Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

THỰC TRẠNG DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY FGS LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 63 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1

Khái quát chung về giao nhận và người giao nhận:

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa:
“Theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: Dịch vụ giao nhận
(Freight forwarding service) là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch
vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,
mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.” ( ThS. Nguyễn
Thanh Hùng, 2013, trang 39-40).
Theo Luật Thương Mại 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao. (Luật Thương Mại Việt Nam, 2005, Mục 4- Điều 233). Dịch vụ
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận. Dịch vụ
giao nhận đã được đổi tên thành dịch vụ Logistics.
Như vậy dịch vụ giao nhận hàng hoá được hiểu là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của
người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
1.1.2 Vai trò dịch vụ giao nhận hàng hóa:
1.1.2.1 Về mặt kinh tế:
1.1.2.1.1

Đối với nền kinh tế:





Hàng năm có khoảng 80% - 90% hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi quốc

tế được vận chuyển bằng đường biển. Hơn nữa, tuyến đường vận tải của các công ty
dịch vụ không chỉ dừng lại ở những chặng đường chính, mà còn vận chuyển từ cảng đi
sâu vào nội địa. Cho thấy hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta đang diễn ra một cách
nhộn nhịp và phát triển vô cùng đa dạng. Sự gia tăng về phần tiền cước thu đã góp
phần không nhỏ vào nguồn thu chính cho ngân sách Chính Phủ.


Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phương thức vận chuyển, ứng dụng vận

tải đa phương thức vào các khâu chứng từ đã làm đơn giản hoá thủ tục thương mại, hải
quan xây dựng sự hấp dẫn đến các đối tác nước ngoài.


Dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng giúp kích cầu, tạo thêm nguồn thu cho

các công ty bảo hiểm trong nước, kéo theo ngành ngành phát triển.
1.1.2.1.2


Đối với doanh nghiệp:
Đặc điểm nổi bật của mua bán hàng hoá quốc tế chính là người mua và

người bán ở các nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được kí kết thì người bán
tiến hành việc giao hàng, hàng hoá được vận chuyển từ nước người bán đến nước
người mua. Để hàng hoá được đến tận tay người mua thì cần phải thực hiện các hoạt

động như: đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải
hàng hoá dọc đường, đưa hàng ra khỏi tàu, giao cho người nhận. Muốn làm tốt các hoạt
động trên đòi hỏi bản thân người bán cần phải nắm vững kĩ thuật nghiệp vụ ngoại
thương, có hiểu biết về pháp luật, công ty còn phải có cơ sở vật chất tốt,… Tuy nhiên
không phải doanh nghiệp nào cũng có năng lực để đáp ứng các điều kiện như vậy.
Chính vì thế mà dịch vụ giao nhận hàng hoá ra đời như một “chiếc phao cứu sinh” hỗ
trợ các doanh nghiệp, không những làm cho quá trình vận chuyển hàng hoá bắt đầu và
kết thúc một cách thuận lợi, đưa hàng hoá đến tay người mua một cách nhanh nhất mà
còn làm giảm đáng kể chi phí vận tải trong buôn bán quốc tế, tác động trực tiếp đến giá
cả của hàng hoá, và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.




Sự dụng dịch vụ giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho

doanh nghiệp, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hoá không thường xuyên, tiết kiệm chi
phí cho công ty đáng kể.
1.1.2.2 Về mặt xã hội:
Với sự phát triển không ngừng của mình, dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng góp
phần tạo thêm công ăn việc làm mới, bởi lẽ đưa công nghệ mới vào đất nước yêu cầu
phải có những kỹ thuật, kỹ năng mới, cũng như những công việc mới. Đi liền với nó là
đội ngũ công nhân, chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ thành thạo trong việc vận hành, bảo
quản, sửa chữa, gia cố, giao nhận, lưu kho và vận chuyển container, điều hành kho
tàng, nhà xưởng, bến bãi và các máy móc, vật tư kỹ thuật đi kèm. Từ đó đã xuất hiện
các trung tâm gom hàng, trung tâm giao nhận, phân phát hàng, vận chuyển và sửa chữa
vỏ container, cùng các hệ thống kho bãi, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên lo giải quyết
các thủ tục, giấy tờ, chứng từ đúng với yêu cầu và tập quán thương mại quốc tế.
1.1.3 Phân loại giao nhận:
1.1.3.1 Căn cứ vào phạm vi phục vụ:

