Đề Tài:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY PREMIER PEARL
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: - Tổng giám đốc, Ban kế toán công ty
Cổ Phần may Premier Pearl
- Ban giám hiệu, quý thầy cô khoa kinh tế
tài chính trường Cao Đẳng Bến Tre
Qua hai năm học tập và rèn luyện tại Trường Cao Đẳng Bến Tre. Tập thể
lớp chúng em đã được thầy cô tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho chúng em những
kiến thức quý báu về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong đạo đức và những việc
cần làm của một kế toán tương lai. Riêng bản thân em ngoài những kiến thức
được học ở trường em còn được thầy cô tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế
qua chuyến đi thực tập này giúp em nắm vững hơn về kiến thức đã được học và
tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô của trường đặc biệt là các thầy cô
khoa Kinh tế tài chính và các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần may Premier
Pearl . Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng các cô chú, anh chị đã không ngại
dành thời gian hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em thu thập số liệu giải thích cặn
kẽ những khó khăn trong việc thực tập.
Trải qua gần hai tháng thực tập tại Công ty Cổ Phần may Premier Pearl, em đã
có cơ hội củng cố những lý thuyết được học và bổ sung những kiến thức thực
tiễn về chuyên ngành kế toán. Đến nay bài báo cáo của em đã hoàn thành đó là
nhờ vào công lao to lớn của các thầy cô trong khoa kinh tế tài chính đã tận tình
hướng dẫn đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Thảo Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến nhà trường, quý công ty, quý thầy cô và các cô chú, anh chị tại
ban kế toán công ty cổ phần may Premier Pearl đã hướng dẫn cụ thể số liệu và
tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt báo cáo.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô của trường nói chung và thầy cô khoa Kinh
tế tài chính nói riêng luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Riêng các chị tại ban
kế toán của công ty luôn thành công trong công việc
Do thời gian thực tập quá ngắn không tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô
và các cô chú phòng tài chính của công ty đóng góp ý kiến và sữa chữa bài báo
cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Bến Tre, ngày…tháng…năm 2011
Học sinh thực tập
Lê Thị Anh Thư
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………….……………………………………
……………………………………………………… ……………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày…….Tháng…….năm………
Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………….……………………………………
……………………………………………………… ……………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………… ………………………………………………………
Ngày…….Tháng…….năm………
Ký tên
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì nền kinh tế
Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Trên thương trường, các doanh nghiệp đã có
điều kiện cạnh tranh với nhau một cách công bằng, có cơ hội chứng tỏ khả
năng thực sự của mình với mục đích đem lại một nền kinh tế lớn mạnh cho
nước nhà và trên hết là phục vụ được người tiêu dung một cách tốt nhất.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty cổ phần may Premier
Pearl thì hoạt động sản xuất là hoạt động chính. Vì là một công ty chuyên về
sản phẩm may nên nguồn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho quá trình
sản xuất là vô cùng quan trọng.
Với nhu cầu ăn mặc ngày càng cao của người tiêu dùng thì việc tạo ra một
sản phẩm dáp ứng được các yêu cầu chất lượng, mẫu mã, giá cả…là vô cùng
cần thiết. Chính vì vậy, công ty phải quan tâm và xem trọng tình hình quản lý
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tại công ty phải không ngừng tìm kiếm
nguồn nguyên vật liệu thật đa dạng, phong phú, đảm bảo đúng yêu cầu sản
xuất cũng như giá cả phải hợp lý. Chính những điều này sẽ làm người tiêu
dùng, khách hàng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm của công ty cổ phần
may Permeir Pearl.
Như vậy, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Cổ Phần may
Premeir Pearl đóng vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chính.
Đây là nguyên nhân em chọn kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại
công ty vừa làm đề tài viết báo cáo tốt nghiệp cho mình, vừa nâng cao sự hiểu
biết của mình về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản
xuất nói chung và tại công ty cổ phần may Premier Pearl nói riêng.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 1
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
PREMIER PEARL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1 Quyết định thành lập
Công ty cổ phần may Premier Pearl được hình thành dựa trên các căn cứ và
quyết định sau:
- Căn cứ luật đầu tư ngày 29/11/2005
- Căn cứ luật doanh nghiệp 29/11/2005
- Căn cứ nghị định số 108/2006/NĐ-CP 22/09/2006 quy định về chi tiết và
hướng dẫn thi hành, tốt số điều luật đầu tư.
- Căn cứ vào nghị định số 88/2006/NĐ-CP 29/08/2006 về đăng ký kinh
doanh.
- Căn cứ vào Quyết định số 178/2005/QĐ/-TTg 01/507/2005 của thủ tướng
chính phủ về việc thành lập các khu công nghiệp Bến Tre.
- Căn cứ bản đăng ký tại doanh nghiệp và dự án đầu tư, bản đăng ký kinh
doanh và hồ sơ kèm theo của công ty cổ phần may Preamier Pearl nộp ngày
26/03/2007 hoạt động theo giấy phép đầu tư số 01/GP-KCN-BTR cấp ngày
15/09/2006 và giấy chứng nhận điều chỉnh số 01/GP-KCN-BRT/DC1 cấp ngày
15/09/2006 do trưởng ban quản lí các khu công nghiệp Bến Tre cấp.
