Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kỹ năng thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.94 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỀN THỊ BÍCH THỦY

KỸ NĂNG THU THẬP CHỨNG cứ, ĐÁNH GIÁ CHỨNG

CÚ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC DÂN sụ
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Chun
ngành
: Luật
•Z
O
• Dân sự
• và Tố tụng

O dân sự

Mã số: 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
(ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỳ này là do chính tơi thực hiện.

Tồn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu được tôi sử dụng
để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn đều đảm bảo chính xác, trung thực theo

yêu cầu của một luận văn khoa học.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Thủy


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà -

giảng viên tổ bộ môn Luật tố tụng dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã
trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình chì dạy trong quá trình tôi thực hiện
luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình đã ln giúp đỡ và động viên để tơi có đầy đủ điều kiện và động lực để

hồn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2020

Tác gia

Nguyễn Thị Bích Thủy



DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BLDS 2005

: Bơ• lt
Dân sư• năm 2005


BLDS 2015

: Bơ• lt
• Dân sư• năm 2015

BLTTDS 2011

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ

sung năm 2011)
BLTTDS 2015

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

TAND

: Tòa án Nhân dân

TANDTC


: Tòa án Nhân dân tối cao

TTDS

: Tố tụng dân sự

VVDS

: Vu• viêc
• dân sư•

VADS

: Vu• án dân sư•

VKS

: Viên
• kiểm sát

VKSND

: Viên
• kiểm sát Nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG THU THẬP
CHỨNG CỨ, ĐÁNH GIÁ CHÚNG cứ TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC DÂN Sự TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN................................................. 7
1.1. KHÁI NIỆM KỲ NĂNG THU THẬP CHỨNG cứ, ĐÁNH GIÁ CHỦNG
CỨ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẺT vụ VIỆC DÂN sự TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN................................... ?.................
7

1.1.1. Khái niệm kỳ năng thu thập chứng cứ của Tòa án Nhân dân.................. 7
1.1.2. Khái niệm kỹ năng đánh giá chứng cứ của Tòa án Nhân dân................. 10

1.2. YÊU CẦU CỦA KỸ NĂNG THU THẬP CHỨNG cứ, ĐÁNH GIÁ
CHỬNG CỨ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC DÂN sự TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN.......................................................................................12

1.3. KỸ NĂNG CHUNG VỀ THU THẬP CHÚNG CỨ, ĐÁNH GIÁ CHỦNG
CỨ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC DÂN sự TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN................................... ?.................
14

1.3.1. Kỹ năng vê thu thập chứng cứ của Tòa án Nhân dân............................. 14
1.3.2. Kỹ năng đánh giá chứng cứ của Tòa án Nhân dân................................. 29

1.4. KỸ NĂNG THU THẬP CHÚNG CỨ, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT MỘT SỐ vụ VIỆC DÂN sự ĐIỂN HÌNH TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN...............
35

1.4.1. Kỹ năng thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyêt
các quan hệ dân sự............................................................................................... 35
1.4.2. Kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết các quan
hệ hơn nhân và gia đình....................................................................................... 38


1.4.3. Kỳ năng thu thập, đánh giá chứng cứ trong quá trình giãi quyết các quan
hệ kinh doanh, thương mại.................................................................................. 39
1.4.4. Kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ trong quá trình giãi quyết các quan
hệ lao động..........................................................................................................40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................... 41

CHƯƠNG 2: THựC TIỄN THựC HIỆN KỸ NĂNG THU THẬP CHỨNG
CỨ, ĐÁNH GIÁ CHỨNG cứ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC
DÂN Sự TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VA MQT
SỐ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 42
2.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN KỲ NĂNG THU THẬP CHỬNG CỨ, ĐÁNH
GIÁ CHÚNG CỦ’ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VVDS TẠI TAND
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG............................................................................... 42

2.1.1. Thành tựu đạt được


2.1.2. Những hạn chế, bất cập............................................................................ 46
/XXX

K

/X

X

/X


2.2. MỘT SÔ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẼ THU THẬP,
ĐÁNH GIÁ CHỬNG cử VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA KỸ NĂNG THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG cứ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG......................................................... 64
2.2.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về thu thập và đánh giá chứng cứ trong tố
tụng dân sự của Tòa án........................................................................................ 64
2.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng thu thập và đánh giá chứng cứ
tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng.......................................................... 68

KẾT LUẬN CHNG 2.................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 75


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Đe phù hợp và cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
2014, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) số 92/2015/QH13 được thông qua tại
kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII bao gồm 42 Chương, 517 Điều có hiệu lực

thi hành kể từ ngày 01/7/2016 với nhiều chế định sửa đổi, bổ sung mới so với

quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), là cơ sở pháp lý để Tòa án

áp dụng khi giải quyết các tranh chấp phát sinh theo các giai đoạn tố tụng. Một

trong những sửa đổi, bổ sung mới tại bộ luật này liên quan đến hoạt động thu
thập chứng cứ (TTCC) của Tòa án. BLTTDS 2015 đã khắc phục được một số
tồn tại, hạn chế của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) về TTCC của Tòa

án, phù hợp hơn với thực tế áp dụng, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân. Tuy nhiên, một số quy định của bộ luật này về TTCC của Tòa án vẫn

còn thiếu thống nhất, chưa cụ thể rõ ràng dẫn tới những khó khăn, vướng mắc
nhất định trong thực tiễn áp dụng.

