Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được đảm bảo như thế nào trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.05 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGÀNH LUẬT CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
Đề bài số 01:
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được đảm bảo như
thế nào trong pháp luật Việt Nam.

1


: CLC.CB12­1­21 (N06.TL3).

Lớp
Nhóm

: 01.

Hà Nội, tháng 9 năm 2021.

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHĨM
Nhóm: 01
Lớp: CLC.CB12­1­21 (N06.TL3)
Đề bài: 01
Phân chia cơng việc và đánh giá thành viên:
S
T
T


Họ và tên

Công việc thực hiện

Tiến độ thực
hiện (đúng
hạn)

Mức độ hồn thành

Họp nhóm
Kết luận
Xếp loại1



Khơng

Khơn
g tốt

Trun
g
Bình

Tốt

Tham
gia đầy
đủ


Tích
cực sơi
nổi

1 Nguyễn Thị Mai Phần I, tổng hợp bài
Anh- 450647
word, kết luận

X

X

X

X

A

2

X

X

X

X

A


3 Võ Minh Trang- Phần II, phần V, làm
453401
powpoint

X

X

X

X

A

4

Nguyễn Thục
Anh- 453402

Phần II, phần V

X

X

X

X


A

5

Dương Thị
Phương Anh453403

Phần IV, đặt vấn đề

X

X

X

X

A

Hà Ngọc Anh451414

Phần III

.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021.
1 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình

1



Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Mai Anh

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội
loài người. Nhận thức được tầm quan trọng của hơn nhân và gia đình trong cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hơn nhân gia đình mới, tiến bộ, thay
thế cho chế độ hơn nhân gia đình phong kiến lạc hậu. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
là một trong những định hướng của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo việc thực hiện quan
hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội lồi người. Vì
thế nhóm 01 xin chọn đề bài số 01: “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được đảm bảo
như thế nào trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
NỘI DUNG
I.Những lí luận cơ bản về ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng.
1. Khái niệm hôn nhân một vợ một chồng.
C.Mác và Ăng-ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng giữa chế độ kinh tế - xã hội và
tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp và chặt chẽ. Nên gắn với mỗi chế độ kinh tế xã hội
sẽ có một chế độ hơn nhân gia đình và hình thái gia đình khác nhau. Từ hình thái gia đình
huyết tộc, đến Punaluan, đến hơn nhân đối ngẫu và cuối cùng là hôn nhân một vợ một chồng.
Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện ở giai đoạn xã hội khác nhau từ xã hội tư hữu, đến
phong kiến, đến nhà nước tư bản và cuối cùng là chế độ xã hội chủ nghĩa nên mỗi giai đoạn
thì nó sẽ có những quan điểm khác nhau. Theo quan điểm ở Việt Nam, tại Khoản 1 Điều 3
LHN&GĐ quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hơn.” Có thể hiểu
hơn nhân là sự liên kết giữa vợ và chồng trên cơ sở kết hôn hay trên cơ sở nam nữ xác lập
quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn và đăng kí kết
hơn. [1]
2. Khái niệm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.

LHN&GĐ với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật có những
nguyên tắc cơ bản riêng. Trong đó hơn nhân một vợ một chồng là ngun tắc quan trọng gắn
liền với sự phát triển của gia đình, được cụ thể hóa trong các văn bản LHN&GĐ các năm
1959, 1986, 2000, 2014 và ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
xây dựng từ nền tảng hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ đa
thê trong hôn nhân phong kiến.[2] Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là tư
tưởng chỉ đạo trong việc xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp trước pháp luật. Nội dung của
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại. Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ
1


một chồng mang tính bắt buộc đối với cả hai chiều chủ thể tham gia đảm bảo nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng được thực hiện nghiêm túc trong thực tế.
Kết luận: Vậy nên, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo
quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hơn nhân gia đình, đồng thời thể hiện quan
điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm chế độ này.
3. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luật hôn nhân và gia đình.
3.1. Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hơn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội có q
trình phát triển do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác - Ăngghen đã phân tích: lịch sử gia đình
là lịch sử của q trình xuất hiện chế độ một vợ một chồng, là quá trình khơng ngừng hồn
thiện hình thức gia đình trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con
người. Chế độ một vợ một chồng ở thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người
chồng, người cha trong gia đình. Về vấn đề này, Ăngghen đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng
những sẽ khơng biến đi, mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn
vẹn...Tệ mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối
cùng lại còn trở thành hiện thực, ngay cả đối với đàn ông nữa”. Lúc này, hôn nhân mới có
điều kiện thể hiện đúng bản chất là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại

trên cơ sở tình u chân chính giữa nam và nữ, nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa
mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất. [3]
3.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong bối cành hội nhập, Đảng ta coi quan hệ hôn nhân một vợ một chồng bền vững sẽ tạo
nên kết cấu gia đình tốt đẹp. Muốn thực tế hóa ngun tắc hôn nhân một vợ một chồng, tự
nguyện, tiến bộ, và bình đẳng thành cơng thì cần phải thực hiện nghiêm túc.
Ở các giai đoạn khác nhau, Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách về hơn
nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra thông
qua LHN&GĐ. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn xảy ra những vi phạm nguyên tắc kéo theo
nhiều hệ quả tiêu cực nên cần có những biện pháp xử lí các hành vi vi phạm trên cở sở nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng.
4. Quá trình hình thành và phát triển.
4.1. Pháp luật Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Trước cách mạng tháng tám năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến đặt
dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Nhìn chung, chế độ hơn nhân gia đình ở nước ta bị ảnh
2


hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Pháp luật Việt
Nam trước 1945 công nhận chế độ đa thê, cho người đàn ơng được quyền lấy nhiều vợ, ngồi
vợ chính thì có thể lấy người khác làm vợ lẽ, thể hiện sự kỳ thị rõ ràng với người phụ nữ [4].
4.2. Pháp luật nước ta từ sau Cách mạng Tháng 8 tới nay.
a. Trước khi có Luật hơn nhân và gia đình năm 1959.
Để điều chỉnh những quan hệ hơn nhân và gia đình, Nhà nước dựa vào các quy định trong
các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm của Đảng và quy định của
Hiến pháp 1946. Đến 1950, những nguyên tắc của pháp luật hơn nhân và gia đình được thể
hiện rõ trong Sắc lệnh số 97-SL và Sắc lệnh số 159-SL. Thời kỳ này, luật hơn nhân và gia
đình vẫn cịn trong giai đoạn sơ khai và chưa đề cập đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng nhưng đã bao hàm được tư tưởng dân chủ tiến bộ của chế độ mới do Đảng và Nhà nước
xây dựng.

b. Pháp luật nước ta sau khi có Luật hơn nhân và gia đình năm 1959.
Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 1959.
Năm 1954, Mỹ xâm lược, nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội.
Ở miền Bắc công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho hôn nhân và gia đình,
nhưng ở miền Nam vẫn cịn nhiều tư tưởng lạc hậu do vẫn cịn chiến tranh. Do đó, LHN&GĐ
cần phải thực hiện mục đích là xây dựng gia đình dân chủ hịa thuận, hạnh phúc, mọi người
đồn kết, xóa bỏ những tàn tích của chế độ cũ. LHN&GĐ 1959 đã được xây dựng trên bốn
nguyên tắc sau: “Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; Nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng; Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình; Nguyên
tắc bảo vệ quyền lợi của con cái” và đã quy định nguyên tắc mới: “nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng” đã bảo đảm cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức
xã hội chủ nghĩa.
Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 1986.
Khi xây dựng LHN&GĐ 1986, nhà lập pháp đã có phân định nhóm: những quy định chung
và các quy định chuyên biệt. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định ở
Chương I trong LHN&GĐ 1986 được kế thừa và phát triển nguyên tắc này của LHN&GĐ
năm 1959.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
LHN&GĐ 2000 tiếp tục thực hiện những nguyên tắc của Luật cũ còn phù hợp nhưng có sự
sắp xếp khoa học hơn, đồng thời bổ sung một số nội dung làm cơ sở cho việc thực hiện, bảo
vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình. Đây là q trình hồn thiện những ngun tắc cơ bản của
luật hơn nhân và gia đình, trong đó có ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng đáp ứng yêu
3


cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình trong những giai đoạn mới của
đất nước.
Theo Luật Hơn nhân và gia đình 2014.
Khơng có sự khác biệt quá nhiều so với LHN&GD của những thời kỳ trước. LHN&GĐ
2014 kế thừa và phát triển nguyên tắc một vợ một chồng. Quy định tại Điều 2 LHN&GĐ: “