-

Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức

chuyên chở quốc tế.
-

Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận chỉ

chuyên chở hàng hoá trong phạm vi một quốc gia.
1.1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
-

Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng

đi hoặc gửi hàng đến người nhận.
-

Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần tuý

còn bao gồm cà xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,…
1.1.3.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải:
-

Giao nhận hàng hoá bằng đường biển:

-

Giao nhận đường hàng không:



-

Giao nhận bằng đường sắt:

-

Giao nhận hàng hoá bằng đường ống

-

Giao nhận ô tô

-

Giao nhận bưu điện

-

Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa

phương thức (Montimodal Transportation – MT).
1.1.3.4 Căn cứ vào cách tổ chức chuyên chở:
-

Vận tải đa phương thức

-

Vận tải đơn phương thức


-

Vận tải đứt đoạn

-

Vận tải hàng nguyên container

-

Vận tải hàng lẻ

-

Vận tải hàng hỗn hợp

1.1.4 Khái niệm về người giao nhận
“Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi , tzổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các
thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự
uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.” (ThS. Nguyễn
Thanh Hùng, 2013, trang 224).
Người giao nhận có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như:
-

Custom House Agent: đại lý hải quan

-


Custom Broker: môi giới hải quan

-

Clearing Agent: đại lý thanh toán

-

Shipping And Forwarding Agent: đại lý gửi hàng và giao nhận

-

Principle Carrier: người chuyên chở

1.1.5 Đặc trưng của người giao nhận:


-

Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng bảo

vệ lợi ích của người chủ hàng.
Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phảI là người chuyên chở.
Họ cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với hàng
hoá, họ chỉ là người giao nhận ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người
chuyên chở.
Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc khác
trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những
điều khoản đã cam kết.
1.1.6 Vai trò và trách nhiệm của người giao nhận:

1.1.6.1 Vai trò của người giao nhận:
Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà
xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục hải
quan, lo liệu vận tảI nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng…Sau này do sự mở rộng
của Thương mại quốc tế và sự phát triển của các phương thức vận tải phạm vi dịch vụ
giao nhận đã được mở rộng thêm. Ngày nay, người giao nhận không chỉ làm các thủ
tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận
tải và phân phối hàng hoá.
Cho thấy rằng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, việc chuyên chở hàng hoá xuất
nhập khẩu được thực hiện thông qua người kinh doanh giao nhận là một yêu cầu khách
quan và cần thiết.
Ta đi vào vai trò cụ thể của người giao nhận đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu:
-

Đối với nhà xuất khẩu:



Tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả. Doanh

nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng kho bãi và chi phí kêu nhân công bốc dỡ


thời vụ. Vì đã có người kinh doanh dịch vụ giao nhận dựa trên sự uỷ thác của chủ
hàng/ người xuất khẩu, sẽ sử dụng kho của mình hoặc thuê kho và có một đội ngũ
chuyên bốc dỡ hàng hoá chuyên nghiệp. Tránh được sự thiếu nghiệp vụ gây hư hỏng
hàng hoá trong lúc xếp dỡ là điều đáng chú ý đối với hàng xuất.



Với bề dày kinh nghiệm người giao nhận tính toán được dung tích trọng

tải hàng hoá để điều động xe hợp lý, tiết kiệm chi phí cho nhà xuất khẩu khi vận
chuyển hàng từ kho xưởng mình đến các điểm thông quan hàng hoá nội địa. Đúng thời
gian cắt máng.