Trong tố tụng dân sự, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ có vai trị
quan trọng, đây là một trong những hoạt động trọng tâm cùa tố tụng dân sự. Bởi

lẽ, tất cã các hoạt động tố tụng dân sự xét cho cùng đều phải đi đến kết luận về
giá trị chứng minh của chứng cứ, trên cở sở đó mới có thể kết luận về vụ việc
dân sự. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong

giải quyết vụ việc dân sự của tòa án và những người tiến hành tố tụng dân sự nói
chung trong điều kiện hiệu nay có ý nghĩa thiết thực. Hiêu quả của các hoạt

động này góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ
việc dân sự.

Thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cà

nước. Trong xu thế hội nhập, phát triển, các quan hệ dân sự ngày càng diễn ra đa
dạng và phức tạp dẫn đến số lượng vụ việc dân sự với tính chất phức tạp ngày
càng gia tăng. Trước thách thức đó, chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự phụ
thuộc phần lớn vào hoạt động thu thập và đánh giá chửng cứ cúa Tòa án. Việc
1


thu thập và đánh giá chứng cứ có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phân lớn


vào năng lực thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án. Nhằm nâng cao kỳ năng
thu thập và đánh giá chứ cứ của Tịa án nói riêng và nâng cao chất lượng giải

quyết các vụ việc dân sự tại Thành phố Hải Phòng nói chung, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Kỹ năng thu thập chứng cứ, đảnh giá chứng cứ trong quá trình
giải quyết VVDS tại TAND thành phố Hải Phịng’’ để nghiên cứu trong cơng

trình luận
văn thạc
sĩ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu đê tài

Hiện nay, rất ít các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về kỳ năng thu thập
và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự mà chủ yếu tập trung nghiên cứu

cung cấp và đánh giá chứng cứ dưới giác độ hoạt động tố tụng dân sự. Có thể kể

đến một số các cơng trình như sau:

- về giáo trình, sách chuyên khảo: Liên quan đến đề tài nghiên cứu có
cuốn giáo trình “Kỹ năng của thẩm phán, kiêm sát viên, luật sư trong giải quyết

vụ, việc dân sự” tập 1 và 2 của NXB Tư pháp và cuốn “Phươngpháp, kỹ năng
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự và 26 án lệ của Hội đồng

Thấm phán


Đây là hai cơng trình có liên hệ chặt chẽ đến đề tài của tác giả.

Tuy nhiên, các cuốn sách này chỉ nghiên cứu sơ lược về một vài kĩ năng như kĩ
năng đánh giá và nghiên cứu chứng cứ chứ không nghiên cứu chuyên sâu về hai

đối tượng trong đề tài này. Ngồi ra, các cơng trình này cũng khơng đi sâu xây
dựng hệ thống lý luận và chỉ ra các bất cập trong áp dụng pháp luật khi thực

hiện hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ.

- về các đề tài khoa học: đề tài “Thu thập và đánh giá chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự thực trạng và giải pháp”, đề tài cấp cơ sở của Viện

khoa học xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao, năm 2002; “Một số vẩn đề lý luận
về chứng minh trong tố tụng dân sự”, đề tài cấp cơ sở của Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2012...

- về luận văn, luận án: luận án tiến sỳ của Nguyễn Minh Hằng “Chế định
chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà
2


Nội, năm 2007; luận văn thạc sỳ của Nguyễn Thị Liên “Hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án cấp

huyện thành pho Hải Phòng” bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014;
luận văn thạc sỹ của Nguyễn Kim Lượng “Thu thập, nghiên cứu và đánh giá

chứng cứ trong tổ tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm” bảo vệ tại Khoa Luật


trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015; luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Xuân Hà “Thu thập chứng cứ và thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La” bảo

vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018; luận văn thạc sỳ của Nguyền Thị
Hằng “Thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự từ thực tiễn tại các Tòa án trên

địa bàn tỉnh Lạng Sơn” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018.

- về các bài báo khoa học: : “Vai trò của Thâm phán trong thu thập
chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh

(Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp); bài viết “Chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự” của tác giả Hồng Ngọc Thỉnh (Tạp chí Luật học - số đặc san góp

ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, tháng 4/2004); bài viết “Bàn về điều 92 Bộ luật

tố tụng dân sự về định giá tài sản” của tác giả Phan Thanh Tùng (Tạp chí Tịa án
nhân dân, số 20/2012).
Từ những sưu tầm trên có thể thấy, rất ít các cơng trình nghiên cứu tập
trung vào kĩ năng thu thập và đánh giá chứng chứ mà chủ yếu tập trung vào hoạt

động thu thập và đánh giá chứng. Không có cơng trình nào nghiên cứu chun

biệt về cả lý luận và thực tiễn liên quan đến kĩ năng thu thập và nghiên cứu

chứng cứ. Vì vậy, đề tài này mặc dù có sự kế thừa nhưng khơng trùng lặp với
các cơng trình đã cơng bố trước đây.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đổi tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về kỹ năng thu thập và kỳ


năng đánh giá chứng cứ cũa Tòa án trong TTDS; kỳ năng thu thập và nghiên
cứu chứng cứ trong các vụ việc dân dân nói chung và các vụ việc dân sự đặc

thù; thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ tại các Tòa án

3


Nhân dân Thành phơ Hải vịng; các kiên nghị nhăm nâng cap kĩ năng thu thập
và đánh giá chứng cứ.

Trong luận văn này, những nội dung cơ bản được nghiên cứu như sau:
- Luận văn tập trung nghiên cứu về kỹ năng thu thập chứng cứ và đánh giá

chứng cứ trong tố tụng dân sự.
- Luận vãn chỉ tập trung nghiên cứu kỳ năng thu thập và đánh của Tòa án,
không nghiên cứu hoạt động hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của các
chủ thể khác như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự, Viện kiếm sát hay Thẩm tra viên.
- Luận vãn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập

chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết VVDS tại TAND thành
phố Hải Phịng, khơng nghiên cứu trên địa bàn khác.

4. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên cứu đề tài



Mục đích cùa việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về kỳ

năng thu thập và đánh giá của Tòa án như khái niệm, yêu cầu của kĩ năng; phân
tích được kỹ năng thu thập và đánh giá chứng cứ cần có khi tiến hành giải quyết
các vụ việc dân sự; phân tích được những kết quả đạt được, khó khăn, bất cập

trong thực tiễn thực hiện kĩ năng thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án tại
các Tòa án Nhân dân thành phố Hài phịng từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm

nâng cao hiệu quả của kỳ năng thu thập, đánh giá chứng cứ.
Nhiệm vụ cần làm để đạt được mục đích trên gồm:

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập,
nghiên cứu của Tòa án trong TTDS như khái niệm; yêu cầu của kỹ năng thu

thập, đánh giá chứng cứ.

- Phân tích các kĩ năng mà Thẩm phán càn có khi thực hiện thu thập, đánh
giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

- Đánh giá thực tiễn thực hiện kỳ năng thu thập và đánh giá chứng cứ cũa
Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng.

4


- Đê xuât một sô giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả kĩ năng thu thập và

đánh giá chứng cử hướng đến bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn,

khách quan, đúng pháp luật.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chú nghĩa Mác - Lênin.

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân

tích được sử dụng trong toàn bộ luận văn nhằm xây dựng các khái niệm, làm rõ
các kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ mà Thẩm phán cần có khi giải quyết vụ
việc dân sự; làm rõ những kết quả đạt được và những bất cập trong thực tiễn

thực hiện kỳ năng cung cấp và đánh giá chứng cứ trên địa bàn Thành phố Hải

Phòng. Phương pháp thống kê được sử dụng để thấy được kết quả thực hiện kỹ

năng thu thập và đánh giá chứng cứ của các Tòa án nhân dân thành phố Hải

Phịng và những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại trong thực hiện kỹ năng thu
thập và đánh giá chứng cứ.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ciía luận văn

- Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên làm rõ khái niệm kỹ năng thu
thập chứng cứ, kỳ năng đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự.

- Luận văn là cơng trình nghiên cún đầu tiên nghiên cứu chỉ rõ những kết
quả đạt được, những bất cập hạn chế trong việc thực hiện kĩ năng thu thập và
đánh giá chứng cứ của Tòa án tại các Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng.
Đồng thời luận văn cũng làm rõ nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế


trong thực hiện kỹ năng thu thập và đánh giá chứng cứ.

- Luận văn là cơng trinh nghiên cứu đầu tiên có định hướng kiến nghị để
nâng cao kĩ năng thu thập và đánh giá chứng cứ nhằm nâng cao chất lượng giải

quyết các vụ việc dân sự tại TAND thành phố Hải Phòng.

7. Kêt câu cùa luận vãn
Luận văn gồm có 2 chương và 6 mục:
5


Chương 1: Những vân đê chung vê kỹ năng thu thập chứng cứ, đánh giá

chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân
Chương 2: Thực tiễn thực hiện kỳ năng thu thập chứng cứ, đánh giá

chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân thành phố
hải phòng và một số kiến nghị

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ KỸ NĂNG THU THẬP
CHỨNG CỨ, ĐÁNH GIÁ CHỬNG cứ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI

QUYẾT VỤ VIỆC DÂN sụ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.1. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG THU THẬP CHÚNG cú, ĐÁNH GIÁ

CHỨNG CỦ TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC DÂN sự TẠI

TỊA ÁN NHÂN DÂN
1.1.1. Khái niệm kỹ năng thu thập chúng cứ của Tòa án Nhân dân
Để xây dựng khái niệm “kỳ năng thu thập chứng cứ của TAND” cần làm
rõ các khái niệm: “chứng cứ”; “thu thập chứng cứ” và “kỹ năng thu thập chứng cứ”.
Thứ nhất) về khái niệm “chứng cứ”.

Với vai trò là nền tảng cơ bản để giải quyết các VVDS, là yếu tố cốt lõi
của quá trình chứng minh, khái niệm chứng cứ ln giữ một vị trí quan trọng

trong quy định của pháp luật TTDS của từng quốc gia. BLTTDS Nhật Bản quy
định “Chứng cứ là một tư liệu thơng qua đó một tình tiết được Tịa án cơng

nhân và là một tư liệu, CO’ sở thơng qua đó Tịa án được thuyết phục là một tình
tiết có tồn tại hay khơng'4. Khái niệm chứng cứ cũng được quy định tại Điều 55
BLTTDS Liên bang Nga, đó là “Chứng cứ trong VVDS là những gì được thu

thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Tịa ản căn cứ vào đó đế
xác định có hay khơng có các tĩnh tiết làm cơ sở cho những yêu cầu hay sự phản

đổi yêu cầu của các bên cũng như các tình tiết khác có ý nghĩa đế giải quyết
đủng đắn vụ việc"1
2. Tại Điều 401 Luật Chứng cứ liên bang Mỹ quy định:

“Chứng cứ là những gì hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự thực nào

mà bản thân sự hàm chứa đó ảnh hướng tới việc xác định một hành động hơn
hoặc kém hơn"3.


1 Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu và đào tạo (1998), Luật TTDS Nhật Bản, tr. 453 - 454.
2 Bộ luật TTDS Liên bang Nga 2002 (2005), Nxb Tư pháp, tr. 79 - 80.
3 Christopher B. Mueller, Laird c. Kirkpatrick (1997), Federal rules Ò jevidence - With advisory Committee
Notes and legislative History (as amended through December 1, 1996),tr. 7.

