Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích tác động Covid –19 đến các doanh nghiệp lữ hành ( du lịch )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.19 KB, 22 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Môn : Kinh tế học
Đề tài : Phân tích tác động Covid –19 đến các doanh nghiệp lữ
hành ( du lịch )
NHÓM THỰC HIỆN:

1

03


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………4
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………….5
I.Covid 19……………...……………………………………………....................5
1.Khái niệm……………………………………………………………………....5
2.Diễn biến……………………………………………………………………….5
3.Tác động……………………………………………………………………….6
II.Khái niệm chung………………………………………………………………6
1.Khái niệm doanh nghiệp,chi phí và lợi
nhuận………………………………....6
2.Doanh nghiệp lữ hành………………………………………………………….8
III.Tác động của covid–19 đến các doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu
……………8
1.SAIGONTOURIST……………………………………………….....................8
2.Công ty TNHH Tiếp thị và giao thông vận tải (VIETNAM TRAVEL AND
MARKETING TRANSPORTS JOINT STOCK COMPANY)
…………………………………………………………………….12
3.HỘI AN TOURIST HOLDING COMPANY……………………...................15
IV.Giải pháp dành cho các doanh nghiệp lữ
hành……………………………...18


PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………...…...20
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….21

2


MỞ ĐẦU

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong vòng suốt 2 năm
vừa qua, mọi mặt của cuộc sống ngày nay đang phải gánh chịu những
ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tác động của COVID –19. Trong đó, nền
kinh tế nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng
là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các con số thống kê trong
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thể hiện rõ ràng mức độ
tiêu cực mà COVID 19 đã và đang gây ra. Lấy Việt Nam làm ví dụ,
theo “Báo cáo tác động của dịch COVID 19 đối với các doanh nghiệp
Việt Nam” có đến 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở
mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% doanh nghiệp cho
rằng họ “khơng bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hồn
tồn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. tốc độ tăng trưởng GDP quý I
năm 2020 là 3,82%, mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua (GSO
2020).
Một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các tác động
của COVID – 19 trong suốt thời gian quá trình dịch bệnh diễn ra là các
doanh nghiệp lữ hành ( du lịch). Ngành du lịch ở Việt Nam ghi nhận cú
sốc lớn khi 71% doanh nghiệp giảm doanh thu trên 30% so với cùng
kì 2019 và 77% doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ giảm trên 80%
vào quý II năm 2020. Trong đó, 18% doanh nghiệp cho tất cả lao động
nghỉ việc, 48% cho nghỉ việc 50 – 80% lao động ( theo Ban Tư vấn Du
lịch (TAB) và VnExpress trên 394 doanh nghiệp)

Chính trên những số liệu thống kê thực tế đó và cùng với mục tiêu
phân tích các tác động của COVID 19 đến các doanh nghiệp lữ hành,
nhóm tác giả muốn đem đến cái nhìn sâu hơn về sự ảnh hưởng của
dịch bệnh đến doanh thu, lợi nhuận và chi phí cũng như tác động đến
việc làm tại các doanh nghiệp lữ hành nói chung và tại một số doanh
nghiệp ngành du lịch tiêu biểu nói riêng. Bên cạnh đó, bài thảo luận
cũng cung cấp thêm một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong
bối cảnh khó khăn hiện nay. Mục đính cuối cùng là đem đến cho các
doanh nghiệp cái nhìn có chiều sâu, cụ thể để tìm được lối thốt, bước
chuyển mình trong dịch bệnh, cũng như cung cấp cho Chính Phủ
nguồn thơng tin hữu ích để có những chính sách hỗ trợ hợp lý để vực
lại ngành công nghiệp khơng khói tại Việt Nam.
3


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH (DU LỊCH )

I. COVID 19
1. Khái niệm:
2020 là một năm khởi đầu khơng mấy may mắn vì có dịch Corona
hoành hành khắp thế giới. Ngày 11-3-2020, Tố chức Y Tế WHO đã
công bố, gần đúng 17 năm sau đại dịch SARS, WHO chính thức tuyên
bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Theo Tổ chức Y tế WHO: Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh
truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên
phạm vi toàn cầu. Virus Corona mới (Covid-19, SARS CoV-2) là một
dạng mới của Coronavirus gây nhiễm trùng cấp tính với các triệu
chứng hơ hấp. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch
đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung

Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên
nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân
lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc
đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV
trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Bằng chứng hiện nay cho thấy bệnh COVID-19 lây nhiễm ở người qua
đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị
nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch
tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp
hoặc các giọt bắn. Virus Corona chủ yếu lây nhiễm từ người sang
người. Phương thức lây nhiễm chính là do các giọt bắn từ đường hơ
hấp. Phương thức này làm sự lây lan của dịch bệnh ngày càng rộng và
rất khó kiểm sốt.
4


2. Diễn biến:
Hiện nay chúng ta đang phải chịu ảnh hưởng từ làn sóng dịch Covid19 lần thứ tư, chủ yếu do biến chủng Ấn Độ gây ra. Biến chủng mới
này có quy mơ và tính phức tạp cao hơn các đợt dịch trước vì nó bùng
phát cả ở nhiều nơi, nhiều địa điểm, tốc độ lây lan cực nhanh đặc biệt
trong những nơi có mật độ người tập trung cao như bệnh viện, nơi có
nhiều người bệnh nặng, nhiều bệnh lý nền. Hơn thế, biến chủng này
dễ dàng xâm nhập cả ở trong cộng đồng nhiều địa phương, cả ở trong
các khu công nghiệp lớn gây bùng phát bệnh trên diện rộng khó kiểm
sốt và truy vết. Các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan đang phải tìm
cách thay đổi cũng như tìm các biện pháp ứng phó tạm thời trong thời
gian nghiên cứu giải pháp lâu dài.

