Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tri thức về tư duy được anh chị vận dụng như thế nào trong cuộc sống và trong hoạt động học tập lấy ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.49 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: Tâm lí học đại cương
ĐỀ SỐ 2: Tư duy
1, Khái niệm, đặc điểm và phân loại tư duy. Lấy ví dụ minh hoạ
2, Tri thức về tư duy được anh chị vận dụng như thế nào
trong cuộc sống và trong hoạt động học tập? Lấy ví dụ.

Họ và tên
MSSV
LỚP

: Nguyễn Ngọc Mai
: 452662
: 4526 (N04.TL2)

Hà Nội 2021


BÀI LÀM
1, Khái niệm, đặc điểm và phân loại tư duy. Lấy ví dụ minh hoạ?
a, Khái niệm của tư duy
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh q trình nhận thức phản ánh những
thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự
vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Q trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn đó là: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất
hiện các liên tưởng; sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả
thuyết; giải quyết nhiệm vụ bằng tư duy.


b, Đặc điểm của tư duy: 5 đặc điểm
- Tính “có vấn đề” của tư duy: Tư duy chỉ nảy sinh khi ta gặp những tình huống “có
vấn đề” nhưng khơng phải tất cả tình huống. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống
có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy
của cá nhân. Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết,
cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó.
Ví dụ: Khi đang đi trên đường thì xe bị hỏng, ta sẽ phải tư duy xem có thể sửa được
không hay dắt xe đến quán sửa xe hay gọi người trợ giúp.


- Tính gián tiếp của tư duy: Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Điều đó thể
hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện, công cụ khác
nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác. Mặc khác tư
duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp. Đây là một loại
phương tiện nhận thức đặc thù của con người như hệ thống kí hiệu, phạm trù, khái
niệm.
Ví dụ: Khi muốn biết cân nặng của một thứ gì đó, ta sẽ phải tư duy sử dụng cái cân để
có thể đo được cân nặng chứ không thể qua cảm nhận bằng thị giác.
- Tính trừu tượng và khái qt hố của tư duy: Tư duy phản ánh khái quát có nghĩa là
phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật, bằng những nguyên lí,…Tính trừu tượng và
khái qt hố gắn liền với các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận
v.v. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những
dấu hiệu cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự
vật, hiện tượng.
Ví dụ: Khi nói về cái ghế, ta sẽ trừu xuất những thuộc tính khơng quan trọng như chất
liệu, màu sắc, kiểu dáng, độ bền mà chỉ giữ lại thuộc tính cần thiết là để ngồi, trang
trí.


- Tư duy ngắn liền với ngôn ngữ: Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản

giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Tâm lý động vật dừng lại ở tư duy hành động
trực quan. Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu tượng và
khái quát. Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy
khơng thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào ngồi ngơn ngữ. Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng
nào cũng đều nảy sinh, phát triển gắn liền với ngơn ngữ.
Ví dụ: Cơng thức tính diện tích hình trịn S=.r2 là kết quả của quá trình con người tìm
hiểu, tính tốn và đúc kết ra, nếu khơng có tư duy thì cơng thức này vơ nghĩa.
- Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính: Tư duy liên hệ trực tiếp với các
hoạt động nhận thức cảm tính như cảm giác, tri giác, biểu tượng, qua đó giúp tư duy
liên hệ trực tiếp với thế giới ngoài. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên
cơ sở đó mà nảy sinh tình huống “có vấn đề”. Ngược lại tư duy cũng ảnh hưởng đến
nhận thức cảm tính, đó là làm cho khả năng của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và
làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, có ý nghĩa.
Ví dụ: Khi thấy một vụ hoả hoạn, trong đầu ta sẽ có hàng loạt câu hỏi “Ai gây ra hoả
hoạn?”, “Có bao nhiêu người bị thương?”, như vậy là từ những nhận thức cảm tính
như mắt nhìn tai nghe mà tư duy được hình thành.


c, Phân loại tư duy
* Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư suy:
- Tư duy trực quan – hành động: là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực
hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, nhờ các hành động vận động có thể quan sát
được, loại tư duy này có khả năng ở những động vật bậc cao.
Ví dụ: Khi đứa trẻ không lấy được đồ chơi trên bàn nhưng lại kéo được tấm khăn trải
bàn để đồ chơi rơi xuống, từ đó sau nhiều lần sự sáng tạo kích thích tư duy sẽ xuất
hiện như trèo lên ghế để lấy hoặc lấy gậy khều xuống.
- Tư duy trực quan – hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực
hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thơi, loại tư duy này chỉ
có ở con người, đặc biệt ở trẻ con.
Ví dụ: Khi ta chơi trị xếp hình, tư duy của ta sẽ chuyển từ tư duy trực quan – hành

động sang tư duy trực quan – hình ảnh để có thể tượng tượng và sắp xếp hình cho
đúng.
- Tư duy trừu tượng: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử
dụng các khái niệm các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành trên cơ sở tiếng nói.


