Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

De an tot nghiep công tác đấu tranh của cơ quan an ninh đối với chiến lược dbhb, bllđ của các thế lực thù địch chống phá việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.74 KB, 39 trang )

i
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề án..................................................................................1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án....................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề án............................................................1
Phần 2. NỘI DUNG.........................................................................................2
2.1. Một số nét khái quát về chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù
địch đối với Việt Nam.......................................................................................2
2.1.1. Khái quát về chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch..........2
2.1.2. Chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam..........10
2.2. Công tác đấu tranh của cơ quan an ninh đối với chiến lược DBHB,
BLLĐ của các thế lực thù địch.......................................................................11
2.2.1. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, phương châm....................................11
2.2.2. Thực trạng công tác đấu tranh chống chiến lược DBHB, BLLĐ của cơ
quan An ninh...................................................................................................14
2.2.3. Qua cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống chiến lược DBHB, BLLĐ.......21
2.2.4. Cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống chiến lược DBHB, BLLĐ trong thời
gian tới.............................................................................................................22
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................29
3.1. Kết luận....................................................................................................29
3.2. Kiến nghị..................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................32


ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN
ANQG:


An ninh quốc gia

BLLĐ:

Bạo loạn lật đổ

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CQĐB:

Cơ quan đặc biệt

DBHB:

Diễn biến hịa bình

ĐLDT:

Độc lập dân tộc

FULRO:

Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức


NGO:

Tổ chức phi Chính phủ

PĐLV:

Phản động lưu vong

SNG:

Cộng đồng các quốc gia độc lập

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề án
Những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức
mau lẹ và phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta, đặt

ra những cơ hội và thách thức lớn đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Với đường lối mở cửa, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế, đa phương hoá,
đa dạng hoá theo phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước” đã tạo ra bối cảnh quan hệ quốc tế mới. Lợi dụng chính sách mở cửa
của ta, các thế lực thù địch sử dụng một số tổ chức NGO nước ngoài vào Việt
Nam với danh nghĩa hoạt động “từ thiện”, “nhân đạo” thực hiện DBHB, tăng
cường hoạt động thâm nhập nội bộ, phá hoại ta từ bên trong.
Đấu tranh chống DBHB là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc học
viên chọn nghiên cứu đề án: “Công tác đấu tranh của cơ quan an ninh đối
với chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” là cần thiết và cấp bách.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án
Làm rõ được quá trình đấu tranh của cơ quan An ninh đối với chiến lược
“Diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay từ sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, trên cơ sở đó đưa
ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Trên toàn quốc, tập trung chủ yếu tại thủ đơ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,
các địa bàn trọng điểm về ANQG như: Nghệ An, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ…
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề án


2
Đề án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
hợp tác quốc tế và bảo vệ ANQG trên lĩnh vực hợp tác quốc tế và các phương
pháp nghiên cứu như phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia…



3
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Một số nét khái quát về chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực
thù địch đối với Việt Nam
2.1.1. Khái quát về chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch
2.1.1.1. Chiến lược DBHB
* Khái niệm
DBHB cịn có những tác giả gọi là “chuyển hố hồ bình”(Peaceful
change); “biến đổi hồ bình”(Peaceful Transformation); “cạnh tranh hồ
bình”(Peaceful competition); “vượt trên hồ bình”(Beuand Peace); “chiến
thắng khơng cần chiến tranh”; “cuộc đại chiến thế giới khơng cần khói súng”.
Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân (2005) DBHB là “chiến
lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực
hiện bằng các phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến
xóa bỏ chủ nghĩa xã hội” (Tr362).
Đối tượng của chiến lược DBHB là các nước có khuynh hướng phát
triển không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, trước hết là các nước xã hội
chủ nghĩa. Bản chất của DBHB là chống CNXH, chống ĐLDT. DBHB là
chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của từ bên trong, chủ
yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động đứng đầu là Mỹ tiến hành. Chúng sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh… kết hợp với răn đe
quân sự để ngầm phá từ bên trong. , tạo ra các lực lượng chính trị đối lập
núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền; kích động các mâu thuẫn tôn
giáo, sắc tộc; truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của
chủ nghĩa tư bản; triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của
Đảng cầm quyền, Nhà nước XHCN tạo sức ép, từng bước chuyển hoá và thay
đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo CNTB.