7


Như vậy, có thê thây khái niệm chứng cứ trong hệ thơng pháp luật TTDS
của Nhật Bản và Mỹ có điểm tương đồng, đó là chứng cứ là cơ sở, căn cứ để

Tòa án giải quyết vụ việc và khái niệm chứng cứ đã thể hiện tương đối đầy đủ
các thuộc tính cùa chứng cứ. Khái niệm chứng cứ trong BLTTDS Liên bang

Nga có sự gần gũi và tương đồng với khái niệm chứng cứ trong Giáo trình Luật
TTDS Việt Nam. Theo TS Nguyễn Cơng Bình: “Chứng cứ là cái có thật theo
một trình tự do luật định được Tịa án dùng làm căn cứ đê giải quyết WDS.

Quan điểm này cũng có nét tương đồng với khái niệm chứng cứ được ghi nhận

trong từ điển giải thích thuật ngữ luật học đỏ là “Chứng cứ là những cái cụ thể
như lời nói, việc làm, vật làm chứng, tài liệu tỏ rõ điều đó có thật nhấc4
5.

Theo quan điểm trên, có thể thấy rằng chứng cứ - “cái có thật” là những
tình tiết, sự kiện có thể được ghi lại trong trí nhớ của con người hoặc để lại dấu
vết trên các tài liệu, đồ vật. Các tình tiết, sự kiện này được thể hiện trong lời
trình bày của đương sự, người làm chứng là những người trực tiếp tham gia hoặc

chứng kiến sự kiện và xem xét các tài liệu, đồ vật có chứa đựng các tin tức, dấu

vết liên quan đến sự kiện.
Từ các phân tích trên, có thế định nghĩa chứng cứ trong TTDS như sau:

“Chứng cứ là những thơng tin, sự kiện, tình tiết có thật được đương sự, cá nhân,

cơ quan, tô chức khác hoặc Tịa án thu thập theo một trình tự do pháp luật quy
định dùng làm căn cứ đê giải quyết vụ việc dân sự được công hằng, khách quan,

đủng pháp luật".
Thứ hai, về khái niệm “thu thập chứng cứ”.

Theo giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì: “Thu thập” được hiểu là:
“nhặt nhạnh, thu góp lại”6; “chứng cứ” được hiểu là: “những cái cụ thế như lời

nói, việc làm, vật chứng, tài liệu tỏ rõ điều gì đó là có thật”7. Như vậy, dưới góc
độ ngơn ngữ học thuần túy, thu thập chứng cứ là: “thu góp những vật chứng, tài

liệu, những cái cụ thề như lời nói, việc làm nhằm làm sáng tỏ vụ việc đó là có
thật”.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr. 169.
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngừ luật học, tr. 186.
6 Nguyễn Như Ỳ (1988), Đại Từ điển Tiếng Viẹt, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr. 1593.
7 Nguyền Như Ý (1988), Đại Từ điển Tiếng V/ẹí,Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr. 186.

8


Hiện nay, trong khoa học pháp lý, có nhiêu quan điêm vê khái niệm thu
thập chứng cứ. Theo giáo trình Luật Tố tụng Dân sự của trường Đại học Luật
Hà Nội: “Thu thập chứng cứ là việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa


vào hồ sơ vụ việc dân sự đê nghiên cứu, đánh giá và sử dụng đê giải quyết vụ

việc dân sự”8910
. Với khái niệm này, thu thập chứng cứ được tiếp cận từ bàn chất

và mục đích. Theo lý giải này, khái niệm đang hướng đến hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án. Tuy nhiên, khái niệm không nêu rõ chủ thể nào có quyền
thu thập chứng cứ. Theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Đại học
Luật Hà Nội, khái niệm thu thập được hiểu là “hoạt động tố tụng do Tịa án tiến
hành nhằm tìm phát hiện, thu giữ, ghì nhận thêm những bằng chứng cần thiết

khác làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự” . Khái niệm này đã làm rõ
chủ thể và phạm vi thu thập chứng cứ của Tòa án. Tuy nhiên, trong diễn giải

khái niệm trên xuất hiện thuật ngữ “bằng chứng” dẫn đến việc việc khó phân

biệt giữ thuật ngữ “chứng cứ” và “bằng chứng. Trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án,

khơng nghiên cứu hoạt động thu thập chứng cứ của các chủ thể khác như đương
sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự.
Từ phân tích trên, có thể hiểu: Thu thập chứng cứ của Tịa án là việc Tịa

án phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự đế
nghiên cứu, đảnh giá và sử dụng đê giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của

pháp luật tổ tụng dân sự.

Thứ ba, về khái niệm “kỹ nàng thu thập chứng cứ”.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Kỹ năng là khả năng vận dụng những

kiến thức thu nhận được vào thực tế”x{}. Ngoài ra, theo tác giả Vũ Dũng, kỹ năng

“là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được
chủ thê lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. Còn theo Thái Duy
8 Trường Dại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Tỏ tụng Dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Đe tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Một số vấn đề lý luận về chứng
cứ và chứng minh trong tô tụng dân sự, Hà Nội, tr.98.
10 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thơng tin, tr.934.

9


Tuyên, kỳ năng “là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” . Mặc dù có

những nhận định khác nhau về mặt thuật ngữ, nhưng chung nhất, kỳ năng được

hiểu là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách
lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra. Tùy vào từng lĩnh vực mà chủ thể có thẩm quyền từ khả năng

của mình sẽ áp dụng những tri thức cũng như phương pháp khác nhau để có thể

đạt
được
mục

đích của hoạt
động
cụ• thể.





Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm: “Kỹ năng thu thập
chứng cứ của Tòa án là khả năng, năng lực vận dụng hiểu biết, kiến thức pháp

luật, kình nghiêm của thẩm phán hoặc hội đồng xét xử để tiến hành các biện
pháp pháp lý dựa theo quy định của pháp luật, qua đó tập họp các chứng cứ
liên quan đến vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lỷ đê xây dựng, hoàn thiện hồ

sơ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, đảnh giả chứng cứ nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ việc dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đương
sự”.

1.1.2. Khái niệm kỹ năng đánh giá chứng cứ của Tòa án Nhân dân
Việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật là tiền đề để

đánh giá chứng cứ đúng đắn, khách quan và toàn diện. Vì vậy, đánh giá chúng
cứ có vai trị rất quan trọng quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc.

Để xây dựng khái niệm kỳ năng đánh giá chứng cứ cần làm rõ các khái
niệm: “đánh giá chứng cứ” và “kỹ năng đảnh giá chứng cứ”.

Xét về logic, đánh giá chứng cứ là một dạng “thao tác tư duy” của những
người tiến hành tố tụng dân sự có thẩm quyền nhằm làm rõ giá trị chứng minh

của chứng cứ11
12. Hiểu chung nhất, đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng

minh của chứng cứ thơng qua q trình nghiên cứu, xem xét, đối chiếu, so sánh
giữa các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, xác định các chứng cứ có

chứa đựng tình tiết khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự việc. Đánh giá
11 ngày cập nhập: 15/08/217, ngày truy
cập: ĩ 9/110/2020.
12 Nguyễn Ngọc Điệp (2019), “Phương pháp, kỹ năng nghiên cứu và đánh giá chứng cử trong TTDS và 26 án lệ
của Hội đồng Thấm phán ”, NXB Hồng Đức, tr.34.

10


chứng cứ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan
của vụ việc bởi nếu đánh giá chứng cứ khơng đầy đủ, chính xác thì khơng thể

làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc.
Xét về thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt, đánh giá ‘7ừ nhận định về giá

trị”lĩ. Hay theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, đánh giá chứng cứ “là

hoạt động chứng minh nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ, là hoạt
động của tất cả những người tham gia vào quá trình tổ tụng, nhưng chủ yểu vần

là Tòa án...

. Khái niệm này chỉ rõ, đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự có


thế do chủ thể có nghĩa vụ chứng minh hoặc Tịa án thực hiện theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tồn diện, Tịa án là chủ thể có đầy đủ
khả năng và thẩm quyền nhất. Trong cơng trình này, tác giă chỉ nghiên cứu hoạt

động đánh giá chứng cứ của Tịa án.
Từ các phân tích trên có thề định nghĩa: Đánh giá chứng cứ là hoạt động

của người tiến hành to tụng dân sự trên cơ sỏ' những tài liệu, chứng cứ có được
và quy định của pháp luật đê xác định giá trị chứng minh của chứng cứ, được

thực hiện trong suốt q trình Tịa án giải quyết vụ việc nhằm làm sáng tỏ sự

thật khách quan của vụ việc dân sự đê bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự trong vụ việc dân sự.

Đánh giá chứng cứ là bước tiến hành tố tụng cuối cùng trong chứng minh
và chì có thế thực hiện được trên cơ sở những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án.

Khi đánh giá chứng cứ, buộc các chủ thể phải dựa trên các quy định của pháp
luật thì kết quả đánh giá chứng cứ mới đảm bảo tính hợp pháp và chính xác. Do

đó, yêu cầu chủ thể có thẩm quyền cần có kỳ năng là hết sức cần thiết. Trong

TTDS, kỳ năng đánh giá chứng cứ cùa Thấm phán hay thành viên Hội đồng xét

xừ là rất quan trọng bởi chỉ khi đánh giá chứng cứ chính xác, tồn diện, khách
quan, đúng với quy định của pháp luật thì kết luận về vụ việc mới chính xác.

Trong q trình đánh giá chứng cứ, chủ thể có thấm quyền sẽ vận dụng kiến
thức, hiểu biết cũng như trình độ chun mơn cùa mình để đánh giá và tổng hợp


13 Từ điền Tiếng Việt (2009), NXB Đà Năng, tr.381
14 Trường Đại học I.Liật Hà Nội (1999), “Tư điển giãi thích thuật ngữ Luật học”, NXB CAND, tr. 188.

11


môi liên hệ giữa các chứng cứ với nhau đê tìm được sự thật khách quan của vụ
việc. Với tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu về kỹ năng đánh giá là điều rất cần

thiết.
Dựa vào những phân tích về khái niệm “kỳ năng” được trình bày ở mục
1.1.1 và khái niệm “đánh giá chứng cứ” có thể xây dựng khái niệm kỳ năng

đánh giá chứng cứ của Tòa án như sau: Kỹ năng đánh giá chứng cứ của Tòa án
là năng lực, khả năng vận dụng hiểu biết, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm của

Thâm phán hoặc hội đồng xét xử trên đê nhận định giá trị chứng minh của
chứng cứ sau khi đã nghiên cứu, xem xét, đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc

dân sự, báo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đương sự.
1.2. YÊU CẢU CỦA KỸ NĂNG THU THẬP CHÚNG cú, ĐÁNH
GIÁ CHÚNG CÚ TRONG Q TRÌNH GIẢI QUT vụ VIỆC DÂN

Sự TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
Đối tượng chứng minh trong vụ án dân sự rất phức tạp, đặc biệt đổi với vụ

án có nhiều đương sự, có nhiều loại yêu cầu, nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp.
Sau khi đương sự cung cấp chứng cứ, nếu xét thấy chứng cứ chưa đủ để giải

quyết vụ án thì Thấm phán có quyền tiến hành các biện pháp thu thập chửng cứ

trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Khi chứng cứ của vụ việc dân sự đã đầy

