Kiểm tra của tổ , khối chuyên môn Ban giám hiệu duyệt
Ngày tháng 5 năm 2014 Ngày tháng 4 năm 2014
TUẦN 34
Ngày lập : 28/ 4/ 2014
Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: CHÀO CỜ
____________________________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC ( Tuần 33)
Sang năm con lên bảy
I. MỤC TIÊU:
-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài , nghỉ hơi đúng
nhịp thơ .
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Điều người cha muốn nói với con : Khi con
lớn lên , giã từ thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính tay
con gây dựng nên .
- Giáo dục HS ý thức tự lập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Tranh ảnh minh hoạ bài học .SGK. – Dùng GTB
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc bài Luật bảo vệ
, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời :
+Những điều luật nào nói lên quyền trẻ em
VN?
-GV nhận xét ,ghi điểm .
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài-ghi đề :
b.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc :
- Gọi 1HS đọc toàn bài,cho xem tranh
-Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ luyện
đọc các tiếng khó :muôn loài,cành khế,lon
-Bày DCHT lên bàn
-2HS nối tiếp nhau đọc bài Luật bảo vệ ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em , trả lời các
câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài,cho xem tranh
1
ton,giành lấy,
- Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ và đọc
chú giải SGK.
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Gọi 1 HSK đọc lại toàn bài
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Khổ thơ1 , 2: HS đọc thầm và trả lời
-Những câu thơ nào cho thấy thế giói tuổi
thơ rất vui và đẹp ?
Giải nghĩa từ :lên bảy , lớn khôn …
* Khổ thơ 2 ,3 : HS đọc thầm và trả lời
-Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi
ta lớn lên ?
Giải nghĩa từ : đi qua thời thơ ấu .
-Từ giã tuổi thơ , con người tìm thấy hạnh
phúc ở đâu ?
Nội dung bài nói nên điều gì?
Nội dung: Điều người cha muốn nói với
con : Khi con lớn lên , giã từ thế giới tuổi
thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc
thật sự do chính tay con gây dựng nên .
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 1 ,
2.
-Hướng dẫn HS HTL .
-Hướng dẫn HS thi đọc thuộc lòng diễn
cảm .
3. Củng cố , dặn dò :
Nội dung bài thơ nói nên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau :Lớp học trên đường .
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ luyện đọc các
tiếng khó :muôn loài,cành khế,lon ton,
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ và đọc chú
giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HSK đọc lại toàn bài.
-Lắng nghe.
-HS đọc thầm và trả lời
-Đó là những câu thơ ở khổ 1và 2.
- HS đọc thầm và trả lời.
-Không còn sống trong thế giới thần tiên
mà sống trong thế giới thực .
-Ở đời thật .
- Điều người cha muốn nói với con : Khi
con lớn lên , giã từ thế giới tuổi thơ con sẽ
có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do
chính tay con gây dựng nên .
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân , cặp , nhóm .
-HS đọc thuộc lòng .
-HS thi đọcthuộc lòng trước lớp .
-Thế giới trẻ thơ rất vui và đẹp , khi lớn lên
ta sẽ sống trong hạnh phúc do ta gây dựng
nên .
-HS lắng nghe .
__________________________________________
Tiết 3 : TOÁN (Tuần 33)
Tiết 165: Luyện tập (T171)
I.MỤC TIÊU :
- Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và
tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán về tỉ số phần trăm.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin ham học
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
2
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ - Bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS nêu cách tìm số trung bình cộng;
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới :
a Giới thiệu bài : Luyện tập
b.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài
toán.
-Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+GVnhận xét kết quả và hướng dẫn làm cách
khác.
-Gọi 1 HS nêu lại các bước giải bài toán tìm
hai số khi biết hiệu và tỉ số.
Bài 2: ( bảng phụ)
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
Cho HS xác định dạng toán
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm
bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài và tóm tắt.
- 2 HS nêu.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS đọc đề tóm tắt.
-Trả lời.
-HS làm bài.
Bài giải:
Đáp số: 68 cm
2
.
- HS nhận xét.
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt.
+ Bước 2: Tìm hiệu số phần và tìm giá
trị một phần.
+ Bước 3: Tìm số bé, số lớn.
- HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
- HS làm bài.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số đó.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
Bài giải
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Nam: 35 học sinh
Nữ :
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 3 = 7 ( phần)
Số học sinh nam là:
35 : 7 x 3 = 15 ( học sinh)
Số học sinh nữ là:
35 – 15 = 20 ( học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh
nam là :
20- 15 = 5 ( học sinh)
Đáp số: 5 học sinh
- HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
3
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài , dưới lớp làm
vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: GV đưa bài tập yêu cầu HS đọc xác
định yêu cầu
- Nhìn vào sơ đồ ta có tính được số % học
sinh xếp loại khá không? Nêu cách tính.
Biết 60 % là 120 học sinh ta muốn tìm 25%
và 15 % ta làm thế nào? ( Tìm 1 % có bao
nhiêu HS rồi tìm 25% và 15 %)
GV cho HS làm bài
- Cho HS làm bài vào vở
- GV thu chấm nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết
tổng và tỉ số của hai số.
+ Nêu cách tìm giá trị tỉ số phần trăm của
một số.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
-
HS làm bài.
Bài giải:
Ô tô đi 75 km thì hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (l)
Đáp số: 9 l
- Nhận xét.