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng…”
II. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong việc kết hôn.
Khái niệm: Kết hôn là sự thể hiện ý chí của hai bên nam nữ: “ Không ai bị buộc phải kết
hôn, nhưng ai cũng buộc phải tuân theo luật...bản chất của hôn nhân.” Sự kiện kết hôn làm
xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, được nhà nước thừa nhận.
Căn cứ pháp lý: Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại
Khoản 1 Điều 36: “Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn nhân theo ngun tắc tự nguyện,
tiến bộ, vột vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau.” Ngun tắc hơn nhân một
vợ một chồng được cụ thể hóa trong LHN&GĐ 2014 tại Khoản 1, Điều 2: “Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” Thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, điều kiện kết hơn: quy định tại Điều 8 LHN&GĐ năm 2014, bao gồm các điều
kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự, các trường hợp cấm kết hôn, hơn nhân
đồng tính. Trong đó, điều kiện các trường hợp cấm kết hôn phải không thuộc trường hợp tại
Điểm c Khoản 2 Điều 5 quy định cấm hành vi:“ Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn...với
người đang có chồng, có vợ. ”
Thứ hai, thủ tục đăng ký kết hôn: Việc kết hôn phải được đăng ký và do các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Đăng ký kết hôn là cơ sở xác lập hôn
nhân. Nam, nữ sống với nhau mà khơng đăng ký kết hơn thì khơng được Nhà nước công nhận
là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
2. Các trường hợp vi phạm và những trường hợp ngoại lệ.
Khái niệm: Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là hành vi trái pháp luật, do
chủ thể thực hiện một cách cố ý xâm hại đến quan hệ hôn nhân một vợ một chồng đang tồn tại
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Căn cứ pháp lý: Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 LHN&GĐ năm 2014 có quy định các hành vi
bị cấm:“ Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn … hoặc chung sống như vợ chồng với người
đang có chồng, có vợ.” Theo đó, hai trường hợp cơ bản vi phạm nguyên tắc này là:
2.1. Trường hợp1: Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác và ngược lại.
4



Khái niệm: Khoản 5 Điều 3 LHN&GĐ 2014 quy định: “ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập
quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn.”
* Các trường hợp ngoại lệ:
Thứ nhất, trường hợp cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra Bắc lấy vợ
hoặc lấy chồng khác ở miền Bắc. Đây là trường hợp ngoại lệ theo Thông tư số 60/DS ngày
22/02/1978 của TANDTC, do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, do đất nước bị chia cắt nên nhu
cầu tình cảm xác lập hơn nhân mới là chính đáng.
Thứ hai, trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987. Căn cứ tại
Điều 131 LHN&GĐ năm 2014 thì các trường hợp nam nữ sống chung với người khác như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 được áp dụng pháp luật tại thời điểm xác lập. Theo hướng dẫn
tại Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Khoản 2 TTLT 01/2001 thì các trường hợp
sống chung như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn thì được khuyến khích kết hôn, không
bắt buộc và không bị hạn chế về mặt thời gian. Do đó, dù có hay khơng đăng ký kết hơn thì
quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận hợp pháp kể từ ngày xác lập.
2.2. Trường hợp 2: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người
khác và ngược lại.
Khái niệm: tại Khoản 7 Điều 3 LHN&GĐ năm 2014 quy định:“ Chung sống như vợ chồng
là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.”
Căn cứ pháp lý: Việc chung sống như vợ chồng với người khác được giải thích tại Khoản
3.1 Điều 3 TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VSKNDTC.
Hậu quả: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác và
ngược lại sẽ làm ảnh hưởng tới quyền và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài
sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đồng thời, việc chung sống như vợ chồng
là hành vi vi phạm đạo đức, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc, tác động tiêu cực
tới quan hệ gia đình được Nhà nước bảo vệ. Do đó, hành vi chung sống như vợ chồng với
người đang có vợ hoặc có chồng là hành vi trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ, một chồng.
Các trường hợp vi phạm: Giữa hai bên nam, nữ chung sống với nhau đều là người đang có

vợ, chồng với nhau; Giữa người đang có vợ, chồng chung sống với người chưa có vợ, chồng;
Giữa người đang có vợ hoặc đang có chồng chung sống với người cùng giới tính với mình
( tại Khoản 2 Điều 8 LHN&GĐ năm 2014 đã bỏ quy định cấm kết hơn giữa những người cùng
giới tính, thay vào đó là quy định khơng thừa nhân hơn nhân giữa những người cùng giới
tính. Như vậy, khi những người cùng giới tính tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như
5