đủ, để việc khai thác thông tin của chứng cứ được tồn diện, khách quan thì Thẩm
phán sẽ thực hiện hoạt động đánh giá chứng cứ. Việc thu thập và đánh giá chứng

cứ là các hoạt động quan trọng của quá trình chúng minh. Muốn hoạt động thu
thập và đánh giá chứng cứ được hiệu quả, khách quan, tồn diện và chính xác thì

Thẩm phán phải có kỹ năng thu thập và đánh giá chứng cứ. Kỹ năng thu thập và

đánh giá chứng cứ đòi hòi phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của Tịa án phải
khách quan

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chồ chứng cứ phải có thật, tồn
tại ngồi ý muốn của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong
12


q trình tơ, người tiên hành tơ tụng (Tịa án) khơng thê tạo ra chứng theo ý chí
chủ quan. Tịa án phải tôn trọng sự thật khách quan, không thể tạo ra tài liệu

khơng phản ánh đúng tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Tòa án chỉ được sử
dụng những chứng cứ với đầy đủ các thuộc tính bắt buộc là khách quan, liên

quan và hợp pháp. Những tài liệu, chứng cứ phải được kiểm tra, xác minh đầy

đủ, phải phù hợp với thực tế khách quan, đảm bảo sự tin cậy vững chắc và có đủ

căn cứ mới sử dụng được. Tuyệt đối không sử dụng chứng cứ chưa qua nghiên
cứu, kiểm tra, xác minh làm căn cứ, cơ sở để đưa ra những quyết định pháp lý,

hoặc sử dụng vào việc kiếm tra, đánh giá các chứng cứ khác. Khi sử dụng chứng

cứ không được định kiến, chủ quan, thiên lệch, coi trọng chứng cứ này mà bỏ
qua chứng cứ kia, chỉ coi trọng sử dụng chứng cứ gốc, chứng cứ trực tiếp mà bỏ

qua, coi nhẹ chứng cứ sao chép, chứng cứ thuật lại, chửng cứ gián tiếp.
Thứ hai, hoạt động thu thập, đánh giá chúng cú' phải chính xác, tồn
diện và đầy đủ

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả của giãi quyết vụ việc dân sự là

quá trình thu thập chứng cứ. về nguyên tắc, chỉ có các chủ thế có quyền theo
luật định mới có quyền thu thập chứng cứ, việc thu thập chứng cứ phải được tiến

hành thu thập một cách toàn diện trong mối quan hệ với các chứng cứ khác. Bên
cạnh đó, đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chúng cứ, trên

cơ sở đó, Tịa án sử dụng chứng cứ đế giải quyết vụ việc dân sự. Theo đó, việc
đánh giá chửng cứ phải được tiến hành một cách toàn diện đối với tất cả các loại

chứng cứ. Trong một vụ việc dân sự, chứng cứ được cung cấp, thu thập bởi
đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp và cả Tòa án
nên chứng cứ sẽ gồm nhiều loại và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Đe

đảm bảo tính tồn diện, Tịa án phải xem xét tất cả các khía cạnh của tất cả

chứng cứ. Khơng chỉ vậy, Tịa án cịn phải tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra

mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau; đặt chứng cứ này trong sự liên hệ với

chứng cứ khác. Chỉ khi đó mới có thế đánh giá trung thực, xác định được giá trị
của chứng cứ. Ngoài ra, việc đánh giá chứng cứ phải được tiến hành vói tất cả
các chứng cứ và có sự tổng hợp đề làm rõ nội dung vụ việc. Đồng thời, thông
13


q đó đê khăng định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và giá trị
của từng chứng cứ. Ngược lại, việc Tịa án bõ qua bất kì chứng cứ nào hoặc xem

xét khơng tồn diện sẽ dẫn đến việc khơng thể đánh giá đầy đủ, chính xác dẫn
đến việc
kết luận
sai sự• thật
khách quan
của vụ• việc.



1

Thứ ba, hoạt động thu thập, đánh giá chúng cứ của Tòa án phải thực
hiện đủng quy định của pháp luật

Một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ là tính hợp pháp. Có

nghĩa là, những chứng cứ, thơng tin thu được trên thực tế về vụ việc dân sự đang
giải quyết phải được Tòa án thu thập từ các nguồn hợp pháp và theo đúng trình


tự, thú tục luật định. Tịa án giải quyết vụ việc dựa trên những chứng cứ mà

đương sự giao nộp cũng như các chứng cứ mà Tòa án thu thập được. Yêu cầu
này được đặt ra dựa trên một trong những thuộc tính cơ bản của chứng cứ. Pháp

luật quy định việc thu thập chứng cứ của Tịa án phải theo một trình tự, thủ tục
nhất định nhàm bảo đảm giá trị của chứng cứ. Ngoài ra, Tịa án khơng được kết
luận trước về giá trị chứng minh của chứng cứ cũng như không áp đặt ý chí chù

quan hay suy diễn, bóp méo sự việc trong đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng
cứ có tính chất quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự vì vậy Tịa án

phải thận trọng, tỉ mỉ trong việc vận dụng những kiến thức, hiểu biết về từng
loại chứng cứ để đánh giá chứng cứ. Chỉ khi Tòa án áp dụng đúng phương thức

cũng như đánh giá chính xác chứng cứ thì sự thật khách quan mới được xác
định. Ngoài ra, muốn đánh giá chứng cứ một cách chính xác, Tịa án phải xem

xét ý kiến đánh giá chứng cứ của các chủ thể khác để có thể phân tích, xem xét
kĩ lưỡng.

