BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐÀO QUỲNH ANH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐÀO QUỲNH ANH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình hồn thành luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tâm cùng với những lời góp ý vơ cùng q báu của các quý thầy cô Trường
Đại học Dược Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, trước hết, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà – Giảng viên Bộ môn Quản
lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã dành nhiều thời gian
và tâm huyết để giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Ban Giám hiệu, các thầy cô
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, các thầy cơ Phịng Sau đại học trường Đại học
Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng các bác, các cô
chú và anh chị khoa Dược, phịng Kế hoạch tổng hợp, phịng Cơng nghệ thông
tin Bệnh viện Kiến An đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thu
thập số liệu để viết luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã bên cạnh
cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021
Học viên
Đào Quỳnh Anh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1 Đại cương về thuốc kháng sinh .................................................................... 3
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh ................................................................................. 3
1.1.2 Phân loại kháng sinh .................................................................................... 3
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh ......................................................... 4
1.1.4 Đánh giá sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ............................................ 5
1.2 Tổng quan về kháng sinh nhóm carbapenem............................................. 6
1.2.1 Phổ tác dụng ................................................................................................. 6
1.2.2 Vị trí của carbapenem trong phác đồ điều trị nhiễm khuẩn ......................... 7
1.2.3 Chỉ định carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn........................................ 7
1.2.4 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian tiêm truyền kháng sinh
carbapenem............................................................................................................ 8
1.2.5 ADR của kháng sinh nhóm carbapenem ................................................... 10
1.3 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú.................. 10
1.3.1 Trên thế giới ............................................................................................... 10
1.3.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. 14
1.4 Một vài nét về Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng ....................................... 20
1.4.1 Giới thiệu về Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng .......................................... 20
1.4.2 Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Kiến An, Hải Phịng ................................ 21
1.5 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 24
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 24
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 24
2.2.1 Các biến số nghiên cứu .............................................................................. 24
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 29
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 31
2.3.4 Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 32
2.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1 Mô tả cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại
Bệnh viện Kiến An năm 2020 ........................................................................... 36
3.1.1 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị sử dụng thuốc .......................... 36
3.1.2 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng .............................. 36
3.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hoá học............................... 37
3.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng ................................................ 38
3.1.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh biệt dược gốc và thuốc kháng sinh generic ....... 39
3.1.6 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ ..................................... 39
3.1.7 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần ................................................. 40
3.1.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*) cần hội chẩn trước khi sử dụng ........ 40
3.1.9 DDD/100 ngày giường của kháng sinh ...................................................... 41
3.2 Phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh nhóm carbapenem
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020................................. 42
3.2.1 Bệnh án có hội chẩn trước khi sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem .... 42
3.2.2 Thời gian sử dụng và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem trong
một bệnh án ......................................................................................................... 43
3.2.3 Cơ cấu kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng ......... 44
3.2.4 Phác đồ kháng sinh nhóm carbapenem ...................................................... 45
3.2.5 Bệnh án có chỉ định xét nghiệm vi sinh ..................................................... 46
3.2.6 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đoán ............................ 47
3.2.7 Phối hợp kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn ........ 49
3.2.8 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian truyền kháng sinh nhóm
carbapenem.......................................................................................................... 52
3.2.9 ADR nghi ngờ do kháng sinh nhóm carbapenem ...................................... 55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 57
4.1 Về cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh
viện Kiến An năm 2020. .................................................................................... 57
4.1.1 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị tiêu thụ thuốc điều trị nội trú ... 57
4.1.2 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng .............................. 58
4.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hố học............................... 58
4.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng ................................................ 59
4.1.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic ........ 60
4.1.6 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ ..................................... 60
4.1.7 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần ................................................. 61
4.1.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*), cần phải hội chẩn trước khi sử dụng
theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ......................................................................... 62