Đại diện bởi ông: Phạm Đình Công sinh ngày 28/02/1984 Chủ tịch hội đồng
quản trị công ty cổ phần may Premier Pearl CMND số cấp ngày 30/03/1998 tại
công an TP HCM, địa chỉ 350/27A Hoàng Văn Thụ P.4 - Q.Tân Bình-TP
HCM.
1.1.2 Đăng ký tại doanh nghiệp và dự án thực hiện
Đăng ký lần 1
- Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần may Yung nam ( Yung Nam Garment
Joint Stock Company)
- Viết tắc: YUNGNAGAMEX
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Địa chỉ trụ sở chính: LôB, B4 khu công nghiệp Giao Long, Xã An Phước,
Huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Điện thoại: 0753637346-0753637347
- Ngành nghề kinh doanh
STT Mã Ngành Tên ngành
01 141 May trang phục ( Trừ trang phục từ lông da thú)
02 46413 Bán buôn hang may mặc
Vốn của doanh nghiệp: Vốn điều lệ của doanh nghiệp 10.000.000.000 đồng,
tổng số vốn cổ phần của cổ đông sang lập 100.000 cổ phần. Trong đó:
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 2
+ Cổ phần của cổ đông nước ngoài 49.000 cổ phần chiếm 49% vốn điều
lệ.
+ Cổ phần của người Việt Nam 51.000 cổ phần chiếm 51% vốn điều lệ
- Loại cổ phần phổ thông.
- Mệnh giá mỗi cổ phần 100.000 VNĐ/cổ phần
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Ông Phạm Thành Công
chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần may Yung Nam
+ Đến ngày 3/4/2008 đăng ký thay đổi lần 1
- Tên công ty viết tắt bằng tiếng nước ngoài: Nam Long Garment Joint
Stock Company.
- Tên công ty viết tắc: NAMLONGGARMEX.
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B3, B4, khu công nghiệp Giao Long, Xã An
Phước huyện Châu thành, tỉnh Bến Tre
Điện thoại: 075.3637.346-075.3637.347
Fax: 075.3637.348
- Ngành kinh doanh:
STT Mã ngành Tên ngành
01 1721 SX, mua bán, xuất khẩu hàng may mặc.Mua bán
nguyên vật liệu ngành may
- Vốn điều lệ: 15.120.000.000 đồng
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Phạm Thành Công – chủ
tịch hội đồng quản trị cổ phần may Nam Long.
Đăng ký lần 2
- Ngày 18 tháng 6 năm 2009 công ty cổ phần may Nam Long đổi tên thành
công ty cổ phần may Premier Pearl.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Premier Pearl Garment Joint Stock
Company.
- Tên công ty viết tắc: PREMIER PEARL-JSC.
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B3, B4 KCN Giao Long, xã An Phước, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, mua bán, xuất khẩu hàng may mặc. Mua
bán nguyên phụ liệu ngành may.
- Mã ngành: 1721.
- Vốn điều lệ: 15.200.000.000 (mười lăm tỷ hai trăm triệu đồng).
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng (một trăm ngàn đồng).
Nội dung:
- Tên dự án đầu tư: nhà máy sản xuất hàng may mặc.
- Mục tiêu và quy mô của dự án: sản xuất hàng may sẳn (4000.000 sp/năm).
- Địa điểm thực hiện đự án: Lô B3, B4 KCN Giao Long, xã An Phước,
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- Diện tích đất sử dụng: 13.700 m
2
.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 3
- Tổng vốn thực hiện dự án: 27.200.000.000 đồng (hai mươi bảy tỉ hai trăm
triệu đồng).
Thời gian hoạt động của dự án là: 50 năm (năm mươi năm), kể từ ngày được
cấp giấy phép đầu tư số 01/GP-KCN-BTR ngày 28/06/2006
Được hưởng chế độ ưu đãi vì công ty mới thành lập nên được hưởng niều
ưu đãi theo các điều khoản của khu công nghiệp.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 4
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PREMIER PEARL
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng QM Xí Nghiệp
Phòng KTCN
Phòng KH - KDXNK Phòng TCHC
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 3
Tổ 2
Tổ 1
Phòng TCKT
Tổ 9
Tổ 10
Tổ 8
Tổ 7
Tổ 6
Tổ HT
Tổ CĐ
Tổ cắt
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 5
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Nhiệm vụ Trưởng phòng:
- Hướng dẫn cán bộ, nhân viên xây dụng nhiệm vụ và phạm vi giải
quyết công việc cũng như mối quan hệ, hợp tác các bộ phận, các cá nhân với
nhau.
- Tổ chức phân công công việc của từng cá nhân, thường xuyên kiểm
tra đôn đốc, giám sát và nhận xét kết quả của từng CB-CNV trong phòng.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong công ty, xí nghiệp để giả
quyết tốt các công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh công
ty.
- Theo dõi phát hiện kịp thời những vướng mắc, đề xuất biện phát, giúp
Tổng giám đốc công ty giải quyết công việc thuộc phạm quy phòng mình phụ
trách.
- Tổng hợp, cập nhật, lưu trữ và quản lý chặt chẽ các hệ thống các tài
liệu thuộc phạm vi phòng mình phụ trách để dùng trong việc thông tin, theo
dõi số liệu công việc hoặc cung cấp cho tổng giám đốc, Hội đồng quản trị hay
cơ quan Nhà Nước khi cần thiết.
- Chỉ đạo việc thực hiện các nghiệp vụ đúng nguyên tắc Pháp luật của
Nhà Nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cóa của cơ quan chức năng
theo đúng quy định của Nhà Nước.