3. Tác động:


Dịch COVID-19 diễn ra đã tác động mạnh đến nhiều mặt của cuộc
sống như hoạt động sinh hoạt, hoạt động văn hóa, giáo dục, vui chơi
giải trí. Và trên hết, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng đại dịch
COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động như một cú đánh trực tiếp
vào nền kinh tế. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực
ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động
mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy trong khó khăn do dịch
bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động
kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến,
họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài
hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà nhưng vẫn có những
hạn chế nhất định chưa thể nào khắc phục như về thiết bị ở một số
vùng khó khăn hay đối với những ngành kinh tế cần có tính chất tập
trung lao động sản xuất.
Việt Nam cũng không tránh khỏi các ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh trong đó nặng nề nhất là ngành du lịch lữ hành. Các lệnh cấm
bay, hạn chế đi lại của Chính phủ cùng với sự e ngại của du khách do
lo sợ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ
hành (du lịch ) cùng các ngành kinh doanh có liên quan như khách
sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên đình trệ,
thiếu vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Lượng
khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như
khơng có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến
phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội.
5


Doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - trở thành lĩnh vực chịu tác
động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh.


II. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận
 DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quyền quyết định đối với thu
nhập (hay doanh thu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ sự thua lỗ nào trong
kinh doanh.
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một số tiền hoặc vốn tài chính để bắt đầu
kinh doanh và tài trợ cho sự phát triển doanh nghiệp.
Đối với mỗi mức sản lượng có thể làm được, một doanh nghiệp (Cơng ty) phải luôn
luôn biết câu trả lời cho hai vấn đề là:
- Phải chi phí bao nhiêu để sản xuất được mức sản lượng đó
- Doanh thu kiếm được do bán sản phẩm đó sẽ là bao nhiêu

Chi phí sản xuất

Doanh nghiệp, cơng
ty lựa chọn mức sản
lượng

Doanh thu

 CHI PHÍ:
Chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi mua tất cả các yếu tố đầu
vào để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm.
Xác định chi phí sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản
phẩm chính xác, giúp doanh nghiệp dễ tạo ra lợi nhuận hơn.
Trong nền kinh tế hiện đại và cạnh tranh ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan
tâm đến chi phí sản xuất, và tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách cố gắng giảm chi

phí sản xuất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 DOANH THU:
6


Doanh thu là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ,
hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh
thu thực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu.
Doanh thu có được từ việc bán sản phẩm phụ thuộc vào đường cầu mà doanh nghiệp
(công ty phải đáp ứng. Đường cầu định giá bán cho bất kỳ một lượng sản phẩm nào, bởi
vậy cũng ấn định doanh thu mà doanh nghiệp, cơng ty đó sẽ đạt được. Sự tương tác
giữa chi phí và doanh thu định ra mức sản lượng mà các nhà doanh nghiệp công ty)
muốn cung ứng.
Những quyết định của các doanh nghiệp (Công ty) về sản xuất và cung ứng bao
nhiêu đều phụ thuộc vào chi phí sản xuất và doanh thu đạt được từ bán sản phẩm. Đây
là thực chất của lý thuyết cung. Điểm chính của lý thuyết cũng là tất cả các doanh
nghiệp (công ty) đều có cùng một mục đích là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Bằng cách xem xét doanh thu và chi phí thay đổi như thế nào với mức sản lượng được
sản xuất ra và tiêu thụ, doanh nghiệp (Cơng ty) có thể lựa chọn mức sản lượng thích
hợp để tối đa hóa lợi nhuận của nó.

 LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh
nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận
được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất… của
doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt
động của các doanh nghiệp.
Với bất cứ doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của
họ. Lợi nhuận là yếu tố sống cịn của mỗi doanh nghiệp, khơng thu được lợi
nhuận thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình

hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở đảo bảo
cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp lữ hành

 Khái niệm: doanh nghiệp lữ hành là một loại doanh nghiệp đặc
biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực
hiện các chương trình trọn gói cho khách du lịch.
 Ngồi ra, doanh nghiệp lữ hành cịn có thể tiến hành cho các
hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du
lịch hoặc các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo
phục vụ nhu cầu du lịch của khách hàng từ khâu đầu tiên đến
cuối cùng
7