4.1.9 DDD/100 ngày giường của thuốc kháng sinh. ........................................... 62
4.2 Về phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh nhóm carbapenem
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020................................. 63
4.2.1 Bệnh án có đầy đủ biên bản hội chẩn và phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh
trước khi sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem. .............................................. 63
4.2.2 Thời gian sử dụng và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem trong
một bệnh án. ........................................................................................................ 63
4.2.3 Cơ cấu kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng ......... 64
4.2.4 Phác đồ kháng sinh nhóm carbapenem ...................................................... 64
4.2.5 Bệnh án có chỉ định xét nghiệm vi sinh ..................................................... 65
4.2.6 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đốn ............................ 66
4.2.7 Phối hợp kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn ........ 67
4.2.8 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian truyền kháng sinh nhóm
carbapenem.......................................................................................................... 69
4.2.9 ADR nghi ngờ do kháng sinh nhóm carbapenem ...................................... 70
4.3 Một số hạn chế của đề tài ........................................................................... 71
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BA
Bệnh án
BDG
Biệt dược gốc
CAP
Community-acquired pneumonia Viêm phổi cộng đồng
DDD
Defined daily dose
Liều xác định trong ngày
DID
DDD/1000 inhabitants/day
Liều DDD/ 1000 người
dân/ngày
ĐTĐ
Đái tháo đường
DTQG VN
Dược thư Quốc gia Việt Nam
EMC
Electronic medicines compendium
Cơ quan quản lý thuốc và sản
phẩm chăm sóc sức khoẻ Anh
FDA
Food and Drug Administration
Cơ quan quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ
GTSD
HAP
Giá trị sử dụng
Hospital-acquired pneumonia
Hướng dẫn sử dụng
HDSD
IDSA/ATS
Viêm phổi bệnh viện
Infectious Diseases Society of
America/ American Thoracic
Society
Hiệp hội các bệnh truyền
nhiễm Hoa Kỳ/ Hội lồng ngực
Hoa Kỳ
KM
Khoản mục
KS
Kháng sinh
NK
Nhiễm khuẩn
SL
Số lượng
WHO
World Health Organisation
Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học........................................... 3
Bảng 1.2 Phổ tác dụng kháng sinh nhóm carbapenem ......................................... 6
Bảng 1.3 Liều dùng và khoảng cách đưa liều KS nhóm carbapenem ở người
chức năng thận bình thường .......................................................................... 8
Bảng 1.4 Thời gian tiêm truyền kháng sinh carbapenem ..................................... 9
Bảng 1.5 Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu ..................................................... 14
Bảng 1.6 Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Kiến An ............................................. 21
Hình 1.2 Tỷ lệ (%) GTSD thuốc kháng sinh trên tổng GTSD thuốc trong điều trị
nội trú tại Bệnh viện Kiến An qua các năm ................................................ 23
Hình 1.3 Tình hình tiêu thụ kháng sinh nhóm carbapenem qua các năm ........... 23
Bảng 2.7 Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 24
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị sử dụng thuốc nội trú ........ 36
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng ........................ 36
Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hóa học ...................... 37
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam ...................................... 38
Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc kháng sinh nhóm carbapenem ..................................... 38
Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng ....................................... 39
Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc kháng sinh biệt dược gốc và thuốc kháng sinh generic
..................................................................................................................... 39
Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ............................. 40
Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần ......................................... 40
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*) .................................................. 41
Bảng 3.18 DDD/100 ngày giường của kháng sinh ............................................. 41
Bảng 3.19 Giá trị một liều DDD của kháng sinh nhóm carbapenem ................. 42
Bảng 3.20 Tỷ lệ bệnh án có biên bản hội chẩn và phiếu yêu cầu sử dụng kháng
sinh .............................................................................................................. 43
Bảng 3.21 Thời gian điều trị và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem
trong một bệnh án ........................................................................................ 43
Bảng 3.22 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng ............ 44
Bảng 3.23 Số phác đồ kháng sinh trong một bệnh án ......................................... 45
Bảng 3.24 Phác đồ sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem ................................ 45
Bảng 3.25 Lý do thay đổi phác đồ kháng sinh .................................................... 46
Bảng 3.26 Bệnh án chỉ định xét nghiệm vi sinh ................................................. 46
Bảng 3.27 Kết quả XNVS (và KSĐ nếu có) tương ứng với thời điểm sử dụng
kháng sinh ................................................................................................... 47
Bảng 3.28 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đoán ................... 48
Bảng 3.29 Phối hợp kháng sinh carbapenem trong phác đồ ban đầu ................. 50
Bảng 3.30 Phối hợp kháng sinh carbapenem trong phác đồ thay thế ................. 51
Bảng 3.31 Liều dùng kháng sinh carbapenem phù hợp ...................................... 53
Bảng 3.32 Các trường hợp sử dụng KS với liều dùng phù hợp .......................... 53
Bảng 3.33 Các trường hợp sử dụng KS với liều dùng chưa phù hợp ................. 54
Bảng 3.34 Thời gian truyền kháng sinh nhóm carbapenem ............................... 55
Bảng 3.35 Số lượng bệnh án ghi nhận ADR nghi ngờ do KS carbapenem ........ 55
Bảng 3.36 Các ADR nghi ngờ do kháng sinh ghi nhận được ............................. 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Kiến An – Hải Phịng ……………………..20
Hình 1.2 Tỷ lệ (%) GTSD thuốc kháng sinh trên tổng GTSD thuốc trong điều trị
nội trú tại Bệnh viện Kiến An qua các năm ................................................ 23
Hình 1.3 Tình hình tiêu thụ kháng sinh nhóm carbapenem qua các năm ........... 23
Hình 2.4 Tóm tắt nội dung nghiên cứu…………………………………………30
Hình 2.5 Sơ đồ lựa chọn mẫu nghiên cứu........…………………………...……33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời của thuốc kháng sinh đã làm thay đổi công cuộc phát triển của y
học hiện đại trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cứu sống hàng triệu người.