- Căn cứ vào kế hoạch, phương hướng phát triển của công ty, lập các dự
án, phương án thực hiện từng nghiệp vụ trình tổng giám đốc công ty phê
duyệt thực hiện.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Tổng giám đốc công ty giao.
Nhiệm vụ của giám đốc xí nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về việc thực hiện kế
hoạch sản xuất, doanh thu, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hang và thu
nhập của người lao động trong phạm vi xí nghiệp.
- Triển khai sản xuất theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo đến các tổ sản xuất.
- Cùng các phòng chức năng của công ty và xí nghiệp liên quant ham
gia quản trị các nội dung: kế hoạch, nhân sự, tiền lương, kỹ thuật, thiết bị, vật
tư, chất lượng,…trong phạm vi xí nghiệp.
- Được quyển điều động CNV trong phạm vi xí nghiệp mình phụ trách,
việc điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng của xí nghiệp do Tổng giám
đốc công ty quyết định trên cô sở đề nghị của Giám đốc xí nghiệp.
- Theo dõi quản lý công cụ, dụng cụ của xí nghiệp.
Trách nhiệm và quyền hạn:
- Theo dõi, quản lý hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, chính sách chế
độ của Nhà Nước và nội quy, quy định của công ty cho cán bộ CNV trong
phòng và xí nghiệp liên quan.
- Phân công kiểm tra giám sát, nhận xét công tác đáng giá năng lực, đề
nghị khen thưởng, kỷ luật, năng lực, đề bạc đối với CB-CNV của đơn vị
mình.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 6
- Can thiệp mọi trường hợp vi phạm thể lệ chính sách của Nhà Nước
quy định của công ty về việc nghiệp vụ chuyên môn, kịp thời phản ánh đề
nghị công ty quyết định.
- Được quyền ký các giấy tờ thông dụng trong phạm vi Tổng giám đốc
ủy huyền.
- Được quyền yêu cầu xí nghiệp, phòng ban cung cấp những thông tin
liên quan đến đơn vị mình phụ trách.
Phòng tổ chức hành chính :
Chức năng:
- Nghiên cứu, đề xuất với Tổng giám đốc công ty về bộ máy quản lý,
sử dụng lao động, quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, thực hiện đày đủ các chế
độ chính sách của Nhà Nước đối với người lao động, chính sách của công ty
đối với các Cổ đông góp vốn và thực hiện cac công tác hành chính quản trị,
đối ngoại.
- Tổ chức thực hiện các công tác đời sống, y tế, sinh đẻ có kế hoạch, vệ
sinh và an toàn lao động. Đảm bảo và thực hiện tốt sức khỏe của toàn thể cán
bộ công nhân viên của toàn công ty.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án kiện toàn bộ máy quản lý và tổ
chức sản xuất kinh doanh, xây dựng cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của từng
bộ phận bảo đảm hợp lý gọn nhẹ, bảo đảm phát huy năng lực chỉ đạo của từng
đơn vị.
- Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ yêu cầu, chuyên môn bằng nhiều hình thức đảm bảo chất lượng đáp
ứng yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ đúng chế độ chính sách của Nhà Nước đối với
người lao động, quản lý bổ sung đầy đủ lý lịch với công nhân viên, hợp đồng
lao động.
- Xây dựng biên chế hợp lý cho các phòng nghiệp vụ, tuyển dụng yêu
cầu, bố trí sử dụng đúng ngành nghề.
- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bổ túc tay nghề cho công
nhân hàng năm.
-Tham gia tổ chức khoa học tại đơn vị, quản lý chặt chẽ lao động, lập
hồ sơ và tham gia kỹ thuật, những trường hợp vi phạm chế độ, chính sách
kinh tế, nội dung công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất việc nâng bậc, nâng lương hang năm cho CB-
CNV. Xây dựng kế hoạch trang bị và phòng hộ lap động, kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.
- Tổ chức lưu trữ, bảo mật các công văn tài liệu chu đáo, đảm bảo
thông tin liên lạc kịp thời, mỗi công văn, tài liệu được chuyển giao kịp thời tới
các phòng ban, phân xưởng.
- Tổ chức điều hành công tác đánh máy, in ấn các công văn, tài liệu, đạt
yêu cầu chính xác, kịp thời, không lộ bí mật.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 7
- Chịu trách nhiệm về việc tiếp và phục vụ khách hàng(ăn, ở, đi lại, nơi
làm việc).
- Xây dựng kế hoạch và lập dự trù sữa chữ thường xuyên trong công ty,
xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó trong khi được Tổng
giám đốc duyệt.QUản lý các công trình phúc lợi công ty.
- Bố trí xe ô tô cho cán bộ đi công tác và các phương tiện vận tải hàng
hóa phục vụ kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Theo dõi, quản lý danh sách Cổ đông góp vốn, lập danh sách phân
chia cổ tức theo quyết định của Hội đồng Quản trị.
- Quản lý, theo dõi tài sản cố định là thiết bị văn phòng, công cụ dụng
cụ của khối phòng ban công ty, dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
Phòng kế hoạch-kinh doanh-xuất nhập khẩu:
Chức năng:
Bộ phận kế hoạch kinh doanh
- Tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng lập kế hoạch, ký kết các hợp đồng
gia công, các hợp đồng FOB và nội địa, thực hiện công tác xuất nhập khẩu teo
quy định nhà nước; tổ chức giao nhận, cung cấp, phân bổ hàng hóa, vật tư
đồng bộ, đầy đủ kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của xí nghiệp.
