BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
NGƠ THỊ QUỲNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP
Hà Nội, năm 2022
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
NGƠ THỊ QUỲNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: T.S Đào Thanh Hương
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Quỳnh
Mã sinh viên
: 5093106199
Lớp
: KTĐN9B
Hà Nội, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup”
được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em và sự giúp đỡ
khơng nhỏ từ phía Cơng ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup, với sự hướng dẫn
tận tụy và nhiệt tình của TS. Đào Thanh Hương.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài cung cấp là trung thực và hồn
tồn khơng sao chép hay sử dụng của bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào tương tự. Nếu
phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của các tài liệu khác, em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Quỳnh
Ngô Thị Quỳnh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn hành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup, thầy cô khoa Kinh tế quốc tế và TS.
Đào Thanh Hương. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty CP Kinh
Doanh Quốc Tế Fingroup đã đạo điều kiện cho em được thực tập tại cơng ty. Và
trong q trình thực tập tại bộ phận kinh doanh, em rất cảm ơn bộ phận kinh doanh
đã hỗ trợ em về kiến thức và đào tạo nghiệp vụ. Ngoài ra, cảm ơn anh/ chị đồng
nghiệp công ty luôn hỗ trợ em số liệu và tài liệu để em hồn thành tốt nhất khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đào Thanh Hương, người
đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp và làm
báo cáo thực tập. Em gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa Kinh tế quốc tế đã tận tình
truyền đạt những kiến thức và trang bị cho em hiểu biết nghiệp vụ, kiến thức chuyên
môn để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Đây khơng chỉ là nền tảng cho
q trình học tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời với tâm thế chủ
động với những kiến thức của mình.
Vì thời gian làm bài khóa luận và những kiến thức cịn hạn chế khơng thể tránh
khỏi những sai sót. Em xin ghi nhận ý kiến đóng góp của các Thầy/Cơ giáo, ban
lãnh đạo để em có điều kiện bổ sung và nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt
hơn cho công tác thực tế và làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Quỳnh
Ngô Thị Quỳnh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
5. Kết cấu của khóa luận....................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN ...........................................................................................................3
1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa ......................................................3
1.1.1. Khái niệm về giao nhận ............................................................................3
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của giao nhận hàng hóa .....................................3
1.1.3. Vai trị của giao nhận ...............................................................................5
1.1.4. Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển ................6
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận ............................................9
1.2. Khái quát chung về người giao nhận chủ thể tham gia hoạt động giao nhận
.................................................................................................................10
1.2.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận ...........................................10
1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận ........................................................11
1.2.3. Tiêu chí đánh giá giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển .13
1.3. Giao nhận vận tải bằng đường biển ...........................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
QUỐC TẾ FINGROUP ..........................................................................................20
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ..................20
2.1.1. Khái quát về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ...............20
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup ............................................................................................................27
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của công ty .................................................28
iii
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu qua đường
biển của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup giai đoạn 2019-2021 ..
.................................................................................................................31
2.2.1. Thị trường giao nhận hàng hóa nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup. .......................................31
2.2.2. Đối tượng khách hàng hướng đến của Công ty Cổ phần kinh doanh
quốc tế Fingroup ...............................................................................................33
2.2.3. Giao nhận hàng hố nhập khẩu hàng hố bằng đường biển của Cơng
ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ........................................................34
2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ................................47
2.2.5. Lĩnh vực giao nhận vận tải của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup ............................................................................................................50
2.3. Đánh giá dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Cổ phần kinh doanh quốc tế Finlogistics...........................................................51
2.3.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí ..........................................................51
2.4. Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân về hoạt động giao nhận hàng hố
nhập khẩu của Cơng ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ...................54
2.4.1. Ưu điểm của giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của Cơng
ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ........................................................54
2.4.3. Nguyên nhân ...........................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN KINH
DOANH QUỐC TẾ FINGROUP ..........................................................................60
3.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container
đường biển của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ....................60