Tuy nhiên, kháng sinh đang dần mất đi hiệu quả do tình trạng kháng kháng sinh.
Kháng kháng sinh hiện nay đang là mối đe doạ đối với sức khoẻ con người. Sử
dụng kháng sinh không hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng
kháng sinh. Ước tính, trong số những người bệnh nhập viện mà có sử dụng
kháng sinh thì có khoảng 30% đến 50% người bệnh không được sử dụng kháng
sinh hợp lý [33]. Việc sử dụng kháng sinh khơng hợp lý có thể dẫn đến giảm
hiệu quả điều trị, tăng chi phí điều trị của người bệnh và gia tăng khả năng
kháng thuốc của vi khuẩn. Tại Mỹ, số người phải đối mặt với tình trạng kháng
kháng sinh rất cao. Hơn 2,8 triệu người mắc các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc
mỗi năm, khiến cho hơn 35.000 người tử vong [32].
Cùng với thế giới, Việt Nam trong những năm gần đây đã phải chứng kiến
mối đe doạ ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng
sinh không hợp lý tại các cơ sở y tế, trong cộng đồng. Bộ Y tế đã đưa ra nhiều
chiến lược giám sát sử dụng kháng sinh hợp lý, các chương trình cấp quốc gia,
ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, “Hướng dẫn
thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, “Kế hoạch hành động
quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020”, góp phần
hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang có nguy cơ gia tăng hiện nay.
Tại bệnh viện, việc sử dụng kháng sinh hợp lý góp phần to lớn trong việc
nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng, đảm bảo an toàn, giảm thiểu
biến cố bất lợi cho người bệnh, giảm khả năng xuất hiện đề kháng kháng sinh,
giảm chi phí nhưng khơng ảnh hưởng tới chất lượng điều trị. Vì vậy, việc phân
tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay là cần thiết, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, thúc đẩy chính
sách sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, an toàn.
Bệnh viện Kiến An là bệnh viện hạng I tuyến thành phố, có nhiệm vụ cấp
cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân năm quận huyện phía Tây – Nam thành phố
Hải Phịng. Tại đây, nhóm thuốc kháng sinh chiếm phần lớn trong giá trị tiêu thụ
tiền thuốc sử dụng của bệnh viện, trong đó việc sử dụng kháng sinh nhóm
carbapenem ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên hiện nay, chưa
1
có nghiên cứu nào được thực hiện về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong
điều trị nội trú tại bệnh viện.
Với mong muốn nâng cao chất lượng việc sử dụng kháng sinh trong điều
trị nội trú tại bệnh viện, đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực trạng sử dụng
thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố
Hải Phòng năm 2020” được tiến hành thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh
viện Kiến An năm 2020.
2. Phân tích thực trạng chỉ định kháng sinh nhóm carbapenem trong điều
trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất góp
phần tăng cường sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về thuốc kháng sinh
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có
nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [2].
1.1.2 Phân loại kháng sinh
Các nhóm kháng sinh được phân loại theo cấu trúc hoá học được thể hiện
trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1 Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học
STT
1
Tên nhóm
Beta – lactam
Phân nhóm
Các penicillin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác
Carbapenem
Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamasease
2
Aminoglycosid
3
Macrolid
4
Lincosamid
5
Phenicol
6
Tetracyclin
Thế hệ 1
Thế hệ 2
7
Peptid
Glycopeptid
Polypeptid
Lipopeptid
8
Quinolon
Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
9
Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
3
STT
Tên nhóm
Phân nhóm
Oxazolidinon
5-nitroimidazol
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
Các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh đã được nêu tại tài liệu “Hướng
dẫn sử dụng kháng sinh” ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày
02/2015, cụ thể như sau:
1.1.3.1 Lựa chọn kháng sinh và liều lượng
- Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố:
+ Người bệnh: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình
trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị
ứng…
+ Vi khuẩn gây bệnh: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi
khuẩn.
- Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân
nặng, chức năng gan – thận, mức độ nặng của bệnh. Liều lượng trong các tài
liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Khơng có liều chuẩn cho các trường hợp
nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ
lệ vi khuẩn kháng thuốc [2].
1.1.3.2 Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm
- Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi có bằng chứng về vi khuẩn học
hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng
rõ rệt về nhiễm khuẩn.
- Lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây
bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.
- Nếu khơng có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại
lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh [2].
1.1.3.3 Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
- Lựa chọn kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có
phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.
- Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc [2].
1.1.3.4 Lựa chọn đường đưa thuốc
4
- Đường uống là đường dùng ưu tiên. Cần lựa chọn kháng sinh có sinh khả
dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
+ Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng.