1.3. KỸ NĂNG CHUNG VỀ THU THẬP CHÚNG cú, ĐÁNH GIÁ
CHÚNG CỨ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT vụ VIỆC DÂN sự TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.3.1. Kỹ năng về thu thập chứng cứ cúa Tòa án Nhân dân

1.3.1.1. Xác định các trường hợp Toà án thu thập chứng cứ


14


Điêu 85 BLTTDS 2004 quy định trong trường hợp đương sự khơng thê tự

mình thu thập được chứng cứ và có u cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một
hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ. BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung

2011) đã bỏ đi hai điều kiện để Tịa án có thể áp dụng các biện pháp TTCC là

“đương sự khơng thể tự mình thu thập chứng cứ” và “có yêu cầu. Do vậy, theo
quy định này Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp TTCC mà

không cần chờ đương sự yêu cầu hoặc không càn đến sự yêu cầu của đương sự.
Từ sự thay đổi tích cực của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), Điều

97 BLTTDS 2015 cũng đã quy định theo hướng Thẩm phán được chủ động thu
thập chứng cứ trong các trường hợp do BLTTDS quy định nhằm đảm bảo việc
giải quyết VADS đúng đắn, chính xác. Quyền xác minh, thu thập chứng cứ của

Tòa án được quy định tại điều luật này thể hiện một cách tiếp cận mới đối với
quyền hạn của Tòa án liên quan đến xác minh, thu thập chứng cứ. Nếu như điều

luật chỉ quy định cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập

tài liệu, chứng cứ thì quy định cho Tịa án có thể tiến hành một hoặc một số biện

pháp thu thập tài liệu, chứng cứ .
Trong pháp luật TTDS, đương sự là chủ thế có nghĩa vụ chứng minh. Tịa


án khơng có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của người
yêu cầu. Xuất phát từ điều kiện kinh tể - xã hội cụ thể của Việt Nam đó là trình

độ dân trí khơng đồng đều, sự hiếu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, khả

năng nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích khơng dễ dàng nên khi phát sinh tranh
chấp, họ không biết phải cần chứng cứ, tài liệu gì để bảo vệ quyền lợi của mình
cũng như tìm kiếm các chứng cứ đó ở đâu đe giao nộp cho Tịa án. Chính vì

vậy, nếu nghĩa vụ chứng minh hồn tồn phó thác cho đương sự thì khả năng
quyền lợi của đương sự trong việc giải quyết vụ án dễ bị xâm phạm. Do đó, Tịa

án phải hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Đồng thời, việc hồ trợ của

15 Trần Anh Tuấn (Chủ biên, 2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, tr.252.

15


Tòa án trong việc thu thập chứng cứ của đương sự cũng nhăm phụ vụ cho việc
làm rõ cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý của bản án, quyết định của mình16.

Như vậy, Tồ án có quyền thu thập chứng cứ trong các trường hợp sau:

- Đương sự không thể thu thập được tài liệu, chứng cứ và có u cầu Tịa
án thu thập.

- Tồ án tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ nếu xét thấy cần thiết.
Trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 97, Điều 98, Điều


99, Điều 100, Điều 101, Điều 102, Điều 103, Điều 104, Điều 105, Điều 106,
Điều 107 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án sẽ có quyền chủ động thực hiện hoạt

động thu thập chứng cứ. Cụ thể, Tòa án được thu thập chứng cứ trong các
trường họp”

- Lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung
bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng; lấy lời khai của người làm chứng theo yêu cầu
của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết.

- Đối chất giữa các đơng sự với nhau theo yêu cầu của đương sự hoặc xét
thấy có mâu thuần trong lời khai của đương sự, người làm chứng;

- Xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy
cần thiết.

- Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định khi đương sự yêu cầu hoặc khi

xét thấy cần thiết.
- Định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự; các trường
hợp không thỏa thuận lựa chọn tồ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra các giá

khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản; các bên thỏa thuận với nhau
hoặc với các tố chức thẩm định giá khác theo mức giá thấp hơn so với mức giá

thị trường nơi có tài săn định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứu cho thấy tổ chức thẩm định giá

tài sản đã vi phạm pháp luật khi thấm định giá.


- Úy tác thu thập chứng cứ, xác minh tài liệu, chứng cử cần thiết;

16 Nguyễn
Cơng
Bình
(Chủ
biên,
2012),
Đề
tài
nghiên
cứu
cấp
trường:
Một
số
vấn
đề

luận
về
chứng
minh
f
_
trong tơ tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.87.

16



- Yêu câu cơ quan, tô chức, cá nhân cung câp tài liệu đọc được, nghe

được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú.
1.3.1.2. Kỹ năng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án

Khi thực hiện các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ, Thẩm phán
phải nắm vững các thuộc tính của chứng cứ, đồng thời xác định chính xác yêu
cầu của đương sự (yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị

đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), quan hệ

pháp luật phát sinh tranh chấp trong vụ án, những vấn đề cần phải chứng minh,
các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án và các chứng cứ đang được lưu

giữ ở đâu, nghĩa vụ chứng minh của đương sự, quy phạm pháp luật nội dung, từ
đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu thập chứng cứ. Dù áp dụng biện pháp

thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình thấy cần thiết áp
dụng thì Thẩm phán cũng đều phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.
Thẩm phán chỉ áp dụng những biện pháp mà pháp luật quy định, khơng tự mình

áp dụng những biện pháp mà pháp luật không quy định.
Thứ nhất, kĩ năng lấy lời khai của đương sự