*. Bối cảnh ra đời chiến lược DBHB


4
Sau thế chiến thứ 2, địa vị, uy tín quốc tế của Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa ngày càng cao là thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào
giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa thế giới. Cuộc đấu tranh giai cấp, dân
tộc trên thế giới lúc này được thể hiện tập trung ở đấu tranh giữa hai hệ thống
XHCN và TBCN. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ buộc phải tìm
mọi cách để ngăn chặn CNXH và phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao.
DBHB lúc đầu chỉ là một phương thức, thủ đoạn để ngăn chặn chủ nghĩa xã
hội, theo thời gian nó trở thành một bộ phận chủ yếu trong chiến lược toàn
cầu của Mỹ trong các thời kỳ và phát triển thành một chiến lược nhằm xoá
bỏ chủ nghĩa xã hội với tư tưởng “chiến thắng không cần chiến tranh”:
- Thời kỳ 1947 - 1988: Hệ thống xã hội chủ nghĩa còn đang vững mạnh,
Mỹ thực hiện chiến lược “Ngăn chặn”; chiến lược này đặt cơ sở cho sự hình
thành chiến lược "diễn biến hồ bình". Ở thời kỳ này, bên cạnh các biện pháp
quân sự là chủ yếu, lần đầu tiên các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn
hoá... được sử dụng đồng bộ để ngăn chặn ảnh hưởng, làm suy yếu Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thời kỳ 1989 - 1993: Hệ thống XHCN đã xuất hiện sự rạn nứt suy
yếu và sụp đổ, chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” đã ra đời. Đây là một
chiến lược tiến công, đối tượng chủ yếu nhằm vào Liên Xô và các nước
XHCN; dựa trên cơ sở duy trì sức mạnh quân sự răn đe, tiến hành tổng hợp
các thủ đoạn, biện pháp về: Chính trị - tư tưởng, kinh tế, văn hoá - xã hội
khiến cho các nước này tự diễn biến và tan rã từ bên trong.
- Từ 1993 đến nay: Mỹ thực hành chiến luợc “Dính líu, khuếch
trương”, là bước phát triển của chiến lược DBHB ở thời kỳ sau khi Liên Xô
tan rã và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ nhằm xố bỏ các nước XHCN cịn
lại, hình thành trật tự thế giới mới do Mỹ cầm đầu. Trong đó kinh tế được chọn

làm “địn bẩy”, chính trị - tư tưởng là “mũi nhọn”, với sự “hỗ trợ” của ngoại


5
giao và “răn đe” quân sự. DBHB ở thời kỳ này được tiến hành trên cơ sở trực
tiếp “dính líu” với từng nước để từng bước chuyển hoá, xoá bỏ chế độ XHCN.
* Đặc trưng cơ bản của chiến lược DBHB
Một là, sử dụng các biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước
XHCN và phong trào độc lập dân tộc. Thông qua các “công cụ mềm”: Ngoại
giao, kinh tế, văn hóa rồi đến chính trị để làm sụp đổ các nước XHCN; dùng
sức mạnh quân sự để răn đe, làm áp lực hậu thuẫn cho các thủ đoạn trên.
Hai là, DBHB chủ yếu dùng con người, phương tiện của đối phương
đánh phá từ trong nội bộ đối phương với sự hỗ trợ từ bên ngoài làm cho đối
phương mơ hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận dẫn đến tự diễn biến, biến đổi, suy
yếu, sụp đổ nhanh chóng.
Ba là, không phá hoại, hủy diệt của cải vật chất một cách rầm rộ bằng
vũ lực. Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch thực hiện ý đồ chiến lược một
cách khôn khéo, che đậy bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt bằng cách
quyến rũ, mua chuộc, núp dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo, từ thiện; đòi
mở rộng dân chủ, tự do không giới hạn, thực hiện đa nguyên, đa đảng; xâm
nhập, thao túng, khống chế về kinh tế để làm mục ruỗng nội bộ, sụp đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, chiến lược DBHB mang tính tồn cầu, khơng giới hạn về thời
gian, khơng gian, là chiến lược phá hoại toàn diện trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, qn sự, ngoại giao đẩy đối phương suy yếu dẫn
đến rối loạn nội bộ rồi sụp đổ.
*. Các mặt chủ yếu của chiến lược DBHB
Trong quá trình triển khai chiến lược DBHB các thế lực thù địch sử
dụng tổng hợp mọi biện pháp, phương tiện, trên mọi mặt đời sống xã hội để
nhằm đạt mục tiêu đề ra, với trọng tâm:



