Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH Tìm hiểu về vị trí việc làm của công ty INTERPLUS LOGISTICS 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.39 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
Đề tài số 01
Họ tên SV:

Bùi Xuân Bách

Mã SV:

82294

Lớp:

LQC60DH

Nhóm:

N19

Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Đức

HẢI PHÒNG - 2021

1


Mục lục
Chương 1 Tổng quan về đợt thực tập Cơ sở ngành


Chương Giới thiệu về Cảng Chùa Vẽ
1.1 Khái quát chung về Cảng Chùa Vẽ
1.2 Vị trí địa lí
1.3 Lịch sử hình thành
1.4 Cơ cấu tổ chức cảng
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ
1.4.2 Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lí
1.5 tài sản cố định và công cụ xếp dỡ ở cảng.
1.5.1 Hệ thống cầu tàu và kho bãi
1.5.2 Công cụ xếp dỡ ở cảng
1.5.2.1 Thiết bị ngoài cầu tàu ( tuyến tàu )
1.5.2.2 Thiết bị khai thác trong bãi container ( tuyến bãi)

Chương 3 Tìm hiểu về vị trí việc làm của công ty INTERPLUS LOGISTICS

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

1

Tên bảng

Thiết bị ngoài cầu tàu ( tuyến tàu )

2

Trang

12



2

Thiết bị ngoài cầu tàu ( tuyến tàu )

12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

1

Vị trí địa lí Cảng Chùa Vẽ

5

2

Vị trí địa lí Cảng Chùa Vẽ

5

3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ


8

Mở đầu
Trước hết, em xin cảm ơn các thầy, các cô, các chuyên gia đã cho em có được một đợt
thực tập cơ sở ngành đầy bổ ích, mặc dù qua đợt thực tập lần này chúng em không thể trực
tiếp gặp gỡ tham quan các công ty logistics hay các cảng bãi lớn nhưng qua các buổi học
online đầy sôi nổi cũng như sự tâm huyết, nhiệt tình của các chuyên gia giúp em có thêm
hiểu biết và kiến thức để phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này. Em xin chân thành
cảm ơn.

Nội dung báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành
1.1

Định hướng thực tập cơ sở ngành.
8h00 ngày 02/08/2021, buổi đầu tiên của kì thực tập cơ sở ngành qua phần mềm học
3


tập Trans. Thầy Nguyễn Minh Đức – Trưởng Bộ môn chuyên ngành Logistics giải đáp,
hướng dẫn về kì thực tập cơ sở ngành của K60. Tiếp sau đó là cơ Nguyễn Thị Nha Trang
hướng dẫn về nội dung làm báo cáo, nội dung trong Sổ thực tập và cách chia nhóm theo sự
phân cơng của các thầy cơ.
1.2

Cơng ty Cổ phần Interplus Logistics.
Vào lúc 8h00 ngày 08/08/2021, thông qua phần mềm Trans bọn em được giao lưu

gặp gỡ với anh Trần Danh Trung – người điều hành Công ty Interplus. Mở đầu với một
khơng khí vui vẻ anh Trần Danh Trung đã giới thiệu về Cơng ty của mình. Ngay sau đó là

chia sẻ về các loại hình dịch vụ Logistis, vai trị của các cơng ty kinh doanh dịch vụ
Logistics và cuối cùng là sơ đồ tổ chức của công ty. Sau khi chia sẻ những kiến thức trên
là đến những thắc mắc của các bạn sinh viên về các vấn đề Logistics và những công việc,
bộ phận liên quan đến ngành học của mình,.... Bằng những kiến thức, kinh nghiệm của
mình anh đã giúp các bạn sinh viên giải đáp, trả lời từng câu hỏi.
Kết thúc buổi giao lưu em đã giúp mình thu về những hiểu biết về các vị trí việc làm
trong Logistics như Sale Logistics, nhân viên chứng từ, nhân viên hiện trường,...Bên cạnh
đó cịn bổ sung thêm những kiến thức mà trong quá trình học tập em chưa được tiếp cận về
các loại hình dịch vụ Logistics như vận tải đường biển, vận tải thủy nội địa, các dịch vụ
kho bãi, container,.....Và tầm quan trọng của ngành này đối với nền kinh tế Việt Nam.
1.3

