Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.62 KB, 3 trang )
Ngồi không đúng chỗ
Từ bao giờ, việc đến cơ quan là một nỗi chán nản trong tôi không biết nữa?
Từ khi tôi cảm thấy đối mặt với sếp là một sự căng thẳng, nặng nề. Từ khi
nào tôi không hào hứng trong mối quan hệ với những đồng nghiệp? Từ khi
thấy công việc của mình sao mà tẻ nhạt.
Tôi tốt nghiệp khoa báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
nhưng ba mẹ tôi lại không muốn tôi theo nghề báo. Họ khăng khăng tôi phải
làm một công việc gì đó phù hợp với con gái và họ lựa chọn cho tôi một
công việc mà họ vừa lòng nhất. Tôi muốn hay không cũng phải ngồi vào chỗ
đó: nhân viên văn phòng.
Đánh máy, trực điện thoại, sắp xếp tài liệu trình ký, chuẩn bị cuộc họp, tiếp
khách hàng… là những công việc mà một cử nhân báo chí từng mang trong
mình khát khao được đi và được viết phải đảm nhận. Biết không thể nào
khác được, tôi đành miễn cưỡng chấp nhận và cố gắng hoàn thành trách
nhiệm của mình.
Rồi cũng quen đi. Nhưng mỗi khi gặp bạn bè, nhìn chúng nó bay nhảy hết
miền ngược đến miền xuôi, cộng tác với báo này đến báo kia là tôi lại buồn
cho hiện tại của mình. Ba mẹ tôi biết vậy đã gạt đi và cho tôi là "đứng núi
này trông núi nọ", họ nói rằng công việc hiện tại của tôi là niềm mơ ước của
rất nhiều người con gái khác. Tôi thừa nhận, nhưng tôi làm sao có thể yêu
nổi công việc này.
Cùng tâm trạng với tôi là Ngân, vốn trầm tính, ngại giao tiếp, nhưng công
việc hiện giờ của Ngân là "chạy quảng cáo" cho một tờ báo. Một công việc
đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn và "mồm mép", thật không phù hợp với cá
tính của cô chút nào. Khi bạn bè đã có công ăn việc làm ổn định thì Ngân
vẫn chưa đâu vào đâu, thi cao học trượt, không cách nào khác Ngân nhờ ông