+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường
uống.
Tuy nhiên cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể [2].
Tiêu chí xác định người bệnh có thể chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang
đường uống và danh mục thuốc kháng sinh chuyển từ đường tiêm sang đường
uống được nêu tại Quyết định số 772/QĐ-BYT năm 2016 [3].
1.1.3.5 Độ dài đợt điều trị
- Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và
trung bình thường đạt kết quả sau 7-10 ngày.
- Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác
dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị [2].
1.1.3.6 Lưu ý tác dụng khơng mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh.
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng khơng mong muốn
(ADR), do đó cần cân nhắc nguy cơ/ lợi ích trước khi quyết định kê đơn.
Cần hiệu chỉnh liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng
gan – thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có
độc tính cao trên gan và/hoặc thận. Với người bệnh suy thận, phải đánh giá chức
năng thận theo độ thanh thải creatinin và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục
“Liều dùng cho người bệnh suy thận” [2].
1.1.4 Đánh giá sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Để tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong
muốn khi dùng kháng sinh và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Bộ Y
tế đã đưa ra các chỉ số, tiêu chí để đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong bệnh
viện.
Một số chỉ số sử dụng thuốc sử dụng trong bệnh viện được ban hành kèm
theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế:
- Số ngày nằm viện trung bình;
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
5
- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
- Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện [1] .
Các tiêu chí được xây dựng để đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện được nêu tại Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 của Bộ y tế:
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh;
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê đơn phù hợp với hướng dẫn;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh phối hợp;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh đường tiêm;
- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh cụ
thể;
- Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường tiêm
sang đường uống trong những trường hợp cụ thể [3].
Ngoài ra, ngày 31/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT
về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện” [7] thay thế cho Quyết định 772/QĐ-BYT.
1.2 Tổng quan về kháng sinh nhóm carbapenem
Kháng sinh nhóm carbapenem gồm có imipenem, meropenem, ertapenem
và doripenem lần lượt được FDA phê duyệt vào năm 1985, 1996, 2001 và 2007
[28, 29, 30, 31].
1.2.1 Phổ tác dụng
Carbapenem là nhóm kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên cả vi khuẩn
Gram dương và Gram âm hiếu khí và vi khuẩn kị khí [2]. Các thuốc trong nhóm
có phổ tác dụng tương tự nhau, được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Phổ tác dụng kháng sinh nhóm carbapenem
Kháng sinh
Phổ tác dụng
Imipenem
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm streptococci (kể cả phế
cầu kháng penicillin), enterococci (nhưng không bao gồm E.
faecium và các chủng kháng penicillin không do sinh enzym
beta-lactamase), Listeria. Một vài chủng tụ cầu kháng
methicilin có thể nhạy cảm với thuốc, nhưng phần lớn các
6
chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên
Enterobacteriaceae (trừ các chủng tiết carbapenemase KPC).
Tác dụng được phần lớn trên các chủng Pseudomonas và
Acinetobacter. Tác động trên nhiều chủng kỵ khí bao gồm cả
B. fragilis. Imipenem khơng bền vững đối với men DHP-1 tại
thận nên cần phối hợp cilastatin [2].
Meropenem
Tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng Gram âm
như P. aeruginosa [2].
Ertapenem
Tương tự imipenem và meropenem, nhưng tác dụng trên các
chủng Pseudomonas và Acinetobacter yếu hơn [2].
Doripenem
Phổ tác dụng tương tự imipenem và meropenem. Tác dụng trên
vi khuẩn Gram dương tương tự imipenem, tốt hơn so với
meropenem và ertapenem [2].
1.2.2 Vị trí của carbapenem trong phác đồ điều trị nhiễm khuẩn
Carbepenem chỉ được ưu tiên lựa chọn trong điều trị nhiễm khuẩn xác định
căn nguyên do vi khuẩn Gram âm đa kháng: A. baumanii, P. aeruginosa,
Enterobacter, Enterobacteriaceae sinh ESBL, các nhiễm khuẩn nặng và các
trường hợp sốt giảm bạch cầu trung tính [2, 23].
Trong phối hợp kháng sinh, carbapenem được coi là trung tâm của phác đồ
[34]. Các phối hợp này có thể làm tăng hiệu quả điều trị do kháng sinh tác dụng
trên các đích khác nhau của vi khuẩn. Phối hợp carbapenem và colistin có thể sử
dụng trong trường hợp kháng sinh đã bị vi khuẩn đề kháng do khơng thấm được
qua màng. Colistin có khả năng phá vỡ bề mặt màng tế bào thông qua tương tác
tĩnh điện, do đó có thể tạo điều kiện cho carbapenem ức chế tổng hợp vách tế
bào vi khuẩn [35]. Phối hợp carbapenem và aminoglycosid tạo ra tác dụng hiệp
đồng. Hướng dẫn của IDSA/ATS 2016 khuyến cáo có thể phối hợp carbapenem
trong phác đồ 3 kháng sinh để điều trị viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi thở
máy có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng [38].