+ HS nêu: Lấy 100% - ( 15% + 25 % )
Bài giải
Tỉ số % HS khá của trường Thắng Lợi
là: 100% – ( 15% + 25%)= 60 %
Mà 60% học sinh là 120 em
Số học sinh giỏi của trường là:
120 : 60 x 25 = 50 ( học sinh)
Số học sinh trung bình của trường là:
120 : 60 x 15 = 30 ( học sinh)
Đấp số: HS giỏi: 50 học sinh
HS trung bình : 30 học sinh
-HS hoàn chỉnh bài tập
Đáp số: 50 HS giỏi; 30 HS trung bình.
___________________________________________
Tiết 4: NGOẠI NGỮ
Giáo viên chuyên dạy
_________________________________________
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương ( Giáo dục ý thức văn hóa khi tham gia
giao thông)
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết một số luật giao thông thường gặp khi đi trên đường.
4
- Biết chấp hành luật giao thông khi thâm gia giao thông trên đường.
- GD ý thức tự giác chấm hành luật giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Luật giao thông đường bộ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HĐ1: Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả;
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết
phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân
công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc
giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều
khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của
phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn
kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
HĐ2: Ý thức trách nhiệm của người thâm gia giao thông.
Hàng ngày đến trường em tham gia giao thông - HS nêu phương tiện giao thông em vẫn
bằng phương tiện giao thông nào? đến trường ( đi bộ, đi xe đạp, bố mẹ đưa
bằng xe máy )
Khi đi bộ trên đường em đi như thế nào ? - Em đi sát lề đường bên phải, khi sang
đường cần nhìn kĩ hai bên nêu không có
xe thì mới sang
Khi đi học bằng xe đạp em đi như thế nào? - Đi chậm, đúng phần đường của mình
Khi đến chỗ có lối rẽ em cần đi như thế nào? - Đi chậm lại vòng rộng tay sang phải để
xe ở lối rẽ, bấm chuông xe
Nếu được bố mẹ đưa bằng xe máy em tham - Em đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn
giao giao thông như thế nào? trên xe, bám tay vào người phía trước
Chấp hành đứng luật giao thông có lợi như - Tránh được tai nạn giao thông cho mình,
thế nào? cho mọi ngườì tạo ra văn hóa giao thông có
ích cho xã hội.
3. Củng cố- Dặn dò:
Tham gia giao thông dứng luật có ích lợi như thế nào?
_________________________________________
5
Tiết 6: TẬP LÀM VĂN( Tuần 33)
Tả người ( Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
- Dựa trên kiến thức có được về văn tả người và kết quả quan sát, HS viết được bài
văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu
đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- HS viết hoàn chỉnh bài văn tả người, biết dùng từ đặt câu chính xác.
- GD tình cảm yêu thương đồng loại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : - Dàn bài cho đề văn đã chọn của mỗi HS. – HS thực hành làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài –ghi đề:
b. Hướng dẫn làm bài :
-Cho HS đọc 3 đề bài và gợi ý của tiết viết
bài văn tả người .
-GV nhắc HS :
+ Những đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập
dàn ý trước , các em nên viết theo đề bài cũ
và dàn ý đã lập , tuy nhiên nếu muốn các
em vẫn có thể thay đổi và chọn các đề bài
khác với sự lựa chọn ở tiết học trước .
+ Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa
( nếu cần ) , sau đó dựa vào dàn ý , viết
hoàn chỉnh bài văn.
c. Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý
cách dùng từ đặt câu , một số lỗi chính tả
mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
3.Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Tiết sau trả bài văn tả cảnh đã viết .
-Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe.
- HS kiểm tra lại dàn ý đã viết hôm trước.
- HS dựa vào dàn ý viết bài văn hoàn
chỉnh.
-HS chú ý .
-HS làm việc các nhân
-HS nộp bài kiểm tra .
-HS lắng nghe.
_______________________________________________
Tiết 7: TOÁN
Tiết 166: Luyện tập ( T 171- 172)
I.MỤC TIÊU :
-Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
6
-Rèn kĩ năng giải toán.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin,ham học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ,bảng nhóm - Bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu cách tìm giá trị tỉ số phần
trăm. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
- Nhận xét,sửa chữa .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Luyện tập
b.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
-Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu
hỏi.
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2: HS đọc đề bài và tóm tắt.( bảng
phụ)
- Gv gợi ý cách làm: Muốn tính thời gian
xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận
tốc ô tô bằng hai lần vận tốc xe máy. Vậy
trước hết phải tính vận tốc của ô tô
GV cho HS làm bảng con, 2 HS làm bảng
lớp.
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
-GV đánh giá, chữa bài.
- 2 HS nêu.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS đọc đề tóm tắt.
-Trả lời.
-HS làm bài.
Bài giải:
a. 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120: 2,5 = 48 km/ giờ
a)Đáp số: 48 km/giờ
b. 1 nửa giờ = 0,5 giờ
Nhà Bình cách bến xe số km là:
15 x 0,5 = 7,5 (km)
b) Đáp số: 7,5 km
c) Thời gian người đó cần để đi là:
6 : 5 = 1,2 (giờ)
Đáp số: 1,2 giờ
- HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
- HS làm bài.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2= 30 (km)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ô tô đến trước xe máy khoảng thời
gian là: 3 – 1,5 = 1.5 ( giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
- HS đọc đề xác
7
Bài 3:Cho HS đọc đề toán và tóm tắt
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi cách làm
-Cho 1 vài nhóm trình bày cách làm
-GV nận xét
- Cho 1 HS làm vào bảng nhóm các HS
khác làm vào vở
-GV gợi ý
Cách 2:
Khi thời gian không đổi, tỉ số vận tốc giữa
hai ô tô bằng tỉ số quãng đường tương ứng
của mỗi ô tô đi được.