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu theo đúng quiy định của Nhà Nước.
Bộ phận kỹ thuật công nghệ
Tổ chức nghiên cứu, sao mẫu, thiết kế mẫu, tính toán định mức nguyên phụ
liệu xây dựng áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Nhiệm vụ:
Bộ phận kế hoạch kinh doanh
-Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tiến hành đàm phán và
chuẩn bị đày đủ các thủ tục cần thiết để Tổng giám đốc ký kết phục vụ sản
xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu và đàm phán để ký kết các hợp đồng
bán hàng may mặc và cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất làm giá bán các
sản phẩm tiết kiệm, dự trù kế hoạch tài chính cho việc mua bán vật tư hàng
hóa cho việc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính, từng thời
kỳ của công ty, đảm bảo yêu cầu cân đối, phát huy hết năng lực sản xuất của
công ty và trực tiếp xây dựng các kế hoạch.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm.
- Các kế hoạch theo yêu cầu của công ty.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của kế hoạch ở xí nghiệp nhằm phát
hiện những mất cân đối, đề xuất với Tổng giám đốc những biện pháp khắc
phục, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ kế hoạch của công ty.
- Tổng hợp, thống kê sản lượng sản xuất hang tháng ở các xí nghiệp.
- Xác định chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của xí
nghiệp.
- Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Bộ phận kỹ thuật công nghệ
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 8
- Tính toán giá gia công làm cơ sở cho phòng KH-XNK tiến hành đàm
phán ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Nắm vững tình hình nguyên phụ liệu của từng khách hang gởi đến về số
lượng, chủng loại, màu sắc để lập bảng cân đối NPL cấp phát cho các xí
nghiệp kế hoạch đã phân bổ. Khi kết thúc mã hàng hoặc đơn đặt hàng, khách
hàng gởi đến theo hợp đồng đã ký và chuyển giao cho xí nghiệp và các bộ
phận liên quan để tiến hành sản xuất.
- Tổ chức theo dõi tình hình sử dụng các định mức vật tư và cá vật tư tiết
kiệm được trong quá trình sản xuất của các xí nghiệp.
- Tổ chức quyết toán nguyên phụ liệu với khách hàng khi các hợp đồng
đã sản xuất xong.
- Theo dõi quản lý các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, cùng các xí
nghiệp phấn đáu giảm định mức tiêu hao để tiết kiệm giảm vật tư cho công ty.
- Theo dõi kịp thời giải quyết những khó khăn về mặc kỹ thuật công nghệ
trong quá trình sản xuất của các xí nghiệp.
- Soạn thảo tài liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức hướng dẫn công nhân học tập thi tay nghề nâng bậc hang năm.
- Tổ chức hướng dẫn đào tạo cán bộ kỹ thuật, thao tác tiên tiến hang năm
để báo cáo Tổng giám đốc công ty khi có yêu cầu
- Thực hiên tốt và duy trì cho công việc đánh giá xưởng.
Phòng tài chính kế toán
Chức năng:
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thống kê
tại công ty và xí nghiệp theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà Nước.
Đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép, lập và luân chuyển chứng từ ban
đầu, tính toán, phản ánh số liệu một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời và chính
xác, toàn bộ tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phát hiện và kịp thời ngăn chặn mọi trường hợp vi phạm chế độ chính
sách của Nhà Nước, nội quy, quy định của công ty, các chế độ tiền lương của
người lao động, thu chi về tài chính, chi phí sản xuất của đơn vị.
- Tính toán và đày đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước
theo quy định, giải quyết kịp thời các công nợ, báo cáo về tình hình sản xuất
kinh doanh và quyết toán của công ty đúng hạn theo chế độ quy định 15 ngày
của tháng sau phải báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của tháng trước cho
Ban giám đốc công ty biết.
- Phân tích hoạt động kinh tế, đưa ra những chi phí tăng không hợp lý để
sử dụng vốn có hiệu quả, 6 tháng một lần.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính cho các
đơn vị, ban hành các quy định liên quan đến công tác quản lý tài chính.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc sử
dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn…Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 9
doanh, lập kế hoạch về nhu cầu các loại vốn cần thiết, đảm bảo theo yêu cầu
sản xuất kinh doanh.
- Xác định và phản ánh chính xác, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản
theo định kỳ, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục, tài liệu, cần thiết cho việc
xử lý các khoản hao hụt, mất mát hư hỏng, hoặc các vụ tham ô, xâm nhập tài
sản, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết xử lý.
- Đôn đốc việc thực hiên các hợp đồng và thanh lý các hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện tốt và duy trì cho công việc đáng giá xưởng.
Phòng quản lý chất lượng(QM)
Chức năng:
- Tham mưu và đề xuất với Tổng giám đốc công ty về việc công tác quản
lý, theo dõi, đáng giá chất lượng sản phẩm.
-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy trình liên quan đến sản xuất tạo
ra sản phẩm hang hóa của công ty.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp, công ty
soạn thảo các quy chế về chất lượng hang hóa, xây dựng, áp dụng và cài tiến
hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng NPL kho liên quan đến sản xuất, cùng
các phòng ban chức năng khác làm việc với khách hang về chất lượng nguyên
phụ liệu cần thiết.