vợ chồng, Nhà nước không can thiệp hoặc xử phạt nhưng cũng không công nhận họ là vợ
chồng. )
Các lưu ý khi xem xét các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng:
Thứ nhất, trường hợp hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và
vẫn đang chung sống với nhau mà một trong hai bên lại chung sống như vợ chồng với người
khác. Mặc dù trong quan hệ hôn nhân đầu tiên, hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng khơng đăng ký kết hơn, nhưng nó thỏa mãn yếu tố của một cuộc hôn nhân được pháp
luật công nhận và bảo vệ, bởi vậy họ phải tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
Thứ hai, trường hợp hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến nay
mà không đăng ký kết hôn mà một trong các bên chung sống như vợ chồng với người khác.
Kết luận: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là một quy phạm pháp luật có tính bắt
buộc chung, mang tính phổ biến với các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhânMọi hành vi xâm
phạm tới nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
3.1. Xử lý theo pháp luật Hơn nhân & Gia đình.
Để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tại Khoản 3 Điều 5 LHN&GĐ năm 2014
quy định: “ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm
minh, đúng pháp luật... về hơn nhân và gia đình.” Trong đó:
Việc xử lí kết hơn trái pháp luật: được Tịa án thực hiện theo quy định của BLTTDS. Hủy
kết hôn trái pháp luật là chế tài xử lý của LHN&GĐ với các trường hợp vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng. LHN&GĐ đã quy định cụ thể về quyền yêu cầu, xử lý, hậu quả
pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau:

Thứ nhất, về chủ thể có quyền u cầu Tịa án hủy kết hơn trái pháp luật ( tại Điều 10
LHN&GĐ năm 2014 ) bao gồm: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn - Cá nhân, cơ
quan, tổ chức như: Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác;
cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái
pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;...
Thứ hai, về việc xử lý hủy hôn trái pháp luật ( quy định tại Điều 11 LHN&GĐ năm 2014 và
theo BLTTDS năm 2015 ): lưu ý khi xử lý các trường hợp: trường hợp lấy nhiều vợ, nhiều
chồng trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc - trước ngày 25/03/1997 ở miền Nam và trường hợp
cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc đã có vợ, có chồng mà tiếp tục lấy vợ, lấy chồng khác.
Thứ ba, về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn trái pháp luật( tại Điều 12 LHN&GĐ 2014 ):
Quan hệ nhân thân: tại Khoản 1 Điều 12 LHN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi việc kết hơn
trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.” Hai bên trong
6


trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hơn nhân một vợ một chồng thì khơng
được coi như vợ chồng. Tuy nhiên, khi Tòa án hủy việc kết hơn trái pháp luật thì hai bên nam
nữ phải chấm dứt cuộc sống có quan hệ như vợ chồng với đối phương.Việc hủy kết hôn trái
pháp luật là chế tài xử lý nghiêm khắc nhằm hạn chế lối sống tha hóa, vi phạm đạo đức.
Quan hệ giữa cha mẹ, con: tại Khoản 2 Điều 12 LHN&GĐ năm 2014 quy định: “Quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con
khi ly hôn.” Hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải vợ chồng nhưng vẫn là cha, mẹ
của những đứa trẻ, bởi vậy, khi có quyết định hủy kết hơn trái pháp luật thì quyền và nghĩa vụ
của cha, mẹ, con sẽ được giải quyết như khi ly hôn.
Quan hệ tài sản: tại Khoản 3 Điều 12 quy định:“Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng
giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.” Và Điều 16 LHN&GĐ
năm 2014 quy định: “1.Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn... 2.Việc giải quyết quan hệ... thu nhập.” Như
vậy, quan hệ tài sản trong việc hủy kết hôn sẽ được giải quyết như trường hợp nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (ưu tiên thỏa thuận giữa các bên, nếu

không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định pháp luật liên
quan). Về nguyên tắc thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó, tài sản chung thì chia theo
quy định pháp luật.
Việc sống chung như vợ chồng trái pháp luật: Do khơng có giấy chứng nhận kết hơn nên
Tịa án sẽ không tuyên hủy hôn trái pháp luật. Một trong những điểm hạn chế của LHN&GĐ
năm 2014 là chưa có chế về quyền yêu cầu và chế tài xử lý quan hệ chung sống như vợ chồng
vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
3.2. Xử lý theo pháp luật Hành chính.
Hành vi vi phạm ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể xử phạt theo pháp luật hành chính, chủ yếu được
thể hiện ở Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐCP. Cụ thể là:Tại Điều 48 NĐ 110/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định xử phạt với hành vi kết hôn
giữa những người đồng giới, đồng thời, nghị định này cũng tăng mức xử phạt lên, là từ
1.000.000–3.000.000 VNĐ với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
đang có vợ hoặc có chồng nhằm đảm bảo tính răn đe, phù hợp với điều kiện KT – XH như
hiện nay. Bởi vậy thẩm quyển xử phạt vi phạm với hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng thuộc về chủ tịch UBND cấp xã theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 66 NĐ
110/2013/NĐ-CP.
3.3. Xử lý theo pháp luật Hình sự.
7


