VẬN DỤNG KIẾN THỨC TOÁN LỚP 4
ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG BÀI TỐN THỰC TẾ
1. Lí do chọn biện pháp :
Tốn học là công cụ giúp học tốt các môn học khác, chính vì vậy nó đóng một vai
trị vơ cùng quan trọng trong nhà trường. Bên cạnh đó nó cịn có tiềm năng phát triển
các năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong
mọi lĩnh vực của đời sống sản xuất.
Bản thân tơi là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp 4 nên tơi nắm rõ
về chương trình mơn Tốn lớp 4. Đa số kiến thức tốn học trong chương trình Tiểu
học hiện hành giúp học sinh nắm vững các kỹ năng tính tốn như cộng, trừ, nhân,
chia, giải các bài tốn điển hình và các bài tốn liên quan đến thực tế cuộc sống. Tuy
nhiên với định hướng của chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay là dạy
học hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thì việc dạy để cung
cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh là chưa đủ, chưa phù hợp, do đó người GV phải
đổi mới PPDH, giúp học sinh biến những kiến thức, kĩ năng nắm được thành năng
lực toán học để giải quyết các vấn đề tốn có liên quan đến đời sống thực tế.
Trong q trình giảng dạy tại lớp tơi thấy khi học tốn học sinh thiếu sáng tạo, tìm
tịi và chưa say sưa học tập mơn tốn, khơng quan tâm đến nội dung các bài tập có
liên quan đến thực tế hay khơng mà chỉ chú tâm đến việc tìm ra đáp số của bài tập
nên khi gặp các bài toán có liên quan trong thực tế cuộc sống các em cịn bỡ ngỡ và
lúng túng. Do đó, khi dạy học, giáo viên phải chú trọng đến việc giúp học sinh vận
dụng các kiến thức, các kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc
sống nhằm hình thành năng lực cho học sinh. Vì vậy trong q trình dạy học tơi ln
trăn trở làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực toán học thơng qua các
bài tốn trong sách giáo khoa để giải quyết các vấn đề tính tốn trong thực tế. Từ
những lý do trên, tôi chọn biện pháp“ Vận dụng kiến thức toán lớp 4 để giải quyết
những bài toán thực tế”.
2. Mục đích của biện pháp:
Tơi chọn biện pháp với tiêu đề “ Vận dụng kiến thức toán lớp 4 để giải quyết
những bài toán thực tế” nhằm mục đích nghiên cứu và tìm ra những phương án tối
ưu nhất nhằm giúp học sinh có năng lực vận dụng kiến thức toán để giải quyết được
một số bài toán có nội dung thực tiễn. Ngồi ra cịn giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực học tốn cho học sinh.
Khi dạy giáo viên lồng ghép các bài toán thực tiễn vào bài dạy, như vậy học sinh
vừa được tiếp thu những ứng dụng của toán học vừa cảm thấy ham thích, say mê tìm
tịi. Giúp học sinh phát triển năng lực học tốn. Phát huy tính tích cực và chủ động
sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng tư duy và vận
dụng nhanh.
3. Cách thức tiến hành.
3.1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng vận dụng các bài toán liên quan đến mua bán
trong sách giáo khoa toán 4 vào giải quyết những bài toán thực tế.
1
Trước hết, muốn rèn luyện cho học sinh có ý thức vận dụng kiến thức toán đã học,
điều quan trọng nhất trong dạy học là giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ được vai trị
và ý nghĩa của mơn toán trong học tập và trong đời sống thực tiễn. Từ đó các em cảm
thấy mong muốn vận dụng kiến thức tốn đã học vào trong q trình học tập cũng
như trong đời sống hằng ngày. Để làm được điều đó, giáo viên cần thực hiện những
cơng việc sau:
Rèn kỹ năng giải một số bài toán thực tế trong sách giáo khoa tốn 4 theo quy
trình cụ thể.
Để nhấn mạnh và lưu ý học sinh tới ý nghĩa thực tế của các bài tốn ta có thể sử
dụng hệ thống câu hỏi gợi ý sau:
- Hãy tóm tắt bài tốn?
- Nhận dạng bài tốn và cách giải?
- Trình bày bài giải?
- Kiểm tra kết quả bài toán?
- Kết quả của bài tốn có phù hợp với kết quả ngồi thực tế hay không?
- Nếu không phù hợp với thực tế thì nên sửa lại dữ kiện đầu bài như thế nào cho
hợp lý?