Ở các công ty giao nhận có bộ phận Sales thường xuyên tiếp xúc với các

hãng tàu nên biết rất rõ hãng tàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, biết đựơc tương đối rõ
lai lịch cũng như khả năng tài chính của các chủ tàu, chủ hàng, điều này sẽ giúp cho
nhiều chủ tàu, chủ hàng tránh được sự gian lận, những rủi ro không lường trước được
trong hoạt động kinh doanh. Và một điều đặc biệt, nhờ mối quan hệ trong làm ăn,
người giao nhận có thể lấy thông tin lịch trình đi và đến của tàu từ các đại lý hãng tàu
để đáp ứng kế hoạch sản xuất, giúp nhà sản xuất chủ động làm hàng cho dù người thuê
phương tiện vận tải là người mua.


Nếu phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận đảm nhận trách

nhiệm nhận hàng từ tàu thứ nhất và tìm cách gửi hàng lên tàu thứ hai để đi đến cảng
cuối của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu khỏi cần phải có người đại diện tại
nước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn chi phí.
-

Đối với nhà nhập khẩu:



Tương tự nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu giảm bớt nhân sự, giảm phí.




Trong trường hợp cont hàng bị thiếu, hoặc hư do tàu bảo quản không tốt,

người nhập khẩu sẽ lóng ngóng không biết làm cách nào để ghi chép, xác nhận thông
tin phản hồi và yêu cầu bồi thường, thì người giao nhận sẽ có các chứng từ liên hệ như:
giấy chứng nhận giao hàng thiếu, biên bản hàng đỗ vỡ và hư hỏng; khẩn trương mời
bảo hiểm giám định và lập biên bản giám định…để việc khiếu nại đòi tàu bồi thường


nếu hàng được bảo hiểm tiến hành một cách dễ dàng hơn, hạn chế tổn thất do sự thiếu
kinh nghiệm trong khâu này.


Nhận hàng nhanh để giải toả kho bãi, tránh bị phạt vì lưu kho bãi quá

hạn,… giúp tiêu thụ hàng trên thị trường nhanh.
1.1.6.2 Trách nhiệm của người giao nhận:



Ðại diện cho người xuất khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
những công việc sau:
-

Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật


pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ
cần thiết.
-

Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của hãng tàu.

-

Ðóng gói hàng hoá (nếu có)

-

Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần).

-

Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng –

the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of
Transport).
-

Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực

giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.
-

Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá


(nếu được yêu cầu).
-

Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.

-

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ

với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ổ nước ngoài.


-

Như đã nêu ở phần vai trò thì người giao nhận sẽ ghi chú về những mất

mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối
với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hoá.



Ðại diện cho người nhập khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người nhập khẩu) những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu
chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
- Nhận hàng từ người vận tải.

- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí
khác liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của
hàng hoá.
1.2

Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường biển:

1.2.1 Khái niệm về giao nhận hàng hóa bằng đường biển:
Giao nhận hàng hoá bằng đường biển (hay còn gọi là vận tải biển) là hình thức
vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên biển như tàu, thuyền… trên
các đường giao thông biển.
1.2.2 Cơ sở pháp lý vận tải biển:
1.2.2.1 Quốc tế:
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhận khẩu tại cảng biển phải dực trên các cơ sở
pháp lý như: công ước quốc tế (Huage, Huage-Visby, Hamburg…); hiệp ước (Treaty);
hiệp định (Agreement); nghị thư (Protocal) …


- Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển. Ký tại
Brussels ngày 25-8-1924, còn được gọi là Quy tắc Hague. Công ước này cho đến nay
đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại Visby... nên được gọi là
Nghị định thư Visby 1968 hay Hague/Visby 1968 và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979,
nội dung sửa đổi lần thứ hai này liên quan đến đồng tiền tính toán bồi thường về mất
mát, hư hỏng hàng hoá đó là dùng đồng SDR thay thế cho đồng Phơ- Răng Pháp, do
vậy được gọi tắt là Nghị định thư SDR 1979
- Công ước LHQ về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển - Hamburg 1978
Được ký kết vào ngày 31-3-1978 tại Hamburg, CHLB Đức trước đây, thường được gọi