Phịng mơ phỏng khai thác cảng.
Vào ngày 09/08/2021 lúc 8h00, dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Minh Tiến bọn

em được tham quan Phịng mơ phỏng khai thác cảng của trường tại tầng 5 nhà A4. Bằng
những hình ảnh được quay bằng camera và những lời giải thích cho những khu vực, bộ
phận trong phịng mơ phỏng của thầy đã giúp em thấy được rõ nét và sinh động phòng mô
phỏng của trường.
Qua buổi học này giúp em biết thêm về các kĩ thuật phục vụ cho sinh viên của
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Và cũng hiểu thêm về những kĩ năng cần thiết cho
những vị trí việc làm trong ngành Logistics sau này.
1.4

Cảng Chùa Vẽ.
4


Cùng vào ngày 09/08/2021 lúc 14h00 dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Minh Tiến
và chú Lê Mạnh Hùng đại diện phía Cảng Chùa Vẽ. Tiếp cận và giao lưu với khơng khí

thoải mái chú đã chia sẻ về lịch sử hình thành của Cảng cũng như từng giai đoạn phát triển
của Cảng. Sau đó chú giới thiệu về từng khu vực, nơi xếp hàng, đóng cont,.... của Cảng,
bên cạnh đó cịn chia sẻ về từng bộ phận, sơ đồ vị trí việc làm của Cảng và cả những yêu
cầu của công việc trong Cảng để các bạn sinh viên hiểu rõ hơn.
Như vậy với buổi chiều ngày 09/08, bọn em đã được hiểu biết thêm về những máy
móc thiết bị tại Cảng Chùa Vẽ cũng như các Cảng khác tại Hải Phịng. Ngồi ra có thể mở
rộng thêm kiến thức cho các môn chuyên ngành sau này và cả những vị trí việc làm của
Logistics khơng chỉ ở văn phịng mà cịn có thể làm ở những vị trí, nơi làm việc khác.
1.5

Trung tâm Logistics Tiểu Vùng Mê Kong.
Cũng với buổi chiều 14h00 ngày 14/08/2021 bọn em đã được tìm hiểu về Trung tâm

Logistics Tiểu vùng Mê Kong tại đường Ngô Kim Tài, Quán Nam – là một trong những
trung tâm đào tạo thực chiến các nghiệp vụ Vận tải biển, Khai thác Cảng biển, khai thác
tàu biển, kho hàng, logistics và Xuất Nhập Khẩu tại Hải Phòng. Với hưỡng dẫn của Thầy
Tiến bọn em đã được tìm hiểu về cơ sở vật chất của Trung tâm, với các trang thiết bị hiện
đại phục vụ tại kho của Trung tâm. Ngồi ra bọn em cịn được biết thêm về cách thức hoạt
động của các trang thiết bị đó.
Như vậy buổi chiều ngày 14/08 này bọn em lại được tiếp thu thêm một kiến thức
mới để bổ sung thêm cho những kiến thức từ trước và am hiểu thêm được rất nhiều thiết bị
làm hàng tại các kho hàng cũng như biết thêm về các khóa học thực chiến tại Trung tâm để
củng cố thêm về công việc sau này.
1.6

Cảng Vật Cách.
Sáng ngày 15/08/2021 lúc 8h15 với đại diện bên Cảng Vật Cách - Nguyễn Hùng

Mạnh và Ngô Quốc Hưng bọn em được xem video tham quan Cảng cùng với những lời chỉ
dẫn và nêu rõ những thiết bị máy móc có tại Cảng. Song song với đó cũng là lịch sử hình

thành và phát triển của Cảng tại Hải Phịng nơi có rất nhiều Cảng nổi tiếng. Với vị trí địa lí
có phần khó khăn với các Cảng khác nhưng Cảng Vật Cách vẫn được duy trì đến ngày nay
5


do sự đầu tư, chú trọng chất lượng sự an toàn của Cảng đã khiến khách vẫn quay lại hợp
tác.
Tổng kết buổi sáng hơm đó chúng em được tìm hiểu thêm về một khu vực Cảng
khác với cách thức làm việc và các thiết bị, cơ sở vật chất cũng khác đã giúp em hiểu rõ
hơn về các hoạt động làm hàng tại Cảng cũng như cách Khai báo Hải Quan. Từ đó tổng
hợp thêm kiến thức và được ơn lại những bài học từ buổi học trước hay cách khắc phục khó
khăn tại các Cảng trước tình hình dịch bệnh.
1.7