Các đương sự là người có quyền lợi trực tiếp trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự. Họ là người trực tiếp liên quan đến các tình tiết trong vụ án và cũng

là người biết rõ các tình tiết, sự kiện trong vụ việc dân sự. Vì vậy, việc lấy lời

khai của các đương sự có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm sáng tỏ

nội dung vụ án, yêu cầu của các đương sự và là cơ sở để xác định được đường

lối giải quyết vụ án. về nguyên tắc, lời khai của đương sự do đương sự tự cung

cấp, tự viết và ký tên. Khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung cùa bản
khai chưa đầy đủ, Thẩm phán yêu cầu đương sự phải tự viết bản khai hoặc bán

khai bổ sung và ký tên của mình. Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc

dân sự sẽ hướng dẫn cho đương sự viết bản tự khai, quy định này nhằm cung
cấp chứng cứ một cách khách quan, chính xác và giảm bớt một phần cơng việc

cho Tịa án. Chỉ trong trường hợp đương sự khơng thể tự viết được, thì Thẩm
phán tự mình hoặc thư ký Tịa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản.
17


Việc lây lời khai của đương sự phải do Thâm phán tiên hành. Thư ký Tồ

án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản. Quy định
này là hịn tồn phù hợp, bởi đây là một hoạt động tố tụng và phải ra những

quyết định gắn với chức danh tư pháp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công
việc của Thẩm phán rất lớn nên vì lý do cơng tác hoặc trở ngại khách quan, thì
Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tịa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự

đồng ý. Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của Thẩm phán. Để việc lấy lời
khai của các đương sự phục vụ tốt cho quá trình giải quyết các vụ án, Thấm


phán phải nắm chắc các tình tiết có ý nghĩa quan trọng của vụ án, các quy định

của pháp luật nội dung cần áp dụng giải quyết vụ án.
Kỹ năng lấy lời khai của đương sự phải được Thẩm phán đặc biệt chú ý đó

là chi tập chung vào các tình tiết có ý nghĩa cho việc làm sáng tỏ những vấn đề
cần phải giải quyết trong vụ án, hoặc những vấn đề mà đương sự khai còn thiếu
và không rõ ràng. Việc lấy lời khai của đương sự cần phải tránh tình trạng lấy lời

khai một cách qua loa, hời hợt và bỏ lửng không đi đến tận cùng của vấn đề cần

giải quyết trong vụ án. Thái độ lấy lời khai của thấm phán phải nhẹ nhàng, tránh

gay gắt, dồn nén dễ gây tâm lý bức xúc cho đương sự. Lời khai của đương sự
phải tập trung làm rõ nội dung cơ bản của vụ án, yêu cầu của các bên đương sự,
các căn cứ pháp lý và chứng cứ thực tế để bảo vệ yêu cầu của các đương sự.

về địa điểm lấy lời khai, Thẩm phán phải tiến hành lấy khai của đương sự
tại trụ sở Tịa án. Trong những trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng như
đương sự đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, ốm đau, bệnh tật v.v...Tịa

án không thể lấy lời khai của đương sự tại trụ sở thì Thẩm phán có thể lấy lời

khai của đương sự ngoài trụ sở. Việc lấy lời khai của đương sự ngồi trụ sở Tịa
án phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, quy định đối với cán bộ cơng

chức của ngành Tịa án nhân dân và bảo đảm khách quan. Ví dụ: lấy lời khai
của đương sự bị ốm đau nhưng không đi điều trị tại cơ sở y tế phải được thực
hiện tại nơi họ đang điều trị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người chứng kiến.


Đối với đương sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 BLTTDS năm
2015, tức là đương sự chưa đú 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự,
18


đương sự từ đủ 6 tuôi đên chưa đủ 15 ti thì việc bảo vệ qun và lợi ích hợp
pháp của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực
hiện. Trong trường hợp lấy lời khai của họ thì phải có mặt người đại diện hợp

pháp của họ và người đại diện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xác
nhận vào biên bản lấy lời khai.

Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể
tiến hành lấy lời khai của người làm chứng. Phương pháp, địa điểm lấy lời khai

người làm chứng được thực hiện như việc lấy lời khai của đương sự. Việc lấy
lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật
hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trơng nom người đó ( Điều 99

BLTTDS).

Khi ghi biên bản lấy lời khai của đương sự, Thẩm phán tự mình hoặc thư
ký ghi biên bản phải thể hiện rõ ngày, giờ, tháng, năm ghi biên bản, địa điểm lấy

lời khai, người tiến hành lấy lời khai, họ tên, tuổi, địa chỉ nghề nghiệp của người

được lấy lời khai khai, nội dung khai. Biên bản phải phải ghi đầy đủ chính xác

nội dung khai báo. Nếu là những lời khai quan trọng phải ghi đúng cả lời văn

của người khai.

Khi người khai có thái độ đáng chú ý trong q trình lấy lời khai cũng cần
phản ánh vào biên bản ( ví dụ thái độ ngập ngừng, luống cuống, khóc.v.v...).

Mồi chữ mồi câu thêm vào hoặc bỏ đi trong biên bản phải được cả người lấy lời
khai và người khai xác nhận. Những dòng trống phải gạch đi. Các biên bản lấy
lời khai được người khai tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe. Đương sự có quyền

yêu cầu ghi những sửa đổi, bố sung vào biên bản ghi lời khai. Chữ viết trong
biên bản phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt.

Người khai ký vào biên bản xác nhận. Neu người khai khơng biết chữ thì
cho điềm chỉ xác nhận. Nếu người khai khơng ký thì u cầu họ phải ghi rõ lý
do vì sao khơng ký. Nếu đã giải thích họ vẫn khơng ký, khơng ghi lý do vì sao

khơng ký thì Thẩm phán u cầu mời người làm chứng đến xác nhận sự việc và
ký tên vào biên bản. Trường hợp biên bàn lấy lời khai của đương sự được lập
19


×