6
Một là: Phá hoại tư tưởng
Xuất phát từ vai trò quyết định của tư tưởng đối với hoạt động thực
tiễn, đồng thời tư tưởng cũng là khâu yếu nhất của CNXH nói chung, Việt
Nam nói riêng do đó các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ đã chọn tư tưởng là
mục tiêu hàng đầu để tập trung chống phá.
Đó chính là sự phá hoại cơ sở tư tưởng và hệ thống chính trị của chế độ
nhà nước XHCN. Thực chất là xoá bỏ kiến trúc thượng tầng (hệ tư tưởng và
các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan Nhà nước tương ứng với hệ tư tưởng đó)
dưới chế độ Nhà nước XHCN đồng thời xác lập kiến trúc thượng tầng theo
hình mẫu của chế độ Nhà nước TBCN ở các nước XHCN. Vấn đề này,
R.Nixon đã từng khuyến cáo Chính phủ Mỹ và các nước Phương Tây: “Tồn
bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp ước mậu dịch, ngoại viện và quan hệ văn hố
sẽ khơng đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng” [tr 39-40].
Hoạt động phá hoại tư tưởng - chính trị tạo ra những tiền đề, nhân tố và điều
kiện có tính chất quyết định cho việc xố bỏ chế độ Nhà nước XHCN từ bên
trong, hướng các nước XHCN đi theo con đường của CNTB.
Hoạt động phá hoại tư tưởng chính trị thể hiện trên các mặt sau đây:
- Tuyên truyền phản bác, phủ định hệ tư tưởng cộng sản, trước hết là
các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin như: Vấn đề giai cấp và đấu
tranh giai cấp, vấn đề tập trung dân chủ, vấn đề chun chính vơ sản. Phủ
định vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản ở các nước XHCN. Phủ định mọi
thành tựu cách mạng của các nước XHCN.
- Truyền bá các học thuyết chính trị- xã hội cũng như các khuynh
hướng tư tưởng - chính trị, văn hố - xã hội đối lập thù địch với chủ nghĩa
Mác - Lênin như: chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa đa dân tộc, chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, thuyết hội tụ, thuyết văn hoá
đại chúng, thuyết xã hội Cơng giáo… cũng như các khuynh hướng tư nhân

hố, tư hữu hoá trên lĩnh vực kinh tế, phi giai cấp, thương mại hoá trên lĩnh


7
vực văn hố, văn nghệ, tự do hố, chính trị hố tơn giáo, ly tâm, ly khai trong
các dân tộc thiểu số, phi cộng sản hoá các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp và đặc biệt là lực lượng vũ trang.
Hai là: Phá hoại kinh tế
Thực chất là phá hoại cơ sở hạ tầng-nền tảng kinh tế, bao gồm toàn bộ
quan hệ sản xuất của xã hội phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực
lượng sản xuất, trong quan hệ với kiến trúc thượng tầng xây dựng trên đó.
Vấn đề này R. Ri - gân nguyên là Tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố: “Nước
Mỹ nguyện cống hiến nều triết học kinh tế thị trường tự do của mình cho
chính quyền các nước thi hành nền kinh tế kế hoạch tập trung (chỉ các nước
XHCN) chỉ khi nào các nước này chịu chấp nhận cơ chế thị trường tự do thì
mới có thể thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng kinh tế của nhân dân nước
họ…” [39 tr 223].
Phá hoại kinh tế là một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược
DBHB của CNĐQ chống CNXH hiện thực. Chuyển hoá chế độ nhà nước
XHCN sang chế độ Nhà nước TBCN, suy cho cùng là sự chuyển đổi cơ chế
lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN sang cơ chế lãnh
đạo, quản lý kinh tế - xã hội theo hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.
Thực tế cho thấy, trong khi kinh tế của Mỹ và các nước tư bản phát triển
Phương tây chiếm ưu thế thì kinh tế các nước XHCN lại ở thế yếu. Chính vì
vậy mà Mỹ và các nước tư bản tìm mọi cách thúc đẩy sự chuyển hoá về mặt
kinh tế để tạo điều kiện, hỗ trợ cho sự chuyển hố thể chế chính trị ở các nước
XHCN theo định hướng TBCN.
Hoạt động phá hoại nền kinh tế ở các nước XHCN được các thế lực thù
địch CNXH tiến hành bằng các phương thức, thủ đoạn như: kích thích, thúc
đẩy khuynh hướng phát triển kinh tế thị trường tự do, tách khỏi sự lãnh đạo,

quản lý của chính quyền nhà nước XHCN. Lợi dụng sự đầu tư, hợp tác liên
doanh, liên kết, buôn bán và các quan hệ kinh tế khác kể cả viện trợ cho vay,


