Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN) Phân tích 8 yếu tố trong mô hình kinh doanh của Tiki.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.75 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THÔNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
--------------------

BÀI THẢO LUẬN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

Tên đề tài: Phân tích 8 yếu tố trong mơ hình kinh doanh của Tiki.

Nhóm thực hiện: 11
Lớp học phần: 2149PCOM0111
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Đức

Hà Nam – 2021


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN...........................................................................................1
LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................ 3
1. Mục Tiêu Giá Tri.......................................................................................................3
1.1. Lý thuyết..............................................................................................................3
1.2. Mục tiêu giá tri của Tiki.....................................................................................3
2. Mô hình doanh thu....................................................................................................4
2.1. Lý thuyết..............................................................................................................4
2.2. Mô hình doanh thu của Tiki...............................................................................5
3. Cơ hội thi trường.......................................................................................................6
3.1. Lý thuyết..............................................................................................................6
3.2. Cơ hội thi trường của Tiki..................................................................................7
4. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................8


4.1. Lý thuyết..............................................................................................................8
4.2. Đối thủ cạnh tranh của Tiki................................................................................9
5. Lợi thế cạnh tranh...................................................................................................10
5.1. Lý thuyết............................................................................................................10
5.2. Lợi thế cạnh tranh của Tiki..............................................................................10
6. Chiến lược thi trường..............................................................................................12
6.1. Lý thuyết............................................................................................................12
6.2. Chiến lược thi trường của Tiki.........................................................................12
7. Sự phát triển của tổ chức........................................................................................14
7.1. Lý thuyết............................................................................................................14
7.2. Sự phát triển của Tiki.......................................................................................14
8. Đội ngũ quản tri.......................................................................................................16
8.1. Lý thuyết............................................................................................................16
8.2. Đội ngũ quản tri của Tiki..................................................................................16
LỜI KẾT.........................................................................................................................18


LỜI GIỚI THIỆU
Trong tiến trình lịch sử, sự ra đời và phát triển của Internet - xa lộ siêu tốc, kết nối
toàn cầu được coi là sự bùng nổ cho một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên số hóa và kết nối.
Sự ra đời của Internet là một bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật, liên kết toàn bộ
thế giới thực và ảo thơng qua máy tính. Một trong những ngành nghề phát triển song hành
cùng Internet là Thương mại điện tử. E-commerce ra đời đã giải quyết hàng vạn vấn đề
của hệ thống truyền thông thương mại như quản trị nhân lực, quản lý hàng hóa, quản lý
khách hàng, phân phối vận chuyển, phát triển chuỗi cung ứng,…
Thương mại điện tử hiện nay trên thế giới đang phát triển ở giai đoạn đỉnh cao,
đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phù hợp xu
hướng tồn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn vơ cùng
mới mẻ, nhiều khía cạnh vẫn chưa bắt kịp sự biến đổi của nền thương mại điện tử trên thế
giới. Các hoạt động về thương mại điện tử còn chậm và chưa có tính tương tác liên kết

cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang nỗ lực học
hỏi, tự hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong nước, thu hẹp
khoảng cách phát triển của E-commerce Việt Nam so với thế giới. Vì vậy, nhóm 11 chúng
em xin được đóng góp sự hiểu biết của mình về đề tài “Phân tích 8 yếu tố trong mơ hình
kinh doanh của Tiki”, qua đó, nhóm em cùng các bạn có thể cùng nhau hiểu rõ hơn về
trình độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam thông qua doanh nghiệp Tiki - một
doanh nghiệp triển khai theo mô hình bán lẻ B2C và đang trên tiến trình tới B2B.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đức – Giảng viên học phần
thương mại điện tử căn bản đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu đề tài thảo luận này. Q trình nghiên cứu đề tài chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.