Ví dụ: Ta thấy dây đồng dẫn điện rất tốt, lại biết đồng là kim loại, từ đó ta có thể tư
duy các kim loại đều có tính dẫn điện.
* Căn cứ theo hình thức biểu hiện:
- Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới
hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là hành động thực hành.
Ví dụ: tư duy của thợ sửa điện thoại khi có điện thoại bị hỏng
- Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một
hình ảnh cụ thể, và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực
quan đã có.
Ví dụ: Khi đi học giờ cao điểm, ta sẽ có suy nghĩ nên đi xe máy hay đi bộ khi tắc
đường.
- Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc
giải quyết nhiệm vụ đó địi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri
thức lý luận.
Ví dụ: Khi u cầu giải quyết một bài tốn nhanh nhất thì sẽ hình thành tư duy nghĩ ra
những cách giải bằng nhiều phương pháp.
2, Vận dụng tri thức về tư duy trong cuộc sống và trong hoạt động học tập


a, Vận dụng tri thức về tư duy trong cuộc sống
Tư duy là một phần thiết yếu của cuộc sống. Chỉ có tư duy mới có thể giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Khả năng tư duy của
mỗi người sẽ quyết định xem người đó có thể giải quyết khi gặp những tình huống
“có vấn đề” hay khơng, chính vì vậy nâng cao khả năng tư duy sẽ giúp ta vượt qua các

thử thách, khó khăn và cải thiện kĩ năng, đóng góp được những điều tốt đẹp hơn cho
thế giới và chính bản thân mình.
Trên cơ sở những đặc điểm của tư duy ta có thể vận dụng những tri thức này vào
cuộc sống. Trên thực tế, ta luôn tự đặt mình vào những tình huống “có vấn đề” và đó
cũng là lúc để hình thành và thúc đẩy tư duy hoạt động, phát triển. Đơn giản như khi
ta đi mua một chiếc điện thoại, không chỉ đơn giản là mua một chiếc điện thoại vì nó
đẹp hay được nhiều người dùng, thay vào đó hãy sử dụng tư duy để đặt ra các tình
huống, phân tích xem chiếc điện thoại này có phù hợp với khả năng tài chính của
mình khơng, mục đích mình mua là gì hay mình có sử dụng hết các chức năng của nó
khơng. Từ đó bạn có thể mua được một chiếc điện thoại phục vụ được hết nhu cầu của
mình mà khơng bị lãng phí. Và cũng qua tình huống mua điện thoại này sẽ giúp ta có
thể dễ dàng khi tiếp xúc với những tình huống phức tạp hơn như mua nhà, mua ô tô…


khi đó kỹ năng giải quyết các vấn đề sẽ được nâng cao, ta sẽ nhanh chóng tư duy và
tìm được cách giải quyết. Bên cạnh đó, ta cũng phải đặt ra những tình huống phù hợp,
khơng thể bắt chính mình tư duy những vấn đề q khó hay ngồi tầm hiểu biết, như
vậy sẽ gây ra hiện tượng chán nản.
Đi kèm với tư duy thì học hỏi chính là yếu tố quan trọng giúp cho tư duy phát
triển và hoàn thiện hơn. Học tập kinh nghiệm, trau dồi kiến thức trong thực tế cuộc
sống góp phần giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn. Người thợ sửa ô tô không
thể chỉ vận dụng những tư duy sẵn có của mình mà q trình học hỏi từ những người
đi trước và kinh nghiệm mới là những điều quan trọng để có thể trở thành một người
thợ giỏi. Ngơn ngữ xuất hiện cũng là nhờ tư duy của con người phát triển, trong việc
giao tiếp hay biểu đạt cần thơng qua ngơn ngữ để có thể truyền đạt một cách tốt nhất.
Khái quát vấn đề, chắt lọc thông tin chính là cách mà ta vận dụng tư duy trong cuộc
sống, để từ đó có thể dễ dàng biến khối kiến thức khổng lồ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ.
Bên cạnh đó, nhận thức cảm tính là tiền đề quan trọng trong việc phát triển tư duy.
Chỉ khi hiểu vấn đề một cách cơ bản qua những cảm tính mà mắt thấy, tai nghe thì từ
đó tư duy mới được kích thích.