8
trả nợ để cản trở, ép buộc, khống chế, kìm hãm sự phát triển kinh tế theo định
hướng XHCN. Khuyến khích các hoạt động kinh tế “ngầm”, hoạt động kiểu
maphia trên lĩnh vực kinh tế để làm mất ổn định về kinh tế ở các nước
XHCN. Kích thích và hỗ trợ sự phát triển hình thức sở hữu tư nhân, phát triển
thành phần kinh tế phi XHCN khác để dần dần lấn át và tiến tới vơ hiệu hố
hình thức sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế quốc doanh. Tạo ra những
cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế theo hình mẫu phương Tây để hướng lái sự
phát triển kinh tế ở các nước XHCN theo con đường TBCN. Thao túng, lũng
đoạn, chi phối những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của các nước
XHCN. Suy cho cùng là sử dụng lại ích kinh tế để tác động.
Nói tóm lại, bằng các phương thức, thủ đoạn như vậy, các thế lực thù địch
có thể thay đổi, chuyển hố mối quan hệ sản xuất XHCN sang mối quan hệ sản
xuất TBCN. Trên cơ sở đó làm chuyển hố về chất chế độ Nhà nước XHCN.
Ba là: Phá hoại văn hoá
Cụ thể là phá hoại truyền thống văn hoá dân tộc, cách mạng, các chuẩn
mực đạo đức, lối sống XHCN. Đây là thủ đoạn đầu độc bôi đen thế hệ trẻ các
nước XHCN
Văn hố và chính trị có mối quan hệ hữu cơ, thay đổi, chuyển hố thể
chế chính trị của một chế độ xã hội, đương nhiên trong đó có sự thay đổi,
chuyển hố văn hố, lối sống dưới chế độ xã hội đó. Ngược lại làm biến chất
văn hố, lối sống sẽ có tác dụng góp phần làm thay đổi chế độ chính trị - xã
hội của một quốc gia dân tộc. Văn hoá là một bộ phận cấu thành của kiến
trúc thượng tầng xã hội. Do đó, biến đổi nền văn hoá cũng là biến đổi một bộ
phận quan trọng thuộc kiến trúc thượng tầng của một chế độ xã hội. Thấy
được vị trí quan trọng của văn hóa, lối sống và mối quan hệ tương tác giữa

văn hoá, lối sống XHCN là một vấn đề then chốt trong chiến lược DBHB đối
với các nước XHCN. Điều đó đã được chính các lý luận gia Phương tây
khẳng định: “Việc truyền bá văn minh Phương Tây, văn hoá, lối sống Phương


9
Tây vào các nước cộng sản đóng vai trị then chốt, thúc đẩy q trình DBHB
ở các nước đó”.
Trên thực tế, hoạt động DBHB trên lĩnh vực văn hoá - xã hội thể hiện ở
chỗ: Xuyên tạc, đả kích bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn
hoá, văn nghệ cách mạng, lối sống XHCN, những giá trị tinh thần của chế độ
Nhà nước XHCN đồng thời truyền bá văn hoá, lối sống tư sản phương Tây
vào các nước XHCN đồng thời truyền bá văn hoá, lối sống tư sản phương Tây
vào các nước XHCN như: Lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, tôn thời đồng
tiền… để làm hỏng một bộ phận cán bộ, nhân dân, nhất là thanh thiếu niên thế hệ tương lai của cách mạng nhà nước XHCN. Mặt khác, chúng còn ra sức
tìm kiếm móc nối, mua chuộc lơi kéo kích động trí thức, văn nghệ sĩ đối lập,
bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh, cực đoan quá khích, lập trường tư
tưởng không vững vàng, sa đoạ vô đạo đức… vào con đường chống lại Đảng
cộng sản và chính quyền nhà nước XHCN. Tìm cách thao túm, lũng đoạn, chi
phối các cơ quan tổ chức văn hoá, văn nghệ làm cho hoạt động văn hố, văn
nghệ đi chệch hướng XHCN.
Ngồi ra các thế lực thù địch còn dùng “răn đe quân sự” và “gây sức ép
bằng ngoại giao” để thúc đẩy DBHB ở các nước XHCN .
Thủ đoạn lấy răn đe bằng quân sự làm điều kiện để DBHB, để đe doạ,
khủng bố tinh thần đối phương, tạo chỗ dựa vững chắc và điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện âm mưu DBHB đối với các nước XHCN. Mặc dù rất coi
trọng các biện pháp, thủ đoạn phá hoại tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hố xã hội... để xố bỏ chế độ Nhà nước XHCN mà không cần phải dùng chiến
tranh xâm lược bằng quân sự, nhưng các chiến lược gia DBHB của Mỹ và
Phương Tây vẫn đề cao sức mạnh quân sự và coi “răn đe quân sự” là một
trong những thủ đoạn không thể thiếu để thực hiện DBHB.

