ngay từ thời xa xưa cho đến ngày này, con người thường cho rằng hạnh phúc có
được phần lớn là nhờ sự giàu sang, thịnh vượng. Vậy thì có biết bao nhiêu người đời
sống vật chất khiêm tốn nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc về tinh thần lại dồi dào,
không thiếu. Thế nên của cải vật chất không phải là điều kiện tất yếu để con người có
hạnh phúc. Vì vậy, nhà triết học Cổ đại Epicureans (341-270 TCN) trung hoà hai
quan điểm trên, ơng cho rằng chúng ta cần có của cải vật chất để hưởng thụ những thú
vui nhưng cũng cần phân biệt và chọn lựa thích hợp để khơng tổn hại đến bản thân.

11


Theo ông điều mang đến cảm nhận hạnh phúc nhất vẫn là tình thân với những người
bạn tốt và bình n, khơng sợ hãi bất kỳ điều gì, nhất là cái chết [143].
Theo chủ nghĩa duy vật, của cải tài sản, sự chiếm hữu và sự thu giữ được là điều cần

thiết cho hạnh phúc con người [180]. Chính vì vậy, con người mong muốn có nhiều tiền
của, giàu sang và đó là động cơ thúc đẩy kiếm tiền bằng mọi cách. Điều này dường như có
ảnh hưởng độc hại đến cảm nhận hạnh phúc. Đôi khi họ phô trương về sự giàu có, tiền bạc,
quyền lực và vượt qua sự nghi ngờ bản thân [207].
Bên cạnh đó, Jebb và cộng sự (2018) [128] thực hiện một nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc, nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới với
hơn 1,7 triệu người. Nghiên cứu đã chứng minh rằng thu nhập (tiền bạc) đã tác động
đến hạnh phúc của con người, nhưng số tiền nhiều hay ít là đủ để hạnh phúc thì chưa
thể nói được vì nó cịn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vậy thì, tiền là điều kiện
cần thiết cho hạnh phúc, nhưng nó chưa đủ, hay không đủ để khiến con người được
cảm nhận hạnh phúc [143].
Đặc biệt, những người theo chủ nghĩa khoái lạc hay chủ nghĩa thụ hưởng thường
cho rằng hạnh phúc hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác của con người do các yếu tố vật
chất hay dục lạc đem đến, và những trải nghiệm tích cực, niềm vui là rất có ích cho con
người [110]. Chính vì vậy, họ tìm kiếm hạnh phúc trên niềm vui, những thú tiêu khiển,
những hưởng thụ dục lạc và cho rằng hạnh phúc bao gồm sự thoả mãn, sự hài lòng những
mong muốn, ước muốn của một người [122]. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc tranh luận,
phản đối lại chủ nghĩa thụ hưởng này [165].
Có một điều, chúng ta phải thừa nhận là những cảm giác khoái lạc hay thú vui
của con người do các yếu tố vật chất đem lại nó vốn mong manh, dễ bị phá vỡ và nó
tồn tại trong thời gian rất ngắn. Mặc khác, tìm đến sự thỏa mãn do các yếu tố vật chất
đem đến, đó là sự nng chìu, dung dưỡng cho bản thân, làm lớn dậy khả năng tìm
kiếm những cảm giác dễ chịu, tránh xa cảm giác khó chịu. Do đó sức chịu đựng, bản
lĩnh dần trở nên yếu đi, điều đó làm tơ đậm thêm chất bình thường, tầm thường của
con người [23]. Những cảm xúc được thỏa mãn từ bên ngoài mang đến thường dễ
thay đổi nên khi mất rồi sinh ra cảm xúc tiêu cực. Đơi khi vì khát khao, thỏa mãn với
những ưa thích đó một cách q đà cũng dẫn đến trạng thái tâm lý tiêu cực, bào mòn
năng lượng sức khỏe, trí tuệ của tuổi trẻ, làm tê liệt khả năng phấn đấu tìm kiếm