tắt là Công ước Hamburg hay Quy tắc Hamburg 1978. Theo Công ước này, người
chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, mất mát khi hàng hoá còn trong
phạm vi trách nhiệm của mình.
- Năm 1980 có công ước quốc tế vận tải đa phương thức 1980… Công ước
thống nhất thủ tục hải quan tại Kyoto (Nhật) năm 1973. Hầu hết các công ước quốc tế
như vậy được hình thành từ các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật…
các thành viên khác chấp thuận. Có thể nói, các công ước quốc tế cũng như các tập
quán thương mại quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, đó là luật
chơi dẫn dắt toàn cầu.
1.2.2.2 Quy định của Việt Nam
Việt Nam có một số văn bản sau đây có một phần đề cập tới giao nhận vận tải:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 có hiệu lực từ 01/01/2005 và sắp tới sẽ
áp dụng Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực từ 01/07/2017.
- Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
vận tải đa phương thức có hiệu lực từ 19/10/2009.
- Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ của Chính phủ về
quản lý cảng biển và luồng hàng hải có hiệu lực từ 01/06/2012.


- Nghị định số 146/2013/NĐ-CP về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng
giao thông trong lãnh hải Việt Nam và Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề
án Nâng cao hiệu quả, khai thác cảng biển Nhóm 5 và bến cảng thuộc khu vực Cái
Mép -Thị Vải có hiệu lực từ 07/11/2013.
- Nghị định số 30/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về điều kiện kinh doanh vận tải
biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển có hiệu lực từ 01/07/2014.
1.2.3 Cơ sở pháp lý giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như các
quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam....
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, qui phạm pháp luật liên quan
đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:

- Các văn bản qui định tàu bè nước ngoài ra vào các cảng quốc tế ở Việt Nam:
Nghị định số 30-CP Ngày 29/11/1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động
trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…
- Các văn bản qui định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh
nghiệp: Quyết Định Của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Số 2106/QĐ-GTVT Ngày
23 Tháng 8 Năm 1997 Về Việc Ban Hành Thể Lệ Bốc Dỡ, Giao Nhận Và Bảo Quản
Hàng Hoá Tại Cảng Biển Việt Nam,…
- Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận
tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ…: Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 có hiệu lực từ
01/01/2005,…
- Các luật lệ quốc tế: quy định của Công ước Brussels được sửa đổi bởi Nghị
định thư 1968,…
1.2.4 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng.
Dựa trên những luật lệ, quy định chung thì việc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản
hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển có các quy tắc với nội dung như sau:
- Các bên được tự do thỏa thuận phương pháp giao nhận hàng hóa


- Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương pháp nào thì giao hàng bằng
phương pháp ấy. Ví dụ: giao nhận nguyên hầm kẹp chì; giao nhận theo mức nước; giao
nhận nguyên container; giao nhận theo trọng lượng; giao nhận theo lượng bao kiện, bó,
chiếc…; giao nhận theo thể tích…
- Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc người đại diện/ người
ủy thác của chủ hàng. Nếu chủ hàng không tự thực hiện được công tác giao nhận hàng
hóa thì có thể ủy thác cho cảng đảm nhận việc này. Tuy nhiên, hiện nay trường hợp này
rất ít khi xảy ra.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách
liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....

- Người nhận nhận đúng và đủ số lượng hàng hóa như ghi trên vận đơn vào thời
điểm thích hợp (Ví dụ: đối với hàng nguyên container thì thông thường khoảng 2 ngày
kể từ ngày tàu cập cảng đến thì sẽ nhận hàng, nếu sau khoảng 7 ngày kể từ ngày cập
cảng mà vẫn chưa nhận hàng thì sẽ bị thu phí lưu cont, lưu bãi…)
- Cảng không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trên boong.
- Nếu hàng hóa đóng trong container mà tình trạng bên ngoài của container
không có gì lạ và còn nguyên niệm phong kẹp chì thì cảng cũng sẽ không chịu trách
nhiệm đối với tổn thất, mất mát, đổ bể xảy ra với hàng hóa.
- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện. Nếu chủ hàng
hoặc người đại diện của chủ hàng muốn đưa người vào cảng làm hàng thì phải xin ý
kiến của cảng và phải đảm bảo tuân thủ theo nội quy cảng cũng như thanh toán các
khoản phí phát sinh…
- Cảng có nhiệm vụ bảo quản hàng hóa lưu trong kho của cảng và có trách
nhiệm thông báo với chủ hàng nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa, đồng thời cảng
phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.