Công ty xuất khẩu, công ty cổ phần Xà đơn Khánh Trình.
Lúc 8h15 ngày 21/08/2021, với sự giúp đớ của Thầy Phạm Minh Tiến bọn em được

gặp gỡ chú Lê Nguyễn Khánh Trình – CEO Xà đơn Khánh Trình. Tại đây chú đã chia sẻ
ban đầu khi bắt đầu khởi nghiệp với xà đơn. Với đó là cách tiếp cận thị trường của một
thương hiệu mới và cả sự mới mẻ của xà đơn khi phần lớn mọi người đều khơng biết đến
sản phẩm này. Sau khi đã có số lượng tiêu thụ trong nước ổn định thì cách thức để xuất
khẩu mặt hàng và cách đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường nước ngồi. Sau đó là phần
giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên đối với khởi nghiệp, cách để tiếp cận thị
trường đối với những sản phẩm mới và cả cách đưa thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài
để khẳng định sự tin cậy đối với các nước quốc tế.
Đối với buổi học này em đã rút ra cho mình được rất nhiều bài học về tinh thần khởi
nghiệp sáng tạo một mơ hình kinh doanh sản xuất sản phẩm mới mẻ cách đưa chúng đến
với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và gây được ấn tượng. Ngồi ra cịn gây dựng
được chất lượng sản phẩm để xuất khẩu và củng cố thêm cho thương hiệu Việt Nam trước
bạn bè quốc tế.

1.8

Hãng tàu TS Line.
Buổi chiều cùng ngày 21/08/2021 vào lúc 14h15, cũng với sự hướng dẫn của thầy

Tiến bọn em được gặp anh Phạm Hồng Mạnh – HPH Manager của TS Line. Cũng giống
các buổi giao lưu trước anh đã giới thiệu sơ lược về hãng tàu, sự hình thành và phát triển,
các vị trí việc làm trong TS Line. Sau phần giới thiệu về hãng tàu anh Phạm Hồng Mạnh
đã chia sẻ về các hoạt động vận tải biển, vận tải container và sơ đồ tổ chức vai trò nghiệp
6


vụ trong tổ chức. Và cuối cùng không thể thiếu trong các buổi học là giải đáp những thắc
mắc của các bạn sinh viên.
Qua đây, em đã có thêm kiến thức, trải nghiệm của bản thân về các hoạt động của
vận tải biển, vận tải container các dịch vụ container và biết thêm về cách thức hoạt động,
hành trình của các tàu chuyến và những hàng tàu lớn hiện nay hay di chuyển, thực hiện.
1.9

Các công nghệ khai thác, quản lí được dùng trong các Cảng, Bãi, Doanh nghiệp.
Chủ Nhật ngày 22/08/2021 vào buổi sáng 8h15, anh Nguyễn Việt Anh đã giới thiệu,

hướng dẫn về PCL công nghệ khai thác Cảng container, công nghệ eport, công nghệ trao
đổi dữ liệu hải quan, cơng nghệ quản lí ICD. Những cơng nghệ được áp dụng vào hầu hết
các hoạt động của chuỗi cung ứng hiện nay đã góp một phần khơng nhỏ để giúp các doanh
nghiệp Logistics, Forwarder và các Hãng tàu, Cảng, bãi điều hành và quản lí.
Buổi chiều cùng ngày lúc 14h15, anh Dũng Trần – Hòa Phát Dung Quất và chị Hải
Anh bên Công ty Interplus Logistics đã giới thiệu thêm về những phần mềm khác như công
nghệ khai thác cảng tổng hợp, công nghệ phần mềm trong hoạt động Logistics. Hầu hết
những cơng nghệ nói trên đều được áp dụng trong chuỗi cung ứng và cả bên trong các

doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.
Và cũng cuối những buổi học là những câu hỏi của các bạn sinh viên đưa ra để các
anh chị giải đáp và nêu rõ cụ thể hơn những cơng nghệ đó.
Vậy qua ngày Chủ Nhật em đã được tiếp cận với một kiến thức khác, một kiến thức
cần thiết phục vụ cho ngành học của mình cũng như cơ hội việc làm sau này. Ngồi ra cịn
củng cố thêm về cơng nghệ thơng tin được áp dụng vào chuỗi cung ứng.
1.10

Kho bãi Hải Minh – Nam Phát.
Thứ bảy ngày 28/08/2021 vào 14h30, chú Long Trưởng Kho bãi Hải Minh – Nam

Phát đã giới thiệu và mơ tả các hoạt động máy móc thiết bị trong Kho bãi. Ngồi ra cịn có
chia sẻ về cách vận hành các trang thiết bị, cách quản lí trong kho cũng như khu vực làm
hàng, kiểm hàng trước khi xuất hay nhập của Kho bãi. Cuối buổi vẫn là các bạn sinh viên
đưa ra những thắc mắc của mình và sự giải thích cặn kẽ, tận tình của chú cho những câu
hỏi đặt ra.
7


Đây là buổi học cuối cùng của kì thực tập cơ sở ngành, qua buổi này em đã được
củng cố vững chắc thêm về các kiến thức khi làm hàng tại các kho bãi và cả cách thức hoạt
động của các trang thiết bị làm hàng tại kho.