- Phát hiện và ngăn chặn những nguyên nah6n gây ra các sản phẩm
không đạt chất lượng trong quá trình sản xuất. Không để sản phẩm sai hỏng
hang loạt. Đề xuất biện pháp khắc phục để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo
yêu cầu của khách hang.
- Tổng hợp, phân tích, lập báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng của
các xí nghiệp gởi về phòng tổ chức hành chánh và Giám đốc thực hiện công
việc đánh giá xưởng.
Xí nghiệp may
Chức năng:
Điều hành tổ cắt, may, hoàn thành các bộ phận khác của xí nghiệp nhằm
thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức, bố trí lao động, thiết bị, hang hóa cho các tổ cắt, may, hoàn
thành nhằm thực hiện kế hoạch được giao nhằm đảm bảo chất lượng, số
lượng và thời gian giao hang theo đúng tiến độ.
- Hoàn thiện các công tác tổ chức, điều hành sản xuất để nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của công ty trong phạm vi xí
nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nâng cao tay nghề cho công
nhân.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 10
- Cung cấp các số liệu thống kê ban đầu phục vụ công tác quản lý, điều
hành của công ty.
- Nghiên cứu các phương án đổi mới đầu tư thiết bị. tập hợp và cải tiến
máy móc thiết bị.
- Thực hiện tốt và duy trì cho công việc đánhn giá xưởng.
Tổ cơ điện
Chức năng:
Tham mưu và đề xuất lãnh đạo công ty các biện pháp quản lý và sử
dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, quản lý và bảo trì toàn bộ thiết bị cơ điện
toàn công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ:
- Quản lý toàn bộ hệ thống thiết bị máy móc, hệ thống điện của công ty.
Làm thủ tục di chuyển thiết bị cơ điện của các đơn vị…khi được Giám đốc
phê duyệt.
- Lập kế hoạch nhu cầu về điện hang quý cho các xí nghiệp, toàn công
ty, kế hoạch mua sắm các thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho việc sản
xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch bảo trì, sữa chữa thiết bị định kỳ hàng tháng, hàng quý và
thực hiện kế hoạch khi được duyệt.
- Kết hợp với xí nghiệp cải tiến quy trình công nghệ, cữ giá lắp, cải tiến
hệ thống điện các XN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí điện
năng. Báo cáo đề xuất với Giám đốc mức thưởng khi có hiệu quả kinh tế.
- Lập sổ sách, hồ sơ lý lịch máy theo dõi tất cả máy móc, thiết bị. Đề
xuất với Giám đốc cho thanh lý đối với các thiết bị sử dụng không hiệu quả.
- Nghiên cứu các phương án đổi mới đầu tư thiết bị. Tập hợp các cải tiến
kỹ thuật về máy móc thiết bị.
- Xác định các nguyên nhân xảy ra các sự cố về thiết bị về điện và có
biện pháp xử lý.
- Có nhiệm vụ biên soạn và hướng dẫn ban hành các quy trình, vi phạm
về kỹ thuật an toàn về điện.
- Thực hiện tốt và duy trì cho công việc đánh giá xưởng
* Mối quan hệ các phòng chức năng với các xí nghiệp
- Các phòng ban, xí nghiệp có mối quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ,
bính đẳng trong công việc, giúp nhau hoàn thành công việc theo chức năng,
nhiệm vụ được giao.
- Thông báo kịp thời, nhanh nhất, chính xác về những công việc có liên
quan để có cơ sở xử lý thông tin và công việc một cách có hiệu quả cao.
- Việc gửi báo cáo tháng và thông tin phải đúng từng lĩnh vực phòng ban
phụ trách, không báo cáo vượt cấp khio không có yêu cầu. Tuyệt đối giữ bí
mật về thông tin, đặc biệt thông tin khách hàng, sản lượng, đơn giá, doanh
thu, tiền lương…
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 11
- Các phòng ban phải tạo mọi điều kiện, để xí nghiệp hoàn thành mọi
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc đã giao, kịp thời xử lý các công
việc có liên quan mà các xí nghiệp có yêu cầu.
- Những công việc vượt khỏi phạm vi xử lý của các phòng chức năng đảm
nhiệm, phải xin ý kiến của Tổng giám đốc công ty hoặc Phó giám đốc được
ủy quyền.
1.3. Cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty.
1.3.1. Hình thức kế toán tại công ty.
Ghi chú
Quan hệ chỉ huy
Quan hệ đối ngoại
1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các thành viên
Trưởng phòng kế toán
- Giúp Tổng giám đốc quản lý toàn bộ vốn tài sản của công ty. Giám đốc
tổ chức kịp thời theo dõi, chính xác trunh thực tình hình biến động vốn bằng
tiền, lập kế hoạch lưu chuyển tiển tệ,…bên cạnh đó còn thu thập tài liệu thống
kê báo cáo định kỳ, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Tổng giám đốc
để đề quyết định phù hợp và có hiệu quả kinh tế chi trả lương thưởng nhanh
chóng kịp thời cho cán bộ công nhân viên.
- Kiểm tra quỹ tiền mặt hằng ngày, lên báo cáo tài chính về tín dụng với
ngân hang về số tài chính đối với cấp thẩm quyền có yêu cầu. Liên hệ mật
thiết với phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chánh để có định mức vật tư về
phòng kế toán tính giá thành sản phẩm.
- Theo dõi hợp đồng nước ngoài về mặt tài chính và thời hạn thanh toán.