1


NỘI DUNG
1. Mục Tiêu Giá Tri
1.1. Lý thuyết
Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mơ hình kinh doanh.
Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để phát triển và phân tích mục tiêu giá trị của một
doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: tại sao khách hàng lại tiến hành lựa chọn doanh
nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì lựa chọn doanh nghiệp khác? Những điều gì doanh
nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp khác khơng có hoặc
khơng thể cung cấp? Đứng từ góc độ khách hàng thành công của mục tiêu giá trị thương
mại điện tử bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm, giảm bớt chi phí
trong việc kiểm tra giá cả và sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý
phân phối sản phẩm.
1.2. Mục tiêu giá trị của Tiki

Tiki là một website thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu mua sắm online của
người tiêu dùng trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, hàng hóa đảm bảo
uy tín chất lượng, chính sách giao hàng nhanh chóng và chế độ hậu mãi làm hài lịng bất
kỳ người mua hàng khó tính nhất.
- Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như:
 TikiNOW Smart Logistics cung cấp dịch vụ logistics đầu-cuối.
 Ticketbox mang đến dịch vụ vé sự kiện, xem phim hàng đầu.
 Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26
ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên tồn quốc.
- Nói đến Tiki, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến dịch vụ cung cấp tri thức, ni
dưỡng tâm hồn, đó chính là sách. Ý thức được tiền thân xuất phát là một nhà cung cấp
sách và định hướng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách biến mình thành sàn thương mại
điện tử của Việt Nam, do người Việt làm chủ và phục vụ người Việt, Tiki nhận thức được
rất rõ những điểm mạnh mà mình đang có.
2


- Hiện nay, các mặt hàng của Tiki được phân thành 16 danh mục sản phẩm như sách, đồ
điện tử, hàng tiêu dùng, đồ chơi, làm đẹp, thời trang,… Bên cạnh đó cịn được chia ra
theo từng nhãn hàng, từng công dụng, chức năng khác nhau. Hàng ngàn sản phẩm này
chắc chắn sẽ đáp ứng được đủ lượng hàng mà bạn muốn mua. Với mỗi sản phẩm, Tiki có
hiển thị đầy đủ giá cả, thông tin chi tiết, mô tả sản phẩm, review của khách hàng,…
Thuận tiện cho người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm cũng như dễ dàng so sánh giá cả và xem
review sản phẩm.
- Với phương châm hoạt động “Tất cả vì Khách Hàng”, Tiki ln khơng ngừng nỗ lực
nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn
cho Khách Hàng Việt Nam với dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 tiếng và ngày hôm sau
TikiNOW lần đầu tiên tại Đông Nam Á, cùng cam kết cung cấp hàng chính hãng với
chính sách hồn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt TIKI thực hiện
chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày để bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng

- Thương hiệu Tiki mang dấu ấn ngay trong tên gọi của mình với 2 yếu tố rất quan trọng
với khách hàng khi mua sắm trực tuyến: Tìm kiếm – Tiết kiệm. Mua sắm trực tiếp tại
TIKI giúp mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn lựa chọn được
những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp và nhận được hàng nhanh chóng.
 Tất cả dành cho khách hàng là giá trị cốt lõi mà Tiki hướng đến. Tiki luôn cố gắng cung
cấp khơng chỉ những sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn là trải nghiệm dịch vụ hài
lòng nhất tới khách hàng bằng cách thực hiện tốt cả 3 khâu chăm sóc trước – trong - và
sau khi mua hàng. Sau nhiều năm phát triển, Tiki đã trở thành một thương hiệu quen
thuộc với người tiêu dùng Việt, bằng chứng chính là vơ số những đánh giá tốt đẹp và lời
cam kết gắn bó dài lâu trong tương lai từ phía khách hàng.
2. Mô hình doanh thu.
2.1. Lý thuyết
Mơ hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận.
Một trong những chức năng quan trọng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận.
3


Tuy nhiên, bản thân lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận
lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bằng khơng, doanh nghiệp khơng thể tồn tại.
a. Mơ hình doanh thu quảng cáo
Áp dụng mơ hình doanh thu quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với
các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thơng tin kinh doanh, giới thiệu các sản
phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng
quảng cáo này. Các website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và
đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn.
b. Mơ hình doanh thu đăng ký.
Trong mơ hình doanh thu đăng ký, các thơng tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp được đưa ra thông qua một website. Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí
đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc tồn bộ các nội dung nói trên

c. Mơ hình doanh thu phí giao dịch
Ở mơ hình này, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện
giao dịch thông qua website của doanh nghiệp.
d. Mô hình doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp theo mơ hình này thu được doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch
vụ và thơng tin cho khách.
e. Mơ hình doanh thu liên kết
Theo mơ hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh được tiến
hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất
hay các nhà phân phối. Doanh thu của doanh nghiệp thu được là các khoản phí tham khảo
(hay phí liên kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản phần trăm trên doanh thu của
các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết các doanh nghiệp sản xuất hay
nhà phân phối.
4