Chương 2: Giới thiệu về Cảng Chùa Vẽ
2.1 Khái quát chung về cảng Chùa Vẽ

Tên Việt Nam: Chi nhánh cảng Chùa Vẽ
Tên quốc tế:

CHUA VE PORT BRANCH – PORT OF HAI PHONG JSC.VIET


NAM
Số điện thoại: 02253.827102/765863
Trụ sở:

Số 5 đường Chùa Vẽ, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố

Hải Phịng.
2.2 Vị trí địa lý

8


Nằm trong phạm vi hữu ngạn sông Cấm, cách trung tâm thành phố 4km về phía Đơng
và cách phao số “0” khoảng 20 hải lý, tàu vào cảng phải qua luồng Nam Triệu và kênh đào
9


Đình Vũ. Cảng Chùa Vẽ là điểm trung chuyển hàng hóa cho các tính phía Nam Trung Quốc
và Bắc Lào.
1.3 Lịch sử hình thành
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một xí nghiệp thành viên thuộc cảng Hải Phịng. Được
xây dựng từ năm 1977 do yêu cầu nhiệm vụ của cảng mở rộng để tổ chức sản xuất, kinh
doanh đa dạng hàng hố. Bến cảng nằm ở hữu ngạn sơng Cửa Cấm, cách trung tâm cảng
Hải Phòng 4 km về phía Đơng, cách phao số “0” khoảng 20 hải lý. Từ phao số “0” vào cảng
phải qua luồng Nam triệu và kênh đào Đình Vũ.
Khi mới hình thành cảng gồm hai khu vực:
Khu vực 1 (gọi là khu vực chính) xây dựng các phòng ban làm việc, nơi giao dịch
và điều tra hoạt động cảng. Nằm cách ngã ba phường Máy Chai 50 m về phía Bắc cảng có
350m cấu tàu, 2 nhà kho kiểu khung và khu bãi để xếp chứa hàng hoá khá rộng 5 Héc Ta,

trong thời kỳ chiến tranh và nền kinh tế bao cấp cảng chủ yếu khai thác hàng bách hoá,
hàng viện trợ và nông sản xuất khẩu.
Khu vực 2 (gọi là bãi Đoạn xá) nằm cách khu vực 1 khoảng 1.000 m về phía Đình
Vũ, tại đây đất đai rộng nhưng chỉ sử dụng một phần nhỏ 350 m cầu tàu và khoảng 15.000
m2 bãi do chưa có kinh phí đầu tư. Trong thời kỳ chiến tranh khu vực này chủ yếu khai thác
hàng quân sự và cát đá xây dựng. Đến năm 1995 do yêu cầu tổ chức sản xuất xí nghiệp
được cảng Hải Phịng tách ra thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ và Xí nghiệp
xếp dỡ Đoạn Xá.
Sau hai năm 1995-2001 được Bộ giao thông vận tải và cảng Hải Phịng đầu tư xây
dựng phát triển xí nghiệp đã thay đổi cơ bản về quy mô. Xây dựng thªm 545 m cầu tàu và
70.000 m2 bãi để khai thac mặt hàng container, xây dựng nhà điều hành sản xuất cao tầng,
xây mới 3.200 m2 kho CFS và một số cơng trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cùng với
việc xây dựng xí nghiệp được trang bị một số phương tiện, thiết bị tiên tiến phù hợp với
yêu cầu sản xuất. Với cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện có, sản lượng hàng hố thơng qua
cảng tăng lên nhiều.
Hiện nay xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được tiếp nhận vốn đầu tư ODA cải tạo và nâng
cấp cảng, nhiều hạng mục cơng trình đang được tiến hành xây dựng từng phần hoàn chỉnh
10


được bàn giao và đưa vào sản xuất ngay, bên cạnh việc xây dựng cải tạo, xí nghiệp được
trang bị một số phương tiện, thiết bị hiện đại chuyên dùng có năng suất xếp dỡ cao, giảm
sức lao động của con người, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp.
Đội container XNXD Chùa Vẽ là một đơn vị có số lượng cán bộ cơng nhân viên là
180 người, gồm 10 tổ xản xuất có chức năng, nhiệm vụ giao nhận, khai thác, quản lí, bảo
quản hàng container, chấm bay cho hầu hết các hãng tàu. Trong mấy năm gần đây từ năm
2005 – 2008 việc áp dụng hệ thống CTMS 1, 2 đã đạt được hiệu quả cao đảm bảo cơng tác
giao nhận nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng ngun tắc, cơng tác bảo quản hàng hố
chất lượng , an tồn hơn. Đi đơi với hệ thống CTMS xí nghiệp cịn áp dụng hệ thống MIS
1,2 vào quản lý việc xếp dỡ và giao nhận container.

Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ sẽ là một bến cảng to đẹp hiện đại có thể thu hút nhiều
hãng tàu, chủ hàng vào xếp dỡ và dịch vụ. Xí nghiệp sẽ là một đơn vị thành phần đưa sản
lượng xếp dỡ của cảng Hải Phịng tăng lên cao.
Q trình bao gồm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: từ năm 1996 – 2000, xây dựng mới 1 cầu tàu 150m, cải tạo toàn

bộ diện tích bãi cũ và làm mới 40.000m2 bãi chuyên dụng để xếp container theo tiêu chuẩn
quốc tế và 2 QC. Xây dựng 3.200m2 kho CFS để khai thác hàng chung chủ và gom hàng
của nhiều chủ để đóng vào container xuất khẩu. Tồn bộ dự án trên có tổng số vốn đầu tư
lên đến 40 triệu USD.


Giai đoạn 2: từ năm 2001 – 2006, xây mới thêm 2 cầu tàu 350m, 60.000m2

bãi, đầu tư phương tiện chuyên dụng làm container: 4 QC (Quay side Crane), 12 RTG
(Rubber Transfer Gantry crane), đóng mới 4 tàu lai dắt, hệ thống cơng nghệ thông tin phục
vụ cho việc xếp dỡ và quản lý container trên bãi và cải tạo luồng tàu vào Cảng với tổng số
vốn 80 triệu USD.


Giai đoạn 3: từ năm 2007-2010, xây mới thêm 2 cầu tàu 348m, 50.000m2

bãi, đầu tư phương tiện chuyên dụng làm container: xe nâng hàng lớn, nhỏ, ơ tơ vận chuyển
hàng hóa, 2 cần trục bánh lốp.
Ngành nghề kinh doanh dịch vụ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh số 0214001387, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 29/7/2008
11



1.4 Cơ cấu tổ chức của cảng
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

2.4.2 Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý.
+) Ban lãnh đạo Chi nhánh:
Gồm có giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt động của Chi nhánh
a) Giám đốc:
Giám đốc Chi nhánh là thành phần chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc cảng
Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu kế hoạch của cảng giao, tổ chức sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, hồn thành và hồn thành vựt mức kế hoạch được giao. Giám đốc là người lãnh
đạo cao nhất trong Chi nhánh ,chịu trách nhiệm chung về các mặt hoạt động trong Chi
nhánh: tổ chức sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống cho cán bộ cơng nhân viên tồn Chi
nhánh. Chịu trách nhiệm về cơng tác đối nội, đối ngoại, chấp hành đúng chính sách pháp
luật của nhà nước trong kinh doanh. Quản lý trực tiếp chỉ đạo các ban Hành chinh và ban
tài vụ.
b) Các phó giám đốc:
Được thay mặt cho giám đốc phụ trách một lĩnh vực chun mơn của mình theo
chức năng, quyền hạn được giao. Trực tiếp điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo
12


trước giám đốc về các mặt công tác được phân công. Thay mặt giám đốc trong công tác
quan hệ với các đơn vị phòng ban của cảng và cơ quan trong phạm vi trách nhiệm được
giao.


Phó giám đốc khai thác:
Quản lý trực tiếp chỉ đạo ban điều hành sản xuất.




Phó giám đốc kho hàng:
Chỉ đạo Ban kinh doanh tiếp thị, đội bảo vệ và đội Giao nhận Tổng hợp.



Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loại phương tiện, thiết

bị, cơ giới phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá. Đảm bảo ánh sáng, vật tư, vật liệu, phục
vụ cho sửa chữa và vận hành phương tiện thiết bị. Trực tiếp quản lý chỉ đạo các đội vận
chuyển, đội cơ giới, kho vật tư.
c) Ban kỹ thuật và vật tư an tồn:
Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về cơng tác kỹ thuật, vật tư, quy
trình cơng nghệ an toàn xếp dỡ và an toàn lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất lập các
phương án khai thác và sử dụng hợp lý các phương tiện, thiết bị đạt năng suất chất lượng
và an tồn. Có sơ đồ theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện, lập định mức sửa chữa,
sửa chữa kịp thời thay thế đáp ứng cho sản xuất và đảm bảo an toàn cho phương tiện. Xây
dựng phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu và công cụ xếp dỡ. Bồi dưỡng tay nghề cho
cơng nhân kỹ thuật, huấn luyện an tồn định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch
lo trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra uốn nắn
ngăn chặn những vi phạm không để xảy ra các tai nạn đáng tiếc cho người lao động.
d) Bộ phận trực ban ĐHSX:
Gồm một điều độ trưởng (Trưởng ban) và 4 trực ban trưởng cùng với các trợ lý có
nhiệm vụ tổ chức quản lý việc thực hiện sản xuất trong ca. Lập kế hoạch khai thác tàu và
hàng ra vào cảng kèm theo các biện pháp an toàn. Ghi nhật ký để ghi nhận kết quả trong ca
sản xuất, xác nhận các phiếu năng suất của các tổ công nhân làm cơ sở thanh tốn lương
cho cơng nhân. Đề xuất với ban lãnh đạo Chi nhánh, thủ trưởng đơn vị kỷ luật hay khen
thưởng các tổ chức tập thể hay cá nhân người lao động vi phạm hay không vi phạm các quy

13


chế hay nội quy của Chi nhánh đề ra. Thay mặt ban giám đốc điều hành công tác khai thác
xếp dỡ hàng hoá trực tiếp ở trong ca sản xuất.
+) Các ban nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất:
a) Các ban nghiệp vụ
 Ban tổ chức Hành chính:
Cơng tác tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, tổ chức sắp xếp bộ
máy điều hành sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của cán bộ cơng nhân viên trong xí nghiệp, sắp xếp việc làm cho người lao động.
Công tác tiền lương: Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ sản xuất tham mưu cho giám
đốc về công tác lao động. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý với ngành nghề đào tạo. Áp
dụng định mức lao động vào thực tế, nghiên cứu chỉnh lý đề xuất cải tiến. Tính tốn lương
cho cán bộ cơng nhân viên theo chế độ chính sách của nhà nước và đơn giá quy định của
cảng.
Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, tổ chức mua sắm trang thiết bị, quản lý thiết
bị văn phòng, tổ chức tiếp khách, hội họp và các công tác khác. Đảm bảo phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Cấp phát thuốc, khám chữa bệnh và điều trị cho
cán bộ công nhân viên.
 Ban kinh doanh tiếp thị:
Thực hiện và lên kế hoạch tiếp trên cơ sở phân bổ kế hoạch từng tháng, quý và tham
mưu cho ban Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh tiếp thị. Thực hiện các cơng việc trong
lĩnh vực kinh doanh như: Lập hóa đơn thu cước xếp dỡ, cấp lệnh giao nhận hàng hóa…
tổng hợp phân tích số liệu phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ.
 Ban tài vụ:
Theo dõi hoạt động tài chính. Tập hợp phản ánh các khoản thu chi trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận tiền mặt từ phòng tài vụ của cảng về thanh toán lương
và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo từng tháng. Theo dõi việc sử dụng
xuất nhập nhiên liệu, vật chất, vật tư.

b) Các đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất:
 Đội bảo vệ:
14


Có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự trong xí nghiệp. Kiểm tra kiểm sốt người và
phương tiện ra vào cảng nhằm đảm bảo thực hiện nội quy của Chi nhánh và chống các:
biểu hiện tiêu cực trong quản lý hàng hoá và tài sản của Chi nhánh
 Đội cơ giới:
Có nhiệm vụ quản lý trực tiếp các phương tiện, thiết bị được Chi nhánh trang bị phục
vụ sản xuất. Tổ chức triển khai xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá trong cảng theo các phương
án xếp dỡ. Đảm bảo trạng thái kỹ thuật của các thiết bị, tham gia duy trì bảo dưỡng, bảo
quản, nghiên cứu các biện pháp tiết kiệm, nhiên liệu, vật tư, khai thác thiết bị có hiệu quả,
kéo dài tuổi thọ.
 Đội bốc xếp:
Chịu trách nhiệm các tổ sản xuất, số lượng và thành phần phù hợp với nhiệm vụ
trong tổ. Là lực lượng khá đơng đảo đảm nhận cơng tác bốc xếp hàng hố đáp ứng yêu cầu
năng suất, chất lượng và giải phóng tàu nhanh.
 Đội Giao nhận Tổng hợp:
Tổ chức giao nhận hàng hoá xuất nhập qua cảng, quản lý việc sắp xếp hàng hóa trên
bãi, kho thuận tiện cho chủ hàng, hãng tàu. Giải quyết các thủ tục giao nhận hàng tại cảng,
thiết lập chứng từ, phiếu công tác để theo dõi và thanh tốn. Đồng thời theo dõi chính xác
thời gian hàng hóa lưu bãi cho Chi nhánh.
c) Các tổ sản xuất:
Là các đơn vị nhỏ trong các đội với nhiệm vụ được giao cho đội sản xuất thì các tổ triển
khai cụ thể các bước công việc theo nội dung, đảm bảo thực hiện hồn thành cơng việc với
năng suất, chất lượng và an toàn lao động.
2.5 tài sản cố định và công cụ xếp dỡ ở cảng.
2.5.1 Hệ thống cầu tàu và kho bãi


