Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Văn học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.06 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.
NHÓM 8.3 VĂN HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG.
Thành viên:
1, Nguyễn Thị Ngọc Hà (Nhóm trưởng)
2, Nguyễn Phi Yến
3, Trịnh Xuân Ly
4, Vy Thị Thắm
5, Phạm Thị Mai
6, Nguyễn Thị Minh Ánh
Mục lục:
I, Bối cảnh xuất hiện
1, Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản……………………………………...
2, Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn……………………………….
3, Quá trình phát triển………………………………………………….
II, Những thành tựu của văn học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng
1, Thơ…………………………………………………………………….
2, Tiểu thuyết…………………………………………………………….
3, Kịch……………………………………………………………………
III, Nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật……………………………………….
IV, Ý nghĩa……………………………………………………………………...
V, So sánh văn học Tây Âu thời kỳ Trung Cổ và văn học Tây Âu thời kỳ Phục
Hưng


I, BỐI CẢNH XUẤT HIỆN
Nếu văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội( Stendhal) thì
nhà văn chính là người thư kí trung thành của thời đại (Balzac). Mọi nhà văn vĩ
đại với những tác phẩm vượt lên trên sự băng hoại của thời gian đều gắn với
một nền văn học nhất định. Để nghiên cứu nền văn học ấy, người thực hiện


không thể tách rời với lịch sử xã hội nơi mà nó hình thành và phát triển. Bởi lẽ
ấy, để có cái nhìn tồn diện và chính xác nhất về văn học tây âu thời phục hưng
( thế kỉ XIV- XVII), nghiên cứu về bối cảnh xuất hiện phong trào văn hóa Phục
hưng ( The Renaissance) cùng với sự thay đổi về lịch sử, cơ sở nền tảng kinh tế,
kết cấu xã hội là điều rất cần thiết.
1, Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
Đầu thế kỉ XIV, nền móng của chế độ phong kiến dần dần bị rạn nứt
trước sự phát triển của sản xuất. Thành thị trung đại ra đời và bằng hoạt động
kinh tế của mình đã dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp và tiến
tới chi phối nền kinh tế. Thành thị ngày càng phát triển, giai cấp tư sản ra đời và
quan hệ tư bản chủ nghĩa thay thế dần quan hệ phong kiến đã lỗi thời lạc hậu. Ý
trở thành quê hương của phong trào văn hóa phục hưng đồng thời là cái nơi phát
triển rực rỡ cho nền văn hóa nghệ thuật:
+ Dù tồn tại những phân tán nhất định về chính trị nhưng do những điều kiện
thuận lợi về địa lý, quan hệ TBCN ở đây được ra đời sớm nhất. Từ thế kỉ XIV,
ở miền Bắc nước Ý đã có nhiều thành phố phồn thịnh và đã lập thành những
nước cộng hịa thành thị như: Phirenxe, Vênêxia, Giênơva,.. trong đó Phirenxê
chủ yếu phát triển về cơng nghiệp, 2 nước cịn lại chủ yếu phát triển về thương
nghiệp.
+ Nền kinh tế phát triển mạnh đã hình thành một tầng lớp lắm tiền nhiều của
trong các nước cộng hòa, thành thị ở Ý. Để phơ trương cho sự giàu có của mình,
họ sẵn sàng vung tiền đã xây dựng nhiều lâu đài tráng lệ được trang sức bằng
những tác phẩm nghệ thuật giá trị.Tình hình đó đã tạo một lực đẩy lớn khuyến


khích sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ mà trước hết là đối với các họa sĩ
và các nhà điêu khắc.
+ Ý vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại. Vì vậy, hơn ai hết các
nhà văn nghệ sĩ Ý đã kế thừa được những truyền thống văn hóa rực rỡ nên mọi
lĩnh vực từ kiến trúc, điêu khắc đến văn học,..Do vậy, đến thế kỉ XIV, XV khi

mà kinh tế xã hội đã có những biến đổi quan trọng, đời sống được nâng cao, họ
đã có điều kiện để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa ấy.
+ Hơn nữa, các nhà văn nghệ sĩ thời bấy giờ còn nhận được sự bảo trợ của
những người đứng đầu các nhà nước như Mêđixi ở Phirenxê, họ Giôngơ
(Gonzague) ở Mantu, họ Môntê Phentơrô (Montefeltro) ở Quốc Nô, họ Extê ở
Fera (Ferrari), họ Aragơn ở Naplơ, thậm chí cả các giáo hồng Sixto IV, Giulơ
II, Lêô X, và Phaolô III ở La Mã. Nhờ vậy, họ có thể điều kiện tập trung trí tuệ
và tài năng của mình vào cơng việc lao động sáng tạo.
=> Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự thay đổi trong đời sống
kinh tế, xã hội của thành thị đã làm nền tảng vững chắc cho những bước tiến phi
mã của văn học thời kì này.
2. Giai cấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng và văn hóa riêng
Văn hóa Tây âu dưới thời sơ và trung kì trung đại bị giáo hội Kitơ lũng
đoạn. Khi đó, tư tưởng tình cảm của con người bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng
khắt khe của giáo hội Thiên Chúa. Nhà thờ Kitô giáo đã tuyên truyền những tư
tưởng duy tâm, thần học, phản động, giam hãm tư tưởng của con người trong
vòng lạc hậu tối tăm...Theo đó, con người và cái tơi cá nhân từng được văn học
cổ đại Hi Lạp đề cao lại bị rơi xuống hàng thứ yếu. Do vậy, giai cấp tư sản cần
phải có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần
của mình và để đấu tranh với hệ tư tưởng đã lỗi thời của giáo hội và của giai cấp
quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.
=> Ở giai đoạn đầu này, chủ nghĩa nhân văn đang được hình thành, tồn tại ở
dạng nhân tố manh nha nhưng có vai trị quan trọng trong việc tạo ra sự phát
triển mạnh mẽ sau này.