- Thay Tổng giám đốc tiếp ngân hang, tài chính, cục thuế và các đơn vị
về tài chính.
Phó phòng kế toán
Trưởng Phòng Kế Toán
Phó Phòng Kế Toán
Kế toán Thanh
Toán và Kế Toán
Nguyên Vật Liệu
Thủ Quỹ
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 12
Là trợ lý cho trưởng phòng kế toán trong việc kiểm tra sổ sách kế toán và
trực tiếp phụ trách phần máy vi tính.
Đồng thời:
Báo cáo thống kê, báo cáo thuế và thuế khác, kê khai thuế GTGT
đầu vào, đầu ra, quyết toán thuế GTGT hang tháng, quý, năm. Tổng hợp hoàn
thuế GTGT.
Theo dõi tài sản, khấu hao tài sản cố định, kế toán nguồn vốn khấu
hao, công nợ mua tài sản cố định.
Kế toán chi phí sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm.
Kế toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Kế toán nguồn vốn kinh doanh, trích lập quỹ.
Kế toán thanh toán và nguyên vật liệu
- Phản ánh kịp thời chính xác sự biến động của vốn bằng tiền, thường
xuyên kiểm tra vốn bằng tiền, sổ sách tình hình thu chi vốn bằng tiền trên
thực tế. Lập kế hoạch tiền mặt hàng tháng, quý, năm và thực hiện đối chiếu
hằng ngày với thủ quỹ.
- Ghi chép đầy đủ tình hình thu mua, vận chuyển về nhập xuất vật liệu
trên cơ sở xác định gái thành vật liệu thu mua. Phản ánh mọi biến động tăng (
giảm ) vật liệu, theo dõi kiểm tra tình hình ứ đọng kém phẩm chất của vật
liệu, giải quyết kịp thời về thừa thiếu vật liệu. Theo dõi tình hình tiêu thụ
hang hóa, hàng gia công.
Thủ quỹ:
- Quản lý tài chính, thường xuyên đối chiếu sổ sách với kế toán thanh
toán, thu chi các khoản chi phí theo chứng từ gốc.
- Đồng thời theo dõi kho nhà ăn, kho thuốc tây, kho xăng dầu, kho công
cụ dụng cụ, kho bao bì và công nợ mua bán các kho trên.
1.3.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.3.3.1 Hình thức kế toán
Công ty may cổ phần Premier Pearl sử dụng phần mềm kế toán FAST
theo hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Ưu điểm: Trong quá trình ghi chép, nếu có sai sót thì điều chỉnh kịp
thời và nhanh chóng.
+ Nhược điểm: Tốn thời gian.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 13
Trình tự ghi sổ:
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.3.3.2. Hệ thống báo cáo
Báo cáo kế toán là quá trình ghi chép theo dõi tính toán, thu chi tài chính,
nhập xuất nguyên vật liệu phụ thành phẩm, thanh toán lương và các khoản
khác. Báo cáo kinh tế theo từng quý(3 tháng) gồm 4 phần:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
1.4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
Công ty trong giai đoạn đàu hoạt động mặc dù có rất nhiều hợp đồng được
ký kết nhưng không tránh khỏi những khó khăn.
1.4.1. Thuận lợi
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Bảng tổng
hợp chi tiết
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 14
Công ty được miễn thuế trong những năm đầu mới thành lập. Đồng thời
công ty có đội ngũ nhân viên nhiệt tình sang tạo trong việc xác định và đi đến
xây dựng giá thành sản phẩm phù hợp với kết quả kinh doanh, cấp quản lý
đầy kinh nghiệm, nhiệt tình.
Mặc khác Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động
phổ thông và ngành may mặc cũng là ngành truyền thống có từ lâu đời của
nhân dân Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Công ty rất có lợi thế trong
quan hệ hợp tác vì phần lớn cổ đông của công ty là cổ đông nước ngoài.
1.4.2. Khó khăn
Hiện nay ngành may mặc của công ty đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các
công ty khác nhau về kiểu dáng, mẫu và chất lượng sản phẩm tạo ra chưa
được đa dạng.
Do mới thành lập nên việc trích lập quỹ của công ty chưa cao, cổ tức chưa
chia, niềm tin của các cổ đông chưa được phấn khởi, các phúc lợi tập thể,
phúc lợi xã hội còn hạn chế. Đồng thời do nới thành lập công ty chưa tạo uy
tín với khách hàng cũng như uy tín trên thị trường, chưa thể cạnh tranh với
các công ty may mặc khác trong và ngoài nước. Bởi vì trong kinh doanh có
cạnh tranh được mới tồn tại và đứng vững trên thị trường.
1.4.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới:
Do Công ty vẫn còn được hưởng chế độ miễn thuế và giảm thuế trong thời
gian tới nên công ty đã tận dụng thế mạnh đó để khai thác tiềm năng trong
lĩnh vực kinh doanh ngành may mặc cố gắng giữ vững mối quan hệ với các
đối tác tìm kiếm them nhiều hợp đồng nữa. Đồng thời công ty cũng tận dụng
nguồn lao động phổ thông dồi dào của tỉnh Bến tre, công nhân lao động nhiệt
tình, bộ phận quản lý công ty luôn luôn năng động sang tạo trong công việc,
nhiệt tình đầy kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn. Công ty đã chú trọng
vai trò ngoại giao và hợp tác để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thăm
dò thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hang để từ đó không những công ty gia
công hàng cho khách hàng, mà còn tự mua hang để tạo ra sản phẩm để bán
trực tiếp cho khách hàng không phải qua các khâu trung gian. Từ đó lợi nhuận
của công ty sẽ cao hơn, có thể cạnh tranh với công ty khách trong nước và
ngoài nước.