 Một số cơng ty du lịch-lữ hành uy tín :
⁃ công ty cp du lịch và tiếp thị giao thông vận tải việt nam
Vietravel
⁃ Tổng công ty du lịch Sài Gịn TNHH-MTV
⁃ Cơng ty cổ phần dịch vụ du lịch Bến Thành
⁃ Công ty cổ phần du lịch Exotissmo Việt Nam
⁃ Tổng công ty du lịch Hà Nội

III. TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH TIÊU BIỂU
1. SAIGONTOURIST
 Lịch sử :
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được
hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999

theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng
Cơng ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành
viên, trong đó lấy Cơng ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nịng
cốt.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những
đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước
với nhiều mơ hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi
giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận
chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất &
chế biến thực phẩm...
Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực
kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách
sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh
vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần
và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn
nước ngồi, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.
Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội
nhập", Saigontourist sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh
doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp
cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa
truyền thống, tăng cường cơng tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị
đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.
8


Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như
PATA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200
công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp
tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục

tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên,
Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ...
Thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà
hàng, lữ hành. mua sắm, MICE, du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo
sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist sẽ tích cực phát triển các chi
nhánh ở khu vực Đông Nam Á. Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn
vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Saigontourist tiếp tục phấn
đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch
Châu Á.
 Việc làm :
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại
dịch Covid-19. Nhìn lại năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 tới
ngành du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Bước vào năm 2020, du lịch
Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu
lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã
nhanh chóng “đóng băng” ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng. Khơng chỉ thiệt hại do đại dịch
Covid-19, năm 2020 cũng là năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều hiện
tượng thời tiết cực đoan. Chỉ trong 1,5 tháng cuối năm, khu vực miền
Trung phải chống chọi tới gần 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra
các trận lũ chồng lũ lịch sử khiến ngành du lịch miền Trung mới chớm
gượng dậy từ “bão Covid-19” lại chịu thiệt hại bởi vì thiên tai.
Trước tình hình khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, Đảng ủy
Saigontourist Group đã tập trung quán triệt và triển khai chỉ đạo đến
các cơ sở Đảng việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống
dịch Covid -19. Đảng ủy chỉ đạo tuyệt đối không để người lao động
nào mất việc do ảnh hưởng dịch bệnh trong tình hình khó khăn do
thực hiện giản cách xã hội. Phát động phong trào thi đua “Công nhân,
viên chức, lao động Saigontourist nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết
tâm, chiến thắng dại địch Covid”, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu

kép”, phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”. Chủ động
sắp xếp lao động hợp lý, thay phiên nhau nghỉ nhưng vẫn đảm bảo
tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Khi số ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, ngày 1/7, Bộ
Y tế đã chi viện khẩn lực lượng y tế hùng hậu từ miền Bắc cấp tốc vào
tiếp sức cho TPHCM chống dịch Covid-19. Tham gia chương trình hỗ
trợ, Saigontourist Group huy động 5 khách sạn gồm Continental, Kim
Đô, Oscar, Đệ Nhất và Thiên Hồng bố trí phịng ngủ dành cho 1.050
9


người của đội ngũ y tế hỗ trợ TPHCM chống dịch. Ngoài 5 khách sạn
trên, Saigontourist Group cũng chuẩn bị dự phịng khách sạn New
World Sài Gịn đón đồn chun gia y tế, bác sĩ.
Saigontourist đã tham gia rất nhiều các chương trình hỗ trợ
khác nhau của Chính Phủ vì thế nên việc làm của các nhân viên trong
doanh nghiệp này vẫn được duy trì. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 nên Tổng công ty đã đưa ra một số những chiến lược như: thay
phiên nghỉ... và vẫn đảm bảo được mức lương hợp lý cho nhân viên.
Vì là tình hình chung của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
nên việc làm của nhân viên cũng bị ảnh hưởng phần nào, ban cán bộ
công ty cũng đã đưa ra những chiến lược. Những chương trình để duy
trì mức việc làm ổn định cho tồn bộ nhân viên.
 Lợi nhuận :
Theo báo cáo tài chính của tổng công ty:
-

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
-

Ngày 30/6/2019 đạt 3.339 tỷ đồng


-

Ngày 31/12/2019 đạt 5 nghìn tỷ đồng

-

Ngày 30/6/2020 đạt 1.223 tỷ đồng
 doanh thu giảm sâu từ nửa cuối 2019 đến nửa đầu
2020, giảm 2.116 tỷ đồng

-

Ngày 31/12/2020 đạt 1.311 tỷ đồng
 nửa cuối năm 2020 doanh thu thuần bán hàng đã
tăng nhẹ, tăng 88 tỷ đồng

 Trong vòng hơn một năm , doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp Saigontourist có sự giảm mạnh từ
3339 tỷ đồng xuống 1311 tỷ đồng, giảm đến 2028 tỷ đồng. Như
vậy ta cũng có thể thấy được Covid-19 đã tác động rất mạnh
đến doanh thu của doanh nghiệp bởi lẽ khi dịch bệnh xuất hiện
mọi hoạt động du lịch đều phải bị hạn chế.
-

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
-

Ngày 30/6/2019 đạt 616,4 tỷ đồng


-

Ngày 31/12/2019 đạt 194,3 tỷ đồng
10


-

Ngày 30/6/2020 đạt 26,6 tỷ đồng
 lợi nhuận giảm 589,8 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm
( từ cuối 2019 đến nửa đầu 2020)