=> Nội dung này là tiền đề và được thể hiện rất rõ trong văn học và nghệ thuật
thời kì phục hưng
3, Quá trình phát triển
Do cuộc chiến tranh Pháp – Ý, văn hóa phục hưng Ý truyền sang Pháp .

Giai cấp tư sản Pháp đã tiếp thu văn hóa Ý và phát triển sáng tạo theo tinh thần
dân tộc Pháp. Sau đó lại tiếp tục truyền sang các nước khác ở Tây và Trung Âu
như Hà Lan, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc,...
=> Tạo ra một nền văn hóa rực rỡ nói chung và một nền văn học đạt đến một
trình độ khơng thể đạt được trước đó nói riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh.
2. Giáo trình lịch sử thế giới trung đại – NXB Giáo dục.
3. Chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn hóa phục hưng.
4. Tìm hiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn trong nghệ thuật thời kì
phục hưng.
file:///C:\Users\Admin\Downloads\Tìm%20hiểu%20ảnh%20hưởng%20của%20
chủ%20nghĩa%20nhân%20văn%20trong%20nghệ%20thuật%20Phục%20hưng.
html.
II, NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC
HƯNG.
1, THƠ:
1.1. Đặc điểm chung của thơ ca:
- Về hình thức: Ngồi các thể loại thơ cổ điển, cịn được biết đến với mơ hình
thơ khác như Sonnet, câu thơ hendecasyllable,..
- Về chủ đề: Chủ đề văn học Phục Hưng rất đa dạng và phong phú với nhiều thể
loại:


+ Tình yêu : Văn học Phục hưng hát và ca ngợi về tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn
và thể xác, đề cao tình yêu nhưng cũng gắn với những bi kịch.
+ Thiên nhiên: được chú trọng và được lý tưởng hóa như biểu tượng của sự
hồn hảo.
+ Tình cảm tôn giáo: Thiêng liêng và là nguồn cảm hứng trung tâm bấy giờ.
+ Ngồi ra cịn có các chủ đề về Thần thoại cổ điển, phê bình xã hội, phê bình

giáo hội,.. Nhưng nổi bật và được quan tâm nhiều hơn là thơ trữ tình và thơ
huyền bí với chủ đề tơn giáo.
- Văn học nói chung và thơ ca thời Phục Hưng nói riêng đã nhận được khơng ít
sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ không khí tiến bộ thổi vào từ các lĩnh vực khoa học
hay triết học.
1.2. Một số nhà thơ tiêu biểu:
* Về một số nhà thơ tiêu biểu, ta phải kể đến nhà thơ nổi tiếng nhất đồng thời là
người mở đầu cho phong trào Văn hóa Phục Hưng: Dante Alighieri (1265-1231)
- Vài nét về xuất thân của Dante:
Ơng sinh ra trong 1 gia đình kị sĩ suy tàn ở Phirenxê, Ý. Thời bấy giờ Phirenxe
đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa đảng Trắng ( phái ủng hộ vua ) và đảng Đen (
phái ủng hộ Giáo Hồng). Tất nhiên ơng tham gia Đảng trắng và năm 1300
được bầu làm 1 quan chức chính của Phirenxe. Nhưng mới được 2 tháng thì
đảng Trắng thất bại, ông bị trục xuất khỏi Phirenxe và phải sống ưu vong ở các
thành thị miền Nam Ý cho đến lúc chết.
- Ở những tác phẩm của mình, Dante khơng thể hiện sự chống đối Tôn giáo
nhưng căm ghét giáo hội và giáo hoàng , mong muốn nước Ý được thống nhất,
đồng thời thể hiện khát vọng tự do của con người. Hai kiệt tác làm nên tên tuổi
của ông là Cuộc đời mới và Thần Khúc.
- Cuộc đời mới là tác phẩm thời kì đầu của Dante ( được viết trong những năm
1283- 1293) gồm 42 chương ngắn theo phong cách prosimetrum bao gồm cả thơ
và văn xuôi xen kẽ. Đây là tác phẩm Dante viết để tưởng nhớ người bạn gái thời
thơ ấu của ông là Beatrix- 1 cô gái ngây thơ xinh đẹp mà ngay từ hồi lên 9,


Dante đã đem lòng yêu mến, nhưng mãi về sau vì rụt rè khơng thổ lộ, nàng
tưởng ơng khơng u nên đi lấy chồng và chẳng may mất sớm. Ông đã hết sức
ân hận và đau xót nên đã viết lên bài thơ này, viết về “ cái điều mà chưa ai từng
nói như vậy về một người phụ nữ”.
Tơi nghe ra trong tim đang thức tỉnh