2.2. Mơ hình doanh thu của Tiki
a. Doanh thu quảng cáo
Tiki sẽ bán những dải băng (banner) quảng cáo trên web. Nguồn doanh thu sẽ đến
từ những người quảng cáo trả cho các quảng cáo của mình. Đối với các đối tác có nhu cầu
đặc biệt thì Tiki sẽ thu mức phí cáo hơn. Tuỳ vào hình dáng banner và số ngày quảng cáo
sẽ có phí khác nhau. Ví dụ đăng banner trong 3 ngày phí dịch vụ sẽ là 3tr-4tr, trong 7
ngày sẽ có mức phí từ 5-7tr đồng. Một mặt điều này giúp kích thích mua sắm ở người tiêu
dùng, tăng lợi nhuận cho Tiki. Nhưng mặt khác, những quảng cáo này cũng làm cho
người tiêu dùng mất phương hướng trong việc xác định sản phẩm cần mua.
b. Doanh thu bán hàng
Việc các cá nhân, tổ chức bán hàng trên Tiki sẽ bị trừ chiết khấu % hay cịn gọi là
commission trên các đơn hàng. Khoản phí hoa hồng tuỳ thuộc vào danh mục hàng hoá đối
tác kinh doanh. Với những sản phẩm thời trang như thời trang nam/nữ, thời trang mẹ&bé
phí chiết khấu là 8%. Chủ shop sẽ chịu phí 1%/1 đơn hàng thành cơng. Đây là khoản phí

giao dịch thẻ hay thu hộ COD trên mọi đơn hàng.
Đây là nguồn doanh thu chủ yếu của Tiki
c. Doanh thu từ phí phạt
Trường hợp người bán khơng tn thủ các quy định, chính sách của Tiki sẽ có
những mức phạt khác nhau: ví dụ như người bán hàng xác nhận đơn hàng trễ hơn 4 giờ
làm việc kể từ đơn hàng chuyển trạng thái “chờ in” là 50.000 đồng; nhà bán hàng cập nhật
giao hàng trễ hơn cam kết mà nhà bán hàng chọn trên hệ thống là 50.000 đồng…

5


3. Cơ hội thi trường
3.1. Lý thuyết
Cơ hội thị trường là dự báo của doanh nghiệp về thị phần của sản phẩm hay dịch
vụ cụ thể, nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ cơ hội tài
chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó. Cơ hội thị
trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặc biệt của doanh nghiệp trên thị trường, có
thể tại thời điểm hiện tại, hoặc trong một vài năm kế tiếp và có thể xa hơn.
3.2. Cơ hội thị trường của Tiki
Tiki là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại điện tử được thành lập
vào năm 2010, với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, sau 10 năm,
Tiki.vn hiện đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành với 10 ngành hàng tiêu dùng
cơ bản, trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” thương hiệu doanh nghiệp. Phần
lớn sản phẩm được Tiki nhập về bán, chất lượng hàng hoá và dịch vụ của Tiki luôn được
đánh giá cao hơn các đối thủ. Từ đó, Tiki đã xác định được Brand DNA của thương hiệu
Tiki bao gồm: sản phẩm chính hãng (quản lý chặt về nhà cung cấp), giao hàng nhanh (là
đơn vị e-commerce duy nhất có kho hàng ở HN và TP.HCM) và dịch vụ tốt (kế thừa giá
trị trước đây của Tiki). Để phát triển được như ngày hôm nay, Tiki đã phải nắm bắt tốt cơ
hội của thị trường Thương mại điện tử, cụ thể như:
 Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử

phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Điều này là hồn tồn
có cơ sở khi có đến 68 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu người Việt
Nam, là động cơ thúc đẩy mảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Theo Cục
Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn
tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính
chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
 COVID-19 là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp
trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ
mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến. Thông thường, đối với những khách


hàng mới hoặc có ít kinh nghiệm mua sắm trực tuyến, họ sẽ có xu hướng mua hàng
tại những Website có quy mơ lớn, có uy tín cao trên thị trường và Tiki hội tụ đủ
những yếu tố đó. Theo đại diện của Tiki, sau giai đoạn đỉnh dịch, doanh nghiệp này
ghi nhận có đến 50% người dùng trên Tiki là khách hàng mới và lần đầu mua sắm
online (trực tuyến).
 Thực tế, có tới 79% người dùng smartphone đã dùng hoặc sẵn lòng sử dụng ứng
dụng di động để mua sắm trực tuyến, điều này dẫn đến tần suất và chi tiêu cao hơn
trong nhóm đối tượng người có mua sắm trực tuyến trên Tiki. Báo cáo của iPrice
xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam
năm 2020. Trong đó, top 4 là Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Thứ hạng top 4 này
vẫn giữ nguyên trong suốt năm, bất chấp sự cạnh tranh từ các ứng dụng nước ngoài
như Taobao, Amazon,… Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam rất trung
thành với các ứng dụng mua sắm yêu thích của họ.
 Mua sắm trên mạng xã hội cũng rất phổ biến và mức độ sử dụng tiếp tục tăng, đặc
biệt là cho danh mục thời trang và làm đẹp. Theo khảo sát, tần suất truy cập của
khách hàng khi có nhu cầu mua sắm đến các kênh thương mại điện tử là 91%, các
trang mạng xã hội là 43%, trang web của các thương hiệu chiếm 20% và các siêu
thị trực tuyến là 19%. Hầu hết mọi người truy cập đến những trang này thông qua
ứng dụng trên smartphones, các thiết bị khách và trình duyệt chỉ chiếm một phần

nhỏ. Một vài tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử chiếm 91% lượng người
dùng lui tới là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
4. Đối thủ cạnh tranh
4.1. Lý thuyết
Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản
phẩm, giá tương đồng và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường. Họ là
những đối thủ của bạn trên thương trường.
Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh chia thành hai loại: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và
đối thủ cạnh tranh gián tiếp.


-

Đối thủ trực tiếp là những đối thủ cùng kinh doanh 1 dịng sản phẩm, có cùng giá

-

bán, cùng phân khúc khách hàng và có năng lực cạnh tranh tương đương nhau.
Đối thủ gián tiếp những đối thủ khơng có cùng 1 loại sản phẩm hoặc dịch vụ
nhưng lại đáp ứng cùng 1 nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của những đối thủ
gián tiếp còn được gọi là sản phẩm thay thế. Điều đó có nghĩa là chúng có thể thay
thế nhau dù không phải là cùng chung 1 sản phẩm.
Khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh là ai, họ thuộc kiểu đối thủ nào thì doanh

nghiệp mới có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để làm ra những sản phẩm tốt hơn,
vượt trội hơn họ, nắm được ưu điểm, nhược điểm của đối thủ cũng như càng hiểu rõ hơn
về tình hình của doanh nghiệp mình. Nhờ thế mà họ có thể lên kế hoạch, tạo ra các chiến
dịch kinh doanh hiệu quả để giúp công ty phát triển và luôn đứng vững trên thị trường. Có
như vậy, doanh nghiệp mới có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
4.2. Đối thủ cạnh tranh của Tiki