12



những giá trị lớn, cao thượng, những mục tiêu đặt ra… Hoặc đến khi khơng có được
những thứ ưu thích hoặc đối tượng không đáp ứng được những mong muốn của mình
thì sanh ra khổ đau, phiền muộn, giận dữ… [23]. Cùng với quan điểm này, Schueller
& Seligman (2010) [199] cho thấy tìm kiếm hạnh phúc chủ yếu trong niềm vui ít liên
quan đến hạnh phúc hơn là tìm kiếm hạnh phúc trong sự gắn kết những giá trị hoặc
những điều ý nghĩa cho cuộc sống [143].
Như vậy, lứa tuổi thanh niên thường thích tìm kiếm những khối lạc, những
niềm vui trước mặt là có nhiều tiền, của cải vật chất và thích hưởng thụ. Mặc dù
khơng có gì sai khi có những ham muốn và những mục tiêu để phấn đấu, nhưng nếu
chỉ suy nghĩ nong cạn, đơn giản và cho rằng hạnh phúc gắn liền với sự thoả mãn, đạt
được những mong muốn, khao khát dựa trên các yếu tố vật chất thì điều đó sẽ là cách
khiến họ ít được hạnh phúc hơn. Vì vậy, thay vì chúng ta chỉ cố gắng kiếm tìm những
yếu tố vật chất với hi vọng nó sẽ làm chúng ta thỏa mãn được những mong ước thì
hãy dành bớt thời gian để hướng đến các yếu tố cao thượng hơn. Hãy tự rèn luyện bản
thân, sống tích cực, sống có ích và biết yêu cuộc sống ngay cả khi mọi thứ khơng theo
ý chúng ta muốn [143].
1.2.2.2 Nhóm các yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người
Tính khí – tính cách và sự lạc quan
Mỗi con người thông qua hoạt động sống đều thể hiện những nét tính cách và
tính khí riêng biệt, khơng ai giống ai. Có những người rất năng động, sơi nổi, hăng hái
và đầy nhiệt huyết, nhưng đổi lại người này lại hay nóng tính, dễ cáu gắt và thường
hay bực bội, qt tháo. Có những người lại khơng mấy năng động, ít hoạt bát và có
chiều hướng chậm chạp nhưng bù lại họ là người rất điềm tĩnh, chu toàn và làm việc
có trách nhiệm, v.v.... Những nét tính cách này ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của
họ. Vậy chúng có liên quan đến hạnh phúc khơng? Nghiên cứu của Diener (1984)
[83] xem xét các thanh thiếu niên trong quá trình theo đuổi mục tiêu học tập, thể dục
thể thao, vui chơi. Nghiên cứu cho thấy tính khí, tính cách có mối quan hệ mật thiết
với các hoạt động tích cực cũng như kết quả học tập của các em. Điều này cho thấy

chúng có mối quan hệ mật thiết với cảm nhận hạnh phúc.
Trong một nghiên cứu khác của Diener, E., và Seligman, M. E. (2002) [89] cho
thấy mối quan hệ của tính cách đối với sức khỏe tâm lý và hiệu quả của các chương