- Việc bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa tại cảng phải có sự thỏa thuận giữa
cảng chủ hàng. Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng
và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do
các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải
(tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ
hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa
điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
1.3

Các loại hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển:


1.3.1 Giao nhận hàng hoá nhập khẩu từ kho bãi cảng:
- Thủ tục nhận hàng nhập khẩu từ kho bãi cảng được thực hiện như sau:
+ Khi nhận được Giấy thông báo tàu đến (Notice of Arrival),người nhập khẩu
mang vận đơn đường biển bản gốc, giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu làm lệnh giao
hàng (Delivery Order – D/O);
+ Nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và biên lại thanh toán phí;
+ Cảng nhận hàng từ tàu và đưa hàng về kho bãi cảng
+ Đem biên lai nộp phí, 3 bản D/O, hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O (tại đây lưu 1 bản D/O) và tìm vị trí hàng.
+ Mang 2 bản D/O còn lại đến phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho;
+ Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng;
+ Làm thủ tục hải quan;


+ Chở hàng về kho riêng của mình.
1.3.2 Giao nhận hàng hoá nhập khẩu từ người vận tải không qua lưu kho bãi
cảng:
- Thủ tục nhận hàng trực tiếp từ người vận tải giao không qua lưu kho bãi:
+ Người nhập khẩu lập các giấy tờ cần thiết để trực tiếp nhận hàng từ tàu giao;
+ Làm thủ tục hải quan;
+ Chờ hàng về kho riêng của mình
1.3.3 Giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng container:
- Thủ tục nhận hàng nhập khẩu hàng nguyên (FCL):
.+ Khi nhận được Giấy thông báo tàu đến (Notice of Arrival),người nhập khẩu
mang vận đơn đường biển bản gốc, giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu làm lệnh giao
hàng (Delivery Order – D/O);
+ Mang D/O đến Hải quan để làm thủ tục hải quan
+ Làm xong các thủ tục cần thiết, chủ hàng đem bộ chứng từ nhận hàng trong đó
có D/O đến cảng để nhận hàng.

Tuỳ theo từng hãng tàu đưa ra thời hạn để giải phóng container khác nhau, trong
số ngày quy định đó, chủ hàng không phải chịu phí, nếu quá thời hạn, chủ hàng sẽ bị
phát “chậm lấy hàng”, cũng tuỳ chủ tàu mà sẽ có mức phạt khác nhau.
- Thủ tục nhận hàng nhập khẩu hàng lẻ (LCL):


+ Khi nhận được Giấy thông báo tàu đến (Notice of Arrival),người nhập khẩu
mang vận đơn đường biển bản gốc đến hãng tàu hoặc đại lý của người giao nhận hoặc
người gom hàng đế lấy D/O;
+ Nộp tiền lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai thanh toán;
+ Đem biên lai nộp phí, 3 bản D/O, hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O (tại đây lưu 1 bản D/O) và tìm vị trí hàng.
+ Mang 2 bản D/O còn lại đến phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho;
+ Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng;
+ Làm thủ tục hải quan;
+ Chở hàng về kho riêng của mình.
1.4

Các nhân tố ảnh hưởng giao nhận hàng hóa bằng đường biển:

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:
1.4.1.1 Môi trường luật pháp:
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan
đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi
trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia
hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế.
Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên
như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong
những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có
tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật

của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm,
phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm
và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Cho nên, việc hiểu


biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người
giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.
1.4.1.2 Môi trường chính trị, xã hội:
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và
thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó.
Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên
quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất
nhập khẩu bằng đường biển. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ
trang thì sẽ không thể tiến hành nhận và giao hàng hoặc chậm trễ thời gian giao hàng…
Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả
kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở.
1.4.1.3 Môi trường công nghệ:
Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải biển đã không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí khai thác.
Công nghệ phát triển, kéo theo đó công nghệ đóng tàu cũng phát triển, những
con tàu lớn, trọng tải lớn với qui mô chở được nhiều container hơn là yếu tố quan trọng
nhằm đấy mạnh việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biền ngày càng nhiếu và thuận
lợi.
1.4.1.4 Thời tiết:
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên
chở hàng hoá bằng đường biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời
gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở cũng chịu nhiều tác động của
yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát
sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.



Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá,
và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây
dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận.
1.4.1.5 Đặc điểm của hàng hoá:
Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản
là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường
cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng này của hàng
hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách,
phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình
giao nhận và chuyên chở hàng hoá.
Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi
hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng.
Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy
định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp.
1.4.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
1.4.2.1 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc:
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,
kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Để
tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, nhất là
trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng
với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị
và kiểm tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận
đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá
qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI). Với cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu
cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài
1.4.2.2 Lượng vốn đầu tư:



Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy đủ
sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá. Tuy nhiên, để có thể xây
dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cần một
lượng vốn đầu tư rất lớn. Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khả năng
tài chính dồi dào. Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải tính
toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi
thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và trang
thiết bị chuyên dụng.
1.4.2.3 Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình:
Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng
xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là trình độ của người tổ chức điều hành cũng
như người trực tiếp tham gia quy trình. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có
diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu
phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào
quy trình. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực
này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những
thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với
nhiều loại hàng hoá khác nhau.
Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước
tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp
vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY FGS LOGISTICS.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty FGS Logistics:
2.1.1 Thông tin cơ bản:
Với việc hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng giúp thương mại dịch vụ của Việt
Nam phát triển ngày càng đa dạng, bên cạnh sự tăng trưởng không ngừng của ngành

xuất nhập khẩu hàng hoá thì dịch vụ giao nhận hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng,
góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình thực thiện các hợp đồng ngoại thương được
thuận lợi, nhanh chóng.
Bắt kịp xu thế, công ty FGS LOGISTICS ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu chưa có đội ngũ chuyên môn thực hiện quá trình xuất , nhập
khẩu hàng hóa hiệu quả.
Công ty FGS LOGISTICS với 100% vốn trong nước, được thành lập theo Giấy
phép kinh doanh số 0303714187 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 29/03/2005.
FGS LOGISTICS CO., LTD
Địa chỉ: 119 (lầu 2) Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn điều lệ: 2.500.000.000 VND


Ngày hoạt động: 29/03/2005 (Đã hoạt động 11 năm)
Điện thoại: 84 8391 06300 / 84 8391 06301
Website:

Email:

Giám đốc: TRẦN THỊ MINH ANH
Số lượng nhân viên: 34 Nhân viên
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Vào những ngày cuối tháng 3/2005, công ty FGS được thành lập bởi một nhóm
người bạn trẻ, đứng đầu là chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty là Bà
Trần Thị Minh Anh.
Trong giai đoạn đầu thành lập, công ty chủ yếu làm nhiệm vụ giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu cho khách hàng. Đây là giai đoạn Công ty chịu nhiều sức ép khá
lớn của các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là các Công ty nước ngoài có tiềm

lực kinh tế rất mạnh.
Khi đã đi vào hoạt động ổn định, công ty mở rộng thêm chức năng uỷ thác xuất
khẩu. Các mặt hàng công ty nhận làm dịch vụ rất đa dạng như hoá chất, máy móc thiết
bị, nguyên phụ liệu, thiết bị điện tử, gốm sứ, mỹ nghệ, nông sản, thuỷ sàn, mỹ phẩm,

Trong khoảng thời gian hoạt động hơn 10 năm, Công ty đã tạo cho mình một thế
đứng khá vững chắc về hoạt động vận tải và giao nhận, thiết lập được những mối quan
hệ buôn bán bền vững với một số khách hàng trong và ngoài nước. Khi mà điều kiện
kinh doanh Xuất nhập khẩu cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty vẫn đảm bảo
được phương hướng kinh doanh của mình: “Uy tín- Tận Tâm- Giá cả cạnh tranh”.
Hiện nay công tác tìm kiếm khách hàng đang rất được quan tâm. Công ty đã sẵn sàng
mở rộng phục vụ ra các tỉnh ven thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu...