a. Đối thủ trực tiếp
Trong thị trường thương mại điện tử, Tiki có các đối thủ trực tiếp như: Shopee,
Lazada, Sendo,…
 Đối thủ mạnh nhất đối với Tiki đó chính là Shopee. Bởi họ có các điểm mạnh như:
Hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng
cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn; có các chương trình khuyến mãi,
trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng và người tiêu dùng; Tích cực tổ chức chương
trình khuyến mãi, mã giao hàng free, giao hàng nhanh trong 4h; Chính sách đổi trả
dễ dàng; Hàng hoá đa dạng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, Shopee cũng có những mặt
hạn chế như: Mức độ cạnh tranh rất cao do có quá nhiều người bán hoạt động trên
Shopee; Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm sốt chất
lượng sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng; Chất lượng sản phẩm
còn chưa được tốt, có những mặt hàng là hàng đểu, kém chất lượng gây mất niềm
tin cho khách hàng.
 Tiki cũng phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm là Lazada. Họ đã có những ưu
điểm vượt trội so với Tiki như: Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều


khuyến mãi thu hút người dùng như Lazada đi theo hướng mua sắm kết hợp giải trí
với các chương trình livestream cùng nghệ sĩ, người nổi tiếng và các minigame…;
hàng hoá đa dạng và giá thành tương đối rẻ. Lazada cũng có những mặt khơng tốt
như: Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao; Thời gian dự kiến
giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn
hàng; Lazada không cho phép người nhận hàng kiểm tra sản phẩm trước khi nhận
điều này khiến cho khách hàng cảm thấy lo lắng về sản phẩm của đơn hàng mà
mình mua.
b. Đối thủ gián tiếp
Trong thị trường bán lẻ, Tiki có các đối thủ gián tiếp như: các cửa hàng bán lẻ,
cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,…. Có thể nhận thấy trên thị trường đã
nổi lên một số nhà phân phối bán lẻ chủ yếu bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và

nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu
hướng bán lẻ mới. Các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte,
Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã liên tục đẩy mạnh
chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm
năng thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực
này cũng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, vì giai đoạn
cách ly xã hội theo lời khuyên của chính phủ, các đối thủ gián tiếp của Tiki bị ảnh hưởng
mạnh dẫn đến doanh thu giảm nhanh do người tiêu dùng không muốn ra khỏi nhà. Họ có
xu hướng đặt hàng qua Internet, điều này làm cho Tiki có lượt truy cập, lượt mua tăng
nhanh. Ngoài ra, khách hàng mua hàng trên Tiki sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua ở
đại lý, siêu thị,.. Nếu trước khi Covid-19 xảy ra, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng
trực tiếp qua các đại lí bán lẻ, siêu thị,... hơn là mua trên Internet, bởi họ có thể trực tiếp
thử hàng, lấy hàng ngay đối với mặt hàng cần thiết mà không cần bỏ thời gian chờ đợi
người ship đến. Chính vì vậy, Tiki cần phải có những chương trình khuyến mại đặc biết
để thu hút khách hàng cũng như chất lượng hàng hóa phải tốt, đảm bảo độ tin cậy cho
khách hàng.


5. Lợi thế cạnh tranh
5.1. Lý thuyết
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối
thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt
hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp cơng ty ngày
thành cơng và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
5.2. Lợi thế cạnh tranh của Tiki
 Có lịch sử hình thành lâu đời
Là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 2010. Với bề dày kinh
nghiệm như vậy, Tiki đã xây dựng dược niềm tin cho khách hàng và đúng Top 2 các trang
thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và Top 6 các trang TMĐT lớn nhất Đông Nam Á.
 Nhận diện thương hiệu tốt

Sau 11 năm hoạt động kinh doanh, Tiki đã trở thành một thương hiệu quen thuộc
với người tiêu dùng mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ; là nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành
với 9 ngành hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó sách vẫn là sản phẩm “nhận diện” tốt cho
Tiki.
 Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử
Shopee, Lazada đã chi phối một cách áp đảo thị phần Đông Nam Á nhưng riêng
tại Việt Nam, họ chưa thể làm điều này. Việt Nam dẫn đầu khu vực về phần trăm truy cập
các công ty thương mại nội địa (66%).
Theo thống kê của công ty thương mại điện tử iPrice, website của hai gã khổng lồ
Lazada, Shopee chiếm tới 80-90% lượng truy cập toàn thị trường ở Malaysia, Thái Lan,
Phillipines, Singapore. Trong khi đó, họ chỉ chiếm chưa tới 35% toàn thị phần ở Việt
Nam. Điều này cho thấy, hai ông lớn chiếm vị thế áp đảo tại các nước trong khu vực
nhưng lại vấp phải sự kháng cự khốc liệt ở Việt Nam. Tiki chính là thương hiệu nội địa