Hồn của Tình yêu trong đó ngủ mê
Sau đó Tình u tơi thấy từ xa
Rất mừng vui, nhưng mà tơi nghi lắm.
Tình nói rằng: "Để thời gian cúi xuống
Trước mặt ta…" – và nghe thấy tiếng cười
Nhưng mà tôi chỉ nghe chúa tể thôi
Chỉ một người đôi mắt tôi hướng đến.
Cô nương Vanna, cô nương Bice
Là hai người tôi thấy khi gần lại
Và ở đây có một sự diệu kỳ
Khi trong ký ức của tơi giữ lại
Tình u nói rằng: "Đây là Primavera
Cịn đây – Tình yêu, ta giống như người ấy.
- Tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp của Dante là Thần Khúc ( La Davine
comédie), hay được gọi là “ Kinh Thánh thời Trung cổ” được ông viết suốt 20
năm sống lưu vong và đến khi chết vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn bộ tập thơ
gồm 100 chương chia làm 3 phần: Địa ngục ( inferno); Luyện ngục
(Purgatorio); Thiên đường ( Paradiso) với tổng số lên đến 14.234 câu thơ được
coi là tác phẩm đồ sộ về thơ ca. Về hình thức Thần Khúc giống như 1 tập
trường ca kiểu cũ trong đó dùng địa ngục và thiên đường làm bối cảnh chính và
sử dụng nhiều điển tích thần học nhưng nội dung lại hoàn toàn mới. Nội dung
tác phẩm kể về 1 giấc mộng trong đó tác giả được nhà thơ nổi tiếng La Mã cổ
đại là Vieescgiliut dẫn đi xem địa ngục và tĩnh giới, tiếp đó được Beeatorix dẫn
đi xem thiên đường. Thông qua Thần khúc, Dante cho rằng địa ngục có thật, nó


rất ghê sợ,qua đó ơng lên án cái xấu, tội ác. Con người muốn thoát khỏi địa
ngục sau khi chết phải có lịng can đảm, tình u và danh dự. Dante cũng ca
ngợi cái đẹp và sự lương thiện của con người trong tác phẩm này.
Xúc động vì tình đồng hương

Tôi nhặt những lá rơi tản mát,
Trả lại cho cây giờ đã lặng im tiếng nói.
Rồi chúng tơi đi tới noi,
Điểm phân giới vòng ngục hai với vòng ba,
Và thấy một cảnh tượng khủng khiếp khác của cơnglý.
Để trình bày những việc là này,
Xin nói rõ là chúng tơi tới một trảng cát,
Không một cây nào mọc nổi nơi đây.
Khu rừng đau thương như vòng hoa bao quanh,
Một cái hố to buồn thảm,
Chúng tơi dừng lại ở ngay sát rìa.
Khoảng trống là một lớp cát dầy khơ cằn,
Có lẽ khơng khác gì bãi cát,
Mà xưa kia chân Carton đã phải xéo qua.
Ôi, sự báo thù của Chúa, đáng sợ biết bao!
Với những ai đọc những dịng này,
Về những gì bày ra trước mắt tơi lúc đó.
* Ngồi Dante cịn có nhà thơ trữ tình Francesco Petrarca ( 1304 – 1374), 1 nhà
thơ Ý được xem như ông tổ thơ mới của châu Âu và là cha đẻ của chủ nghĩa
nhân văn. Ông là một người rất say mê các tác giả cổ điển. Ngay từ thuở còn
trẻ, Pêtơraca đã yêu chuộng sách cổ, những nhà văn cổ điển, và nghiên cứu các
trước tác của các nhà văn La Mã nổi tiếng.Thơ ơng cịn có tác động mạnh đến
quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh thống nhất Italia. Ông là người đặt ra
loại thơ trữ tình 14 câu viết bằng tiếng Italia (chia làm hai phần : một phần 8 câu
và một phần 6 câu, mỗi phần có vần riêng). Những bài thơ viết tặng nàng Laura


yêu quý của ông là những bài thơ duyên dáng được dùng làm mẫu mực cho thơ
trữ tình Italia.
Ta ghen tỵ với tro tàn trong mộ

Người tham lam giấu người ấy ta buồn
Người lấy đi người con gái yêu thương
Chỗ nương tựa trong cuộc đời đau khổ.
Và linh hồn trên trời ta ghen tị
Ngươi nhận về người con gái trẻ trung
Đem nàng về trong vịng sáng của mình
Cịn ta đây vì sao người chối bỏ.
Ta ghen tị với hạnh phúc của họ
Để giờ đây ta chiêm ngưỡng một mình
Vầng trán của nàng tỏa sáng linh thiêng.
Và ta ganh tị với người – thần chết
Mang cuộc đời em về cõi của mình
Bỏ lại ta trên đời như sa mạc.
* Bên cạnh 2 nhà thơ Ý trên, không thể không kể đến 1 nhà thơ, nhà văn, nhà
soạn kịch vĩ đại nhất nước Anh, được mệnh danh là “ Thi sĩ của dịng sơng
Avon” : William Shakespeare ( 1564-1616). Những bài thơ của Shakespeare
phần lớn là những bài Sonnet thể hiện những dịng cảm xúc của một tâm hồn
chân thành trước tình bạn và tình yêu, với sự tri âm, đồng cảm. Bên cạnh đó, thơ
Sonnet của ơng nói nhiều về biến đổi của thời gian: thời gian nhớ quá khứ, nuối
tiếc hiện tại và lo lắng cho tương lai, thêm vào đó là ám ảnh về sự phơi phai sau
cái chết và quên lãng của người đời. Và một trong những bài thơ Sonnet là bài
số 18 dưới đây, tác giả ca đẹp vẻ đẹp của người thiếu nữ sánh với mùa hạ để
cuối cùng đề cao vẻ đẹp vĩnh cửu, cái đẹp bất diệt.