-Vẽ sơ đồ.
-Quãng đường ô tô đi từ A đi được là:
180 : (2+ 3) x 2 = 72 (km/giờ)
Quãng đường ô tô đi từ B đi được là:
180 – 72 = 108 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ A là:
72 : 2 = 36 (km/ giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ B là:
108 : 2 = 54 (km/giờ)
Đáp số: V
A
: 36 Km/giờ
V
B
: 54 km/giờ
- GV nhận xét ghi điểm
3.Củng cố,dặn dò :
- Nêu cách giải bài toán chuyển động cùng
chiều
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- Nghe và về nhà làm.
-HS thảo luận
Cách 1:
- bằng quãng đường chia cho thời gian đi
để gặp nhau.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số .
Bài giải:
Vận tốc của hai ô tô là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
- Vẽ sơ đồ.
Vận tốc của xe ô tô đi từ A là:
90 : ( 3+ 2) x 2 = 36 (km/ giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
90 – 36 = 54 (km/giờ)
Đáp số: V
A
: 36 Km/giờ
V
B
: 54 km/giờ
+ HS nêu,nhận xét
__________________________________________________
Ngày 29/ 4/ 2014
Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ : trẻ em ( Tiếp )
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ, tục ngữ về
trẻ em.
-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ thích hợp.
- Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Giấy khổ to - Bài tập 3
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1HS nêu tác dụng của dấu hai chấm ,
8
lấy ví dụ minh hoạ .
-1 HS làm bài tập 1 tiết trước.KT3 VBT.
-GV nhận xét ,ghi điểm .
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài –ghi đề
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : Dựa vào tập đọc « Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em » trẻ em có những
quyền lợi gì ?
-GV cho HS thảo luật cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện trả lời, HS khác nhận xét :
-Gv chốt ý đúng : Quyền của trẻ em được
chăm sóc bảo vệ sức khỏe
-Quyền được học tập của trẻ em
- Quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
Bài 2 :a. Nêu lại những bổn phận của trẻ em
mà em đã được học trong bài « Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em »
b.Em đã thực hiện được những bổn phận
gì ? Còn những bổn phận gì tiếp tục cố gắng
và hoàn thiện ?
-Gv cho HS nêu ý kiến của mình
-Cho HS nhận xét
-GV chốt : VD : Trong 5 bổn phận đã nêu,tôi
đã tự thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận
thứ nhất và thứ ba. Ở nhà tôi luân yêu quý
và kình trọng ông bà, cha mẹ.Tôi đã biết
giúp mẹ nấu cơm, trong em. Ở trường tôi
kính trọng, nghe lời thầy cô giáo . Ra
trường tôi lễ phép chào hỏi người lớn tuổi,
giúp đỡ các em nhỏ. Riêng bổn phận thứ hai
tôi thực hiện chưa thạt tốt. Chữ viết của tôi
chưa đẹp, điểm môn Toán chưa cao do tôi
chưa thật sự cố gắng học tập
Bài 3 : Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em
(M: trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm
được.
-GV Hướng dẫn HS làm BT3:
-HS làm bài cá nhân.Trình bày miệng
-GV chốt lại ý kiến đúng .
Từ đồng nghĩa với từ trẻ em là các từ: trẻ,
trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng,
con nít, trẻ ranh, ranh con, nhái ranh, nhóc
con
* Đặt câu: VD: Trẻ con luôn là những chủ
-HS nêu tác dụng của dấu hai chấm , nêu
ví dụ minh hoạ .
-HS làm lại Bt1 tiết trước .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc xác định yêu cầu bài tập
-HS thảo luận cặp đôi
-Đại diện nêu kết quả thảo luận
-Nhóm khác nhận xét bổ sung
-HS đọc yêu cầu BT2 , suy nghĩ làm và
trả lời miệng.
- HS nêu lại 5 bổn phận đã học
- HS làm việc cá nhân
- Đại diện nêu câu trả lời
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc xác định yêu cầu bài tập
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện nêu kết quả thảo luận.
-Lớp nhận xét .
-Tìm từ đồng nghĩa với trẻ em và đặt câu
– HS đặt câu ( miệng)
- HS khác nhận xét sửa sai
9
nhân tương lại của đất nước.
- Thiếu nhi là măng non của đất nước.
Đôi mắt của trẻ thơ thật trong trẻo
Bọn trẻ này tinh nghịch thật.
- Gv cho HS làm vở
- Gv thu chấm nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Tìm từ đồng nghĩa với từ trẻ em? Đặt câu
với mỗi từ em vừa tìm được ?
-GV nhận xét tiết học
___________________________________________
Tiết 2 : THỂ DỤC
Giáo viên chuyên dạy
____________________________________________
Tiết 3 : TOÁN
Tiết 167 : Luyện tập ( T172)
I.MỤC TIÊU :
- Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
-Rèn kĩ năng giải toán.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin,ham học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ - Vẽ hình bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS nêu cách giải bài toán chuyển
động.