đóng góp mạnh mẽ cho thế canh tranh đa chiều này. Tuy vẫn bị Shopee bỏ xa về nhiều
mặt số liệu nhưng Tiki vẫn không ngừng đưa ra những sáng tạo, đổi mới nhằm giữ chân
khách hàng và những biện pháp đó đã mang lại những hiệu quả nhất định.
 Có nguồn tài chính lớn, mạnh, rót vốn liên tục
Trong các năm qua, Tiki luôn nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư lớn. Nhất là đầu
năm 2018, tập đoàn JD đã bổ sung 44 triệu USD và tháng 9/2018 là 122 tỷ đồng từ VNG.
Thương hiệu này còn đạt tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong tất cả những nhà khai thác thương
mại điện tử tại Việt Nam nhờ vào khả năng kiểm sốt chuỗi cung cấp vơ cùng hợp lý.
 Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu người dùng
Một nghiên cứu đã chỉ ra: 85% khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ của
Tiki; tỉ lệ đổi trả hàng tháng là 0,95% và số khách hàng hàng tháng lên tới 400.000.
 Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
Khi nhận được sản phẩm giao sai hoặc thiếu so với đơn hàng đã đặt, khách hàng
có thể phản hồi lại cho Tiki trong 7 ngày kể từ lúc đơn hàng giao tới và sản phẩm cần
được đảm bảo giữ nguyên chưa qua sử dụng. Ngay khi nhận được thông tin, Tiki sẽ phản

hồi hướng xử lý trong vòng 3 ngày làm việc, đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
 Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng.
Với mạng lưới phân phối rộng khắp tồn quốc; theo tính tốn của Tiki, thời gian
giao hàng trung bình tồn quốc là 1,6 ngày. Đồng thời, khách hàng có thể nhận được hàng
ngay trong 2 giờ tại Hà Nội và TP.HCM; đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đến tay người
dùng.
 Bắt kịp xu hướng và nhu cầu khách hàng, liên tục thay đổi mình để tương tác tốt
với khách hàng


Để hỗ trợ và thu hút thêm nhiều khách hàng; Tiki ln tung ra nhiều chương trình
khuyến mãi và truyền thông đặc biệt để đẩy mạnh nhận diện thương hiệu; nhất là đối với
các loại sản phẩm mới: đồ gia dụng, công nghệ…
6. Chiến lược thi trường
6.1. Lý thuyết
Chiến lược thị trường thương mại điện tử là kế hoạch xác định, định hướng phạm
vi ứng dụng thương mại điện tử trong ngắn hạn và dài hạn nhằm thoả mãn tốt nhất nhu
cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức.
6.2. Chiến lược thị trường của Tiki

 KOL/ Influencer marketing
Tiki đã tích cực sử dụng hình thức Influencer Marketing. Bởi lẽ, Tiki cần hướng
đến một tập khách hàng lớn hơn, mang tính đại chúng hơn. Để tăng tính cạnh tranh, Tiki
đã thực hiện dự án “Tiki đi cùng sao Việt”, đây là dự án đồng hành cùng những sản
phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt ở nhiều lĩnh vực, nổi bật là âm nhạc và nó đã
mang lại thành cơng ngoài mong đợi cho Tiki trong chiến dịch làm Branding.

 Nâng cao trải nghiệm người dùng
Hiện nay thói quen mua sắm tiêu dùng của Việt Nam đã thay đổi, phần lớn đều ưa
thích mua sắm trên mạng. Do đó việc mua sắm qua các trang thương mại điện tử điển

hình như Tiki.vn đã phát triển vượt bậc, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng như: giúp
người dùng tiết kiệm thời gian, thanh tốn thuận tiện, có điều kiện so sánh giá, được giao
hàng tận nơi, mua hàng bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Người tiêu dùng Việt Nam thường lựa chọn những tên tuổi lớn như Tiki.vn khi
mua sắm bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, một
danh mục sản phẩm lớn có thể khiến cho người tiêu dùng khơng thể tìm được những sản
phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Tiki đã ứng dụng công nghệ để chắc chắn rằng
người tiêu dùng sẽ tìm thấy những mặt hàng mà họ đang tìm kiếm. Tiki là minh chứng


thành cơng điển hình khi gia tăng sự tương tác với khách hàng và mức chuyển đổi doanh
số.