Anh có nên ví em với ngày mùa hạ?
Em đáng yêu hơn và rất đỗi dịu êm
Gió mạnh tháng Năm chao đảo những nụ hoa
Mùa hạ ngắn không đủ cho hị hẹn
Mắt thiên đường đơi khi q nóng bỏng

Ánh vàng óng nhiều lúc phải phai mờ
Những huy hoàng có thể khơng đượm thắm
Bởi thiên nhiên thay đổi vẫn tình cờ.
Duy mùa hạ vĩnh cửu của em còn mãi
Và sắc đẹp của em sẽ ở lại, chẳng tàn phai
Cả cái Chết cũng không kéo em đi mãi
Trong bài thơ vĩnh cửu, em sẽ mãi rạng ngời
Chừng nào người còn thở và mắt có thể trơng
Cịn bài thơ này và cịn của em cuộc sống.
( Bản dịch của Vũ Hoàng Linh ).
* Và 1 số nhà thơ tiêu biểu khác: nhà thơ Phục Hưng Pháp: Pierre de Ronsard,
Joachim du bellay, Louise Labé,..; nhà thơ Phục Hưng Tây Ban Nha: Fray Luis
de Leon, Lope de Vega, Miguel de Cervantes,..; nhà thơ Phục Hưng Anh :
Christopher Marlowe, John Milton,..; nhà thơ Phục Hưng Đức : Sebastian
Brant, Hans sachs,..
1.3. Giá trị của thơ ca:
Thơ ca góp phần khơng nhỏ vào thành tựu chung của văn học Tây Âu
thời kì Phục Hưng, khiến cho Văn hóa Phục Hưng càng nở rộ trong việc đánh
bại tư tưởng lỗi thời của phong kiến, giáo hội Thiên Chúa giáo, từ đó đề cao giá
trị con người, đề cao khoa học tự nhiên và thế giới quan mới. Đây là 1 bước tiến
kỳ diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu.


Tư liệu tham khảo :
1. Lịch sử Văn Minh Thế giới – Vũ Dương Ninh chủ biên
2. Lịch sử Thế giới Trung Đại – Nxb Giáo dục
3. Trích thơ - Wikipedia
4. Văn học Phục hưng Tác giả, tác phẩm và đặc điểm
2, TIỂU THUYẾT:
2.1, Đặc điểm của tiểu thuyết Phục Hưng:

- Tầm nhìn nhân học:
Sự xuất hiện của tiểu thuyết Phục hưng xảy ra trong sự phát triển đầy đủ
của sự khám phá ra nước Mỹ (1492). Điều này và những tiến bộ khoa học khác
đã khiến con người đánh giá lại khoa học và lý trí về đức tin.Sau đó, họ bắt đầu
tin vào ảnh hưởng của con người trong các sự kiện hàng ngày hơn là vào hành
động của Thiên Chúa. Kết quả là, tầm nhìn của vũ trụ đã thay đổi thành một tầm
nhìn nhân học.
Do đó, lý trí của con người đã xảy ra để có ưu thế về lý do thiêng liêng.
Trong bối cảnh này, tiểu thuyết Phục hưng lặp lại quan niệm này tập trung vào
con người và hành động của anh ta, tránh xa các chủ đề tôn giáo.
- Thuyết nhị nguyên:
Văn xuôi giàu trí tưởng tượng của thời Phục hưng được đặc trưng bởi
tính hai mặt: chủ nghĩa duy tâm tình cảm và ý thức phê phán. Chủ nghĩa duy
tâm hiện nay nêu bật những giá trị cao như tình yêu, phép lịch sự và danh dự;
chủ đề quan trọng là thực tế hơn.
Vì vậy, tiểu thuyết tình cảm và sách hào hiệp xuất hiện từ chủ nghĩa duy
tâm. Đổi lại, phần sau bắt nguồn từ tiểu thuyết Moorish, mục vụ và Byzantine.
Tiểu thuyết picaresque có khuynh hướng phê phán, vẽ nên một thế giới vật chất
và bẩn thỉu.
- Đại diện hoàn hảo của tự nhiên:


Tiểu thuyết Phục hưng thể hiện thiên nhiên là đại diện của sự hoàn hảo và
là nguồn vui. Điều này được mơ tả như một bản chất lý tưởng hóa và thuần hóa
theo nhu cầu của con người. Trong mơi trường này, những câu chuyện tình yêu
của những người chăn cừu chủ yếu được kể.
- Tình yêu là chủ đề trung tâm:
Trong tiểu thuyết Phục hưng tình u đóng một vai chính. Các chủ đề chủ
yếu liên quan đến những câu chuyện của nhân vật chính là con mồi cho một tình
u u uất. Đơi tình nhân đau khổ và khóc vì khơng thể ở bên người mình u.