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 3 .
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Luyện tập
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài
toán.
-Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ GV xác nhận kết quả .
- 2 HS nêu.
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
-HS đọc đề tóm tắt.
-Trả lời.
-Tính chiều rộng nền nhà; 8 x
4
3
= 6 (m)
- Tính diện tích nền nhà: 8 x 6 = 48 (m
2
)
48 m
2
= 4800 dm
2
- Tính diện tích viên gạch vuông:
4x 4 = 16 ( dm
2
)
-Tính số viên gạch:4800:16 = 300( viên)
-Tính số tiền mua gạch:
20 000x 300 = 6 000 000 ( đ)
10
Bài 2: GV đưa đề toán yêu cầu HS đọc xác
định yêu cầu bài tập
Gv gợi ý cách giải: Chiều cao hình thang
bằng diện tích chia cho trung bình cộng hai
đáy. Biết trung bình cộng hai đáy là 36 m, .
ta phải tìm diện tích hình thang. Biết diện
tích hình thang bằng diện tích hình vuông
có chu vi 96 m, như vậy phải tìm cách tính
diện tích hình vuông
Bài 3: HS đọc đề bài và tóm tắt.( hình vẽ)
-Hướng dẫn HS giải.
a) Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
b) Nêu cách tính diện tích hình thang.
c) HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính
diện tích hình tam giác EDM.
-Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 1
cách), dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò :
Nêu công thức tính diện tích hình thang,
hình vuông.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : ôn tập về biểu đồ
-HS làm bài.
Bài giải:
Đáp số: 6 000 000 đồng.
-HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
- HS nêu các bước giải:
Bài giải
Cạnh mảnh đất hình vuông là:
96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông ( hình
thang) là: 24 x 24 = 576 ( m
2
)
Chiều cao mảnh đất hình thang là:
576 : 36= 16 ( m)
b. Tổng hai đáy hình thang là:
36 x2 = 72( m )
Độ dài đáy lớn của hình thang là:
( 72+ 10 ) : 2 = 41(m)
Độ dài đáy bé của hình thang là:
72 – 41 = 31 ( m
Đáp số: Chiều cao: 16 m, b. Đáy lớn: 41
m; đáy bé : 31 m
-HS đọc.
-Lắng nghe.
-Chiều dài cộng chiều rộng ( cùng đơn vị
đo) rồi nhân với 2.
-Đáy nhỏ cộng đáy lớn nhân chiều cao rồi
chia cho 2.
-HS thảo luận nêu hướng giải.
Cách 1:
S
EDM
= S
ABCD
- S
ADE
- S
EBM
- S
DMC
Cách 2:
S
EDM
= S
EBCD
– S
EBM
- S
DMC
Đáp số: 784 cm
2
-Chữa bài.
-HS nêu.
_________________________________________________
Tiết 4 : KHOA HỌC
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
I.MỤC TIÊU :
11
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- GD ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV: tranh - HĐ1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi:
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị
tàn phá.
+ Nêu tác hại của việc phá rừng
- GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến môi trường không khí và nước bị
ô nhiễm
- GV nêu câu hỏi: Em có biết nguyên nhân
làm không khí và nguồn nước bị ô nhiễm?
- Cho HS quan sát trânh SKG
- GV chốt lại nội dung:
♦ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí,
do sự hoạt động của nhà máy và các
phương tiện giao thông.
♦ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và
đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển,
thải ra khí độc, dầu nhớt,…
- GV cho HS quan sát các hình ảnh kèm theo
câu đố:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn
bị đấm hoặc những đường dẫn dầu đi qua
đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
+ Bức tranh trên thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường không khí và nước. Đặc
biệt là sự phát triển của các ngành công
nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên và sự
thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh nêu nguyên nhân
làm không khí và nguồn nước bị ô
nhiễm.
- 3-4 HS nêu cảm nghĩ sau khi quan sát
tranh
- HS trình bày nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí và nước.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, góp ý
12
người. Giữa ô nhiễm môi trường không khí
với ô nhiễm môi trường đất và nước có mối
liên quan chặt chẽ.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của
việc ô nhiễm môi trường
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở
địa phương em gây ô nhiễm môi trường
không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí
và nước.
- GV tổng kết các đáp án:
+ Một số thói quen sản xuất, sinh hoạt của
người dân địa phương gây ô nhiễm môi
trường là: khí thải từ hoạt động sản xuất,
đun nấu, vứt rác bừa bãi, để nước thải sinh
hoạt chảy trực tiếp ra môi trường…
+ Những việc làm trên gây tác hại nghiêm
trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời
sống của động vật, thực vật và con người.
3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết lại nội dung bài học, giáo
dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị bài tiết học sau: “Một số biện
pháp bảo vệ môi trường”.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi các đáp án
vào phiếu thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nêu lại nội dung chính bài học.
____________________________________________
Chiều thứ ba GV chuyên dạy
_____________________________________________
Sáng thứ tư đ/ c Thục dạy
______________________________________________
Chiều thứ tư: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của lớp mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi câu văn ,đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết kiểm tra viết - HĐ1
tuần trước; một số lỗi điển hình trong bài làm của HS
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ :
13
? 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* HĐ1 :Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 4 đề của tiết Kiểm tra viết (Tả cảnh).
- HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu trọng tâm của từng đề.