Công ty FGS LOGISTICS được thành lập đã hơn 10 năm, được dẫn dắt bởi
người điều hành có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành giao nhận vận tải - xuất nhập
khẩu hàng hóa, kết hợp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động luôn cố gắng hoàn
thành mục tiêu :
Phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo uy tín, giá cả cạnh
tranh.
Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao
Nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân viên.
Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Bảng 2.1 Bảng ngành nghề đăng lý kinh doanh:
ST
T
1
2

3

Tên ngành

Mã ngành

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
46530
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
4543
Đại lý, môi giới, đấu giá
4610
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa)và động vật

4

sống

4620

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15

Bán buôn gạo
Bán buôn thực phẩm
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Vận tải hàng hóa đường sắt
Vận tải hành khách đường bộ khác

46310
4632
4641
4649
46510
46520
4659
4663
4669
49120
4932


16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Bốc xếp hàng hóa
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chuyển phát
Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm
Cho thuê xe có động cơ
Dịch vụ đóng gói
In ấn
Dịch vụ liên quan đến in
(Nguồn Phòng Kế toán)

4933
5012
5022
5210
5224
5229

53200
66220
7710
82920
18110
18120

Mặc dù đăng ký đa ngành nghề, nhưng hoạt động chính của công ty hiện nay là:


Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (đưa hàng ra

cảng, làm thủ tục hải quan, xếp dỡ - giao hàng…).


Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu (nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng

hóa đi các nước, ký kết hợp đồng thương mại).


Dịch vụ vận tải (vận tải nội địa, vận tải quốc tế đường biển và hàng

không).


Dịch vụ khai Hải quan.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Hình 2.1: Mô hình quản trị của công ty:



(Nguồn Phòng Kế toán)
2.1.5 Tình hình nhân sự:
2.1.5.1 Số lượng lao động:
Bảng 1.1: Lao động các phòng ban:
Phòng ban
Tổng số lao động
Ban Giám Đốc
Bộ phận Chứng Từ
Bộ phận Giao Nhận
Bộ phận Kinh Doanh
Bộ phận Kế Toán
(Nguồn: Bộ phận Kế Toán)

Tổng nhân viên hiện có
34
3
11
4
12
4

Số lao động bố trí trong các phòng ban của công ty là không đồng đều vì đặc thù
công việc của mỗi bộ phận khác nhau. Công việc Sale và làm chứng từ là 2 công việc
chính của công ty nên có số lượng nhân viên đông nhất lần lượt là 12 và 11 người, 2 bộ


phận này chiếm 67,6% số lượng nhân viên của công ty. Số lượng nhân viên phân bố
như vậy là phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận, đảm bảo sự phân bổ
mật độ công việc cho từng nhân viên, giúp công ty khai thác hiệu quả năng lực nhân

viên.
2.1.5.2 Cơ cấu trình độ:
Bảng 1.2: Số lao động theo trình độ học vấn
2014
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Tổng
31
100
Cao học
3
10
Đại học
16
52
Cao đẳng
6
19
Trung cấp
6
19
(Nguồn: Bộ phận Kế Toán)
Trình độ

2015
Số lượng
Tỷ trọng (%)
34
100
3

9
20
59
6
18
5
14

Cơ cấu lao động của công ty phần lớn có trình độ Đại học là 20 người, chiếm
59% nhân viên công ty. Tỷ trọng nhân viên có trình độ Thạc sỹ là thấp nhất, chỉ có 9%,
đây là thành phần lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Nhân viên tốt nghiệp Cao đẳng
chiếm 18% với số lượng 6 người. Và nhân viên có trình độ Trung cấp là 5 người,
chiếm 14% trong số nhân viên công ty.
Hầu như tất cả các nhân viên này đều tốt nghiệp đúng chuyên ngành công ty
đang hoạt động hoặc tham gia và đạt chứng chỉ các lớp nghiệp vụ chuyên ngành. Công
ty có nguồn lao động có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt các công việc
chuyên môn; có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của chính sách, công nghệ, vận
dụng sáng tạo, phù hợp những cải tiến vào công việc, góp phần nâng cao hiệu suất
công việc.
2.1.5.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
Bảng 1.3: Số lao động theo độ tuổi