1.2.3 Chỉ định carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn
Mặc dù carbapenem là thuốc kháng khuẩn rất mạnh, nhưng không nên lạm
dụng. Carbapenem không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên, mà chỉ dành để điều
7
trị những nhiễm khuẩn nặng, trường hợp đã dùng các kháng sinh khác không
hiệu quả.
Carbapenem thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như:
NK đường tiết niệu, NK hô hấp, NK ổ bụng, NK da và cấu trúc dưới da, NK
huyết, các trường hợp sốt do giảm bạch cầu…
Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của
nhà sản xuất, tờ thông tin sản phẩm của các thuốc biệt dược gốc được phê duyệt
ở Mỹ và châu Âu, kháng sinh nhóm carbapenem được chỉ định trong các trường
hợp nhiễm khuẩn cụ thể trình bày trong phụ lục 04.
Theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế, các kháng
sinh nhóm carbapenem là các kháng sinh có dấu (*), là các thuốc cần được hội
chẩn trước khi sử dụng, trừ trường hợp cấp cứu, và chỉ được thanh toán bảo
hiểm khi thực hiện đúng quy trình hội chẩn khi kê đơn theo quy định về Hướng
dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện của Bộ Y tế [3, 5].
Bên cạnh đó theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế,
kháng sinh nhóm carbapenem nằm trong danh mục kháng sinh cần ưu tiên quản
lý tại bệnh viện, khuyến khích xây dựng Hướng dẫn sử dụng tại đơn vị [7].
1.2.4 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian tiêm truyền kháng sinh
carbapenem
1.2.4.1. Người lớn chức năng thận bình thường: (Độ thanh thải creatinin ≥
90ml/ phút)
Bảng 1.3 Liều dùng và khoảng cách đưa liều KS nhóm carbapenem
ở người chức năng thận bình thường
Kháng sinh
DTQG
Tờ
VN 2018
HDSD
[4]
Liều dùng,
khoảng cách đưa liều
- VPCĐ, VPBV, NK
đường tiết niệu, NK ổ
Meropenem bụng, NK trong và sau
sinh, NK da và tổ chức
dưới da: 500mg-1g mỗi
x
8
x
FDA
[28,29,
30,31]
EMC
[49]
x
x
8h
- Viêm phế quản phổi ở
BN xơ nang, viêm
màng não: 2g mỗi 8h.
Sốt do giảm bạch cầu:
1g mỗi 8h
x
x
Ertapenem
1g mỗi 24h
x
x
x
x
Imipenem/
cilastatin
NK trung bình: 500mg
mỗi 6-8h
NK nặng: 1g mỗi 6-8h
x
x
x
x
500mg mỗi 8h (không
dùng cho trẻ em dưới
18 tuổi)
x
x
x
Doripenem
x
Ghi chú: x - được khuyến cáo
1.2.4.2. Người lớn suy giảm chức năng thận (Độ thanh thải creatinin < 90ml/
phút)
Trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận, kháng sinh carbapenem cần phải
hiệu chỉnh liều. Bảng hiệu chỉnh liều được khuyến cáo cho bệnh nhân suy thận
được trình bày cụ thể theo khuyến cáo của Dược thư Quốc gia Việt Nam, tờ
hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất, tờ thông tin sản phẩm của các thuốc
biệt dược gốc được phê duyệt ở Mỹ và châu Âu trong phụ lục 5.
1.2.4.3 Thời gian tiêm truyền kháng sinh carbapenem
Bảng 1.4 Thời gian tiêm truyền kháng sinh carbapenem
Kháng sinh
Đường dùng, thời gian tiêm truyền
Meropenem
- Tiêm tĩnh mạch: 3-5 phút
- Truyền tĩnh mạch: 15-30 phút [4,30,49]
Ertapenem
Truyền tĩnh mạch: > 30 phút [4,28,49]
Imipenem/
cilastatin
Truyền tĩnh mạch:
- Liều ≤ 500mg: 15-30 phút
- Liều > 500mg: 40-60 phút [4,31,49]
9
Kháng sinh
Doripenem
Đường dùng, thời gian tiêm truyền
Truyền tĩnh mạch: > 60 phút [4,29,49]
1.2.5 ADR của kháng sinh nhóm carbapenem
Một số ADR của kháng sinh nhóm carbapenem có thể gặp phải:
- Phản ứng quá mẫn
- Nguy cơ co giật
- Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ
- Tăng nguy cơ co giật do tương tác với acid valproic
- Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile [28,29,30,31].