- HS nhắc lại cấu tạo, cách tả ở bài văn tả cảnh.
- GV nêu nhanh dàn ý sơ lược.
- GV nêu những ưu điểm, hạn chế cơ bản trong bài làm của HS:
+ Ưu điểm: Nhìn chung HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Bố cục bài văn rõ ràng, tả
đúng cảnh mà em đã đưa ra để tả.
- Một số HS biết phát hiện và đưa vào bài những chi tiết , đặc điểm nổi bật, của cảnh
được tả.
- Biết dùng từ ngữ , hình ảnh so sánh, nhân hoá để tả nét nổi bật tiêu biểu của đối tượng
tả.
+ Hạn chế:
GV đưa ra bảng phụ đã viết các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm
cách sửa lỗi
a. Lỗi chính tả: chước, lon
b. Cách dùng từ viết câu:
Mội số bài chưa rõ ràng, chưa cân đối ( ví dụ trọng tâm của đề tả chi tiết của cảnh chọn
tả thì lại tả sơ sài) hay mở bài chưa giới thiệu được cảnh định tả. Chưa đủ ý tả những nét
đặc sắc, những đặc điểm nổi bật của đối tượng .
- Thông báo điểm số cụ thể.
*Hướng dẫn chữa bài
a- Chữa bài chung ở lớp ( chữa lỗi phổ
biến)
- GV chưa lại cho đúng ( nếu HS chữa
sai)
b, HD học sinh tự chữa lỗi trong bài làm
của mình:
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c, Học tập những đoạn văn hay
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn, bài văn hay
của mình.
d, Hướng dẫn viết lại một đoạn văn
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn trong
bài của mình để viết lại cho hay hơn :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ
ý,dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự
chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS đọc bài và tự chữa lỗi
- HS đổi bài cho bạn.
- lớp lắng nghe, tìm ra những cách dùng từ
hay, diễn đạt hay, ý hay trong đoạn văn, bài
văn của bạn
- 1HS đọc yêu cầu 3
- HS tự chọn đoạn văn và viết lại
- một số HS đọc đoạn văn đã viết lại, lớp
nhận xét.
14
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Xem bài sau: Ôn tập
______________________________________________
Tiết 2: CHÍNH TẢ
Nhớ viết: Sang năm em lên bảy
Luyện tập viết hoa
I. MỤC TIÊU:
-Nhớ – viết đúng , trình bày đúng chính tả 2 khổ thơ 2 và 3 của bài Sang năm
em lêm bảy .
-Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên của cơ quan , đơn vị .
-Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : ,Bảng phụ viết tên các cơ quan , tổ chức , - Bài tập 1.
đơn vị ( chưa viết đúng )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng viết : Liên hợp quốc , Tổ
chức Nhi đồng Liên hợp quốc , Tổ chức lao
động Quốc tế
-GV nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài-ghi đề :
b. Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 2 và 3 .
-Cho HS đọc 2 khổ thơ 2 và 3 của bài thơ
trong SGK để ghi nhớ.Chú ý các từ ngữ dễ
viết sai ,chú ý cách trình bày bài thơ viết theo
thể thơ 5 chữ .
-GV cho HS gấp SGK , nhớ lại và tự viết
bài .
-Chấm chữa bài :+GV chấm 8 bài của HS.
+Cho HS đổi vở chéo nhau
để chấm
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục
lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS đọc yêu cầu nội dung bài
tập 2 .
-GV nhắc chú ý 2 yêu cầu của bài tập :
+Tìm tên của cơ quan , tổ chức có trong đoạn
văn .
-HS viết : Liên hợp quốc , Tổ chức Nhi
đồng Liên hợp quốc , Tổ chức lao động
Quốc tế . ( Cả lớp viết nháp )
-HS lắng nghe.
-HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 2 , 3 .
-HS đọc và ghi nhớ .
-HS nhớ - viết bài chính tả.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau
để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu nội dung, cả lớp theo
dõi SGK .
-HS chú ý , theo dõi .
15
+Viết lại các tên đó cho đúng chính tả .
-Cho HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , tìm
tên các cơ quan , tổ chức .
-GV mời 1HS đọc tên tìm được .
-Cho HS làm bài vào vở .
-GV phát 4 bảng nhóm cho HS làm.
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Ủy ba Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội ; Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam
* Bài tập 3:
-1HS đọc nội dung bài tập 3.
-GV cho HS phân tích cách viết tên mẫu . .
-Cho HS viết vào vở ít nhất tên 1 cơ quan , xí
nghiệp , công ti ở địa phương .
-GV cho HS lên bảng trình bày kết quả.
-GV nhận xét , sửa chữa .
3. Củng cố- dặn dò :
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan , tổ
chức , đơn vị .
-Về chuẩn bị ôn tập HKII
-HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , tìm
tên các cơ quan , tổ chức .
-1HS đọc tên tìm được .
-HS làm vào vở .
-HS làm trên bảng nhóm.
-HS nhận xét , bổ sung .
-HS đọc nội dung bài tập 3.
-HS phân tích cách viết tên mẫu .
-Làm vào vở.
-HS trình bày kết quả.
-HS nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
_________________________________________________
Tiết 3: NGOẠI NGỮ
Giáo viên chuyên dạy
_________________________________________________
Ngày 1/ 5/ 2014
Thứ năm ngày 8 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu ( Dấu gạch ngang)
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố , khắc sâu cho HS kiến thức về dấu gạch ngang , nêu được tác dụng .
- Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng .
- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ,bảng nhóm - Bài tập 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS nêu lại bài tập 2&4.
-GV kiểm tra 4 VBT
-GV nhận xét ,ghi điểm .
2. Dạy bài mới :
-2 HS làm lại bài 2 ,4 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
16
a.Giới thiệu bài –ghi đề:
b. Hướng dẫn HS ôn tập :
*Bài 1 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT 1.
-Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu gạch
ngang. GV gắn bảng phụ đã viết nội dung
ghi nhớ .
-Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải
điền dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt
đầu nói, phần chú thích,các ý trong một
đoạn liệt kê. Để làm đúng bài tập , các em
phải đọc kĩ đề , phát hiện chỗ nào để điền
cho đúng .
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
*Bài 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT2.
-Nhắc HS chú ý :
+Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện
“Cái bếp lò”
+Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong
từng trường hợp.
- Gv dán bảng nhóm lên bảng cho HS nêu
tác dụng của dấu gạch ngang trong từng
trường hợp.
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích
trong câu) : Trong truyện có 2 chỗ dấu gạch
ngang được dùng với tác dụng (2)
Chào bác- Em bé nói với tôi. ( Chú thích
lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”
Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.( Chú
thích lời hỏi đó là lời “ tôi”)
- Tác dụng (1)( Đánh dấu chỗ bắt đầu lời
nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất
cả các trường hợp còn lại dấu gạch ngang
được sử dụng với tác dụng (1)
- Tác dụng (3)( Đánh dấu chỗ các ý trong
đoạn liệt kê) : Không có trường hợp nào.
3. Củng cố , dặn dò :
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
-Về chuẩn bị ôn tập HKII
-HS lắng nghe .
-HS đọc nội dung Bt1 .
-Nhắc lại tác dụng trên bảng .
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu :
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong
đối thoại.
2. Phần chú thích trong câu.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
-HS lắng nghe và điền đúng .
-Lên bảng đính bảng nhóm và trình bày .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc nội dung Bt2 .
-Nhắc lại tác dụng trên bảng .
-HS đọc thầm bài “Cái bếp lò” suy nghĩ
làm bài vào vở bài tập xác định tác dụng
của dấu gạch ngang rồi đánh dấu thứ tự
1,2,3
-Lên bảng đính bảng nhóm và trình bày .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
_______________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Luyện tập chung ( T175)
17
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục củng cố cho HS các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng để tính
giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển
động cùng chiều.
-Rèn kĩ năng giải toán.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin,ham học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ,bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
-Gọi HS nêu 2 loại biểu đồ được dùng phổ
biến.
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Luyện tậpchung
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 Gọi 1 HS đọc đề bài.
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 3 HS làm bảng phụ.
-Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS khác nhận xét và chữa đáp số vào vở.
+ GV xác nhận kết quả .
- Y/c HS ở trường hợp b): đổi cả ra số thập
phân.
Bài 2: HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm
bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét và đổi vở chữa đáp số.
+ GV kiểm tra một số HS cách trình bày
khác.
Bài 3: HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS lên tóm tắt; 1 HS làm bảng phụ;
HS dưới lớp làm vào vở.
-Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: GV đưa đề toán yêu cầu HS đọc đề
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
-HS đọc đề .
-HS làm bài.
- HS chữa bài.
Đáp số: a) 52 778
b) 0,85
c) 515,97
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
- HS nhận xét và chữa bài.
a. X + 3,5 =4,72+ 2,28
X + 3,5= 7
X = 7 – 3,5
X = 3,5
b. X – 7,2 = 3,9+ 2,5
X – 7,2= 6,4
X = 6,4 + 7,2
X = 13,6
-HS đọc.
-HS làm bài.
-HS khác nhận xét
-HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
18
xác định yêu cầu bài tập.
GV dùng câu hỏi gọi ý cách làm
- Cho HS làm vở
GV thu chấm nhận xét.
- Bài 5;Gv cho HS làm bảng con
3. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại : Nêu cách cộng, trừ,
nhân, chia các phân số.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
-HS làm bài vào vở
- HS lên chữa bài
Bài giải
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô
tô du lịch là:
8 – 6 = 2 ( giờ)
Quãng đường ô ttoo chở hàng đi
trước ô tô du lịch là:
45 x 2 = 90 (km)
Sau mỗi gời ô tô du lịch đế gần xe
chở hàng là:
60 – 45 = 15 (km)
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp
ô tô chở hàng là:
90 : 15 = 6 ( giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng
lúc: 8 + 6 = 14 ( giờ)
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều.
______________________________________________
Tiết 3: KĨ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cách lắp mô hình tự chọn đúng kĩ thuật.
-Lắp được mô hình đã chọn.
-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. – HĐ2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1)Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS nhắc lại các bước để lắp mô hình
- GV nhận xét và đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b) Nội dung :
Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
-GV cho nhóm HS nêu mô hình tự chọn lắp ghép
theo gợi ý trong SGK.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô
-HS nêu
-Các nhóm lần lượt nêu mô hình tự
chọn
19
hình và hình vẽ trong SGK.
-Các nhóm tiến hành theo các bước:
a-Chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
-Quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng
bước lắp.
c-Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh mà nhóm đã chọn
+HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
+Nhắc HS kiểm tra hoạt động của sản phẩm
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục
III
-GV nhận xét,đánh giá chung.