13


trình can thiệp. Những người tham gia tích cực trong q trình can thiệp tăng sự hài
lịng trong cuộc sống cũng như hạnh phúc chủ quan và đồng thời giảm ảnh hưởng tiêu
cực do trầm cảm, lo lắng và căng thẳng; cịn nhóm thụ động, khơng tham gia thì
khơng có sự thay đổi. Park, Peterson và Seligman (2004) [172] đã chỉ ra rằng: sự hài
lịng cuộc sống nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với những người có khí chất tốt
như: ham hiểu biết, niềm say mê với cuộc sống hoặc thích sự thơng thái… và tùy ở
mức độ họ u thích.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy những người sống lạc quan, có tư duy
tích cực sẽ có nhiều khả năng an vui, hạnh phúc hơn. Một số phân tích tổng hợp đã
tìm ra rằng qua các biện pháp đo lường hạnh phúc khác nhau, sự lạc quan có liên quan
tích cực đến hạnh phúc [44]. Mặc khác, Scheier & Carver, (1992) [198] cho thấy,
người có xu hướng lạc quan có khả năng hài lịng và hạnh phúc cao hơn và ít có vấn
đề về trầm cảm/căng thẳng trong cuộc sống. Không những thế, các nghiên cứu [60];
[198]; [202] cho thấy người lạc quan sẽ có khả năng giảm nguy cơ mắc các vấn đề về
sức khoẻ và phục hồi tốt hơn khi có bệnh tật. Scheier và cộng sự, (1989) [107] cho
thấy những người lạc quan sau khi phẫu thuật sẽ phục hồi nhanh hơn và chất lượng
cuộc sống tốt hơn so với những người có suy nghĩ tiêu cực. Những phát hiện này đã
khiến Taylor và Brown, (1994) [209] cho rằng niềm tin tích cực về một tương lai là
dấu hiệu quan trọng của sức khoẻ tâm thần và đặc biệt hữu ích cho giới thanh niên
trước những quyết định của đời mình, nhất là khi phải đối mặt với những khó khăn và
nghịch cảnh [215].
Lịng tự trọng
Lịng tự trọng được khái niệm hóa như là một đánh giá tổng thể về một giá trị, là

sự coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của con người. Người có lịng tự trọng đi
liền với cái tôi cá nhân, họ luôn tự hào và cảm thấy xứng đáng về kết quả mà họ đã
trải nghiệm và không để bất kỳ ai xâm phạm đến những điều ấy. Đó là tiền đề quan
trọng để có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa lòng tự trọng và sự hài lòng với
cuộc sống. Diener & Diener, (2009) [91] đã tìm thấy mối tương quan tích cực khá
mạnh mẽ giữa lòng tự trọng và sự hài lòng cuộc sống ở trên 31 quốc gia. Khơng
những thế, có nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa lòng tự
trọng và hạnh phúc của con người như: [71]; [70]; [96]; v.v…
14


Các nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng của con người có thể khiến một cá nhân
có suy nghĩ, nhận thức tích cực hơn về bản thân và điều đó làm cho họ tự tin và cảm
nhận hạnh phúc hơn [130, 154] . Ngược lại, những người có lịng tự trọng thấp, họ
cảm thấy khơng xứng đáng, thậm chí tự ti, mặc cảm với những điều tích cực và vì
vậy, họ thường buồn phiền và ít có những trải nghiệm tích cực [226]; [225]. Hơn nữa,
lịng tự trọng có mối liên kết mạnh mẽ nhất với hạnh phúc và sức khoẻ tinh thần [53].
Như vậy, một khi người ta nhận ra được giá trị của bản thân và kết quả tích cực
từ những trải nghiệm đó thì họ sẽ tự tin hơn và có rất nhiều tiềm năng khác có thể tác
động đến sự hài lòng và hạnh phúc của bản thân. Điều này cho thấy, lịng tự trọng có
mối tương quan tích cực đối với hạnh phúc của con người và chắc chắn rằng những
thanh niên có lịng tự trọng cao bao giờ cũng thành đạt và hạnh phúc hơn so với người
bình thường. Đây là một điều thú vị sẽ tiếp tục khám phá trong tương lai.
Lòng biết ơn và sự cảm kích
Sự cảm kích và lịng biết ơn nhìn chung có sự liên quan với nhau vì cả hai đều
hướng về đối tượng mà bản thân chủ thể nhận được sự trợ giúp hoặc kết quả tích cực
từ họ. Có thể nói cảm kích được nhìn nhận như là một hình thức của lịng biết ơn và lòng
biết ơn xem như là một thành phần của sự cảm kích. Cả lịng biết ơn và sự cảm kích liên
quan đến việc nhận ra một sự kiện tích cực và cảm nhận một sự kết nối cảm xúc tích cực
với ai đó hay điều gì đó [43]. Vấn đề được đặt ra ở đây là người có lịng biết ơn và sự