1.3 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú
Việc quản lý và sử dụng kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan như
yếu tố về lâm sàng, kinh tế và môi trường. Tại nhiều quốc gia, kháng sinh là
thuốc được thường xuyên kê đơn nhất, chiếm 30 đến 50% thuốc được kê đơn.
Lượng tiêu thụ kháng sinh vẫn đang có xu hướng tăng lên hàng năm. Kháng
sinh chiếm phần lớn, khoảng 20 đến 40% ngân sách y tế bệnh viện, và vẫn đang
ngày càng tăng trong tổng lượng tiêu thụ dược phẩm tại các nước đang phát
triển, do đó kháng sinh cần phải được quản lý sử dụng một cách hợp lý [26].
1.3.1 Trên thế giới
1.3.1.1 Kháng sinh nói chung
Kháng sinh nhóm beta-lactam được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Theo báo cáo của WHO năm 2018 từ dữ liệu tiêu thụ kháng sinh tại 65 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng lượng tiêu thụ kháng sinh từ 4,4 đến 64,4
DDD/1000 người dân/ngày. Tại hầu hết các nước, amoxicillin và amoxicillin/
clavulanic acid được sử dụng thường xuyên nhất. Amoxicillin là kháng sinh
đường uống được sử dụng nhiều nhất và kháng sinh dùng đường tiêm phổ biến
nhất là ceftriazon được ghi nhận tại Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu [40].
Trong một nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh trong 303 bệnh viện
tại 53 nước trên thế giới năm 2018: Penicilin phối hợp với một chất ức chế betalactamase là kháng sinh được chỉ định thường xuyên nhất, nhất là tại các nước
khu vực Bắc Âu và Tây Âu (và đặc biệt là các bệnh viện tại Bỉ). Các
cephalosporin thế hệ ba, chủ yếu là ceftriazon là loại kháng sinh được chỉ định
phổ biến nhất ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh và các nước thuộc khu vực phía nam
10
và đông Châu Âu. Việc sử dụng ceftriazon thường xuyên ở những khu vực này
cho thấy rằng có một tỉ lệ chỉ định kháng sinh không phù hợp. Fluoroquinolon là
kháng sinh được kê đơn phổ biến thứ ba, trong đó levofloxacin thường được sử
dụng ở các bệnh viện thuộc khu vực Bắc Mỹ, Đông Á và Nam Á (chủ yếu là
viêm phổi), ciprofloxacin thường được sử dụng ở Tây Âu (chủ yếu là viêm bàng
quang). Carbapenem, chủ yếu là meropenem, được sử dụng rộng rãi ở Châu Mỹ
Latinh và Châu Á, do tần suất cao nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm có lactamase
phổ rộng, đã được báo cáo trong các nghiên cứu giám sát trước đây [26].
Nghiên cứu luợng tiêu thụ thuốc kháng sinh trong khu vực Đông Âu và
Trung Á của Robertson và các cộng sự cho thấy tổng lượng tiêu thụ kháng sinh
năm 2015 là từ 8,0 đến 41,5 DID. Các penicilin, cephalosporin chiếm lần lượt là
16,2 đến 56,6% và 9,4 đến 28,8% tổng lượng tiêu thụ kháng sinh. Cephalosporin
thế hệ ba chiếm tới 90% tổng lượng tiêu thụ kháng sinh nhóm cephalosporin tại
một số nước [43].
Tại Nhật Bản, một nghiên cứu xu hướng tiêu thụ kháng sinh từ năm 2004
đến năm 2016 của Tsutsui và các cộng sự cho thấy: Năm 2016, macrolid là
nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất (32%), sau đó là kháng sinh nhóm
cephalosporin (28%) và fluoroquinolon (19%). Kháng sinh đường uống chiếm
phần lớn lượng tiêu thụ kháng sinh (93%), trong đó clarithromycin được sử
dụng nhiều nhất (25%). Ceftriazon là kháng sinh dùng ngồi đường tiêu hố
được sử dụng nhiều nhất, đứng thứ hai là cefazolin. Lượng tiêu thụ thuốc kháng
sinh dùng ngoài đường tiêu hoá tăng sau năm 2009 khi các thuốc dùng liều cao
như piperacillin/tazobactam, meropenem và ampicillin/sulbactam được hệ thống
bảo hiểm y tế chấp nhận [47]. Một nghiên cứu khác của Komagamine và cộng
sự năm 2019 chỉ ra rằng, tỉ lệ sử dụng kháng sinh phổ rộng không cần thiết tăng
lên đáng kể từ năm 2018 đến năm 2019 ( từ 4,7% đến 37,7%) [27].