-

-

Lợi
Lợi
-

Ngày 31/12/2020 lỗ 44,1 tỷ đồng
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Ngày 30/6/2019 đạt 587,3 tỷ đồng
Ngày 31/12/2019 đạt 77,1 tỷ đồng
Ngày 30/6/2020 lỗ 185,5 tỷ đồng
Ngày 31/12/2020 lỗ 95,6 tỷ đồng
nhuận khác
Ngày 30/6/2019 đạt 6,8 tỷ đồng
Ngày 31/12/2019 đạt 9,6 tỷ đồng
Ngày 30/6/2020 đạt 5,5 tỷ đồng

Ngày 31/12/2020 đạt 8,5 tỷ đồng

Năm 2020, Tổng Công ty đón tiếp phục vụ 672.000 lượt khách, đạt
65,7% so với kế hoạch (gồm 508.500 lượt khách lưu trú, đạt 70,1% so
với kế hoạch và 163.500 lượt khách lữ hành, đạt 55% so với kế
hoạch). Tổng doanh thu tồn Tổng Cơng ty thực hiện 9.202 tỷ đồng,
đạt 83,6% so với kế hoạch. Tính đến 31/12/2020, Tổng Cơng ty đã
đầu tư vào 54 doanh nghiệp là các công ty liên doanh, công ty cổ
phần, cơng ty TNHH có cùng ngành nghề kinh doanh chính với tổng
giá trị đầu tư là 4.554,638 tỷ đồng.
 Lợi nhuận của doanh nghiệp có sự biến động mạnh từ nửa cuối
2019 đến hết năm 2020. Nhìn chung lợi nhuận đều giảm qua
từng kỳ thống kê. Cuối năm 2019 lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp là 63,160 tỷ đồng , tuy nhiên đến cuối năm 2020 doanh
nghiệp bị lỗ tới 87,130 tỷ đồng. Có thể thấy Covid-19 ảnh hưởng
rất nhiều đến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về qua các hoạt
động kinh doanh và từ các hoạt động khác
 Chi phí :
-

-

Chi phí tài chính:
- Ngày 30/6/2019 : 9,4 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2019: 5,1 tỷ đồng
- Ngày 30/6/202 : 9 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2020: 1,4 tỷ đồng
Chi phí bán hàng:
- Ngày 30/6/2019: 88,8 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2019: 48,3 tỷ đồng

11


-

-

-

- Ngày 30/6/2020: 50 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2020: 24,6 tỷ đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Ngày 30/6/2019: 220,7 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2919: 69,8 tỷ đồng
- Ngày 30/6/2020: 175,5 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2020: 31,8 tỷ đồng
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
- Ngày 30/6/2019: 81,9 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2019: 23,4 tỷ đồng
- Ngày 30/6/2020: 791,2 triệu đồng
- Ngày 31/12/2020: Chi phí khác:
- Ngày 30/6/2019: 694,1 triệu đồng
- Ngày 31/12/2019: 289,4 triệu đồng
- Ngày 30/6/2020: 1,2 tỷ đồng
- Ngày 31/12/2020: 93,2 triệu đồng

 Các loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong hơn một năm từ
cuối năm 2019 đến hết năm 2020 đều có xu hướng giảm và
giảm khá mạnh. Khi dịch bùng phát và lan rộng, mọi nhu cầu đi
lại của người dân đều bị hạn chế , nó chứng tỏ rằng doanh

nghiệp phải chi trả các chi phí ở mức thấp hơn. Các loại chi phí
giảm dần từ khi dịch bệnh bùng phát đến khi dịch bệnh lan rộng,
thậm chí có những thời điểm doanh nghiệp khơng phải chi trả
bất cứ loại chi phí nào
2 . Công ty TNHH Tiếp thị và Giao thông vận tải (VIETNAM TRAVEL AND
MARKETING TRANSPORTS JOINT STOCK COMPANY)

 Lịch sử:
- Vietravel là một công ty du lịch của Việt Nam được thành lập vào ngày 20 tháng 12
năm 1995, có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh trải khắp trên cả
nước như thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Phú Quốc, Kiên Giang,… và các văn phòng đại diện tại các quốc gia khác
như: Mỹ, Pháp, Úc, Campuchia, Thái Lan và Singapore. Nằm trong hệ thống các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam, công ty du lịch Vietravel là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực lữ hành và dịch vụ du lịch. Với phong cách hoạt động riêng biệt và mục tiêu phát
triển “Giá trị mới mẻ, Giá trị lòng tin và Giá trị vượt trội”, sau 26 năm hoạt động,
Vietravel đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp khơng chỉ với du khách mà cịn gây được
tiếng vang lớn cho thị trường du lịch và liên tục đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và
quốc tế. Điển hình như:
12


+ Huân chương lao động hạng nhất do Chủ tích nước trao tặng năm 2011
+ “Một trong 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam” do Tổng cục Du lịch Việt
Nam bình chọn năm 2006
+ “Thương hiệu mạnh 2008” do thời báo kinh tế Việt Nam bầu chọn
+ Công ty Lữ hành hàng đầu Châu Á năm 2014
… Vietravel cung cấp nhiều loại hình du lịch đa dạng và linh hoạt, từ du lịch thể thao,
du lịch khám phá, hội nghị hội thảo, tour du thuyền, tour golf đến các tour khám phá
khắp năm châu với dịch vụ tốt và giá cả phù hợp với nhu cầu của phần lớn du khách.