Thực tế, chỉ khi ta hiểu rõ được hết những đặc điểm của tư duy và biết vận dụng
nó trong cuộc sống đúng cách, đúng thời điểm thì mọi vấn đề sẽ đều tìm được ra
hướng giải quyết.
b, Vận dụng tri thức về tư duy trong hoạt động học tập
“Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo là một cuốn sách em rất yêu thích về
phát triển tư duy và phương pháp học tập hiệu quả ở thanh – thiếu niên. Tư duy mỗi
người là khác nhau nhưng khi được vận dụng, rèn luyện và trau dồi đúng cách thì tất
cả chúng ta đều có thể làm được những điều phi thường. Chúng ta khơng được chọn
nơi mình sinh ra, nhưng được chọn cách mình sẽ sống và học tập không phải là con
đường duy nhất nhưng sẽ là con đường ngắn nhất dẫn ta đến thành công. Suốt chặng
đường học tập, tư duy có lẽ là điều quan trọng nhất giúp ta tiếp thu được nguồn tri
thức vô hạn. Một sinh viên chăm chỉ, cần cù nhưng không có tư duy thì cũng sẽ
khơng thể trở nên xuất sắc. Khả năng tư duy của mỗi người sẽ quyết định xem người
đó có tiếp thu được bài học và áp dụng vào trong thực tế một cách đúng đắn và đạt
hiệu quả cao hay không. Tuy nhiên, tư duy là một kỹ năng là mỗi người đều có thể
học tập và rèn luyện được. Vì vậy, mỗi học sinh sinh viên đều phải ý thức được việc
nâng cao khả năng tư duy của bản thân hàng ngày. Để bản thân đối diện với những


tình huống “có vấn đề” như những câu hỏi của giảng viên, tham gia vào các cuộc thi
hay những va chạm xã hội trên giảng đường chính là cơ hội để kích thích tư duy phát
triển, nâng cao trình độ, cải thiện kỹ năng. Đặc biệt với sinh viên Đại học Luật Hà Nội
càng yêu cầu cao trong tư duy logic, sinh viên đều sẽ học rất nhiều bộ môn luật khác
nhau, cùng với đó là những mơn bổ trở như tâm lý, lịch sử - khoa học nên việc vận
dụng tư duy trong học tập lại càng quan trọng, giúp sinh viên có thể nhớ được lượng
lớn kiến thức, biết sắp xếp và xâu chuỗi những kiến thức liên quan để tránh nhầm lẫn
gây ra những sai lầm không đáng có trên con đường trở thành một luật sư hay một
cơng tố viên, thẩm phán tương lai.

Q trình tư duy là một con đường dài cần được kết hợp đầy đủ thao tác như so
sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, trừu tượng hoá, khái quát hoá,…để đạt hiệu quả
cao. Học tập là chuyện suốt cuộc đời, vậy nên phát triển tư duy gắn liền với nhận thức
cảm tính, tri giác hay biết ứng dụng đặc điểm trừu tượng và khái quát hoá sẽ giúp cho
việc học tập được dễ dàng hơn. Trên thực tế cuộc sống, kiến thức ln có một mối
liên hệ bộ trở cho nhau chứ khơng hồn tồn riêng rẽ, do đó kiến thức cũ chính là
những nhận thức cảm tính để kích thích tư duy trong tiếp nhận kiến thức mới và từ đó
ra có thể khái qt hố nó để tìm ra những thuộc tính, bản chất chung của vấn đề.


Qua những tìm hiểu và kiến thức về tư duy được học qua môn Tâm lý học đại
cương, em hiểu thêm được về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa trong việc vận dụng
tư duy vào cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động học tập. Những kiến thức này giúp
em rất nhiều trong quá trình phát triển tư duy để chinh phục được thêm nhiều kiến
thức mới trong xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Công an nhân dân, 2019
2, Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB đại học Quốc gia Hà Nội,
2000

3,Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB đại học Sư phạm, 2008

4, Sách tham khảo “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, Adam Khoo, tái bản 2019

5, Sách tham khảo “Bạn thông minh hơn bạn nghĩ”, Armstrong – Thomas.



×