Tiến hành hoạt động răn đe quân sự, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế
quốc Mỹ muốn uy hiếp và cảnh cáo các nước XHCN rằng, hoặc nghe theo


10
“lời khun” của họ mà “chuyển hố hồ bình” theo “trật tự thế giới mới” do
Mỹ và Phương Tây sắp đặt hoặc bị tiêu diệt, ngồi ra khơng có sự lựa chọn
nào khác.
Răn đe bằng quân sự nhằm khủng bố tinh thần, đe doạ nhân dân các
nước XHCN là thủ đoạn quen thuộc của Mỹ và CNĐQ. Nói cách khác là các
thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội lợi dụng diễn đàn quốc tế, lợi dụng các mối
quan hệ ngoại giao song phương hay đa phương để làm áp lực tạo điều kiện
cho việc thực hiện âm mưu DBHB gây rối an ninh, gây BLLĐ chế độ nhà
nước XHCN
2.1.1.2. Bạo loạn lật đổ
* Khái niệm
Theo từ điển Bách khoa Cơng an nhân dân (2005) “Bạo loạn là hoạt
động có vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống phá, cướp chính
quyền”. Bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực
lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với
nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc Trung ương). Có bạo loạn
chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
*Những yếu tố gây ra BLLĐ
Về mặt khách quan: Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, ráo
riết thực hiện DBHB làm suy yếu và tạo ra những nhân tố mất ổn định ở bên
trong các nước. Ở trong nước, địch đã xây dựng, tập hợp được lực lượng
chính trị tạo dựng được phe đối lập, được nuôi dưỡng và hỗ trợ về mọi mặt
của các thế lực thù địch bên ngoài, có “ngọn cờ” lãnh đạo chỉ huy; có thể có
lực lượng vũ trang phản động. Lợi dụng những yếu kém, sai lầm của chính

quyền, nhất là chính quyền cơ sở, những mâu thuẫn nội bộ; bọn phản động
lừa gạt, kích động, lôi kéo được một bộ phận quần chúng (nhất là những


11
người có tư tưởng bất mãn, lạc hậu) đi theo chúng gây bạo loạn sẵn sàng
chống lại chính quyền.
Về mặt chủ quan: Nội bộ Đảng (cầm quyền), Nhà nước suy yếu (phân
hoá, chia rẽ, cán bộ thoái hoá biến chất), có những sai lầm nghiêm trọng trong
đường lối, chính sách kinh tế - xã hội. Xã hội phân hoá giàu - nghèo ngày càng
lớn, với sự phân tầng giai cấp và bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội
cùng nhiều mâu thuẫn nội bộ đã được tích tụ từ lâu. Lực lượng vũ trang mơ
hồ, mất cảnh giác hoặc bị “vơ hiệu hố”; kẻ thù lợi dụng những khuyết điểm
đó để kích động BLLĐ.
*Quy mơ, địa bàn có thể xảy ra bạo loạn lật đổ
Bạo loạn có thể diễn ra ở một vùng hoặc một số vùng và có thể xảy ra
đồng thời ở một số vùng. Quy mơ BLLĐ có thể từ nhỏ đến vừa và lớn, từ
một nơi, một khu vực lan ra nhiều nơi, nhiều khu vực.
Phạm vi địa bàn xảy ra BLLĐ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất
nước, nhưng trọng điểm là các trung tâm chính trị, kinh tế của trung ương và
địa phương, nơi rất nhạy cảm về chính trị, hoặc các khu vực, địa bàn mà cơ
sở chính trị của ta yếu kém, ở vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng đồng
bào tôn giáo.
2.1.2. Chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch đối
với Việt Nam
Ở Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc cho rằng không thể áp dụng hoàn toàn
các biện pháp thủ đoạn như ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu mà cần
phải điều chỉnh biện pháp, thay đổi thủ đoạn cho phù hợp, cụ thể:
Tuyên truyền xuyên tạc nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam;

thúc đẩy tự diễn biến làm suy yếu hệ thống chính trị, hình thành đa ngun
đa đảng, địi “tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do bầu cử”; bôi đen, hạ uy


