ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TRỌNG LUYỆN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TRỌNG LUYỆN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
2
1
Tính cấp thiết của đề tài
2
2
Tình hình nghiên cứu đề tài
3
3
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
8
4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
5
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
8
6
Đóng góp của luận văn
9
7
Kết cấu của luận văn
9
Chương 1: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH
THANH HÓA HIỆN NAY
1.1
Những nhân tố tác động đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh
Thanh Hóa
1.2
10
10
Thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến 2014
23
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1
43
Sự cần thiết và ý nghĩa của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay
2.2
43
Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng để giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay
2.3
46
Phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh
81
KẾT LUẬN
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong cách mạng Việt
Nam và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là cơ sở lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ trong cách mạng dân tộc dân
chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người không chỉ vạch ra quan điểm, đường
lối sáng tạo về phát triển nông nghiệp, về nông thôn mà Người còn trực tiếp chỉ đạo
khích lệ, động viên để giai cấp nông dân phát huy vai trò, vị trí của mình trong
trong khối liên minh công – nông – trí. Vì vậy, chúng ta cần vận dụng tư tưởng của
Người để giải quyết những vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt
trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương nhằm giải quyết
những vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần thực hiện
thắng lợi phong trào xây dựng nông thôn mới: Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày
18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 –
2010; Chỉ thị số 24/2005/ TT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 6
năm 2005 Về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(Khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Có thể khẳng định, việc ban hành các Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong
những năm vừa qua là một bước tiến lớn trong việc giải quyết những vấn đề của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
2
Qua thời gian triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính
phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy:
Một số tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội chưa nhận thức đầy
đủ vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Một số địa phương có triển
khai xây dựng nông thôn mới nhưng chưa đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nông dân bị
vi phạm, bệnh hình thức, máy móc là phổ biến; Một số cán bộ có trách nhiệm xem nhẹ
vai trò của giai cấp nông dân, dẫn đến vi phạm quyền làm chủ của nông dân.
Để bảo đảm tính định hướng về chủ trương, chính sách nhằm phát huy được
những mặt tích tực, hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa cần phải thường xuyên nghiên cứu
lý luận, kết hợp với tổng kết thực tiễn là một trong những yêu cầu trước mắt làm cơ
sở cho việc xây dựng chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách kịp
thời. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ Hồ Chí
Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ rất sớm, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đã được nhiều nhà khoa học giành nhiều tâm huyết nghiên cứu cả về lý luận và thực
tiễn. Quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đọc và tham khảo một số công trình xuất
bản thành sách chuyên khảo, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận
án có nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và sự vận dụng những tư tưởng đó vào phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các công
trình đó có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và sự vận dụng của Đảng vào sự nghiệp CNH, HĐH
3
nông nghiệp, nông thôn hiện nay: Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông
dân” do TS. Nguyễn Khánh Bật chủ biên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, đây là
công trình nghiên cứu khá đầy đủ những quan điểm của Hồ Chí Minh về nông dân
và những vận dụng trong giai đoạn đổi mới đất nước; cuốn "Đảng, Bác Hồ với vấn
đề tam nông" do TS. Nguyễn Huy Tuấn (Sưu tầm, tuyển chọn), Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, 2009; cuốn "Bác Hồ với nông dân" do TS. Nguyễn Văn
Đương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; cuốn "Hồ Chí Minh với giai cấp
nông dân" do TS. Nguyễn Thị Kim Dung và CN. Trần Thị Nhuần biên soạn, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2008; cuốn "Bác Hồ với Nông dân, nông dân với Bác
Hồ" do Hội Nông dân Việt Nam biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
đã tập hợp khá đầy đủ những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; bài "Nguyễn Ái Quốc với nông dân" của tác giả Đào Thế
Tuấn trong cuốn "Hồ Chí Minh hiện thân của văn hóa hòa bình" do GS.TS.