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào
vị trí các ngăn trong hộp.
3) Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu các bước để lắp mô hình
- GV nhận xét tiết học.
-HS quan sát
-Các nhóm tiến hành lắp
+Phân công từng thành viên để lắp.
+ Kiểm tra hoạt động của sản phẩm
-Các nhóm trưng bày sản phẩm và
đánh giá sản phẩm theo hướng dẫn
-HS tháo rời các chi tiết và xếp vào
hộp.
HS nêu
HS chuẩn bị bộ lắp ghép
_________________________________________________
Tiết 4: ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên dạy
__________________________________________
Tiết 5: TẬP ĐỌC
Lớp học trên đường
I- MỤC TIÊU:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn .Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-
mi…
-Hiểu: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Va-ta-li, khao khát và
quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- GD ý thức ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Tranh - Dùng giới thiệu bài.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm
con lên bảy , trả lời các câu hỏi .
+Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh
phúc ở đâu ?
+Nêu nội dung của bài?
-GV nhận xét ,ghi điểm .
2. Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài –ghi đề
b.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm
con lên bảy , trả lời các câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
20
* HĐ1 : Luyện đọc :
- Gọi 1HS đọc toàn bài,cho xem tranh
-Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài luyện
đọc các tiếng khó : gỗ mỏng , cát bụi, tấn tới,
cảm động.
- Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài và
đọc chú giải SGK.
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Gọi 1 HSK đọc lại toàn bài
-GV đọc mẫu toàn bài .
HĐ2: Tìm hiểu bài
• Đoạn 1 :Cho HS đọc thầm và trả lời
-Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế
nào ?
Giải nghĩa từ :hát rong
Ý 1:Rê -mi học chữ .
• Đoạn 2 : HS đọc thầm và trả lời
-Lớp học của Rê -mi có gì đặc biệt ?
- Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác
nhau như thế nào ?
Giải nghĩa từ :đường đi
Ý 2:Rê -mi và ca - pi học .
• Đoạn 3: HS đọc thầm và trả lời
-Tìm những chi tiết cho thấy Rê -mi là một
câu bé rất ham học .
Ý 3 : Kết quả mà Rê - mi đạt được.
Nội dung bài nói nên điều gì?
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :
" Cụ Vi - ta - li hỏi ….
………… tâm hồn ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
3. Củng cố , dặn dò :
- Nội dung bài nói nên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau : Nếu trái đất thiếu trẻ
con .Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi
cuối bài.
-1HS đọc toàn bài,xem tranh
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài luyện
đọc các tiếng khó : gỗ mỏng , cát bụi, tấn
tới, cảm động.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của và đọc chú
giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc lại toàn bài
-Theo dõi
- HS đọc thầm và trả lời
-Trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm
sống .
- HS đọc thầm và trả lời
-Học trò là rê - mi và chú chó Ca -pi .Sách
là gỗ mỏng khắc chữ cái . lớp học là trên
đường đi .
-Ca -pi không biết đọc , chỉ biết lấy ra
những chữ thầy dạy . Rê -mi quyết tâm và
học tấn tới hơn Ca -pi .
HS đọc thầm và trả lời
-HS trả lời .
-Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo
dục trẻ của cụ Va-ta-li, khao khát và quyết
tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-HS lắng nghe .
_________________________________________________
Tiết 6: THỂ DỤC ( Tuần 33)
Giáo viên chuyên dạy
_________________________________________________
21
Tiết 7: TIẾNG VIỆT ( Tăng)
Luyện viết bài 30, 31: Đất nước
I- MỤC TIÊU
- Nghe- viết chính xác bài 30 và bài 31 : Đất nước
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.Viết đúng những từ khó , dễ lẫn, từ viết hoa.
- Có ý thức rèn chữ viết đúng, đẹp.
II- CHUẨN BỊ
- Vở luyện viết
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- Bài mới
*- Hướng dẫn HS viết chính tả
* Luyện viết bài 30
- Gọi HS đọc bài viết:
Nêu vẻ đẹp của hồ sen vào mùa thu ?
- Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết :
+ Luyện viết từ khó:
- GV đọc cho HS viết từ khó: bầu trời,
hồ sen, nở muộn
- GV viết mẫu mỗi tiếng đầu dòng đầu
câu
- GV chú ý sửa sai chính tả, sửa kĩ
thuật chữ
- Đọc cho HS viết
Lưu ý HS về quy tắc viết và kĩ thuật
viết sao cho đều, đẹp
- Soát lỗi, chấm bài.
* Luyện viết bài 31 : Đất nước (hướng
dẫn phân tích tương tự bài 39)
- Gv thu chấm 10 bài nhận xét chữ viết
của HS
- Trưng bày bài viết đẹp nhất
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Hồ sen như một tấm chăn hoa nổi bật giữa
khung cảnh đồng quê yên ả, mặt hồ gọn
sóng lăn tăn, một vài lá sen nở muộn đang
mềm mại uốn mình trong gió
- HS đọc thầm dùng bút chì gạch chân từ
khó viết, hay sai.
- HS luyện đọc và viết các từ tìm được
- HS luyện viết trên bảng con theo kiểu chữ
nghiêng
- HS viết bảng con
- HS viết chữ nghiêng trên bảng con đều,
đẹp
- HS viết vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi
- HS quan sát chữ viết của bạn để học tập
3. Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung bài viết?