Đề cao vai trị của gia đình, trong BLHS 2015 Nhà nước ta cũng quy định các chế tài xử
phạt đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, cụ thể là: Một
người thực hiện hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị truy cứu trách nhiệm
đối với tội “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 182 BLHS 2015, khi hành vi
đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cấu thành tội này được thể hiện ở các mặt sau:
Khách thể của tội phạm: Xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật
công nhận và bảo vệ.
Chủ thể của tội phạm: Là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như

vợ chồng với người mà mình biết rõ đang có vợ, có chồng.
Mặt khách quan:
Về hành vi khách quan: Đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác; Chưa có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống với người mà “ mình biết
đang có vợ hoặc có chồng.” Đồng thời, chung sống như vợ chồng phải là cùng sinh hoạt
chung như một gia đình, có bằng chứng như có con chung, được hàng xóm cơng nhận,... đã
được nhắc nhở nhưng vẫn cố tình tiếp tục (các trường hợp chỉ lén lút quan hệ tình dục khơng
được tính là chung sống như vợ chồng); Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà
vẫn tiếp tục.
Về hậu quả: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt
hành chính nhưng tiếp tục vi phạm; Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự
sát;...
Mặt chủ quan: Chủ thể của tội này có lỗi cố ý trực tiếp, biết rõ hành vi của mình là trái pháp
luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn cố tình thực hiện HVVP.
Chế tài xử phạt:Người có hành vi vi phạm chế độ hơn nhân một vợ một chồng khi đủ dấu
hiệu cấu thành tội phạm như trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 BLHS
2015.
III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Ở nước ta, chế độ hôn nhân một vợ một chồng là sơ sở duy trì hạnh phúc gia đình, duy trì
sự bền vững của chính quan hệ hơn nhân. Ngun tắc này đã gắn liền với đời sống, được đa số
người dân tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, tình trạng ngoại tình, nam nữ đã có
gia đình chung sống như vợ chồng với một người khác ngày càng phổ biến ở nhiều địa
phương. Đặc biệt có nhiều trường hợp một người đàn ông chung sống với rất nhiều người phụ
nữ thường xảy ra ở các vùng dân tộc thiểu số. Do đó, việc vi phạm chế độ hơn nhân một vợ
8


một chồng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình và cần phải lên án cũng như
xử lí.
Về thực tiễn thực hiện ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng:

Thứ nhất, thực trạng đàn ông lấy nhiều vợ ở các vùng dân tộc thiểu số vẫn tiếp diễn.[5]
Do tàn dư nặng nề của thời phong kiến vẫn còn tồn tại, cùng với phong tục lạc hậu về hôn
nhân đã ăn sâu vào tiềm thức của họ nên việc thay đổi là không dễ. Hơn nữa, những nơi có hủ
tục thường là vùng núi, vùng sâu vùng xa nên trình độ nhận thức, hiểu biết cịn hết sức hạn
chế.
Thứ hai, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực thì
nhiều biểu hiện tiêu cực của xã hội đã nảy sinh, các giá trị chuẩn mực đạo đức bị phá vỡ. Hội
nhập kinh tế, lối sống ngoại nhập làm cho đạo đức xói mịn, lối sống ham hưởng thụ, bng
thả. Theo kết quả của Viện nghiên cứu phát triển xã hội cơng bố năm 2010, tỷ lệ nam giới có
vợ đã hoặc đang quan hệ tình dục ngồi hơn nhân lên đến 43% ( trong tổng số 300 nam giới
tham gia nghiên cứu này.) [6]
Thứ ba, việc áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tùy thuộc vào sự tự giác của
các đương sự. Nhiều trường hợp vợ, chồng biết người chồng, vợ của mình kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác trái pháp luật nhưng khơng tố giác hành vi này mà cịn tâm
lý muốn che giấu, bỏ qua do sợ bị bỏ, mất chỗ dựa kinh tế...
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền cịn bộc lộ nhiều thiếu xót, yếu kém trong việc phát hiện,
xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật
do chưa có sự phân cơng, phân nhiệm củ thể, chuyên sâu nên hiệu quả hoạt dộng chưa cao.
Thứ năm, các hình thức xử lý vi phạm nguyên tắc hơn nhân một vợ, một chồng trên thực
tế cịn thiếu tính răn đe, khơng thực sự có hiệu quả. Theo LHN&GĐ, khi giải quyết vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, Tịa án chỉ có thể ra quyết định “không công nhận
quan hệ vợ chồng” hoặc “tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật”, kèm theo là yêu cầu chấm dứt
HVVP của mình mà khơng có chế tài cưỡng chế đảm bảo các bên sẽ thực hiện quyết định của
Tịa. Khi xử lý hành chính, thì mức phạt đối với hành vi vi phạm này còn quá nhẹ, tiếp tục tái
phạm thì ít khi bị xử lý hình sự tiếp tuy đã có quy định, do vậy khơng có tác dụng răn đe.
Kết luận: Như vậy, có thể thấy việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trên
thực tế còn tồn tại một số vướng mắc, địi hỏi cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả của pháp luật cũng như nhận thức của người dân trong việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc
hôn nhân nhân một vợ, một chồng một cách triệt để trong cuộc sống.
IV. Thực tiễn giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một