Ví dụ:
Mua 5m vải hết 80000 đồng. Hỏi mua 7m vải loại đó hết bao nhiêu tiền?
Bước 1: Rèn kỹ năng phân tích và tóm tắt bài tốn:
- Bài tốn phản ánh thực tế gì trong đời sống? (Bài tốn trao đổi hàng hóa)
- Bài tốn cho biết dữ kiện gì? (Mua 5m vải hết 80000 đồng)
- Bài tốn hỏi gì? (Hỏi mua 7m vải loại đó hết bao nhiêu tiền)
Dựa vào phân tích để các em có thể tóm tắt bài tốn như sau:
5m vải: 80000 đồng.
7m vải: …….. đồng?
Bước 2: Nhận dạng bài toán và cách giải:
Dựa vào phân tích và tóm tắt bài tốn giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thiết lập
các phép tính
- Muốn biết mua 7m vải hết bao nhiêu tiền chúng ta phải làm gì? (Phải tìm giá tiền
mua 1m vải)
- Đây là dạng tốn gì ? ( Rút về đơn vị )
- Muốn tìm giá tiền 1m vải cần phải làm gì? (Lấy 80000 chia cho 5)
- Sau khi biết giá tiền 1m vải ta làm như thế nào? (Lấy giá tiền 1m vải nhân với 7)
Bước 3: Rèn kỹ năng trình bày bài giải:
Từ việc rèn luyện các thao tác và kĩ năng thực hiện các phép tính ta có thể giải bài
tốn như sau:
Bài giải:
Mua 1m vải hết số tiền là: 80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7m vải hết số tiền là: 16000 x 7 = 112000 (đồng)
Bước 4: Rèn kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả.
- Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên nên tập cho học sinh tự kiểm tra lại kết
quả theo trình tự của bài tốn hoặc cho học sinh thử lại kết quả bằng nhiều cách khác
nhau.
- Kết quả bài tốn có phù hợp với ở ngồi thực tế hay không?(Phù hợp với thực tế)
2
* Như vậy sau khi giải xong bài toán dạng tốn dạng tốn mua bán giáo viên có thể
liên hệ thực tế về bằng cách: Em hãy giúp mẹ đi chợ để mua các loại thực phẩm đơn
giản như đường,muối, rau, bánh..và hãy tính tổng số tiền em đã mua.
3.2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng vận dụng các bài tốn liên quan đến tính tuổi
trong sách giáo khoa tốn 4 vào giải quyết những bài toán thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành đặt đề toán theo những tình huống thường gặp trong
đời sống.
Trong các giờ ơn tập, sau khi đã củng cố kiến thức về nội dung nào đó thơng qua
việc giải bài tập, đặc biệt là các bài tốn, giáo viên nên đưa ra các tình huống để gợi
mở cho học sinh tự thiết lập đề tốn.
+ Cho một bảng tóm tắt (các dữ kiện, điều kiện) hay sơ đồ để học sinh tự lập
đề toán có nội dung thực tế phù hợp rồi giải.
+ Cho một đề tốn có nội dung thực tế, u cầu học sinh nêu dạng tốn sau đó
đặt ra các đề tốn mới tương tự đề tốn đã cho.
Ví dụ:
Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu
tuổi, con bao nhiêu tuổi ?
Đây là bài tốn: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng”. Sau khi học sinh đã
giải xong bài toán này, gợi cho học sinh tự lập đề mới tương tự với đề toán đã cho
bằng các cách sau:
Thay các số liệu và đối tượng : Chẳng hạn: Tuổi mẹ và tuổi con cộng lại được 50 tuổi.
Mẹ hơn con 32 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ?
Cần lưu ý số liệu không vơ lí q hay số liệu làm cho bài tốn không thể giải được
(Khi chia ra số tuổi phải là phép chia hết chứ khơng phải phép chia có dư)
- Sau khi học sinh giải xong bài toán giáo viên có thể ra bài tốn vận dụng kiến
thức bằng cách: Em hãy về nhà hỏi tuổi của mỗi người trong gia đình để thiết lập
các bài tốn về tính tuổi: Ví dụ tuổi giữa bố và mẹ, tuổi giữa chị và em. Sau đó giải
các bài tốn đó.