 Lấn sân sang Marketplace
Đầu năm 2017, Chiến lược marketing của Tiki là chuyển đổi mơ hình kinh doanh
từ B2C sang mơ hình Marketplace. Tức thay vì tự mình nhập hàng hóa về, giám sát chất
lượng và bán cho khách hàng. Giờ đây Tiki sẽ đóng vai trị một sàn giao dịch trực tuyến.
Nơi các nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Chính vì lẽ đó, số
lượng các mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên nhanh chóng. Thay vì đơn thuần
là sách như trước kia.
Về cơ bản, Marketplace là bước tiến hoàn chỉnh của mơ hình B2C. Tiki đã rất
khơn khéo khi chọn phát triển theo hướng này.

 PR – Khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường bằng những cơn sốt Sales
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, Tiki khơng ngừng tung ra các chương trình
khuyến mãi và truyền thơng. Đặc biệt để đẩy mạnh nhận biết về sự đa dạng, nhất là các
sản phẩm gia dụng và công nghệ.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng bàn luận liên quan đến “sách” của người dùng vẫn
áp đảo và chiếm đa số trên tổng số bàn luận về Tiki. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh
cộng hưởng thương hiệu về sự đa dạng của Tiki chưa thực sự mang lại kết quả. Việc hình

ảnh “nhà bán lẻ sách trực tuyến” đã ăn sâu và bám rễ trong tâm trí người dùng, địi hỏi
Tiki cần có một q trình dài với nhiều hoạt động hơn nữa để đạt mục đích truyền thơng.
7. Sự phát triển của tổ chức
7.1. Lý thuyết
Theo kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp kinh doanh điện tử, một kế
hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công


việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, các
công việc được phân chia theo các bộ phận chức năng như bộ phận sản xuất, vận
chuyển, marketing, dịch vụ khách hàng và tài chính. Ở doanh nghiệp kinh doanh
điện tử, trước tiên các nhiệm vụ (các phân công việc) cùng với các lĩnh vực chức năng sẽ
dần được hình thành. Sau đó, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tuyển dụng các chức vụ đảm nhiệm
từng công việc cụ thể.
7.2. Sự phát triển của Tiki
Để có được vị thế trên “thương trường” và chỗ đứng vững chắc trong lịng khách
hàng như hơm nay, Tiki đã khơng ngừng đổi mới, hồn thiện mình với cách tổ chức, phối
hợp nhịp nhàng các bộ phận như sản xuất, kinh doanh, tài chính,… nhằm đem lại những
giá trị và trải nghiệm tốt đẹp nhất khơng chỉ cho khách hàng mà cịn cho cả triệu trái tim
người Việt.
Thành lập từ tháng 3/2010, với niềm đam mê sách, với vốn khởi điểm 5000 USD
ông Trần Ngọc Hải Sơn (CEO – Founder of Tiki Corporation) đã tự mình khởi nghiệp và
nắm chính mọi khâu từ nhận đơn, bọc sách cho đến giao sách. Đến năm 2011 đã bắt đầu
bán thêm 300.000 sản phẩm ở 12 mặt hàng khác nhau.
Từ năm 2012 – 2017 là hành trình gọi vốn từ nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài
nước. Đặc biệt đến năm 2018 nhận được 50 triệu USD từ SparkLabs Ventures.
Tròn 7 năm sau ngày ra đời, vào tháng 3/2017, khi đánh giá được tiềm năng của
thị trường thương mại điện từ, Tiki nhanh chóng thay đổi “diện mạo” sang hình thức
Marketplace với những chiến lược Marketing chú trọng vào dịch vụ chu đáo, chiến lược
giá tốt, hấp dẫn,… Điều này khiến Tiki “một bước” bứt phá và trở 1 thành một trong

những công ty phát triển mạnh mẽ những năm 2015 – 2017 khiến các đối thủ phải de
chừng.