3.1.1. Mục tiêu phát triển dài hạn của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup ............................................................................................................60
3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
Container đường biển của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ..61
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ...................61
iv
3.2. Giải pháp thúc đẩy giao nhận hàng hóa nhập khẩu qua đường biển của
Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup.................................................61
3.2.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro ....................................................................61
3.2.2. Thực hiện chính sách thu hút khách hàng ...........................................62
3.2.3. Giải pháp mở rộng ..................................................................................63
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý, kinh doanh ...............................63
3.2.5. Nâng cấp chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng .....................64
3.2.6. Giải pháp ổn định cơ cấu nhân sự, nâng cao trình độ chuyên môn cho
nhân viên ...........................................................................................................65
3.2.7. Giải pháp nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị ..................66
3.2.8. Giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả cao .......67
3.3. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có liên quan .....................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN
WTO
FIATA
Dịch tiếng anh
Association of South East Asian
Nations
World Trade Organization
International Federation of
Freight Forwarders Associations
KHCN
C/O
FEU
Certificate of Origin
forty-foot equivalent unit
TEU
D/O
FCL
ICD
twenty-foot equivalent units
Delivery Order fee
Full Container Load
Inland Container Depot
LCL
L/C
CP
HS Code
Less than Container Load
Letter of Credit
HAWB
AWB
USD
VNĐ
EXW
FOB
Cont
Harmonized Commodity
Description and Coding System
House Air Waybill
Air Waybill
United States dollar
EX Works
Free on board
Container
GW
Gross Weight
CBM
KG
CIF
Cubic Meter
Kilogam
Cost, Insurance, Freight
Fin
CS
TTHQ
NĐ-CP
TT- BKHCN
BTC
EIR
Customer Service
Equipment Interchange Receipt
vi
Dịch tiếng việt
Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á
Tổ chức thương mại thế giới
Liên đồn các Hiệp hội Giao
nhận Vận tải Quốc tế
Khoa học kỹ thuật
Giấy chứng nhận xuất xứ
Đơn vị đo tương đương tải
trọng 40 feet
Tải trọng 20 feet
Phí lệnh giao hàng
Hàng nguyên Container
Cảng cạn, cảng khơ, cảng nội
địa
Hàng lẻ Container
Thư tín dụng
Cổ phần
Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
hàng hóa
Vận đơn nhà
Vận đơn chủ
Đồng đô la
Đồng Việt Nam
Giá giao tại xưởng
Giao lên tàu
Thùng lớn bằng thép hình
chữ nhật
Tổng trọng lượng hàng hóa
cả bao bì
Mét khối
Kilogam
Tiền hàng, bảo hiểm, cước
phí
Finlogistics
Dịch vụ khách hàng
Thủ tục hải quan
Nghị định – Chính Phủ
Thơng tư – Bộ Khoa Học
Cơng Nghệ
Bộ Tài Chính
Phiếu giao nhận
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1.2a: Trình độ nhân sự của công ty Finlogistics ...........................................25
Bảng 2.1.2b: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup giai đoạn 2019-2021 ..................................................................................27
Bảng 2.2.4: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận giao nhận bằng đường biển của Công ty
Cổ Phần kinh doanh quốc tế Fingroup ......................................................................50
Bảng: 2.2.5: Cơ cấu mặt hàng nhập hàng nguyên xe và ghép xe .............................50
Bảng 2.3: Thời gian vận chuyển chính các hãng tàu từ Trung Quốc về cảng Việt Nam ...52
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhân sự các bộ phận tại công ty Finlogistics ...........................26
Biểu đồ 2.2.1: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2019-2021
...................................................................................................................................32
Biểu đồ 2.2.2: Cơ cấu khách hàng của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
năm 2019 - 2021........................................................................................................33
Biểu đồ 2.2.4a: Doanh thu dịch vụ vận tải của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup ....................................................................................................................47
Biểu đồ 2.2.4b: Doanh thu và lợi nhuận dịch vụ vận tải nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển 2019-2021 ..............................................................................................49
vii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Logo của Cơng ty CP Kinh doanh quốc tế Fingroup ................................20
Hình ảnh 2.1: Khai báo Hải Quan điện tử qua ECUSS-VNACCS ...........................40
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup .......22
Sơ đồ 2.2.3: Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu của Cơng ty Cổ phần kinh
doanh quốc tế Fingroup ............................................................................................36
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, nền kinh tế mở cửa, chấm dứt thời kỳ bao cấp mở ra nền kinh
tế Việt Nam một trang lịch sử kinh tế mới. Từ một quốc gia có nền kinh tế hơn 70%
dân số làm nông nghiệp với nền sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân lạc hậu đã thay
đổi nền kinh tế phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sau
hơn 20 năm mở cửa thị trường, Việt Nam đã gia nhập ASEAN(năm 1995) và WTO
(năm 2007). Việc ở cửa thị trường đã thúc đẩy việc mua bán hàng hóa giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới phát triển hơn. Khi khối lượng hàng hóa được trao đổi càng
nhiều từ Việt Nam đến các nước nhưng gặp hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa.
Vì vậy, việc phát triển hệ thống giao thơng, phương tiện vận chuyển có vai trị quan
trọng trong việc phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước. Để xuất
khẩu và nhập khẩu được từ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần vận chuyển
hàng hóa chính thơng qua đường biển. Với hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại
trên tồn cầu được vận chuyển bằng đường biển, phương thức vận tải này chính là
mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics (1). Với Việt Nam đường bờ biển
dài 3260 km nên có rất nhiều cảng lớn, nhỏ để nhằm mục đích vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển.