Tại Mỹ, chi phí thuốc kê đơn luôn là một mối quan tâm lớn đối với người
bệnh, nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách. Năm 2016, Mỹ đã chi
450 tỷ đơ la cho thuốc kê đơn, chiếm 14% tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe và
dự kiến sẽ tăng lên 610 tỷ đô la vào năm 2021. Phần lớn sự gia tăng chi tiêu này
là do các loại thuốc biệt dược gốc, mặc dù chúng chỉ chiếm 10% số thuốc kê
đơn được tiêu thụ ở Mỹ, nhưng lại chiếm tới 74% giá trị sử dụng. Thuốc generic
chỉ chiếm 27% tổng chi phí cho thuốc nhưng lại chiếm tới 89% số lượng thuốc
11
kê đơn, tăng đáng kể so với 19% vào năm 1984. Thuốc generic chi phí thấp đã
tạo ra khoản tiết kiệm 253 tỷ đơ la cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ
vào năm 2017 và hơn 1 nghìn tỷ đơ la trong thập kỷ qua. Sử dụng hợp lý thuốc
generic với chi phí thấp giúp cải thiện việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
và kết quả điều trị [45].
Việc sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp liều cố định có thể có những lợi thế
về mặt lâm sàng như cải thiện hiệu quả và tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, việc lạm
dụng, sử dụng những kháng sinh này không phù hợp đã được báo cáo và có liên
quan đến nguy cơ kháng kháng sinh và tiềm ẩn độc tính. Trong một nghiên cứu
phân tích doanh số bán thuốc kháng sinh từ 75 quốc gia trên thế giới năm 2015,
kháng sinh kết hợp liều cố định chiếm 22% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ trong
năm. Các quốc gia có số lượng kháng sinh kết hợp liều cố định cao nhất là Ấn
Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Mức tiêu thụ thuốc kháng sinh kết hợp liều cố
định cao trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có thu nhập trung bình. Kháng
sinh kết hợp liều cố định được tiêu thụ nhiều nhất là amoxicillin/clavulanat và
sulfamethoxazole/trimethoprim, được tiêu thụ ở tất cả các quốc gia và chiếm
khoảng 50% và 20% tổng lượng tiêu thụ kháng sinh kết hợp. Điều này phù hợp
với việc các loại thuốc này được khuyến cáo để điều trị các tình trạng nhiễm
khuẩn thơng thường (như viêm tai giữa cấp tính, viêm phổi mắc phải trong cộng
đồng và nhiễm trùng đường tiết niệu) [21].
1.3.1.2 Kháng sinh nhóm carbapenem
Việc sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem có xu hướng tăng lên đáng kể
trong thời gian gần đây.
Tại Tây Ban Nha, kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng
carbapenem từ năm 2008 đến năm 2015 tại 58 bệnh viện cho thấy việc sử dụng
carbapenem tăng 88,43%. Tỷ lệ carbapenem được chỉ định theo kinh nghiệm là
76,2%, chủ yếu là nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn ổ bụng [36].
Khảo sát đa trung tâm nghiên cứu xu hướng sử dụng carbapenem tại các
bệnh viện ở Bắc Mỹ từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy, meropenem được sử
dụng nhiều nhất (chiếm 44% liều DDD nhóm carbapenem), ertapenem cao thứ 2
(chiếm 40,3% liều DDD nhóm carbapenem), trong khi đó tỉ lệ của imipenem/
cilastatin là 8,9% [42].
12
Tại Trung Quốc, kết quả nghiên cứu xu hướng sử dụng kháng sinh ở 151
bệnh viện từ năm 2011-2014 của Xiaoyuan Qu và các cộng sự cho thấy: lượng
tiêu thụ kháng sinh carbapenem tăng đáng kể, trong đó meropenem chiếm phần
lớn tại tất cả các vùng miền [41]. Một nghiên cứu khác đánh giá việc sử dụng
carbapenem trong bệnh viện năm 2017 của Di Zhang và các cộng sự nhằm khảo
sát các ảnh hưởng của chính sách sử dụng carbapenem của chính phủ: Việc sử
dụng kháng sinh carbapenem hợp lý tăng đáng kể sau các nỗ lực can thiệp,
nhưng vẫn chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được điều trị bằng carbapenem là phù
hợp [48].
Trong một nghiên cứu sử dụng kháng sinh ở khoa nhi tại một bệnh viện ở
Nam Phi năm 2018, ertapenem và meropenem chiếm tỉ lệ chi phí thuốc kháng
sinh cao nhất [39].
Kết quả chương trình giám sát sử dụng kháng sinh carbapenem tại
Singapore từ năm 2011 đến năm 2014 cho thấy: 45,9% người bệnh không được
sử dụng carbapenem hợp lý. Trong đó, thời gian sử dụng kéo dài chiếm 40%, sai
liều chiếm 21%, sai chỉ định chiếm 23%, lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
không đúng (phổ kháng sinh quá rộng) chiếm 10%, và vi khuẩn nhạy cảm với
kháng sinh phổ hẹp hơn chiếm 7% [44].