Dương Trung Quốc, Đào Hùng chủ biên, Nxb Văn hóa Sài Gòn; bài "Quan điểm
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông dân trong cách
mạng Việt Nam" của PGS.TS. Lê Văn Yên, Tạp chí lịch sử Đảng, 2009; bài “Phát
huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HDH nông
nghiệp nông thôn theo tư tưởng Hồ Chính Minh” của TS. Vũ Ngọc Kỳ, Tạp chí
Thông tin công tác tư tưởng , lý luận, 2008; cuốn "Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào
cuộc sống, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS.TS. Phạm Văn Tích chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; cuốn "Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay" (sách chuyên khảo) do
TS Ngô Huy Tiếp Chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 đã đưa ra
những quan điểm về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy vai trò của
giai cấp nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Cuốn "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" do TS. Phạm
Ngọc Anh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã hệ thống hóa những
quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, trong đó có quan điểm về phát
triển kinh tế nông nghiệp; bài "Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp
4
giá trị lý luận và thực tiễn" của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh và Phan Bá Linh
(2010), Tạp chí lịch sử Đảng, số 9 - 2010, tr.27-33; bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế hợp tác và ý nghĩa của nó trong đổi mới HTX nông nghiệp hiện nay ở nước
ta" của Trần Xuân Châu, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7-1997; bài "Tư tưởng
Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự vận
dụng của Đảng ta" của Lê Xuân Huy, Tạp chí lịch sử Đảng, số 1-2003; bài "Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp" của Nguyễn Năng Nam, Tạp chí
Khoa học chính trị, số 1-2009, tr.9-15; bài "Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển
nền nông nghiệp toàn diện ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 5-2005, tr.15-16,22; bài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" của Tô Văn Sông,
Tạp chí Khoa học chính trị, số 1 - 2012, tr. 17-22; bài "Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Việt Nam hiện nay" của ThS.
Đỗ Xuân Tuất, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-2008, tr46 – 51; cuốn "Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vấn đề và giải pháp" (Sách chuyên
khảo) do PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2012 đã hệ thống khá đầy đủ quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp và sự
vận dụng của Đảng ta trong phát triển vấn đề tam nông nước ta hiện nay.
Bài "Quan niê ̣m của Hồ Chí Minh về nông thôn mới " của PGS,TS Nguyễn
Thế Thắ ng, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 8-2011, tr 12-15; báo cáo tổng hợp đề tài
cấp cơ sở "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, xây dựng
nông thôn Đông Hưng - Thái Bình trong giai đoạn hiện nay" do ThS. Nguyễn Thị
Quyến chủ nhiệm, Học viện Chính trị khu vực I chủ trì, năm 2009 đã phác thảo
những nét cơ bản về viê ̣c xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội nông thôn mới ở nước ta
hiê ̣n nay, viê ̣c xây dựng đời số ng văn hoá tinh thầ n mới ở nông thôn , viê ̣c bảo vê ̣
môi trường sinh thái và sự cầ n thiế t củng cố cơ sở chin
̣ ̉ nông thôn theo tư
́ h tri ơ
tưởng Hồ Chí Minh; cuốn "Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình
đổi mới" của GS.TS. Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 đã
đưa ra những quan điểm rất cụ thể về xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện dân
chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam.
5
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Thanh Hóa. Cuốn "Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo
lời Bác" do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa biên soạn, Nxb Thanh Hóa,
1997; cuốn "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa" do
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa biên soạn, Nxb Thanh Hóa, 2007 đã tập
hợp những lời căn dặn mỗi khi Người về thăm và làm việc với Đảng bộ và
nhân dân Thanh Hóa; cuốn "Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân
Thanh Hóa" do Hội Nông dân Thanh Hóa biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993; cuốn "Thanh Hóa - Thiên nhiên - Xã hội - Con người" do Tỉnh
ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa biên soạn, Thanh Hóa, 1996 đã giới thiệu rất rõ
nét về tự nhiên, con người và đặc biệt là phong trào yêu nước của giai cấp
nông dân Thanh Hóa trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; kỷ yếu hội thảo khoa học "Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa
những vấn đề lý luận và thực tiễn" do UBND tỉnh Thanh Hóa, Đại học Hồng
Đức tổ chức, Thanh Hóa, 2014 đã đánh giá những kết quả đạt được và những
tồn tại hạn chế qua 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.