- Kiểu chữ xác định của người phụ nữ yêu dấu:
Người phụ nữ yêu dấu là trung tâm của nhiều câu chuyện được kể. Nó có
một kiểu chữ xác định: mắt sáng, tóc vàng, nước da trắng. Tương tự như vậy, nó
là một nguồn tinh khiết sẽ khó tìm thấy ở một người phụ nữ khác.
2.2, Tác giả và tác phẩm xuất sắc:
- Về lĩnh vực này trước hết phải kể đến Bôcaxio, nhà văn Ý được đặt ngang
hàng với hai nhà thơ Đantê và Pêtơraca và được gọi chung là "Ba tác giả lỗi
lạc".
Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện ngắn “Mười ngày”
(Decameron). Tác phẩm này gồm 100 câu chuyện do 3 chàng kị sĩ trẻ và 7 cô
gái kể cho nhau nghe để đỡ buồn trong mười ngày về sống tại một ngôi nhà ở
nông thôn để tránh nạn dịch hạch xảy ra ở Phirenxê năm 1348.Bằng lối văn
châm biếm dí dỏm, các câu chuyện ấy hoặc là kể lại những truyện trong thần
thoại và truyền thuyết, hoặc là những câu chuyện của phương Đông, nhưng
nhiều nhất là những câu chuyện khai thác trong xã hội đương thời trong đó đề
cập đến nhiều đối tượng như lái bn, tu sĩ, giáo sĩ, quý tộc…Qua tác phẩm
“Mười ngày”, ông chế giễu thói đạo đức giả, cơng kích cuộc sống khổ hạnh,
cấm dục vì cho đó là trái tự nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận
hưởng mọi lạc thú của cuộc sống. "Mười ngày" của Bôcaxiô là một tác phẩm có
tính chất vạch thời đại trong lịch sử văn học châu Âu.


- Sau khi phong trào Văn hóa phục hưng lan rộng sang các nước Tây Âu khác, ở
Pháp đã xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu và nổi bật nhất là
Rabole. Rabole lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học ngành y và khoa học
tự nhiên, đã từng làm thầy thuốc. Ơng cịn tinh thông về các mặt văn học, triết
học, pháp luật, thực vật học, kiến trúc.
Tác phẩm chủ yếu của ông là tiểu thuyết trào phúng Gácgăngchuya và
Păngtagruyen nội dung như sau: Gácgăngchuya là một người khổng lồ. Vừa
mới lọt lòng mẹ đã đòi "Uống". Người ta phải lấy sữa của 170.913 con bò cho

uống mới đủ. Con của Gácgăngchuya là Păngtagruyen cũng là một người khổng
lồ. Anh có một người bạn tên là Panuyếcgiơ. Sau khi đôi bạn này đi đánh thắng
giặc ngoại xâm trở về Panuyếcgiơ có một băn khoăn là có nên lấy vợ hay
khơng. Khơng ai giải đáp được thắc mắc đó, hai người phải đi đến xứ Cate
(Trung Quốc) để hỏi lọ nước thần. Chính trong cuộc hành trình ấy họ đã đặt
chân tới nhiều xứ sở kì lạ như đến hịn đảo của những người chuyên giơ lưng
chịu đấm để đòi tiền bồi thường, đến hịn đảo của các lồi chim chỉ biết hót và
ăn cho béo, lại đến hịn đảo của lồi mèo xồm chuyên môn ăn hối lộ... Cuối
cùng họ đã đến được ngôi đền "Lọ nước thần" và được nghe phán mỗi một tiếng
"Uống!". Về bề ngồi, tác phẩm này có vẻ hoang đường, nhưng nội dung lại nói
về những người thực, việc thực trong xã hội lúc bấy giờ, đó là giáo hoàng, giáo
sĩ, vua, quan, là cuộc sống lười biếng ăn bám, là những việc làm xấu xa đầy rẫy
trong cuộc sống hàng ngày... vì vậy đây là một tác phẩm hiện thực phê phán rất
có giá trị.
- Xécvăngtét (Miguel de Cervantes) là một nhà văn lớn và là kẻ đặt nền móng
cho nền văn học mới ở Tây Ban Nha. Xécvangtét xuất thân từ một gia đình quý
tộc sa sút, thời trẻ tính thích mạo hiểm, đã tham gia đánh quân Thổ Nhĩ Kỳ ở
trận Lêpăngtơ ở Hy Lạp (năm 1571). Vì bị thương, ơng bị bọn giặc biển bắt làm
tù binh. Sau 5 năm ơng trốn thốt được về q hương, nhưng từ đó ơng ngày
càng nghèo túng, phải ra làm một chức quan nhỏ.


Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, đồng thời cũng là một kiệt tác của nền
văn học thế giới là Đơng Kisốt (Don Quichotte). Nội dung như sau: Ơng Kixana
là một quý tộc nhỏ sa sút, người cao gầy, 50 tuổi vẫn chưa có vợ. Thế nhưng vì
chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết, ơng quyết định mình phải trở thành một hiệp sĩ
đi ngao du khắp thiên hạ để dẹp mọi chuyện bất bình. Để chuẩn bị lên đường,
Kixana tự đặt cho mình một cái tên quý tộc thật kêu là Đông Kisốt xứ Măngsơ,
lại dụ dỗ được Xăngsô, một nơng dân chất phác làm giám mã cho mình. Hơn
nữa, để cho đầy đủ tiêu chuẩn của một kị sĩ, ông tôn thờ một cô thôn nữ làng