15


Chi nhánh hiện có trên 800 m cầu tàu dạng bến cọc thép và bê tông cốt thép được
thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I, độ sâu cầu cảng khoảng -7,5 m
Bãi xếp hàng gồm có bãi container 140.000m2, mặt nền là bê tông rải nhựa áp lực
trên bề mặt bến là 8 đến 16T/ m2 bao gồm:
+ Khu vực bãi chính: A (AA...AD), B (BA...BE), C (CA...CE), F (FA, FB), E (EA,
EB, EC)
+ Khu vực cầu tầu: QA, HD
+ Khu vực xếp Container lạnh: RA, RB, RC, RD
+ Khu vực kho CFS : FS
+ Khu vực kiểm hoá: KH
+ Khu vực khác: CH, A0, HR
 2 nhà cân 120 tấn
 Xưởng sửa chữa cơ khí
 Ngồi ra cịn có kho kín CFS với diện tích sử dụng 3.200 m2
2.5.2 Công cụ xếp dỡ ở cảng
2.5.2.1 Thiết bị ngoài cầu tàu ( tuyến tàu )
16


Số

Thiết bị

Cần

Công dụng


lượng

chuyên được sử dụng để xếp dỡ vỏ container và

trục

01

KIROV

khai thác các loại hàng hố khác có trọng lượng nhỏ
hơn 5 tấn.

Cần cẩu chân
đế CONDOR
Cần cẩu chân
đế TUKAL

02

sức nâng 40 tấn.

02

sức nâng 40 tấn

04

sức nâng 35,6 tấn


Cần trục giàn
chuyên dụng QC
(bánh ray)

2.5.2.2 Thiết bị Khai thác trong bãi container ( tuyến bãi )
Số

Thiết bị
Dàn

cẩu

RUBBER

YARD
GANTRY

08

CRANE
Xe

nâng

hàng

vỏ

KALMAR


01

Xe nâng hàng lớn

03

Xe nâng hàng nhỏ

10

Đầu kéo mc chun
dụng.

Cơng dụng

lượng

chun dùng khai thác hàng container 40 feet
và 20 feet trên bãi
chuyên dụng để nâng hạ vỏ container dưới 7
tấn
chụp tự động loại 40 feet và 20 feet có sức
nâng từ 40 tấn đến 45 tấn
chuyên đóng rút hàng có sức nâng từ 0,1 tấn
đến 20 tấn dùng khai thác hàng trong container.

35

17



Hệ thống đường sắt trong cảng hiện nay khoảng trên 400m dùng để xuất nhập
hàng hóa thơng qua cảng và vận chuyển từ Hải Phịng đi các tỉnh.
Ngồi ra Chi nhánh cịn có khu nhà văn phịng điều hành 4 tầng và các cơ sở hạ
tầng khác phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho cán bộ công nhân viên chức.

Chương 3 Tìm hiểu về vị trí việc làm của cơng ty cổ phần
INTERPLUS
* Nhân viên chăm sóc khách hàng :
- Quyền lợi:
+ Lương từ 6.000.000-8.000.000, và hơn thế nữa.
+ Thưởng kinh doanh, thưởng hiệu quả làm việc.
- Yêu cầu
+ Tốt nghiệp chuyên ngành Vận tải, ngoại thương, ngân hàng...
+ Kinh nghiệm 1 năm ở vị trí tương đương ( chấp nhận SV chưa có kinh nghiệm )
+ Có khả năng giao tiếp tiếng anh, biết tiếng trung là 1 lợi thế.
* Nhân viên OPS ( nhân viên hiện trường ):
- Quyền lợi:
+ Lương từ 4-6.000.000 đối với người chưa có kinh nghiệm và từ 6-10.000.000 đối với
người có kinh nghiệm.
+ Thưởng kinh doanh, thưởng hiệu quả làm việc.
+ Hỗ trợ xăng xe, điện thoại.
* Nhân viên sale overseas- pricing.
- Quyền lợi:
+ Lương từ 7-10.000.000.
+ thưởng 10% các lô hàng đại lý mang về.
+ Thưởng Lễ, Tết.
- Yêu cầu:
+ Kinh nghiệm 2 năm, cẩn thận có trách nhiệm cao trong cơng việc
18



+ Tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến kinh tế, vận tải , ngoại thương...
+ Có khả năng giao tiếp tiếng anh, thành thạo vi tính, có thể làm thêm giờ nếu phát sinh.

* Nhân viên sale logistics
- Quyền lợi:
+ Thưởng Lễ, Tết.
+ Thưởng 30-40% doanh số.
+ Môi trường làm việc thân thiện.
- Yêu cầu:
+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hàng hải, kinh tế vận tải, ngoại thương...
+ Thành thạo tiếng anh, máy tính, có máy tính xách tay.
+ Có sức khỏe tốt sẵn sàng làm thêm ngồi giờ hành chính.

* Nhân viên chứng từ.
- Quyền lợi
+ Thưởng Lễ, Tết.
+ Thưởng kình doanh, hiệu quả làm việc.
+ Mơi trường làm việc thân thiện, năng động
- Yêu cầu
+ Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh.
+ Giao tiếp được Tiếng Anh, thành thạo máy tính
+ Xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ.
* Trưởng nhóm phịng nghiệp vụ hải quan.
- Quyền lợi
+ Lương từ 10-16.000.000
+ Thưởng Lễ, Tết, hiệu quả công việc
+ Chế độ du lịch, phúc lợi, Team Buillding hàng năm.


19


* Tổng hợp: để ứng tuyển vào bất kì vị trí việc làm của cơng ty cổ phần Interplus bạn
cần có kiến thức chun mơn cơ bản, thành thạo tiếng anh, máy tính. Đặc biệt là tinh thần
cầu tiến có trách nhiệm cao với cơng việc của mình.

Kết ln và kết nghị
1. Kết luận
 Trong vòng hơn một tháng tham gia kì thực tập cơ sở ngành em đã được giao lưu,
gặp gỡ và lắng nghe đến từ đại diện các doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các
doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp về Logistics, doang nghiệp vận tải, doanh
nghiệp hãng tàu và cả trung tâm đào tạo. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 không thể trực tiếp tham quan học hỏi nhưng qua sự nhiệt tình tâm
huyết đến từ phía các Thầy cơ và cả bên đại diện doanh nghiệp em vẫn thu về cho
mình một khối lượng các kiến thức phục vụ cho sau này.
 Từ những kiến thức rút ra được đã mang đến cho em – một sinh viên năm 2
chuyên ngành Logistics hiểu biết rõ hơn về môi trường tương lai mà em có thể làm
việc, biết rõ hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị có trong một doanh nghiệp cảng
biển, doanh nghiệp vận tải đa phương thức. Qua những chia sẻ, định hướng nghề
nghiệp giúp em có thể hình dung rõ hơn công việc tương lai và cả những kỹ năng
cần thiết giúp ích cho em khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như sau khi đi làm.
 Thông qua những buổi trao đổi qua phần mềm học tập Trans giúp em hiểu rõ hơn
Việt Nam là một quốc gia sở hữu ưu điểm về đường biển dài, hệ thống cảng biển
đồng bộ và phát triển – nơi có vị trí địa lý đắc địa trong giao thương hàng hải quốc
tế. Và việc phát triển kinh tế biển và Logistics một cách hiệu quả, bền vững có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, Hải Phòng – thành
phố Cảng năng động với nhiều các cảng biển lớn là điều kiện thuận lợi cho dịch vụ
Logistics lớn mạnh và trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố cũng
như khu vực phía Bắc.

1. Kiến nghị.
 Các doanh nghiệp cần cung cấp thêm và làm rõ hơn những thơng tin về vị trí việc
làm đối với chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
20


 Các doanh nghiệp nên xây dựng những kênh tương tác trực tiếp trên internet, có
web riêng của chi nhánh công ty, công khai thêm nhiều thông tin cơ bản về doanh
nghiệp để những người muốn tìm hiểu về doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm
hơn.

21


22



×