12
tín những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; lợi dụng “chống
tham nhũng”, góp ý kiến xây dựng Đảng để kích động, phân hố, chia rẽ nội
bộ; vơ hiệu hố lực lượng vũ trang... tiến tới làm sụp đổ chế độ XHCN ở
Việt Nam.
Chúng sử dụng các thiết chế tài chính, tiền tệ quốc tế, luật về thương
mại để ép ta điều chỉnh pháp luật, cải cách chính trị. Thơng qua đầu tư, viện
trợ để xâm nhập các ngành kinh tế quan trọng, địa bàn nhạy cảm, thúc đẩy tư
nhân hoá... tiến tới chi phối, làm chệch hướng dẫn đến thay đổi bản chất xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tạo tiền đề về kinh tế - xã hội để chuyển hố
về chính trị. Lợi dụng các đàm phán thương mại để ép ta về chính trị. Thông
qua viện trợ, giúp đỡ của các NGO để xâm nhập, móc nối, hỗ trợ các phần tử
phản động, cơ hội bên trong nội địa.
Lợi dụng chính sách cởi mở, đổi mới của ta, núp dưới danh nghĩa
“dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” để chống phá Việt Nam. Với
chính sách “Ngoại giao nhân quyền”, lợi dụng các diễn đàn quốc tế để tuyên
truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền,
đàn áp tôn giáo, dân tộc để cô lập ta trên trường quốc tế; kêu gọi, gây sức ép
với các nước, các NGO ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động chống phá, li khai bên
trong lãnh thổ Việt Nam.
Xây dựng và phát triển lực lượng chống đối từ bên trong. Để làm điều
này: Mỹ và các thế lực thù địch đang ra sức chuẩn bị lực lượng, xây dựng
“ngọn cờ” ở bên trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam; ni dưỡng, tiếp tay cho
lực lượng phản động người Việt ở trong và ngoài nước chống phá; tiến hành
tập hợp lực lượng, kết hợp tôn giáo với dân tộc (Tin Lành Đề Ga), móc nối
xây dựng liên tơn giáo chống chế độ và cho ra đời các tổ chức tôn giáo phản

động, làm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam; xúi dục, tập hợp các phần
tử phản động, cơ hội, bất mãn hình thành tổ chức chính trị đối lập; kích động
chia rẽ quần chúng nhân dân với Đảng, chính quyền; kích động đồng bào


13
các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo tiến hành các cuộc bạo loạn như ở Tây
Nguyên (2001, 2004), Mường Nhé - Điện Biên (2011), Xã Đoài - Nghệ An
(tháng 8/2013)..., tình hình phức tạp tại miền Trung từ cuối tháng 4 đến đầu
tháng 5 do hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra 11 cuộc tụ tập, biểu tình
tại 8 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Bình,
Khánh Hịa, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với khoảng 3 nghìn lượt người
tham gia (chủ yếu là giáo dân) trong đó có nhiều đối tượng chống đối, cơ hội
chính trị, khiếu kiện...
2.2. Công tác đấu tranh của cơ quan an ninh đối với chiến lược DBHB,
BLLĐ của các thế lực thù địch
2.2.1. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, phương châm
2.2.1.1. Mục tiêu
Làm thất bại chiến lược DBHB, BLLĐ của địch, giữ vững ổn định
chính trị, mơi trường hịa bình để đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN; bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân
tộc; bảo vệ ANQG, trật tự an tồn xã hội và nền văn hóa dân tộc.
2.2.1.2. Nhiệm vụ
Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn DBHB, BLLĐ, cụ thể:
- Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá, kịp thời tiến công
ngay từ đầu.
- Xử lý nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn và ln bảo vệ tốt chính

trị nội bộ.
2.2.1.3. Quan điểm
Một là, kiên định con đường ĐLDT và CNXH, nắm vững hai nhiệm
vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngày nay,


14
ĐLDT và CNXH vẫn là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Xố
bỏ mục tiêu này chính là mục đích chủ yếu của chiến lược DBHB đối với Việt
Nam. Khắc phục tư tưởng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, né tránh đấu tranh
chống lại các luận điệu sai trái, phản động. Mặt khác, cần đề phòng nguy cơ
“tự diễn biến” dẫn đến chệch hướng XHCN từ bên trong nội bộ.
Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, tiến hành đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta ngày nay là sức mạnh tổng hợp của khối
đại đoàn kết tồn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng;
là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được tạo ra trên cơ sở
kết hợp giữa các hoạt động: Chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, đối ngoại...
DBHB, BLLĐ của địch là sự chống phá toàn diện bằng tổng hợp các
biện pháp. Vì vậy, chống DBHB, BLLĐ cũng phải chống trên các mặt bằng
tổng thể các biện pháp, nhưng lấy phi quân sự là chủ yếu; với sức mạnh tổng
hợp được tạo ra từ nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Trong đó,
lực lượng tiến hành là cả hệ thống chính trị và của tồn dân đặt dưới sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của Đảng.
Ba là, chống DBHB, bạo loạn lật đổ phải nhằm kết hợp ngăn ngừa và
đối phó thắng lợi các tình huống chiến lược về quốc phịng - an ninh có thể
xảy ra. Tại Hội nghị Trung ương 8 (Khoá IX), Đảng ta đã dự báo có 3 tình
huống chiến lược trong bảo vệ Tổ quốc những năm tới... Các tình huống trên
có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, tình huống này có thể là tiền đề
cho sự xuất hiện của tình huống kia. Trong đó hai tình huống: Biến động

chính trị trong nước, đe doạ sự mất còn của chế độ; bạo loạn ly khai ở một
vùng hoặc một số vùng, gây nguy cơ chia cắt đất nước là do hoạt động
DBHB, BLLĐ của địch tạo ra. Vì vậy, làm thất bại DBHB, BLLĐ của địch
cũng chính là trực tiếp ngăn ngừa, đẩy lùi hai tình huống chiến lược trên. Mặt
khác, ngăn chặn được hai tình huống trên sẽ góp phần quan trọng triệt tiêu điều