Với thời kỳ đổi mới phát triển nền kinh tế, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều mặt
hàng để phục vụ nhu cầu đa dạng hóa loại hàng hóa như máy điều hịa, thiết bị nhà
bếp, đồ dùng, máy móc, phụ liệu sản xuất, …. những vật dụng thiết yết trong gia đình
có giá thành rẻ, chất lượng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Công ty cổ phần
kinh doanh quốc tế Fingroup nắm bắt được cơ hội kịp thời đáp ứng nhu cầu vận
chuyển các hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam với nhiều hàng hóa khác nhau theo
nhu cầu khách hàng. Để đối mặt với thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
về Việt Nam, Fingroup đã nỗ lực phát triển vận chuyển khơng ngừng mở rộng đường
biển theo chính ngạch và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về kiểm định,
tiêu chuẩn và kỹ thuật khi nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng
để phát triển nhập khẩu đa dạng mặt hàng giá rẻ - Công xưởng của thế giới.Việt nam
nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc ln đứng đầu về giá trị nhập khẩu hàng hố so với
các nước trên thế giới. Hiểu được tầm quan trọng của việc nhập khẩu hàng hóa và sự
cần thiết cửa thị trường nên em quyết định xây dụng đề tài khóa luận tốt nghiệp với
chủ đề “Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup”
1
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng giao nhận hàng hoá và đưa ra
giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup. Tìm ra được hạn chế và nguyên nhân
về giao nhận hàng hóa và từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển hoạt động vận
chuyển bằng đường biển.
b. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tổng quan những vấn đề chung của giao nhận hàng hố,
phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup giai đoạn 2019 – 2021, qua đó rút ra những kết quả đạt được và hạn chế
trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Cơng ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp thúc
đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa tại Cơng ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup.
3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
Về thời gian nghiên cứu: Phân tích tình hình thực tế và số liệu báo cáo tài
chính của cơng ty giai đoạn 2019-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu sử dụng trong bài được tổng hợp từ báo cáo nội bộ công ty từ:
báo cáo tài chính từ năm 2019-2021, số liệu tổng hợp phịng kinh doanh, số liệu tổng
hợp phịng kế tốn và các phịng ban, trang web cơng ty.
Tham khảo từ luận văn khóa trước, trang website của bộ cơng thương, tổng
cục hải quan, tổng cục thống kê, …
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ nguồn thứ cấp
Phương pháp tổng hợp so sánh: dùng phương pháp so sánh để chỉ rõ sự tăng giảm
qua các năm của công ty để đưa ra những phát triển và hạn chế để phát triển hơn.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được viết thành
3 chương có thứ tự như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng
đường biển của Cơng ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup.
2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1.
Khái quát chung về giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về giao nhận
Giao nhận vận tải là hoạt động nằm trong khâu lưu thông, phân phối hàng hóa.
Trước kia, việc giao nhận hàng hóa có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người
nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhận và tiến nhành. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển buôn bán quốc tế với số lượng và nhu cầu lớn, giao nhận dần dần
được chun mơn hóa bởi các tổ chức doanh nghiệp chuyên nghiệp tiến hành và chính
thức trở thành một lĩnh vực, nghề nghiệp. Đây là một khâu có vai trị rất quan trọng trong
việc tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng
từ, … Với cách hiểu hàm ý như vậy, nên giao nhận có nhiều định nghĩa:
Theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận:
Dịch vụ giao nhận (Freight Fowarder) là tất cả dịch vụ liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu trữ hàng, xử lý hàng, đóng gói hàng, phân phối hàng cùng các
dịch vụ phụ trợ khác như tư vấn, thủ tục hải quan, tài chính, bảo hiểm, thu thập chứng
từ và thanh toán liên quan đến hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam 1997 tại điều 163 quy định về dịch vụ giao
nhận hàng hóa
Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hố nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người
nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ
giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).(1)
Vậy tổng kết lại, giao nhận hàng hóa là tập hợp những cơng việc, thủ tục có
liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của giao nhận hàng hóa
Phân loại giao nhận hàng hóa:
Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa là một loại hình của hoạt động Logistics,
trong đó hoạt động giao nhận lại bao gồm các loại hình sau:
Phân loại theo phương thức vận tải, bao gồm:
Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là
phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế và có thể di
chuyển được các quốc gia khắp toàn cầu.
3
Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập
khẩu sử dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có
giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt.