Bên cạnh đó, cơng ty cịn khai thác các tour du lịch “tham gia học tập ngoại khóa” cho
các em học sinh, do vậy mà hình ảnh của công ty được nâng cao rất nhiều từ hoạt động
ý nghĩa này. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất giúp cơng ty gặt hái được nhiều thành
tích đó là cơng ty luôn đi sâu khai thác các tour du lịch mới lạ, hấp dẫn đồng thời kết
hợp với những chiến lược marketing hiệu quả trong việc tìm hiểu thị trường và lĩnh vực
kinh doanh của mình. Ngồi du lịch, Vietravel bắt đầu gia nhập thị trường OTA và
thành lập hãng hàng không du lịch lữ hành Vietravel Airlines. Với niềm tin mỗi khách
hàng đều xứng đáng nhận được những giá trị tốt đẹp và khát khao vươn xa, sức trẻ bản
lĩnh, Vietravel sẽ phát triển và đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai.
 Việc làm:
Có thể thấy trong 2 năm qua, nghành du lịch ln sống trong tình trạng “thấp
thỏm và bấp bênh”. Đại dịch Covid – 19 xuất hiện, đã nhanh chóng “đóng băng”
nghành du lịch trên tồn thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngồi tầm ảnh
hưởng thậm chí là bị thiệt hại nặng nề. Theo báo cáo cuối năm 2020 của Tổng cục
Thống Kê, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid – 19, khách quốc tế đến với
Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt
56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu chi du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt
giảm ngày công, nhiều khách sạn phải đóng cửa.
Đứng trước tình hình dịch bệnh ấy, cơng ty Vietravel đã đặt mình ln ở trong
trạng thái “On –Off”. Những khi dịch diễn ra, công ty ngay lập tức thu hẹp hoạt động
kinh doanh, nhanh chóng cập nhật và tổ chức tour đến những điểm đến an tồn, khơng
có ca nhiễm trong cộng đồng. Sản phẩm của công ty luôn được xây dựng theo tiêu chí
đảm bảo an tồn của bộ y tế. Covid – 19 buộc Vietrvel phải tát cấu trúc doanh nghiệp
để phù hợp với thị trường. Trong đó, cơng ty dành tập trung cho thị trường nội địa, tập
trung và xây dựng sản phẩm gói dịch vụ vé máy bay/ xe và khách sạn để đáp ứng nhu
cầu của du khách. Đồng thời cơng ty cũng ra mắt thêm nhiều loại hình du lịch trọn gói
mới như: Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch bằng xe riêng và theo
đồn riêng cho nhóm khách gia đình.
Trong bối cảnh khó khăn của bối cảnh dịch bệnh, cơng ty đã phải cho nghỉ bớt
nhân viên. Trước tháng 8 năm 2020, chỉ 3/5 trong tổng số 1700 nhân viên của Vietravel

13


đi làm lại, 1/5 vẫn đang ở nhà chờ việc còn lại đã chuyển việc khác. Từ tháng 5 đến hết
tháng 10 năm 2021, hoạt động kinh doanh du lịch “đóng băng” hồn tồn vì tác động
của đại dịch Covid. Có thời điểm ở cơ quan chỉ cịn 15 – 20 người để duy trì hoạt động
hành chính thơng thường.
 Lợi nhuận :
Kết quả sx kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu
1
Tổng doanh thu hợp nhất
2
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp DV
3
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập của doanh nghiệp

Quý 1/2020
789, 587
30,2

Quý 1/2021
277,7
5,86


tăng/giảm
Giảm 65%
Giảm 80%

(41,116)

(73,789)

-179%

(41,517)

(72,854)

-170%

 Sau 3 tháng đầu năm 2021, Vietravel báo lỗ sau thuế hơn 72,8 tỉ
đồng, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước và bằng 73,6%
khoản lỗ sau thuế của cả năm 2020 (98,9 tỉ đồng)
 Chi phí:
- Chi phí tài chính:
Quý 1/2020: 23.6 tỷ đồng
Quý 1/2021: 27,9 tỷ đồng
-

Chi phí bán hàng:

Quý 1/2020: 8,5 tỷ đồng
Quý 1/2021: 6,4 tỷ đồng
-


Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Quý 1/2020: 57 tỷ đồng
Quý 1/2021: 61,8 tỷ đồng
-

Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố:

Quý 1/2020: 251,9 tỷ đồng
Quý 1/2021: 263, 3 tỷ đồng
-

Chi phí khác:

Quý 1/2020: 1,53 tỷ đồng
Quý 1/2021: 1,45 tỷ đồng
14


 Chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm của Vietravel lần lượt tăng
18,3% và 8,45% so với cùng kỳ, tương ứng với 27,9 tỉ đồng và
61,8 tỉ đồng. Chi phí bán hàng giảm 24% xuống cịn 6,47 tỉ
đồng.
 Cơng ty Cổ phần Du lịch và tiếp thị giao thông Việt Nam
(Vietravel) ghi nhận doanh thu hợp nhất quý I hơn 277 tỷ đồng,
giảm gần 65% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, doanh thu
dịch vụ du lịch lữ hành giảm mạnh nhất với hơn 535 tỷ, chỉ còn
gần 72 tỷ đồng. Doanh thu bán vé máy bay cũng giảm hơn một

nửa, xuống còn 70,6 tỷ đồng. Doanh thu giảm mạnh, trong khi
chi phí quản lý cùng chi phí tài chính (chủ yếu lãi vay) tăng cao
so với cùng kỳ khiến đại gia lữ hành này lỗ sau thuế hơn 72,8 tỷ
đồng chỉ trong quý I. Con số này gần gấp đôi quý I/2020 và bằng
khoảng 80% khoản lỗ của Vietravel cả năm ngoái. Đồng thời, nó
cũng cho thấy đợt dịch trở lại hồi đầu năm nay tác động nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh của Vietravel.

3. HỘI AN TOURIST HOLDING COMPANY
 Lịch sử :
Được thành lập vào tháng 04.1990 trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Dịch vụ Ăn uống và
Công ty Du lịch; được cổ phần hóa vào năm 2006 - Cơng ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ
Hội An chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2006. Qua hơn 20 năm khẳng định và
phát triển bền vững, đến nay, Công ty CP Du lịch - Dịch Vụ Hội An đã phát huy được
những thế mạnh của mình - vị thế thuận lợi với vai trò là điểm dừng chân cho con
đường Di sản Miền Trung (Huế - Hội An - Mỹ Sơn) - thiên nhiên ưu đãi (mát vào mùa
hè và ấm vào mùa đông) - gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng của địa phương.
Bằng nhiều biện pháp kinh doanh phù hợp, Công ty đã từng bước đưa thương hiệu ngày
càng phát triển và hội nhập, tạo môi trường làm việc ổn định và gắn bó cho người lao
động, đồng thời đóng góp cao vào ngân sách nhà nước, tham gia tích cực các cơng tác
xã hội như bảo tồn văn hóa, các hoạt động nhân đạo và từ thiện...
Vì vậy trong 20 năm qua, công ty đã được nhà nước, các ban ngành tặng nhiều phần
thưởng cao quý, năm 2005 được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới" và gần đây nhất, năm 2010 với danh hiệu "Anh hùng lao động hạng
nhất". Những danh hiệu này chính là động lực để chúng tôi tiếp tục phát huy sức sáng
tạo, lao động nhằm phát triển và gìn giữ vị thế của người dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ
du lịch tại miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
15



Tình hình:
Việt Nam xuất hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm covid 19 vào ngày 23-1-2020. Do đó ngay
từ đầu năm 2020, cùng với các chủ trương quyết liệt của Chính phủ để nhằm ngăn chặn
lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, lượng khách đến Hội An khơng cịn nhiều nữa khi
người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại , cùng hàng loạt các chủ trương về tàm ngừng
kinh doanh, tạm ngừng đón khách. Tổng lượng khách đến Hội An trong năm 2020 đạt
923.257 lượt, giảm 83.8% so với cùng kỳ ; tổng lượng khách lưu trú đạt 410.843 lượt,
giảm 78,38% so với cùng kỳ. Đây được xem là một cú sốc đối với doanh nghiệp nới
riêng và ngành du lịch tại Việt Nam nói chúng
 Việc làm của người lao động :
STT

Năm

1
2

2019
2020

Số lượng người lao động
(người)
452
112

Thu nhập bình quân
(đồng/người/tháng)
6.929.000
4.600.000


Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh với những diễn biến khó lường đã để lại những hậu
quả nghiêm trọng đến Hội An tourist holding company. Lượng khách du lịch đến Hội
An giảm mạnh đồng nghĩa với việc không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động, số
lượng lao động của công ty bị cắt giảm từ 452 vào năm 2019 xuống còn 112 vào năm
2020, giảm hơn 4 lần so với cùng ký năm ngoái. Đồng thời thu nhập bình quân của
người lao động tạo doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ, chỉ trong vịng 1 năm
thu nhập bình quân của người lao động giảm từ 6.929.000 đồng xuống 4.600.000 động.
Trong hồn cảnh khó khăn này việc doanh nghiệp cần hướng đến là đảm bảo việc làm,
mức lương ổn định cho số lao động hiện có; đồng thời đảm bảo an tồn sức khỏe khơng
chỉ cho khách hàng mà còn cho người lao động của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận của doanh nghiệp
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 ( đơn vị: triệu đồng)
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

2019
183.178
15.801
12.599

2020
38.438
(24.935)

(25.069)