15
kiện, thời cơ để nước ngoài lợi dụng can thiệp, chống ta bằng cả chính trị ngoại giao - kinh tế; không cho kẻ thù kiếm cớ can thiệp quân sự, gây xung đột
vũ trang và chiến tranh xâm lược nước ta (tình huống chiến lược 3).
Bốn là, nắm vững pháp luật, chủ động, kiên quyết trấn áp các phần tử
phản động để bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ. Chống DBHB, BLLĐ
chính là cuộc đấu tranh giai cấp ở thời kỳ mới, mà mục tiêu chủ yếu của đấu
tranh giai cấp ở thời kỳ này là bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng.
Cuộc đấu tranh chống DBHB, BLLĐ là một cuộc đấu tranh hết sức gay go,
quyết liệt, lâu dài, một mất một còn giữa ta và địch trong tình hình hiện nay.
Vì vậy, chúng ta buộc phải sử dụng các cơng cụ chun chính của nhà
nước vô sản để bảo vệ thành quả của cách mạng. Trên cơ sở pháp luật của
Nhà nước, với sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tồn dân có lực lượng
vũ trang làm nịng cốt, chủ động “vơ hiệu hoá” và kiên quyết trấn áp các lực
lượng phản động để ngăn ngừa, đập tan bạo loạn của địch, bảo vệ chính
quyền và chế độ của ta. Các sự kiện ở Cộng hoà Dân chủ Đức (1953), Hungga-ri (1956), Tiệp Khắc (1968), Trung Quốc (1989); sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước XHCN Đông Âu và các cuộc “cách mạng màu” gần đây ở một
số nước cộng hoà thuộc SNG, ở Châu Phi, Trung Đông... đã cho chúng ta
những bài học bổ ích về điều này.
2.2.1.4. Phương châm
Một là, giữ vững sự ổn định bên trong, chủ động phòng ngừa, kết hợp
giữa phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch.
Với tư tưởng chủ đạo “trong ấm, ngoài êm”, Đảng ta coi sự ổn định

vững mạnh bên trong vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện căn bản để ngăn ngừa,
đẩy lùi DBHB, BLLĐ của địch. Vì vậy, xây dựng đất nước ta vững mạnh về
mọi mặt, đồng thời cảnh giác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành


16
động chống phá của kẻ thù, luôn là hai mặt cơ bản trong các giải pháp phòng
chống của ta.
Hai là, khi bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp
các biện pháp, các mặt đấu tranh; xử lý kiên quyết, nhanh chóng, khơng để
lan rộng, kéo dài. Phương châm này chỉ đạo phương thức đấu tranh và hành
động của ta, trong xử lý bạo loạn lật đổ của địch.
Ba là, xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ
của nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn chống phá của kẻ thù đối với Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng công tác đấu tranh chống chiến lược DBHB, BLLĐ của
cơ quan An ninh
* Vào những năm cuối của thập niên 80, đầu thập niên 90 - thế kỷ XX,
các cuộc biểu tình, bạo loạn đã làm cho Liên Xô và hàng loạt các nước
XHCN ở Đông Âu tan rã. Bước sang thế kỷ XXI, cũng từ các cuộc biểu tình,
bạo loạn mà người ta thường gọi là “các cuộc cách mạng màu” đã làm cho
hàng loạt các quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết phải thay đổi chế độ
chính trị.
Mở đầu là cuộc cách mạng “Hoa hồng” ở Grudia năm 2003; tiếp đến là
cuộc cách mạng “Cam” ở Ucraina năm 2004; sau đó là cuộc cách mạng “Hoa
Tuy líp” ở Kưrơgưxtan năm 2005…
Và cuối năm 2010 đầu năm 2011 tại các nước Trung Đông và Bắc Phi,
liên tục xảy ra các cuộc biểu tình, bạo loạn, lật đổ chế độ. Mở đầu là cuộc
biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ ở Tunisia, từ 17/12/2010 đến 14/01/2011 đã
lật đổ, kết thúc 23 năm cầm quyền của Tổng thống Bel Ali. Ngay sau Tunisia,