bên mà ông chưa quen biết làm "bà chúa của lịng mình" và gọi nàng bằng một
cái tên duyên dáng - nàng Đunxinê xứ Tôbôxô. Với bộ trang phục kỵ sĩ do tổ
tiên để lại, Đông Kisốt cưỡi một con ngựa gầy cùng với Xăngsô béo lùn cưỡi
một con lừa thấp lè tè bắt đầu bước vào con đường giang hồ. Từ đó Đơng Kisốt
có nhiều hành động vừa buồn cười, vừa đáng thương, như chiến đấu với cối xay
gió vì tưởng đó là ma quỷ khổng lồ, đánh đàn cừu đang gặm cỏ vì tưởng đó là
đồn qn tà giáo..., và tất nhiên Đơng Kisốt đều phải trả giá. Cuối cùng vì đấu
kiếm thua hiệp sĩ Vừng Trăng, và theo lời cam kết ban đầu, Đông Kisốt buộc
phải trở về quê cũ, chấm dứt cuộc đời giang hồ với những việc làm điên rồ của
mình. Trong tác phẩm này, Đơng Kisốt được miêu tả thành một người có phẩm
chất cao quý, là kẻ bảo vệ tự do và chính nghĩa. Người nơng dân Xăngsơ cũng
được khắc họa thành một người tuy có vẻ ngây ngơ nhưng lại thơng minh lanh
lợi, chí cơng vô tư. Xây dựng một người nông dân thành một trong hai nhân vật
chính của tác phẩm và gán cho nhân vật ấy những phẩm chất tốt đẹp như vậy,
đó là điều rất hiếm lúc bấy giờ. Và thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời
Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tầng lớp quý tộc Tây Ban Nha với những quan
niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang
bị chìm đắm trong vũng lầy phong kiến lạc hậu.
2.3. Giá trị:


Có thể nói tiểu thuyết là thể loại phản ánh rõ nét tinh thần của thời đại và đưa
nền văn học bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn mà giai cấp tư sản bước
vào vũ đài chính trị, khẳng định hệ tư tưởng mới tiến bộ của mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình lịch sử Văn Minh Thế Giới.- Dương Vũ Ninh.
2. Đặc điểm tiểu thuyết Phục Hưng.
3, KỊCH:
3.1. Đặc điểm :
- Anh là đất nước nổi bật nhất cho nghệ thuật kịch thời kỳ Phục Hưng với nhiều

tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Ngay từ khi phong trào này bắt đầu lan sang Anh ở
đầu thế kỉ XVI, việc diễn kịch trong dân gian ở Anh đã rất thịnh hành. Từ năm
1580 về sau, nghệ thuật kịch nói của Anh ngày càng phát triển. Lúc bấy giờ ở
London chỉ có 20 vạn người mà có đến 8 rạp kịch. Kế thừa truyền thống của đất
nước và tinh hoa của kịch Hy Lạp và La Mã cổ đại, các nhà soạn kịch Anh đã
đưa nghệ thuật kịch nước nhà lên tuyệt đỉnh.
Một số đặc điểm trong nghệ thuật kịch thời kỳ này:
- Về thể loại: Các tác phẩm kịch được chia làm nhiều thể loại như hài kịch, bi
kịch, kịch lịch sử,…
- Về chủ đề: Tương tự thơ, tiểu thuyết, kịch thời kỳ Phục Hưng cũng khai thác
rất nhiều chủ đề về nhiều khía cạnh của đời sống, lấy con người là chủ thể trung
tâm như:
+ Tình yêu: Romeo và Juliet; Hamlet; Giấc mộng đêm hè;…
+ Lịch sử: Vua John; Ricardo II; Edward II;…
+ Chủ nghĩa nhân văn: Tamburlaine
+ Ngồi ra cịn một số chủ đề khác như xung đột tôn giáo, tinh thần độc
lập của người phụ nữ,…
3.2. Một số nhà soạn kịch tiêu biểu:


* William Shakespeare
Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời kỳ Phục Hưng, đồng thời là
người tiêu biểu cho nền văn học Anh thời kì này là William Shakespeare
(1564-1616). Shakespeare sinh ra trong một gia đình có cha là nhà tư sản trong
khu vực, mẹ là con gái ruột của chủ đất. Vì khơng biết chính xác Shakespeare
làm gì trước khi ghi dấu ấn trong bối cảnh London, nhiều phỏng đoán đã được
mở ra về cuộc sống ban đầu của ông. Khoảng từ năm 1585 đến năm 1592, ông
bắt đầu sự nghiệp thành công ở London với tư cách là một diễn viên, nhà văn và
là chủ sở hữu một phần của một cơng ty vui chơi có tên King’s Men. Khoảng
năm 1613, ở tuổi 49, ông dường như đã nghỉ hưu ở Stratford và qua đời 3 năm

