Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

tổng quan ngành hàng tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.04 KB, 3 trang )

Ngành hàng tiêu dùng bao gồm các nhóm công ty chính là:
- Bia rượu nước giải khát: công ty CP Nước giải khát Chương Dương
(SCD), công ty CP Thăng Long (VTL)
- Sản phẩm sữa: công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk (VNM)
- Các công ty mía đường: công ty CP đường Biên Hòa (BHS)
- Bánh kẹo: công ty CP Bibica (BBC), công ty CP Kinh Đô (BHS)
- Chế biến thực phẩm: công ty CP Đồ hộp Hạ Long (CAN), công ty CP
XNK Sa Giang (SGC)
Thông thường, sản lượng sữa trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng khoảng
25-30% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm
2011 cho thấy nhập khẩu sữa tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3, đặc biệt là tháng
3, nhưng sau đó chậm lại và thâm chí giảm trong tháng 4. Nguyên nhân có thể là
do Thông tư 122. Theo đó, các nhà nhập khẩu sữa phải đăng ký giá bán với cơ
quan chức năng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, tỷ giá liên tục lên
cao cũng là một nguyên nhân khiến tốc độ tăng nhập khẩu sữa chậm lại.
Sữa là một trong những mặt hàng bình ổn giá theo thông tư 104. Nhưng
thông tư 104 hiện tại còn nhiều sơ hở, để các doanh nghiệp có thể lách được và
tiếp tục tăng giá sữa…Ví dụ như mỗi đợt tăng giá sữa phải hơn 20% mới bị coi là
vi phạm thông tư này, trong khi các hãng sữa chia nhỏ các đợt tăng giá, mỗi đợt
đều dưới 20%. Ngoài ra, thông tư này không áp dụng với các hãng sữa nước
ngoài. Từ tháng 4/2011, giá sữa trên thế giới đã liên tục giảm mạnh. Nhưng giá
sữa trong nước vẫn không có dấu hiệu giảm. Thực tế là từ trước đến nay, giá sữa
trong nước chỉ có tăng chứ không giảm.
Nguồn cung cho ngành sữa dự báo là sẽ tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy,
tương lai ngành sữa vẫn khá sáng sủa do nhu cầu về sữa cũng tăng mạnh. GDP
đầu người ở những thị trường tiêu thụ chính như châu Á (đặc biệt là Trung Quốc)
sẽ tăng.
Tiêu dùng sữa của người dân Việt năm 2011 là khoảng 14/kg/năm/người thì
tổng sản lượng năm 2011 cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 30% lượng tiêu dùng nội
địa, còn lại 70% lượng tiêu dùng là phụ thuộc vào sữa nhập khẩu.
Khối các công ty trong nhóm mía đường, thực phẩm được đánh giá là hoạt


động ổn định, thanh khoản thấp. Ngành này được hỗ trợ bởi nhu cầu đang tăng lên
trên quy mô toàn cầu do những ảnh hưởng của các vấn đề thiên tai và tình hình
mùa vụ kinh doanh cuối năm như Lễ Giáng Sinh, Tết.
Ngành mía đường là ngành có sự bảo hộ của Nhà nước trong hoạt động
xuất nhập khẩu thông qua các công cụ hạn ngạch và thuế quan. Hàng năm, Bộ
Công Thương quy định hạn ngạch nhập khẩu và Bộ Tài Chính quy định thuế suất
nhập khẩu mặt hàng đường dựa trên nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất trong
nước. Năm 2011, hạn ngạch nhập là 50.000 tấn, thuế nhập khẩu áp dụng từ
15/04/2011 là 15% cho cả đường thô và đường tinh luyện. Đây là mức thuế nhập
khẩu đường áp dụng cho các khu vực ngoài Asean (thuế nhập khẩu đường trong
khu vực Asean là 5% từ năm 2010) và mức thuế này thấp hơn so với mức thuế
cam kết gia nhập WTO (thuế suất nhập khẩu đường mía trong hạn ngạch là 25%
đối với đường thô và 60% đối với đường tinh luyện).
Trước mắt tình hình năm 2011 là năm khó khăn với hầu hết các xuất khẩu
thủy sản do lãi suất thị trường tăng cao và chưa thể hạ nhiệt. Cạnh tranh khá cao
giữa các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, đặc biệt là nhóm các quốc gia tiểu vùng
sông Mêkong. Ô nhiễm môi trường đang làm giảm đi đáng kể số lượng và chất
lượng thủy sản. Thiên tai có thể gây tác động lớn đến hiệu quả sản xuất của ngành
và các rào chống bán phá giá luôn là khó khăn đối với thủy sản Việt Nam.
Thị trường bia rượu tại châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong
những năm tới. Ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như những thị trường nhỏ hơn ở
Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, uống bia đang trở thành một
thói quen phổ biến do thu nhập ngày càng tăng và giới trẻ đang có xu hướng thích
không khí tiệc tùng. Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,9% trong năm
2009, giảm so với mức trung bình ấn tượng hàng năm là 7,2%/năm của 10 năm
trước đây nhưng tình hình kinh doanh bia ở Việt Nam vẫn vượt mức dự kiến. Dự
báo mức tăng trưởng kinh doanh của ngành bia trong nước về mặt số lượng sẽ đạt
từ 4,5%/năm trở lên trong ngắn hạn kể từ năm 2009 trở đi.
Một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy,
môi trường kinh tế toàn cầu chưa có nhiều triển vọng sáng sủa rõ nét và sự giảm

nhu cầu đang tạo thế nặng đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu
của Việt Nam, do đó cũng có ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng của các
ngành sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có ngành công
nghiệp đồ uống. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng gần đây đã giảm xuống mức
84,5 điểm, từ mức 97,1 điểm vào tháng 10/2008, và có tác động mạnh tới các mặt
hàng thực phẩm và đồ uống không thiết yếu. Mặc dù vậy, người tiêu dùng Việt
Nam vẫn được đánh giá là một trong những nhóm lạc quan nhất trên thế giới khi
cho rằng Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại trước thời
điểm cuối năm 2009. Điều này tạo nên những cơ sở lạc quan cho phát triển các
ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng ở Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất bia.

×