đã xảy ra biểu tình, bạo loạn ở Ai Cập do tổ chức đối lập “Những người anh
em Hồi giáo” lãnh đạo. Cuộc biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ này diễn ra
trong một thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng 18 ngày, từ 25/1 đến 11/2/2011
làm 5 người chết và hàng trăm người bị thương. Cuối cùng, trước sức ép của


17
các cuộc biểu tình, bạo loạn buộc Tổng thống Mubarak đã phải từ chức sau 30
năm cầm quyền. Sau Ai cập đến Lybia; cuộc biểu tình, bạo loạn ở Lybia do
cựu Bộ trưởng Tư pháp của nước này là Mustafa Abdel Jalil cầm đầu đòi lật
đổ chế độ của Tổng thống M.Gadafi. Các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Lybia
kéo dài gần 10 tháng, từ 18/2 đến 20/10/2010, làm hơn 6.000 người chết và
hàng chục nghìn người bị thương. Cuối cùng, với sự trợ giúp đắc lực của Mỹ
và các nước phương Tây, phe đối lập đã giành thắng lợi, Tổng thống Gadafi
đã bị tiêu diệt ngày 20/10/2010.
Sau Lybia, theo phản ứng domino, biểu tình, bạo loạn liên tiếp xảy ra ở
nhiều quốc gia khác thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi, như Y - ê - men,
I - ran, A - rập Xê - út, Yordan, Kuwait, Isael… Tại Y - ê - men, người biểu
tình đưa ra khẩu hiệu “hôm qua là Tuynisia, hôm nay là Ai Cập và ngày mai
sẽ đến lượt người Y - ê - men phá bỏ xiềng xích”, tình hình Vê - nê - rê - la
Và gần chúng ta, tình hình Campuchia có những diễn biến phức tạp sau bầu
cử Quốc hội khóa V đã và đang tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia Việt
Nam, nhất là vấn đề an ninh biên giới, phân giới cắm mốc và địa vị pháp lý
của Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Campuchia.
* Ở Việt Nam, trước tình hình các cuộc “cách mạng đường phố", "cách
mạng màu" diễn ra ở các nước Đông Âu, Liên Xô cũ và phong trào “Mùa
xuân Ả rập’’ với hàng loạt các cuộc biểu tình, lật đổ chính quyền các nước
Trung Đơng và Bắc Phi, các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài
nước cho rằng, đây là thời cơ đẩy mạnh chiến lược DBHB, BLLĐ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thời

gian qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược DBHB, BLLĐ với nhiều
phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt.
- Chúng tập trung tuyên truyền đả phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, hạ thấp uy tín và phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng; phá hoại
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách về dân tộc, tôn


18
giáo, chính sách phát triển kinh tế và chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
1992; phá hoại, gây chia rẽ, mâu thuẫn nội bộ Đảng, Nhà nước. Chúng lập ra
hàng trăm trang web, blog, trong đó có những trang web như “Quan làm
báo”, “Dân làm báo”, “Cầu Nhật Tân”, “Vua làm báo”... thu hút hàng triệu
lượt người truy cập để “đánh thẳng” vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
của Chính phủ, xun tạc, bơi nhọ hình ảnh lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước; thổi phồng, xuyên tạc những sai phạm, yếu kém trong quản
lý kinh tế, trong thực hiện chính sách pháp luật ở các cấp chính quyền, xun
tạc cho rằng tình trạng kinh tế chậm phát triển, quản lý kinh tế yếu kém, tham
ơ, tham nhũng là sai phạm mang tính “hệ thống” trong chính sách điều hành
của Đảng, Nhà nước; vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, kêu gọi
người dân “xuống đường” biểu tình lật đổ chế độ. Đặc biệt, trước chủ trương
sửa đổi Hiến pháp 1992, bọn PĐLV đã lập “Ban vận động Hiến pháp toàn
dân”, các “Ủy ban góp ý Hiến pháp” để phát động các chiến dịch “Nhấn
chuông” nhằm tuyên truyền, tán phát tài liệu, các bản hiến pháp có nội dung
địi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, phi chính trị hóa qn đội, thực hiện tam quyền
phân lập và đòi các quyền cơ bản của người dân trong đó có quyền sở hữu đất
đai vào trong nước. Chúng cịn tích cực thu thập tài liệu, phỏng vấn, viết bài
về những người đã xin ra khỏi Đảng trước đây để kích động những đảng viên
có bất bình, bức xúc trước tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong Đảng, trong
xã hội nhằm tạo “làn sóng bỏ Đảng”.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống Đảng, Nhà nước của

bọn phản động trong và ngoài nước đã và đang có tác động, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước, làm xói mịn thành
quả cách mạng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân; đã gây tác động
đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, một số cán
bộ đảng viên đã suy thối về phẩm chất chính trị, hoang mang, dao động



×