_______________________________________________
Ngày 2/ 5 / 2014
Thứ sáu ngày 9 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của mình của lớp.
22
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi câu văn ,đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ viết 3 đề bài của tiết kiểm tra viết - Hướng dẫn chữa bài
tuần trước; một số lỗi điển hình trong bài làm của HS
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ :? 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
2.Bài mới :a.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- GVmở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề của tiết Kiểm tra viết (Tả người);
- HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu trọng tâm của từng đề.
- HS nhắc lại cấu tạo, cách tả ở bài văn tả người.
- GV nêu nhanh dàn ý sơ lược.
- GV nêu những ưu điểm, hạn chế cơ bản trong bài làm của HS:
+ Ưu điểm: Nhìn chung HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Bố cục bài văn rõ ràng, tả
đúng người mà em đã đưa ra để tả.
- Một số HS biết phát hiện và đưa vào bài những chi tiết , đặc điểm, của người được tả.
- Biết dùng từ ngữ , hình ảnh so sánh, nhân hoá để tả nét nổi bật tiêu biểu của đối tượng
tả.
+ Hạn chế:
GV đưa ra bảng phụ đã viết các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm
cách sửa lỗi
a. Lỗi chính tả:
b. Cách dùng từ viết câu:
Mội số bài chưa rõ ràng, chưa cân đối ( ví dụ trọng tâm của đề tả chi tiết của người thì
lại tả sơ sài) hay mở bài chưa giới thiệu được người định tả. Chưa đủ ý tả những nét đặc
sắc, những đặc điểm nổi bật của đối tượng .
- Thông báo điểm số cụ thể.
*Hướng dẫn chữa bài
a- Chữa bài chung ở lớp ( chữa lỗi phổ
biến)
- GV chưa lại cho đúng ( nếu HS chữa
sai)
b, HD học sinh tự chữa lỗi trong bài làm
của mình:
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c, Học tập những đoạn văn hay
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn, bài văn hay
của mình.
d, Hướng dẫn viết lại một đoạn văn
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn trong
bài của mình để viết lại cho hay hơn :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự
chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS đọc bài và tự chữa lỗi
- HS đổi bài cho bạn.
- lớp lắng nghe, tìm ra những cách dùng từ
hay, diễn đạt hay, ý hay trong đoạn văn, bài
văn của bạn
- 1HS đọc yêu cầu 3
23
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ
ý,dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- HS tự chọn đoạn văn và viết lại
- một số HS đọc đoạn văn đã viết lại, lớp
nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: Nêu cấu tạo bài văn tả người.
_________________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Luyện tập chung ( T176)
I.MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cho HS các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng để tìm
thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
-Rèn kĩ năng giải toán.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin,ham học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV: Bảng phụ,bảng nhóm - Bài 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 1 HS làm lại bài tập 5 .
- Gọi 2 nêu cách thực hiện 4 phép tính các
PS.
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài –ghi đề:
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề bài. (bảng phụ)
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 4 HS lần lượt trình bày kết quả
-Chữa bài:
+ HS khác nhận xét và đổi vở kiểm tra
chéo.
+ GV xác nhận kết quả .
Bài 2: HS đọc đề bài.
- Cho 4 HS làm bảng nhóm, dưới lớp làm
bài vào vở.
- Chữa bài:
- Gọi HS nhận xét và đổi vở chữa đáp số.
Bài 3: HS đọc đề bài và tóm tắt.
-Gọi 1 HS lên tóm tắt; 1 HS làm bảng phụ;
HS dưới lớp làm vào vở.
-Chữa bài:
+ HS khác nhận xét phần tóm tắt và phần
- 1 HS làm bài.
- HS nêu
-HS đọc đề .
-HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
a) x = 50 b) x = 10
c) x = 1,4 d) x = 4
- HS nhận xét và chữa bài.
HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
-HS làm bài.
Bài giải
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong
ngày đầu là:
24
bài giải của bạn.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu
hỏi.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài , dưới lớp làm
vào vở.
- HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách nhân, chia phân số.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số kg đường cửa hàng đã bán trong ngày
thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 ( kg)
Số kg đường cửa hàng bán trong hai ngày
đầu là: 840 + 960 = 1800 (kg)
Số kg đường cửa hàng bán trong ngày thứ
ba là: 2400 – 1800 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg
- HS đọc đề xác định yêu cầu bài tập
- Trả lời.
- HS làm bài.
100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn mua hoa quả đó là :
1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000(đ)
- HS chữa bài.
- HS nêu.
HS hoàn chỉnh bài tập
____________________________________________
Tiết 3: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên dạy
_____________________________________________
Tiết 4: SINH HOẠT
Kiểm điểm hoạt động trong tuần .
I. MỤC TIÊU:
- HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn trong tuần qua. từ đó có hướng
phấn đấu.
- HS nghe phần 2 câu chuyện đạo đức : " Không nên để nhiều người vất vả" Biết ý nghĩa
câu chuyện giáo dục chúng ta biết quan tâm đến người khác.
- GD ý thức yêu đồng loại, biết nghĩ đến người khác.
II- NỘI DUNG
1. Đánh giá nhận xét:
* Ưu điểm: * Nhược điểm:
a. Học tập: a. Học tập
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Đoàn đội: b. Đoàn đội:
25