Với phương thức vận tải này chi phí vận chuyển sẽ cao hơn so với các hình thức vận
tải khác và có thời gian vận chuyển nhanh.
Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương
tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa trên đất liền giữa hai quốc gia. Và
phương thức vận tải này thường áp dụng cho các quốc gia giáp biên giới và có vị trí
gần nhau.
Giao nhận vận tải đa phương thức (MTO): Là phương thức vận tải kết hợp
hai hoặc nhiều phương tiện vận tải khác nhau để phối hợp vận chuyển hàng hóa lưu
thơng nhanh và thuận tiện hơn. Mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển.
Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là
đường ống. Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas,
dầu khí…
Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:
Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt
động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển ….
Phân loại theo phạm vi hoạt động: bao gồm giao nhận nội địa và giao nhận
quốc tế
Phân loại theo tính chất giao nhận
Giao nhận riêng: người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sự
dụng dịch vụ giao nhận.
Giao nhận chuyên nghiệp: hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.
Đặc điểm của giao nhận
- Thứ nhất, hoạt động giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất
Giao nhận là tập hợp các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp nhằm
đổi vị trí về mặt khơng gian của hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác khơng làm thay
đổi về chất, bản chất của loại hàng hóa và đây là bản chất của dịch vụ giao nhận
- Thứ hai, hoạt động giao nhận là nghành có tính thời vụ
Thương mại và vận tải có mối quan hệ gắn liền và tác động qua lại lẫn nhau.
Hoạt động giao nhận hàng hố mang đến tính thời vụ có giá trị, sản lượng, chất lượng
4
thay đổi theo mùa kinh doanh, thời điểm kinh doanh vận chuyển. Vì vậy, hoạt động
giao nhận cũng có tính thời vụ ngắn hạn và thay đổi liên tục.
- Thứ ba, hoạt động giao nhận mang tính thụ động khá cao
Hoạt động giao nhận không chỉ hoạt động riêng rẽ mà phụ thuộc nhiều yếu tố
như ảnh hưởng bởi chính trị, nhu cầu của khách hàng, quy mô, ….. Như cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ Trung đã gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho
các sản phẩm linh kiện điện tử,… bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Đại dịch covid làm cho
công việc sản xuất, nuôi trồng bị trì trệ và gây ảnh hưởng đến thời gian tạo ra sản
phẩm để nhập khẩu hay xuất khẩu đi toàn cầu.
- Thứ tư, hoạt động giao nhận phụ thuộc vào nhân lực, cơ sở vật chất, trình
độ của người giao nhận
Đối với các nước phát triển, hoạt động giao nhận có lịch sử phát triển lâu dài,
nguồn nhân lực đã có nhiều kinh nghiệm giúp cho quy mơ hoạt động giao nhận phát
triển hơn trong toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều
bước phát triển trong nghành giao nhận nhưng nguồn nhân lực còn non trẻ và chưa
có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, Việt Nam cần tập trung chú trọng mở rộng nhân lực
với đào tạo nâng cao, chuyên sâu về nghiệp vụ xuất và nhập khẩu để giúp cho thời
gian giao nhận được tiến hành nhanh chóng hơn.
1.1.3. Vai trị của giao nhận
Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của Thương mại quốc tế.
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng
giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai
trị quan trọng. Điều này được thể hiện ở:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hố lưu thơng nhanh chóng, an tồn và
tiết kiệm mà khơng có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào
tác ngiệp.
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải
trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác.
- Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi
phí khơng cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay
do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân cơng.
5
1.1.4. Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển
Các bước giao nhận hàng nhập khẩu:
Chủ hàng thường phải tiến hành các bước sau:
Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu, bao gồm các công việc:
+ Kiểm tra việc trả tiền hay việc mở L/C;
+ Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan đối vối mặt hàng có liên quan;
+ Nhận các giấy tờ như: Thông báo sẵn sàng (NOR), thông báo tàu đến (Notice
of Arrival), B/L và các chứng từ khác về hàng hóa.
Nhận hàng từ cảng hoặc tàu:
* Hàng nhập đóng trong Container:
Đối với hàng nguyên (FCL/FCL)
- Khi nhận được “Thông báo hàng đến” từ hãng tàu hay đại lý, chủ hàng mang
B/L gốc giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng (D/O) và
đóng lệ phí;
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng
đến Văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O, đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải
quan giám sát cảng để đốì chiếu với Manifiest;
- Cán bộ giao nhận đến bãi tìm vị trí Container;
- Cán bộ giao nhận của chủ hàng ngoại thương mang 2 bản D/O đã có xác
nhận của hãng tàu trên đó có ghi rõ phương thức nhận hàng (nhận nguyên Container
hoặc “rút ruột”) đến bộ phận kho vận làm phiếu xuất kho;
- Sau khi đóng các lệ phí, cán bộ giao nhận mang D/O đã xác nhận đến
Thương vụ cảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng.