cảm kích cao liệu họ có được hạnh phúc hơn khơng?
Các nghiên cứu cho thấy những người có mức độ biết ơn và cảm kích cao
thường cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn [146];). Một số nghiên cứu khác đã cung
cấp những bằng chứng mạnh mẽ về lòng biết ơn đã gây ra sự thay đổi trong hạnh
phúc [59]; [154]. Một điều cũng dễ hiểu vì ngay nơi suy nghĩ biết ơn hay cảm kích về
một điều gì đó thì đó là tư duy tích cực và chắc chắn sẽ có thái độ, hành động tích cực
đi kèm theo và điều đó đưa đến hạnh phúc. Đó là chưa nói đến giá trị mà sự cảm kích
hay lịng biết ơn đó mang lại mà rất nhiều những nghiên cứu nói đến.
Khơng trực tiếp mang lại cảm nhận hạnh phúc, lòng biết ơn còn là yếu tố trung
gian cải thiện các mối quan hệ, có khả năng thúc đẩy và đem lại hạnh phúc [146]. Vì
những cảm giác lành mạnh về mối quan hệ tích cực có thể đem lại niềm vui và hạnh
phúc cho con người [182]. Mặc khác, nghiên cứu cho thấy lòng biết ơn dẫn dắt con
15


người tiến gần đến hành vi giúp đỡ người khác và hỗ trợ xã hội [52]; [217], và nhờ
những hành vi hỗ trợ xã hội, những việc làm cơng ích khiến cho người ta có thêm
niềm hạnh phúc [77].
Vậy thì, lịng biết ơn và sự cảm kích có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hạnh phúc của con người. Có thể nói, biết ơn và cảm kích trước những con người có
tấm lịng rộng mở mà nhờ đó người ta có khả năng có nhiều cảm xúc tích cực hơn,
xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, đó là một điều đáng quý, đáng trân trọng. Điều đó
chứng tỏ họ có khả năng có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.
Như vậy, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của
con người nói chung và của lứa tuổi thanh niên nói riêng đã cho thấy sự đa dạng của
các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của họ. Trong cuộc sống
của con người, cho thấy nguồn gốc hạnh phúc xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cả
vật chất và tinh thần với những chiều cạnh và cách thức khác nhau.
Chánh niệm được coi là yếu tố tinh thần, bên cạnh các yếu tố vật chất và tinh thần
khác đã được trình bày, có liên quan gì đến đời sống cảm xúc nói chung, hạnh phúc con

người nói riêng và sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần tổng quan dưới đây.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và
cảm nhận hạnh phúc
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm với
đời sống tâm lý - cảm xúc của con người
Các nghiên cứu cho thấy chánh niệm có vai trị rất quan trọng trong đời sống
của con người và có mối quan hệ với các vấn đề khác như: sức khỏe thể chất và tinh
thần [224], chánh niệm với khả năng tập trung sự chú ý, cải thiện trí nhớ [150], chánh
niệm với vấn đề tâm lý trị liệu, v.v... Ở đây, chỉ đề cập đến tác động của chánh niệm
với một vài yếu tố liên quan đến đề tài.
Chánh niệm làm giảm căng thẳng và điều hịa cảm xúc
Thực hành chánh niệm có khả năng điều hòa cảm xúc, làm giảm căng thẳng và
tăng cảm xúc tích cực. Điều này cũng dễ hiểu vì khi thực tập chánh niệm là điều hòa
hơi thở, tập trung tâm ý, đưa tâm trở về với thân, nhờ vậy, những tâm lý - cảm xúc
tiêu cực không chen vào. Khi thân tâm được an yên, người thực hành cảm thấy thoải
mái, khinh an, giảm cảm xúc tiêu cực và căng thẳng. [229]
16


×