Nhóm thứ ba: Luận văn, luận án thuộc các chuyên ngành khác nhau có
nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, đặc biệt là về vấn đề tam nông ở tỉnh Thanh Hóa, như: Luận văn thạc sỹ
Hồ Chí Minh học của Phan Bá Linh (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp và sự vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh trong quá trình
đổi mới"; luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Thành, "Vận dụng tư
tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi". Đây là
hai công trình điển hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và
sự vận dụng vào một địa phương cụ thể là tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Ngãi.
Hai luận văn này ở hai chuyên ngành khác nhau nên đã đưa ra hai cách tiếp
cận khác nhau. Nhưng điểm chung của hai luận văn này là đã cố gắng trình
bày và làm rõ những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển ngành
nông nghiệp, đánh giá quá trình vận dụng những tư tưởng đó của Hồ Chí
6
Minh vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Hà Tĩnh.
Từ đó, hai tác giả luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu
để tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp vào thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi và Hà Tĩnh theo hướng CNH, HĐH.
Luận án tiến sỹ lịch sử của Nguyễn Văn Vinh (2009), "Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005" và Luận
văn thạc sỹ lịch sử của Trịnh Văn Tiến (2010), "Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2000 đến
năm 2006". Cả hai công trình đều đưa ra những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn từ khi Đảng thực hiện đổi mới đất nước
1986 và đánh giá những yếu tố tác động khách quan đến sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Từ đó, hai công trình khái quát những kết quả
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH giai đoạn 1986 2006 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và rút ra những bài học kinh
nghiệm qua 20 năm lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa.
Tuy nhiên, trong số các công trình đó, chưa có công trình nào đi vào nghiên
cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tại một địa phương cụ thể là tỉnh Thanh Hóa.
Do đó, vấ n đề đă ̣t ra ở đề tài này là :
- Khái quát được thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Thanh Hóa từ năm 2001 – 2014
- Khái quát những quan điểm của Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách
mạng XNCN.
- Đề xuấ t được những phương hướng, giải pháp để giai quyết vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ 2014 đến 2020 dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn trình bày những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và vận dụng những quan điểm đó vào giải quyết vấn đề tam
nông ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nghiên cứu đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng kết quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh
Hóa từ năm 2001 đến 2014 để thấy được những vấn đề đặt ra trong phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người để giải quyết những vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2014.
+ Phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ở tỉnh Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.
Phạm Ngọc Anh, Phan Bá Linh (2010), "Quan điểm Hồ Chí Minh về phát
triển nông nghiệp giá trị lý luận và thực tiễn", Tạp chí lịch sử Đảng, (số 9),
tr.27-33.
3.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1997), Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh
Hóa làm theo lời Bác, Nxb Thanh Hóa.
4.
Hoàng Chí Bảo (2001), Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo đề tài cấp nhà nước:
"Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở", Hà Nội.
5.
Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến
trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.
Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên) (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.
Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới - Quá khứ và hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9.
Trần Xuân Châu (1997), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác và ý
nghĩa của nó trong đổi mới HTX nông nghiệp hiện nay ở nước ta", Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, (số 7).
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008),Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp
hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết
lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm
đổi mới 1986 - 2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa
17. Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lần thứ XVII, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
18. Nguyễn Văn Đương (2013), Bác Hồ với nông dân, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
19. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, TS Ngô Huy Tiếp
(Chủ biên) (2010), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp
nông dân trong giai đoạn hiện nay (sách chuyên khảo), Hà Nội.
20. Hội Nông dân Việt Nam (2000), Bác Hồ với Nông dân, nông dân với Bác
Hồ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hội Nông dân Thanh Hóa (1993), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông
dân Thanh Hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo của Ban chấp Hành Hội
Nông dân tỉnh khóa VIII, tại Đại hội đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 –
2018, Thanh Hóa.
23. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Xuân Huy (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn và sự vận dụng của Đảng ta", Tạp chí lịch sử
Đảng, (số 1).
10
25. Vũ Ngọc Kỳ (2008), "Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tư
tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận.
26. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vấn
đề và giải pháp (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
28. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
32. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
33. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
34. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
35. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
36. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
37. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
38. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
39. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
40. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Năng Nam (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông
nghiệp", Tạp chí Khoa học chính trị, (số 1), tr.9-15
43. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời
đại, Hà Nội.
44. Nhiều tác giả (2008), Nông dân nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đặt
ra, Nxb Tri thức, Hà Nội
45. Nguyễn Huy Oánh (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp
toàn diện ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, (số 5), tr.15-16,22.
46. Lê Quang Phi (2009), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11
47. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn - Kinh nghiệm Việt Nam và Trung quốc (Sách tham khảo), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
48. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Dương Trung Quốc, Đào Hùng (2005), Hồ Chí Minh hiện thân của văn hóa
hòa bình, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
50. Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoàn 2011 - 2020, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Quyến (2009), Tổng hơp đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn Đông Hưng - Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay.
52. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2006), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
53. Tô Văn Sông (2012), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn", Tạp chí Khoa học chính trị, (số
1), tr. 17-22.
54. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về nông nghiệp và
nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
55. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa Nông nghiệp: Lý luận, thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
56. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới
và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo giá trị gia
tăng cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12
58. Nguyễn Danh Sơn (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài KX.04.10/06-10 Vấn đề
nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất
nước theo hướng hiện đại, Hà Nội.
59. Sở Thủy sản Thanh Hóa (2001), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản
Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010, Thanh Hóa.
60. Sở Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất
giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa,
Thanh Hóa.
61. Ngô Huy Tiếp (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp
nông dân trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Lê Văn Tích (2006), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa (1996), Thanh Hóa - Thiên nhiên - Xã hội Con người, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
64. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2001), Chương trình hành động của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương khóa IX về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn
thời kỳ 2001 - 2010, Thanh Hóa.
65. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thanh Hóa.
66. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2007), Báo cáo một số kết quả về phát triển kinh tế - xã
hội 3 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị ở các huyện
miền Tây Thanh Hoá, Thanh Hóa.
67. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2008), Kết luận của Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây
dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao giai đoạn
2009 - 2015, Thanh Hóa.
68. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2006), Thông báo kết luận của Thường vụ Tỉnh ủy về
quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020, Thanh Hóa.
13
69. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2011), Nghị Quyết ban hành Chương trình phát triển nông
nghiê ̣p và xây dựng nông thôn mới giai đoạ
2011
n - 2015, Thanh Hóa.
70.
Đỗ Xuân Tuất, Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/2008, tr 46 – 51.
71.
Nguyễn Từ (Chủ biên) (2008), Tác động của hội nhập kinh tế đối ngoại với phát
triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72.
Nguyễn Văn Thành (2006), Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc
73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
gia Hồ Chí Minh.
Hà Đình Thành (2014), Phát triển bền vững văn hóa vùng trung bộ thực trạng, vấn
đề và giải pháp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Nguyễn Thế Thắ ng, "Quan niê ̣m của Hồ Chí Minh về nông thôn mới", Tạp chí
giáo dục Lý luận
, số 8-2011, tr 12-15.
Nguyễn Trung Thu (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng con người mới, xây dựng văn hóa mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi.
UBND tỉnh Thanh Hóa (2005), Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày 20/9/2005 về
việc phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, thời kỳ 2005 2015 và định hướng đến năm 2020, Thanh Hóa.
UBND tỉnh Thanh Hóa (2014), Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thanh
Hóa.
UBND tỉnh Thanh Hóa, Đại học Hồng Đức (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học xây
dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, Thanh Hóa.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Đặng Kim Sơn
(2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (1998), "Xứ Thanh - Vài nét về lịch sử - văn hóa", Trong sách:
Việt Nam, cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, Hà Nội.
Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Trung Bộ (Qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14