Nếu nhận nguyên Container thì phải xuất trình giấy mượn Container của hãng
và đến bãi yêu cầu xếp Container lên phương tiện vận tải. Nếu nhận theo phương thức
“rút ruột” thì phải có lệnh điều động cơng nhân để dỡ hàng ra khỏi Container và xếp
lên phương tiện vận tải.
Đối với hàng lẻ (LCL/LCL):
+ Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại
lý của người gom hàng để lấy D/O;
+ Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến thủ kho để nhận phiếu xuất
kho;
+ Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng.
6
Đối với các loại hàng nhập khẩu khác. Hàng hóa nhập khẩu khác bao gồm:
hàng nguyên tàu, nguyên hầm, hàng rời khác. Việc giao nhận những loại hàng này có
thể tiến hành giữa cảng với tàu, giữa chủ hàng với tàu hay giao nhận tay ba (tàu, cảng
và chủ hàng).
Một số điểm cần lưu ý:
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng các chứng từ:
lược khai hàng hóa, sơ đồ hầm tàu... để cảng và các cơquan chức năng khác như Hải
quan, Điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bơ' trí phương tiện làm hàng;
- Người nhận hàng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu
phát hiện thấy hầm tàu ẩm ưốt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng,
mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu khơng chịu ký vào biên
bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mối tiến hành dỡ hàng;
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xêp lên phương tiện vận tải
để đưa về kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng
hay chủ hàng kiểm đêm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng
hóa và ghi vào Tally Sheet;
- Hàng sẽ xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiêu vận chuyển có ghi rõ
số lượng, loại hàng, số B/L;
- Cuối mỗi ca và sau khi dỡ hàng xong, cảng và đại diện tàu phải đơì chiếu
số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;
- Lập bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo - ROROC)
trên cơ sở phiếu kiểm kiện (Tally Sheet). Cảng, tàu và chủ hàng đều ký vào bản kết
tốn này, xác nhận số lượng hàng hóa thực giao so vói Manifest và B/L;
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như COR hay Suvey
Report (nếu hàng bị hư hỏng) hay yêu cầu tàu cấp giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC),
nếu tàu giao thiếu;
- Nếu là hàng nguyên tàu hay nguyên hầm, có thể tiến hành giao nhận tay ba,
giữa tàu, cảng và chủ hàng;
- Nếu là hàng rời và đã được dỡ đưa vào kho cảng từ trước, thì để nhận hàng,
cán bộ giao nhận của chủ hàng phải mang biên lai thu phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice,
Packing List đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng xác nhận D/O và xuống kho tìm vị
trí hàng. Sau đó mang 2 bản D/O đến bộ phận kho vận để nhận hàng.
- Làm thủ tục Hải quan:
Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng nhập
khẩu. Thủ tục hải quan thường qua các bưóc sau:
7
- Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng mậu dịch gồm có: Tờ khai hải quan nhập
khẩu, phiếu tiếp nhận hồ sơ, giấy giối thiệu của cơ quan, giấy phép kinh doanh, vận
đơn, điện giao hàng (nếu là B/L Surrendered), lệnh giao hàng, giấy chứng nhận xuất
xứ, giấy chứng nhận phẩm chất, hóa đơn thương mại...;
- Khai và tính thuế nhập khẩu
Chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế;
- Đăng ký tờ khai
Hải quan nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra doanh nghiệp cịn nợ thuế q
90 ngày khơng? Nếu hồ sơ đầy đủ và không nợ thuế, nhân viên hải quan sẽ ký xác
nhận và chuyển hồ sơ qua đội trưởng hải quan để phúc tập tờ khai. Sau đó bộ phận
thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách máy tính và ra thơng báo thuế. Chủ hàng nhận thơng
báo thuế cùng vối phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểm hoá;
- Đăng ký kiểm hố
Đốib với hàng ngun Container, có thể kiểm hóa tại cảng hay đưa về ICD
ngoài cảng. Đối với hàng lẻ hay hàng rời khác phải kiểm hóa tại kho cảng. Trước khi
kiểm hoá, cán bộ hải quan thường đối chiếu D/O với Manifest;
- Tiến hành kiểm hoá
Các nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho cảng,
tại bãi Container, ICD hay kho riêng, tùy từng loại hàng;
- Kiểm tra thuế
Sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi và thu thuế để kiểm
tra việc áp mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá tính thuế, tỷ giá tính
thuế... Sau khi kiểm tra thuế xong, lãnh đạo hải quan sẽ ký và đóng dấu “đã hồn
thành thủ tục hải quan”;
- Nhận thơng báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan.