Số tuổi

2014
Số lượng
Tỷ trọng (%) Số lượng
31
100

34
20-30
5
16
8
30-40
17
55
18
40-50
8
8
8
50-60
1
3
0
(Nguồn: Bộ phận Kế Toán)

2015
Tỷ trọng (%)
100
23
54
23
0

Độ tuổi 30-40 chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty là 54%, cho thấy độ tuổi lao
động của công ty ở mức trung bình. Ở độ tuổi này, nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm
trong công việc hơn độ tuổi 20-30 và có năng suất làm việc cao hơn độ tuổi trên 40, 2

độ tuổi này đều chiếm 23% trong tổng số nhân viên. Những nhân viên ở độ tuổi trên 40
là những người có kinh nghiệm lâu năm, thành thạo trong công việc. Đây là điều kiện
góp phần tăng hiệu suất làm việc cho công ty.. Ngoài ra, công ty đang có xu hướng
tuyển dụng những nhân viên nằm trong độ tuổi 25-30, nhằm trẻ hoá cơ cấu công ty, tạo
điều kiện thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc biệt, công ty không
còn nhân viên trên 50 tuổi vào năm 2016. Cơ cấu độ tuổi hiện tại của công ty là phù
hợp với tính chất công việc kinh doanh xuất nhập khẩu vừa cần kinh nghiệm dày dặn
trong việc làm hồ sơ chứng từ, vừa cần sức khoẻ tốt trong việc đi cảng, công tác kí kết
hợp đồng. Sự đan xen độ tuổi lao động trong công ty như vậy là rất cần thiết, nó giúp
cân bằng và bổ sung lẫn nhau giữa kinh nghiệm và sức khoẻ của nhân viên.
2.1.6 Cơ sở vật chất, kĩ thuật:
Với đặc thù mặt hàng Công ty cung cấp dịch vụ giao nhận, công ty có kho với
diện tích là 900m2, văn phòng đại diện công ty với diện tích mặt tiền là 48m2, và diện
tích của kho lưu trữ hồ sơ là 10m2, được hỗ trợ các trang thiết bị:
Bảng 2.2 Thống kê trang thiết bị văn phòng tính tới 12/2015:
(ĐVT: VNĐ)
ST

Tên trang thiết bị

SL

ĐVT

Giá trị khấu hao TB


T
1
2

3
4
5
6
7

Máy vi tính
Máy photo
Máy in
Điện thoại bàn
Bàn ghế
Điều hoà
Tài sản khác
Tổng cộng:
( Nguồn Phòng Kế Toán)

34
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
/

Chiếc
2
5
30
30
4

/

10.200.000
5.000.000
7.500.000
600.000
2.200.000
4.000.000
20.000.000
49.500.000

VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ

Bảng 2.3 Thống kê phương tiện vận chuyển tính tới tháng 12/2015:
(ĐVT: VNĐ)
STT

Tên phương tiện

SL

ĐVT


Giá trị khấu hao BQ

1
2
3

Xe tải JAC HFC1032KW -750Kg
Xe tải JACTRA1020KW- 5 tấn
Xe đầu kéo Hyundai HD 700
Tổng cộng:
(Nguồn Phòng Kế Toán)

2
3
1

Chiếc
Chiếc
Chiếc

34.240.000
51.360.000
17.120.000
102.720.000

VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ


2.2 Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH FGS Logistics:
2.2.1 Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
(ĐVT: VNĐ)
2013
1.773.809.740

2014
2.250.964.560

2015
2.899.242.354

Chi Phí
Lợi nhuận
LN ròng

24,1
858.114.448
915.695.292
686.771.469

26,9
1.163.957.012
1.087.007.548
815.255.661

28,8
1.575.285.569

1.323.956.785
992.967.589

Tăng trưởng LN(%)

15,4

18,7

21,8

Doanh thu thuần
Tăng trưởng DT(%)

(Nguồn Bộ phận Kế toán)


×