Cấu tạo của tế bào thực vật
Tế bào thực vật có cấu tạo rất phức tạp, thường gồm
2 thành phần cơ bản sau
đây:
- Chất nguyên sinh: là chất sống của tế bào, có cấu
tạo rất phức tạp, thường
gồm các thành phần cơ bản sau đây: tế bào chất,
nhân, ty thể, lạp thể, thể golgi,
mạng lưới nội sinh chất...
- Thành phần không sống: được hình thành do hoạt
động của chất nguyên sinh
tạo nên, bao gồm: vách tế bào, không bào và dịch tế
bào, các thể ẩn nhập, chất dự
trữ...
2.2.1. Tế bào chất (chất tế bào)
Tế bào chất là chất sống cơ bản, là thành phần cơ bản
và bắt buộc của tế bào, tại
đây xảy ra các quá trình tiêu biểu cho hoạt động sống
của tế bào. Ở những tế bào còn
non, chất tế '62ào chiếm một phần lớn hay hầu hết
khoang tế bào. Trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của tế bào, dần dần xuất hiện
không bào chứa một chất lỏng gọi
là dịch tế bào, tế bào càng già không bào càng lớn, do
đó chất tế bào về sau chỉ còn
lại một lớp mỏng nằm sát màng.
7
a. Tính chất lý học
Tế bào chất là một chất lỏng không màu và hơi trong
suốt, nhớt, có tính đàn
hồi, không hoà tan trong nước, nặng hơn nước (có tỷ
trọng d = 1,04-1,06), có tính
chiết quang hơn nước, khi bị đun nóng tới 50oC -
60oC thì tế bào chất sẽ mất khả
năng sống. Tuy vậy, tế bào chất của một số hạt, quả
khô và của một số bào tử có thể
chịu được nhiệt độ cao hơn (từ 80oC - 100 oC).
Tế bào chất là một dạng chất keo nhớt, cấu tạo bởi
những phân tử hợp lại
thành các hạt rất nhỏ gọi là mixen keo. Các mixen
keo mang điện tích cùng dấu sẽ
đẩy nhau và gây chuyển động hỗn loạn gọi là chuyển
động Brown. Ngoài ra, các
mixen này không tan trong nước thành dung dịch thật
mà chỉ phân tán trong đó
thành các dung dịch giả.
Độ nhớt của tế bào chất có thể thay đổi, nghĩa là hệ
thống keo của nó vừa có
thể ở trạng thái lỏng (sol) vừa có thể ở trạng thái đặc
(gel). Trạng thái sol đặc trưng
cho độ nhớt của chất tế bào, còn trạng thái gel gần
với thể rắn hơn, do đó nó đảm
bảo hình dạng ổn định của chất tế bào .
b. Thành phần hoá học
Tế bào chất có nhiều thành phần hoá học khác nhau,
nhưng quan trọng nhất là
protein, không có tế bào chất nào lại vắng mặt protein
- đó là chất cơ bản của của
quá trình sống. Ngoài protein, trong tế bào chất còn
có nhiều thành phần hoá học
khác nữa: glucid, lipid, nước... Khi nghiên cứu trên
nhiều đối tượng khác nhau,
người ta đã thu được những số liệu sau đây về thành
phần hoá học của tế bào chất:
nước 75 - 80%, protein:10 - 20%, lipid: 2 - 5%,
glucid: 1 - 2%, muối khoáng: 1%
(theo N.X. Kixeleva).
Như vậy, trong tế bào chất nước chiếm 1 tỷ lệ rất lớn
(trên dưới 80% chỉ trừ
vài trường hợp như các hạt khô hàm lượng nước có
thể hạ xuống 12 - 14%, đứng
sau nước hàm lượng protein cũng chiếm 1 tỷ lệ khá
lớn trong tế bào chất).
+ Protein: trong thành phần hoá học của tế bào chất
có 2 loại protein: Protein
đơn giản (holoprotein hay protein) và protein phức
tạp (heteroprotein) - đó là
những hợp chất protein kết hợp với các hợp chất khác
như: glucid, lipid, axit
nucleic, axit phosphoric...
+ Lipid: là những este của glyxerin và axit béo, nó
chiếm hơn 20% khối lượng
khô của tế bào chất, lipid không phải là chất sống mà
là sản phẩm của sự trao đổi
chất, chủ yếu ở trong các chất dự trữ: các giọt dầu,
mỡ ... thường có trong một số
hạt và quả... Trong tế bào chất, lipid có thể kết hợp
với protein thành hợp chất
lipoprotein - chất này có mặt trong ty thể, dùng cung
cấp năng lượng. Một số hợp
chất lipid cũng gặp trong vách của tế bào và màng
nhân.
+ Glucid: chiếm khoảng 4 - 6% trọng lượng khô của
tế bào chất, gồm các loại
đường đơn giản (monosaccharide): glucose, ribose,
desoxyribose... và những loại
8
đường phức tạp (polysaccharide): Saccharose, tinh
bột và cellulose... Các glucidđặc
biệt là monosaccharide có vai trò rất quan trọng trong
sự trao đổi chất của tế