- Thanh tốn các chi phí cho cảng
Tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưu Container, tiền lưu kho bãi...
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển bao gồm nhiều
bưởc. Mỗi bưóc có những yêu cầu và nội dung nghiệp vụ riêng biệt. Song các bưốc
nghiệp vụ lại có mối quan hệ hữu cơ vối nhau. Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cảng biển đạt kết quả tốt nhất cần nắm vững tất cả các khâu nghiệp vụ
có liên quan. (2)
8
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận
Nhân tố khách quan
Phụ thuộc vào bối cảnh thị trường trong và quốc tế
Tình hình và sự biến động của thị trường quốc tế đều gây ảnh hưởng đến hoạt
động giao nhận hàng hóa. Như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm căng
thẳng các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ. Các cơng ty Trung
Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ phía Mỹ, sau khi áp thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác thay thế Trung Quốc thì sẽ tìm đến thị
trường Đơng Nam Á và trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng Mỹ cần rất đa dạng, từ
các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và các nặt hàng nông, lâm, thủy sản. Đồng
thời, do chiến tranh thương mại Mỹ- Trung nên chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy
và thường xuyên bị khan hiếm hàng hóa như linh kiện điện tử, nhiên liệu, …. Các
yếu tố đó ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa, giảm ở khu vực này và tăng
ở khu vực khác theo nhu cầu thị trường.
• Tiến bộ của KHCN
Sự đổi mới và phát triển khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới càng
nhanh chóng nên việc phát triển công nghệ trong ngành vận tải được nâng cao, chất
lượng dịch vụ tốt và giúp giảm thời gian giao nhận và chi phí giao nhận hơn.
Thời tiết
Đối với vận tải biển, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong việc giao hàng,
nhận hàng và q trình chở hàng hóa. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ giao hàng, yếu
tố thời tiết có thể gây thiệt hại hồn tồn và làm chậm q trình giao hàng, phát sinh
hậu quả kinh tế rủi ro cho các bên liên quan.
Đặc điếm hàng hóa
Mỗi loại hàng hóa có cách vận chuyển và bảo quản khác nhau và có từng đặc
điểm riêng của chúng. Nếu hàng hóa là nơng sản tươi, mau hỏng, nếu như máy móc
dễ thay đổi chất lượng như có thêm pin, điện, hay hàng cồng kềnh, …. Chính những
hàng hóa như thế này sẽ quy định cách bảo quản đóng gói, xếp dỡ phù hợp với từng
loại hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong q trình vận chuyển, xếp dỡ và giao
nhận hàng hóa. Ngồi ra, mỗi loại hàng hóa sẽ có những giấy chứng nhận theo yêu
cầu riêng như giấy kiểm định chất lượng, kiểm hóa, C/O form E, ….
Nhân tố chủ quan
Cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc
Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực giao nhận bao gồm văn phòng, kho hàng, các
phương tiện bốc dỡ, bảo quản và kho hàng hóa,….. để tham gia vào lĩnh vực giao
9
nhận thì cần có hệ thống kho rộng rãi, máy móc thiết bị cơng nghệ thơng tin đầy đủ,
hệ thống hóa máy tính và sử dụng dữ liệu điện tử để đáp ứng nhu cầu kịp thời của
khách hàng về việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa.
Vốn đầu tư, năng lực tài chính
Để có được cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc cần thiết, người giao nhận
cần chuẩn bị được trang thiết bị hiện đại, vốn đầu tư, khả năng tài chính để đem lại
hiệu quả tối ưu.
Ngồi ra, khi có lượng vốn đầu tư cần phải có kế hoạch phát triển ngắn hạn và
dài hạn để doanh nghệp giao nhận có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
và bắt kịp xu thế của thị trường.
Trình độ nhân viên
Quy trình nghiệp vụ giao nhận được coi là vai trị quan trọng diễn ra trong
khoảng thời gian giao nhận đưa hàng hóa từ nơi khách hàng yêu cầu về đến địa điểm
giao hàng trong thời gian ngắn nhất. Để tiết kiệm thời gian và tránh sai sót, nhân viên
và người tham gia trực tiếp trong quy trình giao nhận cần phải có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ cao để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng. Nếu
người tham gia am hiểu quy trình làm việc và xử lý những vấn đề phát sinh trong lĩnh
vực sẽ rút ngắn được thời gian. Không những thời gian quy trình giao nhận mà thời
gian nhanh có thể hàng hóa cũng được đảm bảo chất lượng hơn (nhất là hàng hóa
nhanh hư hỏng như hàng nơng sản hoa quả).