chồng
9


1. Những kết quả đạt được.
Thứ nhất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được kế thừa và phát triển qua
LHN&GĐ năm 1959, 1986 đã có q trình đi sâu vào thực tế cuộc sống hơn. Việc thi hành và
giải quyết trong thực tiễn các trường hợp vi phạm đang tỏ rõ sức mạnh trong việc xóa bỏ tận
gốc rễ những tư tưởng lạc hậu, ảnh hưởng tiêu cực của chế độ hơn nhân và gia đình thời kỳ cũ.
Hơn nữa, quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình đã được bảo vệ đáng kể.
Chế độ hơn nhân và gia đình XHCN được củng cố trên cơ sở kết hợp hài hòa nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng cũng như các nguyên tắc cơ bản khác và đạo đức XHCN.
Thứ hai, nhà nước đã tích cực đưa ra các chế tài xử phạt qua đó ngun tắc hơn nhân
một vợ một chồng đã được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm chỉnh hơn. Đồng
thời, các chế tài này ngoài trừng phạt đối với người đã có hành vi vi phạm còn là sự răn đe,
cảnh báo đối với các chủ thể khác.
2. Thực tiễn giải quyết.
Hiện nay, các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cịn xảy ra
nhiều, mặc dù đã có sự biến chuyển, tuy nhiên, con số phản ánh những vụ việc đã được cơ
quan có thẩm quyền giải quyết quá khiêm tốn. Thông thường các bên tự thỏa thuận giải quyết
cho HVVP, các bên vẫn tiếp tục chung sống với nhau.
1. Một số nguyên nhân và bất cập trong thực tiễn giải quyết.
1.1. Một số bất cập trong thực tiễn giải quyết.
Ở nước ta, sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân tiến bộ này ngày càng gia tăng theo chiều
hướng phức tạp, tình nam nữ chung sống như vợ chồng ngày càng phổ biến. Việc giải quyết
các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thực tế có nhiều vấn đề
cịn tồn tại.
a) Về mặt lý luận:
Theo BLHS 2015, hành vi khách quan của tội “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” là hành
vi của người đang có vợ, có chồng hoặc người chưa có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống

như vợ chồng với người mà mình “biết rõ” là đang có chồng, có vợ. Tuy nhiên, việc hiểu và
áp dung quy định “chung sống như vợ chồng” trong một số vụ án cụ thể trong thời gian qua
chưa đồng nhất. Hiện nay, BLHS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân và gia đình. Mặt khác, theo quy định của LHN&GĐ 2014 xác định “chung
sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”, tuy
nhiên, quy định về “coi nhau như vợ chồng” chưa thực sự rõ ràng. Thực tế có rất nhiều trường
hợp họ cơng khai chung sống bất hợp pháp nhưng họ không coi nhau như vợ chồng, dù hành
10