% tăng/giảm
-79,02%
-257,81%
-298,98%

 Từ bảng số liệu, tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 của công ty chỉ đạt 38.438
triệu đồng, giảm 79,02% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do những tác
động kéo dài của dịch covid 19, các chính sách giản cách của nhà nước, đồng
thời còn phỉa chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trên cùng địa bàn. Đối
mặt với những rủi ro bất khả kháng này, lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận
lỗ là 25.069 triệu đồng.
16


 Chi phí của doanh nghiệp trong thời kí dịch bệnh:
-

Chi phí tài chính:
- 2019: 51.2 triệu đồng
- 2020: 27,9 triệu đồng

-

Chi phí bán hàng:
- 2019: 16.6 tỷ đồng
- 2020: 3,3 tỷ đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
- 2019: 22.5 tỷ đồng

- 2020: 13.2 tỷ đồng

-

-

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
- 2019: 3.558.517.283
- 2020: chưa có
Chi phí khác:
- 2019: 1.69 tỷ đồng
- 2020: 526 triệu đồng

 Do dịch bệnh COVID-19 căng thẳng,nhu cầu đi du lịch của khách hàng ít đi rất
nhiều,vậy nên khơng chỉ doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm mà chi
phí doanh nghiệp cần chi trả cũng giảm đi đáng kể phù hợp với tình hình thực
trạng của ngành du lịch.Theo báo cáo tài chính,chi phí doanh nghiệp phải chi trả
năm 2020 giảm ½ (thậm chí là hơn) so với năm 2019.Điều này cho thấy doanh
nghiệp đã cắt giảm đáng kể những chi phí khơng cần thiết,cắt giảm nhân cơng…
để có thể cân đối với doanh thu và lợi nhuận.
4. TỔNG KẾT TÁC ĐỘNG CHUNG
 Việc làm :
Các doanh nghiệp lữ hành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến của
COVID- 19 do các chỉ thị về phòng chống dịch, giãn cách xã hội của Chính Phủ.
Các doanh nghiệp này gần như tạm dừng hoặc hủy bỏ tất cả hoạt động do đó khơng
thể đảm bảo lượng cơng việc cũng như phí chi trả để duy trì cho tồn bộ bộ máy
nhân viên, người lao động trước đó. Chính vì thế việc cắt giảm lao động là cần thiết
để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Số liệu nghiên cứu chung trên
nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng cho thấy có đến 18% doanh nghiệp cho tất cả các
lao động nghỉ việc, 48 cho nghỉ từ 50 – 80% lao động vốn có. Tuy nhiên, việc giảm

thiểu lao động khơng có nghĩa là chấm dứt hợp đồng, mà các công ty du lịch lữ hành
vẫn điều chỉnh và đảm bảo cho sự quay lại của các lao động đang tạm thời bị gián
đoạn và có các hỗ trợ hợp lý về bảo hiểm cho người lao động hợp lý.
 Lợi nhuận :

17


Nhìn chung, lợi nhuận ở cách doanh nghiệp đều là sự giảm mạnh so với cùng kì các
năm trước. Trong báo cáo tài chính đã cơng bố của các doanh nghiệp nói trên, số
liệu về lợi nhuận sau thuế đều mang dấu hiệu khơng mấy tích cực khiến cho các
cơng ty du lịch này phải báo lỗ với con số khổng lồ. Đây được xem là tình trạng
chung của tồn ngành du lịch do chịu ảnh hưởng bởi sự đình trệ cũng như diễn biến
khó lường và phức tạp của tình hình dịch bệnh qua các đợt dịch 1, 2, 3 và 4.
 Chi phí :
Các doanh nghiệp lữ hành đã có các biện pháp cắt giảm chi phí nhiều nhất có thể để
duy trì hoạt động như cắt giảm lao động, cắt giảm chi phí quản lý, chi phí địa điểm
và nhiều chi phí khác. Bước đầu cho thấy việc cắt giảm chi phí của các doanh
nghiệp tạm thời giúp ổn định cân đối với doanh thu và lợi nhuận nhưng đó cũng chỉ
là biện pháp tạm thời bởi trong tưởng lai sự cắt giảm chi phí đó có thể được sử sụng
để chuyển đổi sang phục vụ cho các chi phí của việc phịng chống dịch bệnh theo
chỉ thị của Nhà nước và đảm bảo cho sự quay lại phần nào của các lao động khi xã
hội chuyển dần sang xu hướng “ sống chung với COVID-19”.
 Từ đây, có thể thấy được rằng các doanh nghiệp lữ hành đang đối diện với một
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi doanh thu giảm mạnh từ khi các hoạt động
kinh doanh gần như bị đóng băng do các hoạt động giãn cách, các lệnh cấm bay,
tạm ngưng các loại hình ăn uống, dịch vụ du lịch trong nước, còn các chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra lại khơng có sự thay đổi đáng kể. Do đó, việc lợi nhuận của
các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước sụt giảm không phanh, các công ty du
lịch liên tục báo lỗ hoặc thông báo phá sản là không thể tránh khỏi.


