UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KINH BẮC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên: Đỗ Thị Hà
Năm sinh:1977
Trình độ chuyên môn: Đại học
Tổ: Khoa học tự nhiên
Nhiệm vụ được phân cơng:
+ Dạy: Tốn khối 9, tốn lớp 6A1, tự chọn khối 9
+ Chủ nhiệm lớp 9A1
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6,9
Nội dung báo cáo:
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công tác bồi dưỡng thường xun
nhằm năng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp, nắm chắc các nghị quyết chính
sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, văn bản... năm học
của Bộ GD& ĐT nói chung cũng như của Sở, phịng GD&ĐT Tỉnh, Thành phố Bắc
Ninh nói riêng, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch BDTX ngay từ đầu năm học, học
các nội dung trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cũng như tham dự đầy đủ
các buổi học tập chính trị, chun đề theo kế hoạch của phịng GDĐT Thành phố
Bắc Ninh về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên các nội dung cho giáo viên năm học
2018-2019 và theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Kinh Bắc, nay tôi
xin báo cáo công tác tự bồi dưỡng và tự đánh giá kết quả BDTX năm học 2018–
2019 như sau:
Cụ thể :
I. Về nội dung học tập nội dung 1 và 2:
NỘI DUNG 1: (30 tiết/năm học)
- Nội dung bồi dưỡng: Nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản về công
tác dạy và học, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiếp thu: Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận
thức sâu sắc rằng để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần:
Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình
hình mới, trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng,
rènluyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp
giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo
dục học sinh phát triển toàn diện; đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch
giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn
phẩm chất nhà giáo, ln có tinh thần học tập, nâng cao năng lực.
- Kết quả: Bản thân ln ý thức giữ gìn phẩm chất nhà giáo; nâng cao năng
lực giảng dạy, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng
dạy khoa học, hiệu quả.
NỘI DUNG 2: (30 tiết/năm học)
- Nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng theo kế hoạch Phòng Giáo dục và Đào tạo
và của trường THCS Kinh Bắc: Bồi dưỡng chuyên đề theo cấp học và môn học như
dự chuyên đề cấp thành phố về: Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học, các
chuyên đề trường, chuyên đề tổ về: Đổi mới phương pháp dạy học sử dụng bảng
thông minh; Dạy học theo chủ đề tích hợp: Dạy học theo phương pháp BTNB; Đổi
mới kiểm tra đánh giá.... Thực hiện dạy học theo SGK mới. Tiếp tục đổi mới
phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện sử dụng tài khoản trên
trường học kết nối, trên phần mềm học bạ điện tử, trên các trang Website…
- Tiếp thu:
+ Nắm bắt sự đổi mới SGK tin học THCS, tìm hiểu phần mềm mới để dạy
học sao cho phù hợp, hiêu quả.
+ Nắm được cách sử dụng bảng tương tác, và sử dụng sao cho hiệu quả.
+ Thực hiện vào trang trường học kết nối, cách đưa bài hướng dẫn học sinh
tìm tài liệu trên trường học trực tuyến.
- Kết quả: Từ định hướng tập huấn của Phòng GD & ĐT Thành phố và
trường THCS Kinh Bắc bản thân tôi biết vận dụng các kiến thức đã được tập huấn
vào giảng dạy môn tin học hiệu quả.
II. Về nội dung học tập nội dung 3:(60 tiết/năm học)
1. Khái quát về những nội học trong nội dung 3:
a. Nội dung bồi dưỡng:
- Nội dung module THCS 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.
- Nội dung module THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực.
- Mã modun THCS 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ
nhiệm.
- Mã modun THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
b. Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 4 năm 2019
c. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng
d. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, ghi chép đầy đủ các buổi tự
học về 4 modun, bản thân tôi đã nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức cơ bản và
đã áp dụng trong quá trình công tác tại nhà trường:
* Module THCS 24: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối
với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa
là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp
các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một
mục đích nào đó.
Gắn liền với khái niệm đánh giá, một số tác giả còn đề cập đến các khái niệm
“đo” “lượng giá”.
+ Đo, theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến
cố theo một qui tắc được chấp nhận một cách logíc.
Sự đo liên quan đến dụng cụ đo, một dụng cụ đo có 3 tính chất cơ bản:
- Độ giá trị, đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng
được đo.
- Độ trung thực, đó là khả năng ln ln cung cấp cùng một giá trị của cùng
một đại lượng đo với cùng dụng cụ đó.