Muốn làm được điều đó, thì trước mắt công ty phải cố gắng tạo được nhiều
uy tín trên thị trường, sản phẩm gia công cũng như may phải đảm bảo chất
lượng để giữ vững thương hiệu trong kinh doanh.
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 15
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY PREMIER PEARL
2.1. Những quy định chung về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công
ty
Công ty Cổ Phần may Premier Pearl là một công ty chuyên về sản phẩm
hàng may mặc, đây là ngành nghề truyền thống của công ty. Vì thế, điều quan
tâm lớn nhất của công ty là tìm nguồn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
phục vụ cho việc may mặc, cho việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng một cách phù hợp, kịp thời nhất.
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất sản phẩm
may mặc chiếm một số lượng lớn và đa dạng, nên công tác quản lý về quá
trình nhập kho, xuất kho phải được thực hiện một cách cụ thể, rỏ ràng và chặt
chẽ.
Cụ thể:
Tại bộ phận cung ứng
- Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
theo đúng tiến độ, quy trình sản xuất của công ty.
- Phải đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đúng chủng loại,
yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật.
- Đặc biệt, bộ phận phải không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thật
đa dạng, phong phú và chất lượng. Đồng thời, cũng phải đảm bảo giá cả thật
hôp lý, để có thể hạ được chi phí tu mua một cách thấp nhất.
Tại bộ phận kho:
- Phải thưởng xuyên cung cấp thông tin vể nhu cầu sử dụng nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ cho phòng cung ứng và phòng kế toán để được cung
cấp một cách kịp thời, tránh tình trang thiết hụt hay ứ động vật liệu công cụ
dụng cụ.
- Phải bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ thật tốt tránh trình trạng bị mất
hay hư hỏng.
- Phải tận dụng tối đa nguồn vật liệu , công cụ dụng cụ sảng có, sử dụng
một cách tiết kiệm, tránh trình trạng lãng phí.
Tại ban kế toán:
- Phải thường xuyên theo dõi quản lý tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu,
công cụ dụng cụ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phải phản ánh việc phân bổ chi phí vật liệu, công cụ vào các đối tượng sử
dụng có liên quan một cách chính xác, rõ ràng.
2.2. Khái niệm,đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công
ty
2.2.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 16
Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh để tạo ra sản phẩm mới.
Nguyên liệu, vật liệu tại công ty là những đối tượng lao động mua
ngoài sử dụng cho mục đích sản xuất và kinh doanh của công ty.
Ví dụ: Vải, chỉ, hóa chất…
Khái niệm công cụ, dụng cụ
Công cụ dụng cụ bao gồm các loại tư liệu lao động được sử dụng cho
các hoạt động khác của công ty, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản
cố định.
Ví dụ: Bàn ghế, máy vi tính, tủ đựng hồ sơ…
2.2.2 Đặc điểm nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ
Đặc điểm nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu tham gia vào một chu kỳ sản xuất
- Nguyên vật liệu thay đổi hình dáng ban đầu khi đưa vào sử dụng
- Nguyên vật liệu chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị của sản
phẩm được tạo ra.
Đặc điểm công cụ dụng cụ
- Công cụ dụng cụ tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Công cụ dụng cụ giữ nguyên hình thái ban đầu qua quá trình sử dụng
- Công cụ dụng cụ chuyển dần giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
2.3 Nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
2.3.1 Nhiệm vụ củ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty có các nhiệm vụ cần
thực hiện và đảm bảo sau:
- Phản ánh chính xác, kịp thời và chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu,
công cụ tại công ty về các mặt: số lượng chất lượng, chủng loại, giá trị, thời
gian cung cấp,…
- Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu, công cụ
xuất dùng cho các đối tượng có liên quan, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện
định mức tiêu hao vật liệu, công cụ. Phát hiện, ngăn chặn và có biện phát xử
lý kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu, công cụ một cách sai mục đích,
lãng phí…
-Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, công
cụ, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các loại vật liệu, công cụ bị ứ
đọng, kém phẩm chất, chưa cần sử dụng… từ đó, tìm biện pháp thích hợp giải
phóng chúng nhằm thu hồi lại vốn nhanh, hạn chế thiệt hại không nên có…
-Thực hiện việc kiểm kê vật liệu, công cụ theo đúng yêu cầu quản lý,
lập báo cáo về vật liệu, công cụ, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế
hoạch tìm kiếm, thu mua, dự trữ và sử dụng…vật liệu, công cụ một cách có
hiệu quả.
2.3.2 Nguyên tắc kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 17
Kế toán vật liệu, công cụ tại công ty đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh
các nguyên tắc sau:
- Tại công ty, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc, thì phải tính theo giá trị
thuần có thể thực hiện được.
- Kế toán vật liệu, công cụ đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và số
lượng; theo dõi chi tiết từng chủng loại, quy cách theo từng đặc điểm quản lý
và sử dụng tại công ty.
- Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán
khi ghi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.
- Doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Số liệu của kế toán hàng tồn kho sẽ được
đối chiếu với kế toán thanh toán và ngược lại, nhằm đảm bảo số liệu chính
xác, không sai sót.