IV. GIẢI PHÁP DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Năm 2020, nhờ kiểm sốt dịch bệnh Covid-19, thành cơng được cộng đồng các
nước trên thế giới đánh giá cao, Việt Nam có khá nhiều lợi thế phục hồi hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhất là đối với lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh Covid19 trong nước và trên thế giới tiếp tục phức tạp, dự báo bức tranh du lịch tồn cầu vẫn
chưa có dấu hiệu khởi sắc. Thị trường nội địa vẫn giữ vai trò cốt yếu, thị trường du lịch
quốc tế cần thêm thời gian để khôi phục, kể cả khi dịch bệnh kết thúc. Năm 2021, với
nỗ lực tìm hướng đi phù hợp, ngành Du lịch Việt Nam xác định phương châm hành
động là “Liên kết, hành động và phát triển”, trong đó tiếp tục tập trung khôi phục, phát
triển du lịch nội địa. Theo đó, thời gian tới các DN du lịch cần tập trung thực hiện một
số giải pháp sau:
Một là, cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, tập trung khai
thác thị trường du khách chất lượng cao, lưu trú dài ngày, chi tiêu cao; phát triển sản
phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với từng
18


phân đoạn thị trường; chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhất là trong quản lý, kinh
doanh, trong nghiên cứu thị trường, trong tiếp thị và bán sản phẩm du lịch…
Hai là, đẩy mạnh hợp tác công tư, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến
trong hợp tác phát triển du lịch; Tăng cường tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp
giữa các đơn vị là cơ quản quản lý nhà nước với các hiệp hội nghề nghiệp như: Tổ chức
Du lịch Thế giới, Hiệp hội Du lịch ASEAN, Hội đồng Du lịch quốc tế…; Tổ chức các
diễn đàn, hội thảo, đối thoại giữa DN, chuyên gia; Tổ chức các hoạt động thường kỳ
như: Hội chợ Du lịch Quốc tế, Diễn đàn Du lịch ASEAN… nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ
năng, chuy ển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển.
Ba là, tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới thu hút khách du
lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đồng thời, tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước.

Theo đó, các chương trình kích cầu du lịch nội địa cần được triển khai nhanh chóng
như: chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn,
hấp dẫn”, sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” với chương trình kích cầu du
lịch giai đoạn 2...
Bốn là, các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng
khơng bên cạnh việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch cần tăng cường các
biện pháp bảo đảm an tồn phịng chống dịch bệnh Covid-19.
Năm là, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa
cơ cấu nhân lực ngành Du lịch; Nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống đào tạo
du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực. Để làm chủ được những cơng nghệ mới thì
đội ngũ nhân lực phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng liên quan đến ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động kinh doanh du lịch.
Sáu là, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch, tạo
động lực thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.

19


KẾT LUẬN
Covid-19 thực sự đã mang đến ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội Việt Nam nói
chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng. Các doanh nghiệp lữ hành đã thực sự trải qua
một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trong chưa từng có, khi mà các chỉ tiêu về doanh
thu, lợi nhuận, chi phí dường như đều giảm mạnh theo cấp số nhân. Nó khơng chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến cá nhân từng doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đa số những lao
động trong ngành dịch vụ này. Doanh nghiệp cắt giảm lao động tương ứng với việc
người lao động sẽ mất việc làm. Chính vì vậy, việc phục hồi thị trường du lịch nội địa là
vơ cùng câp thiết.
Trong tình cảnh khó khăn hiện tại, chính phủ cũng đã có những cơ chế, quy định chung
cho hệ thống ngành du lịch lữ hành khi dần bắt nhịp trở lại. Như việc thí điểm hộ chiếu

vaccine- được xem là tiền đề quan trọng để cứu nguy cho ngành du lịch và dần thích
ứng với hậu Covid; bên cạnh đó, truyền thơng về du lịch an tồn về khơi phục du lịch
trong bối cảnh bình thường mới cũng là mục tiêu quan trong để tạo sự tin tưởng cho
khách du lịch về những điểm du lịch an toàn. Để làm được điều này các doanh nghiệp
du lịch lữ hành cần phải tuân thủ nghiên hướng dẫn của cơ quan y tế, đồng thời tổ chức
các hoạt động du lịch một cách linh hoạt, thích ứng, hiệu quả với tình hình thực tế
phịng chống dịch. Tuy nhiên cho đến nay thị trường này đã dần có những thay đổi
những vẫn chưa thấy được sự phục hồi sôi nổi trở lại, chính phủ cần phải có những giải
pháp cụ thể đi đôi với thực tiến để thực sự khởi động lại thị trường này, cũng như vực
dậy các doanh nghiệp lữ hành trong tương lại.

20


PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
1.Vietravel lỗ ròng 73 tỉ đồng Quý 1/2021
2. Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động
trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi.
3.Báo cáo tài chính của cơng ty Saigontourist
4.Báo cáo tài chính của cơng ty TNHH Tiếp thị và Giao thông vận tải (VIETNAM
TRAVEL AND MARKETING TRANSPORTS JOINT STOCK COMPANY)
5. Báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An
6. Công ty Cổ phần Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel
7. VIETRAVEL CÔNG TY LỮ HÀNH HÀNG ĐẦU CHÂU Á

8.Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão Covid-19”

9. Xoay trở trong "mùa" dịch Covid-19 (*): Mong giữ được nguồn nhân lực du lịch


21


22



×