sau đó.
Trong 20 năm hoạt động sáng tác (1592-1612), Shakespeare đã để lại 36
vở kịch với nhiều thể loại khác nhau. Ông đã viết lịch sử biên niên về những đề
tài lớn trong thời kỳ đầy bão táp của lịch sử Anh thành những bi hài kịch phi
phàm, như các vở kịch Hamlet, Romeo và Juliet, Othello,... Các tác phẩm của
ông viết về mọi loại nhân vật như vua chúa, tướng lãnh, các nhà triết học, kẻ
chăn cừu, các tay nghiện rượu, cho đến những tên đâm thuê giết mướn.
Shakespeare hiểu rõ bản chất của con người, nhìn rõ các hồn cảnh đặc biệt mà
con người trải qua, tạo ra các nhân vật trong các vở kịch mang nhiều ý nghĩa ra
ngồi thời gian và khơng gian. Những tác phẩm của ông vừa mang tính chất bi
kịch, vừa mang tính chất hài kịch, nhưng tràn đầy một sức sống mạnh mẽ. Một
số tác phẩm nổi bật của Shakespeare: Hamlet, Romeo và Juliet, Giấc mộng đêm
hè, Vua Lear, The Tempest,…
* Christopher Marlowe
Christopher Marlowe là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất
trong số những nhà viết kịch thời Elizabeth. Ông như một thứ ánh sáng vụt qua
bầu trời văn học thời đại Tudor nhưng đã nhanh chóng có được vị trí nhất định
trên thi đàn và góp phần quan trọng làm biến đổi bộ mặt sân khấu Anh thời bấy
giờ. Marlowe không phải là một nhà viết kịch ru ngủ người xem bằng những vở


diễn êm ái. Ngược lại, ông được coi là hiện thân của một kẻ nổi loạn ở mọi
phương diện: luôn chỉ trích cay độc đối với các chính sách xã hội và tơn giáo;
một kẻ đồng tính; một gián điệp của triều đình; một kẻ vơ thần; một tên học
địi... và kết thúc bản danh sách này là kẻ mất mạng trong một vụ ẩu đả nảy sinh
từ quán rượu. Dựa trên nhiều sự bắt chước vở kịch Tamburlaine của ông, các
học giả hiện đại coi ông là nhà viết kịch xuất sắc nhất ở London những năm
ngay trước cái chết bí ẩn của ơng. Marlowe để lại nhiều vở kịch mà đến bây giờ
vẫn được nhiều người biết đến như: Tamburlaine; Dido, Nữ hoàng của
Carthage; Vụ thảm sát ở Paris;…

* Ngồi ra, để góp phần vào sự thành cơng của nghệ thuật kịch thời kỳ Phục
Hưng không thể không nhắc đến một số nhà soạn kịch khác như Ben Jonson,
Thomas Middleton,…
3.3. Giá trị :
Các tác phẩm kịch không chỉ mang đến cho người xem những phút giây
khoái lạc mà còn phản ảnh chân thật đời sống của con người. Cùng với thơ và
tiểu thuyết, kịch đã góp phần nâng nền văn học phương Tây thời kì bấy giờ lên
một tầm cao mới, để những ảnh hưởng và thành tựu của nó cịn lưu lại đến tận
bây giờ.
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh chủ biên
2. Lịch sử thế giới trung đại - Nxb Giáo dục
3. William Shakespeare, Christopher Marlowe – Wikipedia
4.
III, NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
Phục hưng không chỉ là sự phục hồi ,làm cho những cái suy tàn hưng thịnh
trở lại mà phong trào văn hóa phục hưng còn là một cuộc cách mạng tiến bộ của
nhân loại để mở đường cho sự phát triển cao hơn nữa, rực rỡ hơn nữa của văn
hóa Tây âu nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung.


Là một hình thức nghệ thuật, văn học thời kì phục hưng cũng đem lại
những giá trị to lớn về nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật đối với nền
văn hóa.
1, Về nội dung tư tưởng:
Văn học thời này tuy có tiếp thu và kế thừa những một số yếu tố trong
nền văn hóa Hy lạp và La mã cổ đại nhưng lại được thổi vào một hệ tư tưởng
hoàn toàn mới, chống lại những quan niệm lỗi thời kìm hãm sự phát triển của xã
hội.Tư tưởng chủ đạo trong văn học thời kì này là chủ nghĩa nhân văn , chú
trọng đến con người được thể hiện qua những mặt sau đây:

1, Lên án, tố cáo giáo hội Kitô, tấn công vào những tư tưởng phong kiến lỗi
thời, chèn ép, chà đạp lên con người. Đây là một trong những nội dung tư tưởng
có mặt hầu hết trong các tác phẩm văn học thời kỳ Phục hưng. Chẳng hạn như
trong “Thần khúc” Đantê đã đặt các nhân vật như Giáo hoàng, giáo sĩ những kẻ
đại diện cho Chúa mà theo quan niệm của giáo hội thì sau khi chết sẽ được lên
thiên đàng nhưng ông lại thấy họ vĩnh viễn ở địa ngục để chịu sự đày đọa
Rabơle thì mượn hình ảnh các lồi chim ở đảo Xon-năng-tơ để ám chỉ giáo
hoàng, giáo sĩ, tu sĩ,... là những kẻ chỉ biết hót và ăn cho béo. Ơng khơng ngần
ngại chĩa mũi nhọn về phía giáo hội và khơng kiêng nể gì khi nói vua chúa “là
giống bị ngu ngốc chẳng có giá trị gì.” Xã hội phong kiến là một xã hội lỗi thời,
lạc hậu, không cịn đủ sức để có thể duy trì, để bảo vệ dân chúng nữa, và xã hội
ấy sẽ sớm suy tàn được Xéc-văng-tét thể hiện qua tác phẩm Đông Ki-ốt. Và cịn
rất nhiều tác phẩm của Shakespeare, Bơcaxiơ….Qua đó, các tác phẩm văn học
thời kì phục hưng đã tố cáo gay gắt mặt tối của giáo hội, các thế lực chà đạp con
người.
2, Chống lại những quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống trần
gian: Nếu như quan niệm của giáo hội chỉ chú trọng thần linh và thế giới bên
kia, coi nhẹ con người thì các tác phẩm văn học thời kì này lại mang đề cao vẻ
đẹp của con người, xem con người là“ viên ngọc hồn mỹ “ của vũ trụ, là một
cơng trình tuyệt mĩ mà như Shakespeare đã viết “trong hành động giống như