- Qua phần liên hệ này sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng giải tốn có dạng tìm
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Nếu các em tìm ra kết quả mà thấy số tuổi
của bố bé hơn tuổi con, tuổi mẹ bé hơn tuổi con thì bài toán giải sai, các em sẽ giải lại
bài toán. Các em sẽ xác định lại số bé, số lớn trong giải dạng tốn này. Điều này sẽ
giúp các em hình thành kỹ năng vận dụng giải tốn nhanh và chính xác.
3.3.Giải pháp 3: Rèn kỹ năng vận dụng các bài tốn liên quan đến tính diện tích
và thu hoạch trong sách giáo khoa toán 4 vào giải quyết những bài toán thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng biến đổi các bài toán đã cho phù hợp với các kiến thức đã được
học.
Việc tìm phương pháp giải nhiều khi phụ thuộc vào việc tìm ra “Điểm nút” để tập
trung tháo gỡ và việc lựa chọn con đường đúng đắn để giải quyết các bài toán là rất
cần thiết. Muốn vậy phải biết biến đổi các bài toán về các dạng toán thường gặp.
Ví dụ :
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.
Trung bình cứ 100m2 của thửa ruộng đó thu được 60 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng
đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc?
3
Gặp bài tập này, học sinh cảm thấy lúng túng khơng biết áp dụng cơng thức nào để
tính sản lượng lúa đã thu hoạch được là bao nhiêu? Vì vậy, trước khi cho học sinh
làm bài tập này, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết hoán đổi bài tốn về dạng
quen thuộc bằng cách: Cho học sinh tính diện tích thửa ruộng, từ đó tính sản lượng
thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là bao nhiêu kg?
Học sinh có thể biến đổi bài tốn trên thành 2 bài tốn đơn giản:
Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng 2/3 chiều
dài. Tính diện tích của thửa ruộng?
Học sinh có thể áp dụng cơng thức tính diện tích hình chữ nhật và tìm ra đáp số
15.000 m2
Bài 2: Một thửa ruộng có diện tích 15.000 m 2. Trung bình cứ 100 m2 của thửa
ruộng đó người ta thu được 60 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được
bao nhiêu tấn thóc.
Với bài tốn này thì thuộc dạng tốn rút về đơn vị. Học sinh dễ dàng thực hiện
được.
Từ hai bài toán đơn trên, giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải bài toán ban đầu.
- Sau khi học sinh giải xong bài tốn, giáo viên có thể ra bài toán vận dụng kiến
thức bằng cách: Em hãy cùng người thân tính diện tích một thửa ruộng của nhà em và
tính ra sản lượng lúa đã thu được của nhà mình nếu có. Hoặc đưa ra một số bài tập
tương tự cho học sinh về nhà tự làm và tự mình đặt ra một số bài tốn rồi giải.
- Tổ chức cho học sinh thực hành toán học trên lớp hoặc ở vườn trường.
- Sau mỗi giờ lí thuyết trên lớp giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành kiến
thức toán trên lớp hoặc ở vườn trường góp phần tạo sự hứng thú học tập và vận dụng
kiến thức toán đã học vào học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
- Sau khi học xong về “Tính diện tích hình chữ nhật” giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hành bằng cách cho các em đo trực tiếp sân trường hoặc vườn trường mình, sau
đó lấy kết quả đo được của buổi thực hành lập một đề tốn và giải.
Ví dụ : Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình
vng có cạnh 30 cm. Hỏi căn phịng đó có diện tích bao nhiêu mét vng, biết diện
tích phần mạch vữa không đáng kể ?
- Hướng dẫn cho học sinh biết hoán đổi bài toán về dạng quen thuộc bằng cách:
Cho học sinh tính diện tích một viên gạch hình vng, từ đó tính diện tích 200 viên
gạch hình vng (đó cũng chính là diện tích căn phịng)
- Sau khi học sinh giải xong bài toán giáo viên có thể ra bài tốn vận dụng kiến thức
bằng cách: Em hãy cùng người thân tính diện tích căn nhà bằng cách tính diện tích
một viên gạch hoa, sau đó đếm có tất cả bao nhiêu viên gạch để tính diện tích căn nhà
em ở. Cịn nếu nhà em chưa lát gạch hoa thì em hãy tính diện tích của nhà em, sau đó
tính diện của một viên gạch hình vng có cạnh 50cm hoặc 60 cm để xem cần bao
nhiêu viên gạch để lát đủ cho căn nhà em. Nếu một viên gạch hình vng có cạnh
50cm hoặc 60 cm có giá 120 000 đồng thì em hãy tính số tiền để mua gạch lát nhà em
ở.