Vì vậy, trình độ chun mơn nghiệp vụ của người tham gia trong q trình
giao nhận có tính quyết định đến độ uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng.
1.2.
Khái quát chung về người giao nhận chủ thể tham gia hoạt động giao
nhận
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận (Forwarder
/Freight Forwarder /Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu,
cơng ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào
khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt
Nam, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng
lý kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
1.2.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận
Căn cứ điều 235 theo Luật thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của người
giao nhận như sau
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
10
Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
Trong q trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với
chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc khơng thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thơng báo ngay cho khách hàng
để xin chỉ dẫn;
Trường hợp khơng có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. (3)
1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận
Khi người giao nhận là đại lý (Agent)
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
Giao hàng khơng đúng chỉ dẫn
Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.
Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
Chở hàng đến sai nơi quy định
Giao hàng cho người không phải là người nhận
Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc khơng hồn lại thuế
Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà họ gây nên.
Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại về người hoặc tài sản
mà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, người
giao nhận khơng chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người
chuyên chở hoặc người giao nhận khác… Nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn
cận thận. Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn (Standard Trading Conditions) của mình. (2)
Khi người giao nhận là người chuyên chở chính (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trị là một nhà thầu độc
lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
11
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người
chuyên chở, của người giao nhận khác (bên thứ 3) mà người giao nhận thuê để thực
hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận chính như thế nào là
do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng
khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà người giao nhận cung cấp chứ khơng phải là
tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trị là người chun chở khơng chỉ trong trường hợp
người giao nhận tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(perfoming carrier) mà cịn trong trường hợp người giao nhận, bằng việc phát hành
chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người
chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói,
lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của
mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách
nhiệm như một người chun chở
Khi đóng vai trị là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về
những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu khơng phù hợp
Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hố
Do chiến tranh, đình cơng
Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngồi ra, người giao nhận khơng chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà khơng phải do
lỗi của mình.
Trường hợp miễn nhiễm trách nhiệm
Theo điều 235 của Luật Thương Mại 2005, các trường hợp miễn trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
- Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật
này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những
tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
12
Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng
theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ
chức vận tải;
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về
khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics giao hàng cho người nhận;
Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận
được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tồ án trong thời hạn chín tháng,
kể từ ngày giao hàng.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện
dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình. (2)
1.2.3. Tiêu chí đánh giá giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển
Nhanh chóng và độ tin cậy
Trong các tiêu chí để đánh giá thì chất lượng dịch vụ là một trong những điều
mà doanh nghiệp nào cũng muốn để tâm đến mỗi khi lựa chọn đối tác. Chuyên nghiệp,
uy tín, chi phí hợp lý, thời gian giao hàng đúng chuẩn trong hợp đồng, thái độ phục
vụ tuyệt vời,…chính là những gì mà một doanh nghiệp mong đợi ở một nhà cung cấp
logistics.
Sự uy tín và chuyên nghiệp của nhà cung cấp được đánh giá qua hồ sơ năng
lực của công ty, thông tin pháp lý rõ ràng đầy đủ và đặc biệt là những dịch vụ được
thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Đồng thời những đánh giá của khách hàng
cũ cũng cho thấy mức độ uy tín của một đơn vị vận tải hàng hóa mà bạn cần tham
khảo trước khi lựa chọn.
Độ tin cậy của công ty thể hiện ở việc đáp ứng tất cả các tiêu chí như giao
hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn hàng cùng với những hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.
Đơn vị được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực để phục vụ nhu cầu vận chuyển
cho doanh nghiệp. Hãy tự đặt những câu hỏi như: Đơn vị đó cung cấp những dịch vụ
gì? Những dịch vụ này có phục vụ các yêu cầu của công ty bạn không? Nhà vận tải
đó phải có các thiết bị và nguồn lực cần thiết, cũng như khả năng đảm bảo chất lượng
cho lô hàng cần vận chuyển
13
Dịch vụ khách hàng thể hiện ở mức độ hài lòng và sự thỏa mãn các nhu cầu
của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Được đánh giá qua thái độ làm việc, ứng xử của
nhân viên có tận tình chun nghiệp với khách hàng hay khơng? Tiêu chí này cũng
giúp tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với công ty. Chất lượng dịch vụ khách
hàng là yếu tố bạn khơng nên bỏ qua, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng
và thỏa mãn của bạn khi sử dụng dịch vụ của công ty.