- Độ nhậy, đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt hai đại lượng chỉ
khác nhau rất ít.
+ Lượng giá theo tiêu chí là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra.
+ Đánh giá là khâu tiếp theo khâu lượng giá, là việc đưa ra những kết luận
nhận định, phát xét về trình độ của học sinh, xét trong mối quan hệ với quyết định
cần đưa ra (theo mục đích đã định kiểm tra đánh giá).
Trong thực tế nhiều khi người ta không phân biệt “lượng giá” và “đánh giá”
mà chỉ dùng một thuật ngữ chung là đánh giá.
Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện kiểm tra kiến
thức, kỹ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm
tra có tầm quan trọng đặc biệt trong đánh giá kiến thức kỹ năng.
* Về modun 18: Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực).
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.
* Về modun 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong cơng tác chủ nhiệm.
1. Tình huống và tình huống sư phạm
- Tình huống là gì?
2. Một số đặc điểm của tình huống sư phạm
- Phân loại tình huống sư phạm:
+ Tính đa dạng, phức tạp:
+ Có độ bất định cao
+ Tính pha trộn của các tình huống
+Tính lan tỏa
3. Phân loại tình huống sư phạm
+ Phân loại theo tính chất
+ Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống
+ Phân loại theo các chức năng của nhà sư phạm
+ Phân loại theo nội dung hoạt động sư phạm
* Về modun 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
1.Tìm hiểu quan niệm và phân loại kĩ năng sống.
2. Tìm hiểu vai trị và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở.
3. Tìm hiểu nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở.
4. Tìm hiểu phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học
cơ sở trong các môn học và hoạt động giáo dục.
5. Tìm hiểu một số kĩ thuật dạy học tích cực.
2. Báo cáo về 1 mơ dun vận dụng có hiệu quả nhất trong công tác giảng
dạy và thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.
Trong các modun đó tơi thấy modun THCS 35 “Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS” đã được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả trong q trình dạy
học. Qua thời gian tự học tơi đã nắm được những vấn đề cơ bản của modun 35 như
sau:
I. Tìm hiểu quan niệm và phân loại kĩ năng sống.
1. Các quan niệm vê kĩ năng sống
-Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm
các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; học làm người gồm các kĩ năng cá
nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiềm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, học
để sống vời người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thường lúng
túng, tự khẳng định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để
làm gồm kĩ năng thực hiện cảm xúc.
2. Các cách phân toại kĩ năng sống
Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống
thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiềm
sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin.
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, tù chổi,
bày tỏ sự cảm thơng, hợp tác.
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả; bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề.
Tóm lại
- Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của moi người, khả
năng ứng xử phù họp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
- Phân loại kĩ năng sống: Có kĩ năng cơ bản + Kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng tự nhận thức.
+ Kĩ năng xác định giá trị.
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kĩ năng thương lượng.
+ Kĩ năng từ chối.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
II. Tìm hiểu vai trị và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở.
1. Vai trò cùa giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là q trình hình thành những hành vi tích cực, lành
mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có cả
kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp; là giáo dục những kĩ năng mang tính
cá nhân và xã hội nhằm giúp học sinh chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết), thái
độ, giá trị (cái mà học sinh cảm nhận, tin tưởng, quan tâm) thành hành động thực tế
(làm gì và làm cách nào) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
Giúp học sinh giải quyết được những nhu cầu của bản thân để phát triển theo
hướng tích cực, góp phần vận dụng mơi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ
phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh
hình thành hành vi sức khỏe đúng đắn, lành mạnh để phòng tránh các nguy cơ (như
HIV7AIDS, lạm dụng ma túy) tạo ra sự thay đổi hành vi để làm giảm những nguy
cơ, cung cấp các thông tin cơ bản và giúp thanh thiếu niên phát triển những kĩ năng
sống cần thiết để ra quyết định và hành động theo những quyết định liên quan đến
sửc khỏe. Thông qua giáo dục kĩ năng sống, học sinh có được kiến thức, giá trị, thái
độ và các kĩ năng sống cần thiết để xây dựng nền mảng vững chắc cho lịng tơn
trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác; giúp các
em có thể phát triển các kĩ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định, tự trọng,
thiện chí, sáng tạo, giao tiếp, giải quyết xung đột, hợp tác.
2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thể hiện mục
tiêu giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới gắn 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để biết,
học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.