vi của họ gây ra có nghiêm trọng nhưng cũng sẽ không phạm tội “vi phạm chế độ một vợ, một
chồng”.
b) Về mặt thực tiễn.
Thứ nhất, trong việc xác định tình trạng hơn nhân: UBND cấp cơ sở giải quyết vẫn cịn
nhiều sai sót. Khiến phát sinh các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng.
Thứ hai, trong việc xác nhận các bên đăng ký kết hôn có đủ điều kiện kết hơn theo quy
định của pháp luật: Thông thường khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai theo
mẫu quy định và xuất trình chứng minh thư nhưng những thủ tục trên khơng đủ chứng minh
giữa họ khơng có họ trong phạm vi ba đời hoặc chưa từng có quan hệ thích thuộc về trực hệ
với nhau. Bởi việc xác định các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong thực tế là vấn đề
mang tính tế nhị và phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng kết hơn khơng đăng ký đang là hiện
tượng phổ biến ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, nó đã gây những khó khăn khơng nhỏ
trong việc kiểm sốt của Nhà nước đối với các quan hệ hơn nhân và gia đình.
1.2. Một số nguyên nhân.
Thứ nhất, trình độ hiểu biết về pháp luật HN&GĐ của nhân dân còn ở mức thấp. Ở các
vùng dân tộc thiểu số, việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình chỉ đơn thuần theo phong
tục, tập qn, trong đó có phong tục tập qn khơng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của
LHN&GĐ.
Thứ hai, xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng chưa

nghiêm minh, thậm chí cịn bị coi nhẹ nên không phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe và
phịng ngừa.
Thứ ba, trình độ của đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã và thẩm phán còn chưa đồng đều. Hơn
nữa, do những tác động về vật chất, các mối quan hệ xã hội, một bộ phận không nhỏ trong đội
ngũ cán bộ tư pháp, thẩm phán đã không khách quan trong giải quyết công việc.
V. Giải pháp khắc phục vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta.
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Thứ nhất, cần nghiên cứu và áp dụng chế tài xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc một
cách hợp lý, chặt chẽ và kiên quyết hơn. Cùng với đó, nhà làm luật cũng cần đưa ra chế tài cụ
thể, hợp lý đối với hành vi ngoại tình và cần có thêm quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính trong trường hợp vi phạm điểm d, khoản 2 Điều 5 LHN&GĐ 2014. [6]
Thứ hai, pháp luật cần chỉ rõ: trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 theo Nghị quyết 35 mà vi phạm một trong các điều kiện kết hôn như: giữa những
11


người có quan hệ cùng dịng máu trực hệ; người đang có vợ, đang có chồng chung sống với
người khác… thì khơng thể cơng nhận có quan hệ vợ chồng.
Thứ ba, cần quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, đồng thời
quy định xử lý kỷ luật cá nhân làm không đúng trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục đăng
ký kết hôn theo đúng trình tự luật định.
2. Các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật.
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân
về việc chấp hành quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, trong đó có ngun tắc hơn nhân
một vợ, một chồng. Đặc biệt, nhà nước cần chú trọng mở rộng, nâng cao nhận thức của đồng
bảo dân tộc thiểu số, đưa các quy định pháp luật đến với đồng bào.
Thứ hai, cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện và tố giác hành vi vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng kịp thời để xử lý hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật
này.
Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ. Từ đó

giúp giới trẻ có thái độ sống lành mạnh, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc hôn nhân một vợ, một
chồng.

KẾT LUẬN
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc vô cùng quan trọng, đóng vai trị
rất lớn trong việc thể hiện bản chất của chế độ hơn nhân cũng như góp phần hoàn thiện hơn
các quy định của pháp luật về các vấn đề hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên việc thực hiện
nguyên tắc này trên thực tế cuộc sống ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập. Vì
vậy để đảm bảo ngun tắc này được hồn thiện cũng như được thực hiện một cách có hiệu
quả cần có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước và ý thức chấp hành của người
dân trong xã hội.

CHÚ THÍCH
12

LHN&GĐ: Luật Hơn nhân và Gia đình
HN& GĐ: Hơn nhân và Gia đình
UBND: Uỷ ban nhân dân
BLHS: Bộ luật Hình sự
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
TTLT: Thông tư liên tịch


-

TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
VSKNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
KT – XH: Kinh tế- Xã hội
HVVP: Hành vi vi phạm


[1] TS. Nguyễn Văn Cừ, Hà Thị Mai Hiên…, 2021, Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình
Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.16,17.
[2] Đỗ Thị Bích Ngọc, Luận văn thạc sĩ luật học Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và
thực tiễn thực hiện. Hà Nội, 2015, tr 11.12
[3] Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hơn nhân và gia đình
/>[4] Đỗ Thị Bích Ngọc, Luận văn thạc sĩ luật học Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và
thực tiễn thực hiện. Hà Nội, 2015, tr. 20.
[5] Lam Ngọc, 2016, Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng,
/>[6]
Thói
quen
tình
dục
của
đàn
ơng
Việt
Nam,
2010,
/>[7] Đỗ Thị Bích Ngọc, Luận văn thạc sĩ luật học Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và
thực tiễn thực hiện. Hà Nội, 2015, Tr. 73.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp 2013.
2. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1959, 1986,2000,2014.
3. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
4. Bộ luật Dân sự 2015.
5. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.