An Tồn
Độ an tồn hàng hóa là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận
một cách nguyên vẹn. Một dịch vụ vận chuyển uy tín ln ưu tiên sự an tồn cho
hàng hóa của bạn. Đồng thời, các cơng ty logistics uy tín sẽ phải có những hợp đồng
bảo hiểm với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong
trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp do yếu tố
khách quan như thiên tai. Hãy chắc chắn rằng cơng ty bạn lựa chọn có dịch vụ bảo
hiểm hàng hóa.
Chính xác
Chỉ khi đáp ứng được tiến độ hàng hóa vận chuyển và được giao đúng hẹn thì
mới đảm bảo công việc kinh doanh của bạn không bị trì hỗn, gián đoạn. Rất nhiều
khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ của việc giao hàng không đúng thời gian cam
kết. Do đó tiêu chí về tốc độ, thời gian cũng là một điểm để đánh giá công ty logistics
có thực sự uy tín để bạn gửi gắm hay khơng.
Tính chính xác khơng chỉ nằm ở thời gian mà cịn ở thơng tin và việc đảm bảo
hàng hố giao đúng hạn
Tiết kiệm
Một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo
đi kèm với giá cả hợp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên hợp lý ở đây không phải là rẻ, bởi
những cơng ty có giá q thấp đơi khi sẽ không đủ tiềm lực để đảm bảo chất lượng
tốt nhất cho bạn. Một nhà vận tải có tỷ lệ tai nạn thấp và phí dịch vụ cao hơn vẫn tối
ưu hơn so với một nhà cung cấp có phí dịch vụ thấp hơn nhưng tỷ lệ tai nạn lại ở mức
báo động.
Bên cạnh giá cả thì phương thức thanh tốn của nhà cung cấp cũng là tiêu chí
mà bạn cần quan tâm. Nhà cung cấp có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay
chỉ 1 lần duy nhất?
Phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng bạn có thể
thanh tốn và cũng đảm bảo nguồn tiền về cho nhà cung cấp đủ cho hoạt động sản
xuất của họ.
14
1.3.
Giao nhận vận tải bằng đường biển
1.3.3.1. Đặc điểm của giao nhận vận tải biển
Ngành vận tải biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới khi các phương tiện
giao thơng hiện đại chưa ra đời thì ngành vận tải biển là một trong những ngành chịu
tránh nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như con người từ khu vực này đến khu vực
khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật thì ngành vận tải biển trở nên hồn thiện và phát triển mạnh mẽ
hơn. Sự hình thành của các phương tiện vận chuyển ngày càng được cải tiến có thể
vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn, đa dạng các loại hàng hóa chứ khơng cịn hàng
hẹp như trước kia nữa. Các cảng, bến tàu, bãi, bến càng ngày được xây dựng nhiều
hơn với cơ cấu hạ tầng vững chắc và an ninh hơn. Trang thiết bị đi tàu vận chuyển
cũng được trang bị đầy đủ và đảm bảo tín mạng con người càng ngày được phát triển.
Các công tác cứu hộ cứu nạn trên biển cũng được chú trọng và quan tâm đến.
Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa và
vận chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa).
Tùy vào mỗi loại hàng hóa sẽ có những phương thức vận chuyển riêng. Các
mặt hàng dễ hư hỏng cần đến bảo quản đông lạnh như hoa quả, nông sản, thủy hải
sản, … sẽ được vận chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh (Container
lạnh) và thường di chuyển nhanh để đảm bảo hàng hóa đến khách hàng một cách
nhanh nhất, tránh bị hư hỏng hàng hóa và rút ngắn thời gian vận chuyển.
Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm
nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn. Cịn các loại hàng chất
lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng để đảm bảo được
hàng hóa bảo quản tốt và tránh hư hỏng, chạy ra ngoài.
Thứ nhất, giao nhận hàng hóa bằng đường biển được các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu lựa chọn vì vận tải bằng đường biển có thể chuyên chở được khối lượng
hàng hóa lớn. Vận tải bằng đường biển có thể vận chuyển bất cứ hàng hóa nào, với
trọng tải lớn. đối với hàng hóa có khối lượng lớn, nặng thì vận chuyển bằng đường
biển là lựa chọn tối ưu hóa chi phí.
Thứ hai, giao nhận vận tải bằng đường biển có giá thành thấp, có thể vận
chuyển được mọi loại hàng hóa trong thương mại quốc tế mà khơng bị gưới hạn loại
hàng hóa, cân nặng, khối lượng, … như các hình thức vận chuyển khác. Nhưng khi
giao nhận bằng đường biển cần có sự kết hợp với phương thức vận tải khác để đưa
hàng hóa của khách hàng đến địa chỉ củ thể theo yêu cầu của khách hàng.
Thứ ba, giao nhận hàng hóa bằng đường biển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
yếu tố thời tiết, …
15