3.4.Giải pháp 4: Rèn kỹ năng vận dụng các bài toán liên quan đến thời gian và
chuyển dộng đơn giản trong sách giáo khoa toán 4 vào giải quyết những bài toán
thực tế.
4
- Khi học về “tháng, năm”, và “ngày, giờ” học sinh biết được một năm có 365 ngày
hoặc 366 ngày, một giờ có 24 giờ. Từ những kiến thức đó giáo viên có thể tập cho
học sinh biết cách phân phối và sử dụng quỹ thời gian để học tập và sinh hoạt hàng
ngày sao cho hiệu quả.
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh chuyển dịch những bài toán thực tế về dạng
quen thuộc để giải. Muốn vậy cần sử dụng một hệ thống các câu hỏi để gợi ra một hệ
thống các thao tác của học sinh khi thực hiện việc chuyển dịch này.
Ví dụ:
Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12 km, giờ thứ hai đi được 18
km, giờ thứ 3 đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi
trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- Bài toán này cho biết dữ kiện gì? (Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi
được 12 km, giờ thứ hai đi được 18 km, giờ thứ 3 đi được quãng đường bằng nửa
quãng đường đi trong hai giờ đầu).
- Bài toán hỏi gì? (Trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?)
- Bài tốn thuộc loại tốn điển hình nào đã học? (Trung bình cộng)
- Muốn giải bài tốn trung bình cộng ta phải làm gì? (Tìm tống số km người đó đi
được chia cho số giờ người đó đi)
- Kiểm tra bài giải bằng cách thay đáp số vào đầu bài để kiểm tra lại sau khi tìm
được đáp số của bài toán, hướng dẫn các em thay đáp số đó vào đầu bài để tính lại
xem các số liệu có phù hợp với đầu bài khơng. Nếu khơng phù hợp thì ta đã giải sai
phải làm lại.
Ví dụ:
Một người đi xe máy trong 3 giờ đi được 105 km. Hỏi trong 1 giờ người đó đi được
bao nhiêu km?
Học sinh có thể làm bài như sau:
Trong 1 giờ người đó đi được số km là:
105 : 3 = 35 (km)
Đáp số: 35 km
Khi học sinh làm xong có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bằng cách lấy
35 x 3 = 105 ( km). Vậy bài toán trên là đúng.
-Kiểm tra bài giải bằng cách soát lại xem đáp số có phù hợp với thực tế khơng.
Có những học sinh do khơng nhớ cách làm nên đã tính như sau:
Người đó đi được số km là:
105 x 3 = 315 ( km)
Đáp số: 315 ( km)
- Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên có thể hỏi học sinh thông thường của một
xe máy đi trong một giờ khoảng bao nhiêu km (học sinh sẽ trả lời được là khoảng 40
– 50 km). Từ đó học sinh sẽ nhận ra kết quả bài làm trên là khơng hợp lí và cần phải
làm lại.
3.5.Giải pháp 5: Rèn kỹ năng vận dụng các bài toán liên quan đến tỉ lệ bản đồ
trong sách giáo khoa toán 4 vào giải quyết những bài toán thực tế.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu tình huống thực tiễn qua cách diễn đạt của các bài toán
thực tế:
5
- Để khắc phục những vấn đề này trong quá trình học tốn, giáo viên nên chỉ ra cho
học sinh thấy được những thuật ngữ có trong bài tốn và cách dùng những thuật ngữ
đó trong những tình huống nào? Ý nghĩa của các thuật ngữ có trong bài tốn, để giúp
cho học sinh hiểu biết và biết sử dụng những thuật ngữ.
Ví dụ:
Một sân bóng được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 là hình chữ nhật có chiều dài là
11 cm, chiều rộng 9 cm. Hỏi:
a) Chu vi sân bóng bằng bao nhiêu mét?
b) Diện tích sân bóng bằng bao nhiêu mét vuông?
- Khi cho học sinh làm bài tập này, giáo viên nên dừng lại hỏi học sinh xem các em
biết như thế nào là “Tỷ lệ 1:1000” sau đó mới u cầu học sinh trình bày lời giải.
- Giáo viên cần lưu ý cho học nắm vững cách đọc tỉ lệ bản đồ như bài toán trên tỉ lệ
“Tỷ lệ 1:1000” là độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 1000 cm. Học sinh đã
biết đọc tỉ lệ trên bản đồ rồi khi các em nhìn thầy bất kì bản đồ nào như bản đồ địa lí
Việt Nam, bản đồ về nhà ở,…Các em có thể xác định được nhiều trị số như độ dài,
khoảng cách,diện tích thật trong thực tế.