13


6. Thông tư số 60/DS ngày 22/02/1978 của TANDTC về hướng dẫn giải quyết các việc tranh
chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy
vợ, lấy chồng khác.
7. Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành Luật Hơn nhân và Gia đình.
8. Thơng tư liên tịch số 01/2001 của Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 9 thansg 1 năm 2001 hướng dẫn thi
hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội “Về việc thi hành
Luật Hôn nhân và Gia đình”
9. Nghị  định 110/2013/NĐ­CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp, hành chính tư  pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã
10.  Nghị định số 67/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, Hành chính tư pháp, Hơn nhân và Gia đình, Thi hành án
dân sự, Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã.
11. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000.
Sách, giáo trình, tạp chí, luận văn, luận án:
1. TS. Nguyễn Văn Cừ, Hà Thị Mai Hiên…, 2021, Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt
Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội.
2. Đỗ Thị Bích Ngọc , 2015, Ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng và những nguyên lí thực
hiện: luận văn thạc sĩ luật học, TS. Nguyễn Phương Lan hướng dẫn.
3. Ph. Ăngghen(1995) “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, C.Mác
– Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Websites:
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hôn nhân và gia đình

truy
cập ngày 6/9/2021.
2. Lam Ngọc, 2016, Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng,
truy cập ngày 7/9/2021.
3.
Thói
quen
tình
dục
của
đàn
ơng
Việt
Nam,
2010,
truy cập ngày
6/9/2021.
4. Phùng Văn Hoàng, 2021, Bàn về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo quy định
của Bộ luật Hình sự truy cập ngày 3/9/2021.
14


5. Nguyễn Văn Dương, 2021, Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hơn nhân và gia đình Việt
Nam,
/>truy cập ngày 3/9/2021.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG................................................................................................................................ 1
I.Những lí luận cơ bản về ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng.....................................1

1. Khái niệm hơn nhân một vợ một chồng..............................................................................1
2. Khái niệm ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng............................................................1
15


3. Cơ sở lý luận và  cơ sở thực tiễn của luật hơn nhân và gia đình...................................2
3.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 2
3.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................3
4. Q trình hình thành và phát triển.................................................................................3
4.1. Pháp luật Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945..............................................3
4.2. Pháp luật nước ta từ sau Cách mạng Tháng 8 tới nay...................................................3
II. Ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng trong pháp luật Việt Nam hiện hành.............5
1. Ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng trong việc kết hơn..........................................5
2. Các trường hợp vi phạm và những trường hợp ngoại lệ...............................................5
2.1. Trường hợp 1: Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác và ngược lại.5
2.2. Trường hợp 2: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người
khác và ngược lại................................................................................................................. 6
3. Xử lý vi phạm ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng.................................................7
3.1. Xử lý theo pháp luật Hơn nhân & Gia đình..................................................................7
3.2. Xử lý theo pháp luật Hành chính..................................................................................8
3.3. Xử lý theo pháp luật Hình sự........................................................................................8
III. Thực tiễn áp dụng ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng..........................................9
IV.  Thực tiễn giải quyết các trường hợp vi phạm ngun tắc hơn nhân một vợ, một
chồng……………………………………………………………………….…………………10
1.Những   kết   quả   đạt   được……………………………………………………..
…………..10
1.1...Thực tiễn giải quyết…………………………………………………………………11
2.Một   số   nguyên   nhân   và   bất   cập   trong   thực   tiễn   giải   quyết ………………..
…………..11
2.1.Một   số   bất   cập   trong   thực   tiễn   giải   quyết ………………………………….......

……...11
2.2.Một số nguyên nhân…………………………………………………………....……..12
V. Giải pháp khắc phục vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta......12
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật………………………......……
12
2.  Các   giải   pháp   nâng   cao   nhận   thức   của   người   dân   trong   việc   tuân   thủ   pháp
luật…............13
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 13

16



×