III. Tìm hiểu nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở.
1.Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là giáo dục những kĩ
năng sống cổt lõi cần hình thành và phát triển ờ các em. Đó là các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tự nhận thức:
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người nhận biết đúng đắn rằng
mình là ai; sống trong hồn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh,
điểm yếu, của bản thân mình ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệ với người
khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành công
ờ những lĩnh vực nào.
- Kĩ năng giao tiếp:
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ có thể (điệu bộ, động tác, cử chỉ, nét mặt) một cách
phù hợp với hoàn cảnh và văn hố, đồng thời biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến người
khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ,
ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn
khi cần thiết.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực:
+ Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có
kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chủ ý và thể hiện sự quan tâm
lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh
mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà khơng vội đánh giá, đồng thời
có đổi đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
- Kĩ năng xác định giá trị:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân
mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân
trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mục đạo đức, những chính kiến, thái
độ và thậm chí là thành kiến đối với một điềugì đó.
- Kĩ năng kiên định:
+ Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình
muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các
bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể,
dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
- Kĩ năng ra quyết định:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người ln phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định
hành độngKĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tổi ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
một cách kịp thời.
- Kĩ năng hợp tác:
+ Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một
công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Kĩ năng ứng phó vời căng thẳng.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường gặp những tình huống gây
căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho
người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lai.
Sự căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tinh thần, qua suy nghĩ, qua hành vi.
Biểu hiện cụ thể: co thể mệt mỏi, đổ mồ hơi, chóng mặt, đau cơ bắp, muốn ngất đi,
tim đập nhanh, mệt lả người, đau đầu, có nhiều cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy bồi hồi,
lo lắng, sợ hãi, hân hoan cao độ, nổi giận, buồn chán, cảm thấy vô vọng, cảm thấy bị
dồn nén, cảm thấy khác lạ, mất phương hướng, dế nổi nóng, tự đổ lỗi cho bản thân,
cảm thấy dế bị tổn thương, khó tập trung khơng muốn suy nghĩ gì nữa, ý nghĩ quanh
quẩn, không nhớ, bị lẫn lộn, suy nghĩ tiêu cực, nghi ngờ, không biết quyết định thế
nào; hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất; cảm thấy mất lòng tin, khó
ngủ, ăn khơng ngon, nói năng khơng nõ ràng, khó hiểu, hay tranh luận, khơng muốn
tiếp xúc với người khác, uống rượu, bia, uống thuốc an thần.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
+ Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần
đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm
các yếu tố sau:
.Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
.Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
.Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
.Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin:
Tự tin là có nềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có
thể trờ thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có
nghị lực để hồn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đốn trong việc ra quyết định và giải
quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích
cực và lạc quan trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tổ cần thiết trong giao tiếp, thuơng lượng, ra
quyết định, dảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hồn
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác Vốn là những
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người
khác và cảm thơng với hồn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
IV.Tìm hiểu phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở trong các môn học và hoạt động giáo dục.
1.Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: dạy học hợp tác,
dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm
vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau
đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
2. Phương pháp nghiên cứu trường hộp điền hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc
sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đơi khi nghiên
cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà
không phải trên văn bản viết.
3.Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề /tình huống cụ thể
thường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn
đề /tình huống đó một cách có hiệu quả.
4.Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thú" một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phuơng pháp nhằm giúp
học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể
mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn" khơng phải là phần chính
của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
5.Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn
đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thơng qua một
trị chơi nào đó.
V. Tìm hiểu một số kĩ thuật dạy học tích cực.
1.Kĩ thuật chia nhóm
2.Kĩ thuật giao nhiệm vụ
3.Kĩ thuật "viết tích cực"
4.Kĩ thuật "đọc hợp tác" (cịn gọi là "đọc tích cực")
5.Kĩ thuật "nói cách khác
4. Tự đánh giá điểm, xếp loại :
ND đánh
giá
Mã mô dun
Nội dung 1
Nội dung 2
THCS 24
Nội dung 3
THCS 18
THCS 23
THCS 36
Tiêu chí
đánh giá
Điểm tiêu
chí (tối đa)
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Điểm giáo viên tự đánh
giá
Điểm tiêu
Điểm tổng
chí
hợp
5
9
4
5
9
4
4,5
9
4,5
4,5
9
4,5
4,5
9
4,5
4,5
9
4,5
ĐTB BDTX: 9
Tự xếp loại: Giỏi.
Kinh Bắc, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Giáo viên
Đỗ Thị Hà
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUN MƠN
Ngơ Thị Thu Thủy
PHÊ DUYỆT CỦA BAN CHỈ ĐẠO