Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 3 trang )
Gặp khó, DN thực phẩm đến gần người tiêu
dùng hơn
Thay khẩu vị
Thời gian gần đây, khi tham gia vào các chương trình bán hàng hội chợ, CTCP
Bánh kẹo Hải Hà không giới thiệu những sản phẩm cũ mà đưa ra hàng loạt sản
phẩm mới.
Điểm nhấn của những sản phẩm mới này là được nghiên cứu để có được khẩu vị
phù hợp với từng vùng miền nhằm đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng.
DN phải sáng tạo hơn trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, chẳng hạn như
người tiêu dùng miền Bắc thích bánh ngọt nhưng người miền Nam lại thích ít ngọt
hơn nên công ty đã bổ sung thêm phô mai vào dòng bánh Sozo để tạo ra vị mặn và
béo để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo chương trình này, bộ phận văn phòng của công ty gồm 150 người từ phó
tổng giám đốc đến nhân viên đã đi đến các đại lý, tiệm tạp hóa, chợ như một
nhân viên bán hàng để quảng bá.
Với lực lượng bán hàng hùng hậu này, mỗi ngày công ty bán được khoảng 1.000
thùng bánh. Theo một đại diện của Bibica, đây là sản phẩm được sản xuất trên
công nghệ hiện đại của Lotte Pie với khẩu vị hình thành từ việc nghiên cứu ý kiến
và đánh giá thực tế của khách hàng.
Chiều theo tâm lý tiêu dùng
Cuộc cạnh tranh giành thị phần cũng diễn ra rầm rộ ở thị trường mì gói. Theo
thống kê mới đây của Bộ Công Thương, cả nước hiện có 50 nhà sản xuất, cung
cấp ra thị trường khoảng 50 tỷ gói mì/năm.
Trong khi đó, thị trường tiêu dùng đa số chỉ chuộng sử dụng những sản phẩm giá
thấp và đảm bảo không có chứa chất béo bão hòa, chất khó tiêu hay chất dễ bị ôxi
hóa nên DN phải cải tiến chất lượng, đổi mới công nghệ và chạy đua giữ khách
hàng bằng cách đưa ra sản phẩm hợp với tâm lý bảo vệ sức khỏe.
Chẳng hạn như với sản phẩm mì Omachi, CTCP Công nghiệp - Thương mại
Masan đưa ra thông điệp sản phẩm “rất ngon mà không sợ nóng”, đánh vào tâm lý
bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay.
Để đưa nhãn hiệu này đi sâu vào thị trường, Masan sẵn sàng bán với giá thành