thiên thần, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu
của mn lồi!” bên cạnh đó các tác phẩm cũng chú trọng đến tự do của con
người vì “ đó là điều q báu nhất của lồi người”( Cervantes).
3, Đề cao tình u dân tộc, đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình : Như
Dante đã nói :”Khơng phải tơi chỉ u tiếng nói của dân tộc mà tơi cịn u dân
tộc với tất cả tấm lịng chân thành" hay như Rơngxa nhà thơ Pháp, người đã có
cơng xúc tiến việc dùng tiếng mẹ đẻ trong văn chương và xác định các luật thơ
trong thơ ca Pháp đã nói: "Vì là tiếng mẹ đẻ của anh, anh lại cần phải biết nó

một cách sâu sắc chu đáo hơn nữa... Ai là người rời bỏ tiếng cổ Hy Lạp, La Mã
để tơn kính tiếng mẹ đẻ của mình, những người ấy là những người con tốt, là
những công dân biết ơn Tổ quốc, những người ấy xứng đáng được đúc tượng và
tặng hoa, tên tuổi và công đức được đời đời ghi nhớ.
4, Châm biếm, lên án xã hội quá đề cao vai trị của đồng tiền đảo lộn mọi thứ
trên đời:Trong "Timơng ở Aten", Sếchxpia lại viết về thế lực lớn lao có thể đảo
lộn mọi việc trên đời của đồng tiền như sau: "Vàng! Vàng kim, vàng óng ánh,
vàng quý giá!... Chỉ bấy nhiêu đã đổi trắng thay đen, biến xấu thành đẹp, biến
bất công thành công bằng, hèn hạ thành cao quý, già thành trẻ, khiếp nhược
thành dũng cảm”.
2, Về giá trị nghệ thuật
Có thể nói văn học thời kì phục hưng đã tạo nên những tác phẩm” khổng
lồ”, những tác gia vĩ đại của nhân loại với tên tuổi các nhà văn nhà thơ nổi tiếng
như Dante,Bôccaciô,Passo,Castiglion ...Văn học Tây Âu phục hưng đã đạt đến
đỉnh cao bởi sự phong phú về thể loại ,sự đa dạng về phong cách sáng tác, chỉn
chu, uyên bác, thâm sâu ý nghĩa về ngôn từ, bút pháp hiện thực bắt đầu xuất
hiện và thắng thế được các nhà văn sử dụng để tố cáo xã hội và đòi lại quyền
sống quyền tự do của con người.


IV, Ý NGHĨA
Văn học Tây Âu đem lại ý nghĩa vơ cùng to lớn cho phong trào phục
hưng văn hóa nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung:
- Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa, do đó đã
giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của
giáo hội. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá
tính ngày càng giữ vai trị chi phối khơng những về văn học nghệ thuật mà cả
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình vào phong trào văn hóa đó
bằng những tác phẩm và cơng trình bất hủ, do đó đã làm phong phú thêm kho

tàng văn hóa của nhân loại.
- Đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn học Tây Âu trong những thế
kỷ tới.
V, SO SÁNH VĂN HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ VÀ THỜI KỲ
PHỤC HƯNG

Văn học Tây Âu thời Trung cổ

Văn học Tây Âu thời kỳ phục

(XI-XIV)

hưng (XIV-XVII)

Bối cảnh -Hình thành thành thị và một tầng -Xuất hiện các thành thị tự do như
lớp cư dân mới là thị dân

quốc gia nhỏ

-Nhu cầu có dịng văn học phục vụ -Nhu cầu phải có nền văn học riêng
giai cấp quý tộc và phong kiến
Đề tài

để phục vụ giai cấp tư sản

-Văn học nhà thờ -Văn học thành thị -Chủ nghĩa nhân văn
-Văn học kị sĩ -Văn học dân gian

-Chủ nghĩa hiện thực


Nội dung -Lấy cung đình, nhà nhà thờ làm -Lấy thành thị làm trung tâm
trung tâm

-Trân trọng vẻ đẹp con người


-Ca tụng hình tượng nhân vật hiệp sĩ -Ca ngợi cuộc sống và khát vọng
lý tưởng

sống

-Tình yêu lãng mạn, say đắm và -Lên án, đả kích, châm biếm sự tàn
mạo hiểm

bạo dốt nát của giáo hội Thiên Thiên

-Đã xuất hiện hiện dòng văn học Chúa và giai cấp cấp quý tộc
mang tính chất chống lại giáo hội - Tình u tổ quốc, tinh thần dân tộc
phong kiến và giáo hội Thiên Chúa
Hình thức - Được viết bằng tiếng Latin hoặc - Được viết bằng tiếng mẹ đẻ
Hy Lạp

Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới
2.Lịch sử văn minh Phương Tây- Trần Mai Thúy ( dịch)
3.Văn minh Phương Tây




×