- Trong trường hợp xuất kho vật liệu, công cụ thì công ty áp dụng
phương pháp tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, tính
toán một lần vào cuối tháng.
2.4 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
- Căn cứ luật kế toán số 03/2003/QHXI ngày 07/06/2003
- Căn cứ QĐ số 15/2006-Qđ/BTC của bộ trưởng Bộ tài chính ngày
20/03/2006
- Căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu, công cụ dụng cụ
Và để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống nhất các loại
vật liệu, công cụ ở nhiều bộ phận khác nhau, đặc biệt là để phục vụ nhu cầu
xử lý thông tin trên máy vi tính tại công ty, công ty đã có cách phân loại
nguyên vật liệu, công cụ một cách cụ thể và rõ ràng.
2.4.1 Phân loại nguyên vật liệu
Tài khoản sử dụng: TK 152
Vật liệu chính: TK 1521
Bao gồm các loại vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
để cấu tạo nên thực thể bản thân sản phẩm.
Vật liệu phụ: TK 1522
Vật liệu phụ bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật
liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm nâng cao chất lượng cũng
như tính năng, tác dụng của sản phẩm; và các loại vật liệu phục vụ cho quá
trình hoạt đông và bảo quản các loại tư liệu lao động phục vụ cho lao động
của công nhân.
Nhiên liệu: TK 1523
Nhiên liệu bao gồm các loại vật liệu được sử dụng tạo ra phục vụ cho
sự hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
Nhiên liệu có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng, khí.
Phụ tùng: TK 1524
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 18
Phụ tùng bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sữa chữa máy móc thiết bị và sử dụng cho việc thay thế, sữa chữa máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản ( XDCB ): TK 1525
Đây là những vật liệu và thiết bị sử dụng cho việc XDCB
Bao bì: TK 1527
Phế liệu: TK 1528
Phế liệu bao gồm các tài sản, công cụ dụng cụ…không còn sử dụng
được nữa, công ty đem đi thanh lý.
Tình hình phân loại cụ thể nguyên vật liệu tại công ty
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
+ TK 15221: Hóa chất
TK 152211: Hóa chất mua trong nước
TK 152212: Hóa chất nhập khẩu
+ TK 15222: Phụ liệu may
TK 152221: Phụ liệu may mua trong nước
TK 152222: Phụ liệu may nhập khẩu
+ TK 15223: Vật tư bảo hộ lao động
+ TK 15224: Vật liệu điện
+ TK 15225: Vật tư cơ khí, hơi nước
+ TK 15226: Vật tư, đồ dùng văn phòng
+ TK 15228: Vật liệu phụ khác
- TK 1523: Nhiên liệu
+ TK 15231: Xăng
+ TK 15232: Dầu DO
+ TK 15233: Dầu FO
+ TK 15234: Nhớt, dầu mỡ
+ TK 15235: Than
+ TK 15238: Nhiên liệu khác
- TK 1524: Phụ tùng
+ TK 15241: Phụ tùng mua trong nước
+ TK 15241: Phụ tùng nhập khẩu
- TK 1525: Vật liệu và thiết bị XDCB
+ TK 15251: Vật liệu và thiết bị XDCB mua trong nước
+ TK 15252: Vật liệu và thiết bị XDCB nhập khẩu
- TK 1527: Bao bì
+ TK 15271: Bao bì trong nước
+ TK 15272: Bao bì nhập khẩu
- TK 1528: Phế liệu
2.4.2 Phân loại công cụ, dụng cụ
TK sử dụng: TK 153
Công ty hạch toán tất cả công cụ, dụng cụ vào TK 1531
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Văn Thảo
SVTT: Lê Thị Anh Thư Trang 19
2.5 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
2.5.1 Giá nhập kho.
Công ty dùng giá gốc làm giá nhập kho.
Đối với vật liệu mua ngoài
- Vật liệu mua trong nước:
- Vật liệu nhập khẩu :
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
Đối với vật liệu được biếu tặng:
2.5.2 Giá xuất kho
Tại công ty, giá xuất kho áp dụng cho vật liệu, công cụ dụng cụ được
tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ ( được tính một lần vào
cuối tháng ).
- Giá xuất kho thường được tính theo giá xuất kho chung của toàn
công ty, giá xuất nội bộ được tính theo từng kho.
- Kế toán công ty sẽ thực hiện công tác tính giá bìn quân gia quyền
nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành sau khi kiểm tra tình hình nhập
xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ví dụ:
Vải PE 4.3DX38MM
Số tồn đầu tháng 04 là: 5400 kg, trị giá: 124.458.950
Số nhập trong tháng là: 310.200 kg, trị giá: 6.520.369.191 đồng
Trong tháng xuất:49.200 kg
Đơn giá bình quân:
(124.458.950 + 6.520.369.191) : (5.400 + 310.200) = 21.054,58853 đồng
Trị giá xuất: 21.054,58853 x 49.200 =1.035.885.756 đồng
( Phụ lục 08)
Giá nhập kho= Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua + Thuế
không được hoàn lại - Chiết khấu, giảm giá hàng mua.
Giá nhập khẩu = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua + Thuế
nhập khẩu – Các khoản được giảm giá
Giá nhập kho = Giá xuất vật liệu đem đi chế biến + Tiền thuê chế
biên + Chi phí vận chuyển
Giá nhập kho là giá thành thực tế được xác địnhtheo thời giá thị trường