Một số dấu mốc quan trọng của Tiki giai đoạn 2010-2019

Hiện nay, Tiki đã nắm chắc vị thế top 2 chỉ sau Shopee và vượt mặt những cơng
ty có “hậu thuẫn” lớn từ các công ty mẹ như Lazada, Sendo,… trên các “sàn đấu” trong
lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam. Tiki đã trở thành đơn vị bán hàng trực tuyến đa
ngành kinh doanh 25 ngành với hơn 300.000 sản phẩm và sách vẫn là mặt hàng “tiên
phong” cũng như “dấu ấn” nổi bật thương hiệu của Startup Việt.
Không dừng lại ở đó, Tiki sẽ cịn nỗ lực hơn nữa để không chỉ trở thành một kênh
mua sắm uy tín, đáng tin cậy của người Việt mà cịn lớn mạnh với kỳ vọng trở thành một
Unicorn tiếp theo tại Việt Nam.
8. Đội ngũ quản tri
8.1. Lý thuyết
Đội ngũ quản trị là một trong các nhân tố quan trọng nhất của một mơ hình kinh
doanh chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp.


Một đội ngũ quản trị giỏi góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà đầu
tư bên ngồi, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến thị trường và có kinh
nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ quản trị tuy khơng cứu vãn
một mơ hình kinh doanh yếu nhưng họ có thể vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân
vào quản lý các mơ hình kinh doanh mới.
8.2. Đội ngũ quản trị của Tiki
Để đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay và trở thành 1 trong
những trang web thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam là công sức, tâm huyết của đội
ngũ quản trị giàu năng lực, kiến thức nền tảng và kinh nghiệm nắm bắt thị trường cũng
như thực thi các kế hoạch kinh doanh. Cụ thể như sau:

 Ông Trần Ngọc Thái Sơn – người sáng lập kiêm giám đốc điều hành
-

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thương mại điện tử tại Đại học New South Wales, Úc
năm 2007.

-

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc, ơng Sơn đã có một thời gian làm thiết kế Web cho
Impaq Interactive tại Thái Lan. Về Việt Nam, ơng đã làm ở các vị trí như Giám đốc
Marketing cho Vinabook và Quản lý điều hành ở Vega.

-

Năm 2010 (thời điểm 30 tuổi), ông đã sáng lập ra Tiki với vốn khởi điểm chỉ với
5.000 USD tiền tiết kiệm của chính ơng.

-

Năm 2016, ơng được vinh danh trong SPARK 40 (SPARK là giải thưởng dành cho
chuyên gia, cá nhân có đóng góp nhiều nhất trong sự nghiệp phát triển Thương mại
điện tử Đơng Nam Á)
 Ơng Ngơ Hồng Gia Khánh – giám đốc tài chính

- Trước khi về với Tiki, Ngơ Hồng Gia Khánh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan
trọng tại các cơng ty, tổ chức và các quỹ đầu tư nước ngoài.


- Là một trong 5 vị sếp chiêu mộ nhân tài tại Chương trình truyền hình thực tế về
việc làm “Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance” 2019.

- Năm 2019, ông là một trong 4 doanh nhân trẻ Việt lọt vào danh sách 30 Under 30
Asia.
 Bà Sakshi Jawa – tổng giám đốc nhân sự
-

Nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các thương hiệu toàn cầu như Citibank,
Prudential, Amazon và Coupan.

-

Đã có các đóng góp to lớn trong việc chiêu mộ các nhân tài về với Tiki.


LỜI KẾT
Dù hiện tại vẫn phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt từ Shopee, Lazada, Sendo…
Tiki vẫn có đất diễn khá rộng trong thị trường thương mại điện tử. Có thể nhận thấy các
bước đi chiến lược Marketing đang hướng tới sự phát triển bền vững và độ nhận diện
thương hiệu cao. Với mục tiêu mang đến những trải nghiệm tốt nhất khi mua sắm cho
khách hàng, Tiki.vn luôn luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ.



×