* Để khắc sâu kiến thức về các bài toán liên quan đến tỉ lệ bản đồ giáo viên có thể
vận dụng thức tế bằng cách yêu cầu học sinh về nhà cùng người thân tìm độ dài thật,
độ dài thu nhỏ khi biết tỉ lệ bản đồ. Thực hành đo một số vật ở nhà để vẽ sơ đồ.
4. Kết quả đạt được
Qua một thời gian áp dụng thử biện pháp: “Vận dụng kiến thức toán lớp 4 để giải
quyết những bài tốn thực tế” tơi thấy rằng việc áp dụng này thật sự đúng đắn: Các
em học sinh có được sự hứng thú, ham học hỏi, tập trung cao hơn khi học toán. Các
em học sinh đã biết vận dụng những kiến thức toán đã được học vào thực tế cuộc
sống nhanh nhạy hơn, chủ động hơn. Một số em còn nhút nhát và chưa biết vận dụng
trước đây cũng dần được phát triển năng lực toán học từ việc vận dụng đó.
Biện pháp này cũng giúp cho giáo viên chủ động hơn, tích cực nghiên cứu áp dụng
cho các em học sinh, đưa ra được nhiều tình huống cũng như các hoạt động ngoại
khóa gây hứng thú cho học sinh.
Đặc biệt, việc áp dụng các biện pháp này còn tạo mối liên hệ rất tốt từ phía gia
đình, nhà trường, giáo viên và học sinh.
- Về phía Giáo viên: Bản thân đã tự học tập, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Khắc phục được lối truyền thụ cứng nhắc; tạo được môi trường học tập thân
thiện; giờ học diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng
cao.
- Về phía phụ huynh: Hầu hết phụ huynh học sinh rất nhiệt tình tham gia vào việc
cùng học sinh thực hiện bài toán thực tế mà giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà thực
hiện; cùng con chuẩn bị các đồ dùng, tham gia các hoạt động ứng dụng tìm hiểu kiến
thức như cùng con đi chợ, đo diện tích sân, nhà,…
- Về phía học sinh: Các em được cùng nhau trải nghiệm, khám phá, tìm tịi kiến
thức; Từ đó hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo; năng lực giải quyết vấn
đề; tư duy tốn học được phát triển tốt và hình thành được các kĩ năng sống như kĩ
6
năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, … Các em được thỏa sức học tập nâng cao năng lực
của bản thân. Hình thành phẩm chất u thích mơn Tốn, ham học hỏi…
Sau khi áp dụng các biện pháp tại lớp học mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi thu được
kết quả như sau:
Thời gian
Giải được bài toán đơn giản
trong SGK
Giải được bài toán vận
dụng thực tế
Số HS
%
Số HS
%
Đầu năm
17
63
10
37
Cuối học kì I
27
100
18
66,7
Nhờ tạo được sự hứng thú cho HS nên các em đã phát huy được tính tự giác, tự
khám phá kiến thức, đồng thời rèn luyện cách làm việc nhóm. Nhờ vậy, kết quả học
tập của HS theo đó cũng nâng lên: số HS hoàn thành tốt bài tăng, HS nhận thức chậm
giảm. Kiến thức về mơn Tốn của HS cũng vững vàng hơn, điều đó được thể hiện
trong từng bài làm của học sinh.
Việc vận dụng biện pháp “ Vận dụng kiến thức toán lớp 4 để giải quyết những
bài toán thực tế” phần nào đã thực hiện đúng tinh thần đổi mới giáo dục; phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, phát huy được năng lực
toán học cho các em, các em luôn được trải nghiệm để học tập một cách hứng thú
giảm bớt sự khô khan của những con số trong sách vở. Giúp các em biết cách vận
dụng vào thực tế một cách thành thạo.
Biện pháp của tôi đã được thử nghiệm và bước đầu đã thu được kết quả thành cơng.
Song trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy
tơi mong sẽ nhận được nhiều hơn nữa những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý đồng
nghiệp, lãnh đạo để biện pháp này được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN NHÀ TRƯỜNG
Dương Thị Huệ
Thái Thủy, ngày 4 tháng 2 năm 2021
NGƯỜI VIẾT
Cao Thị Sa
7