Một nghiên cứu quan sát tại một bệnh viện ở Mỹ của Kabbara và các cộng
sự được tiến hành trên 100 bệnh nhân được điều trị bằng imipenem/cilastatin,
đánh giá việc điều trị theo kinh nghiệm và sau khi có kết quả ni cấy vi khuẩn.
Kết quả cho thấy: imipenem/cilastatin được chỉ định cho người bệnh nhiễm
khuẩn đường tiết niệu là chủ yếu (27%). Tỉ lệ sử dụng imipenem/cilastatin theo
kinh nghiệm được đánh giá hợp lý là 97,2% ca bệnh, 86% trường hợp sử dụng
thuốc hợp lý trước khi có kết quả vi sinh. Có 33% bệnh nhân sử dụng liều khơng
hợp lý, 30 bệnh nhân trong số đó suy thận và có sự dao động về độ thanh thải
creatinin. Đối với nhóm người bệnh không suy giảm chức năng thận (49%), chỉ
3 bệnh nhân (6,1%) khơng sử dụng liều hợp lý [37].
Ngồi ra một nghiên cứu khác được tiến hành tại một bệnh viện ở Iran bởi
Shiva và các cộng sự cho thấy, liều dùng và thời gian điều trị imipenem hợp lý
chiếm tỉ lệ lần lượt là 64% và 50%. Trong số 83% trường hợp điều trị kháng
sinh theo kinh nghiệm được bắt đầu ngay trong ngày đầu tiên nhập viện, 37%
được sử dụng phác đồ có imipenem. Tất cả người bệnh đều được sử dụng
13
imipenem theo kinh nghiệm. Kháng sinh thường xuyên được phối hợp với
imipenem nhất là vancomycin (66%), fluoroquinolon (37%) và aminoglycosid
(32%). Có 36% người bệnh khơng được sử dụng imipenem với liều dùng hợp lý,
trong số đó tất cả đều thấp hơn liều được khuyến cáo. Có 39% bệnh nhân sử
dụng imipenem với khoảng thời gian điều trị được đánh giá là hợp lý. Trong số
13% bệnh nhân có biểu hiện ADR liên quan đến imipenem được ghi nhận, có
hai trường hợp nghiêm trọng là co giật đã được báo cáo [46].
1.3.2 Tại Việt Nam
1.3.2.1 Kháng sinh nói chung
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng sinh trong tổng số bệnh
nhân nội trú rất cao. Các nghiên cứu đa trung tâm được tiến hành, phân tích việc
sử dụng kháng sinh nói chung và kháng sinh hạn chế kê đơn trong bệnh viện.
Mẫu nghiên cứu gồm 2000 bệnh án của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh tại 10
bệnh viện trong năm 2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng
sinh trong tổng số bệnh nhân nội trú là 47,5% (tỷ lệ tính chung cho 10 bệnh
viện) [13].
Ngoài ra, kết quả một số nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng kháng
sinh tại các bệnh viện được tóm tắt trong bảng sau đây:
Bảng 1.5 Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu
Địa điểm,
thời gian
nghiên cứu
Nội dung
Bệnh viện
Bệnh viện
Bệnh viện
Bệnh viện
đa khoa
đa khoa tỉnh đa khoa tỉnh
Qn y 354
Hà Đơng
Hải Dương
Thanh Hố
năm 2017 [19]
năm 2017 [8]
năm 2018 [12] năm 2018 [15]
Tỷ lệ (%)
KM
GTSD
KM
GTSD
KM
GTSD
KM
GTSD
KS so với tổng
12,7
các thuốc
24,5
15,4
24,8
-
35,7
-
58,2
Beta-lactam so
57,7
với tổng KS
71,6
43,0
56,5
60,5
70,6
62,6
67,2
Đường
Tiêm dùng
truyền
KS
88,3
50,9
86,5
68,4
96,2
55,9
87,3
63,1
14
Địa điểm,
thời gian
nghiên cứu
Nội dung
Bệnh viện
Bệnh viện
Bệnh viện
Bệnh viện
đa khoa
đa khoa tỉnh đa khoa tỉnh
Qn y 354
Hà Đơng
Hải Dương
Thanh Hố
năm 2017 [19]
năm 2017 [8]
năm 2018 [12] năm 2018 [15]
Tỷ lệ (%)
KM
GTSD
KM
GTSD
KM
GTSD
KM
GTSD
32,4
11,6
34,9
9,5
26,3
2,6
38,97
12,6
KS BDG
16,2
36,8
13,2
20,9
-
-
6,15
6,9
KS generic
83,8
63,2
86,8
79,0
-
-
73,33
93,0
64,9
84,7
58,5
81,0
69,7
67,4
56,9
66,7
35,1
15,3
41,5
19,0
30,3
32,6
43,1
33,3
97,3
99,9
-
-
-
-
-
-
2,7
0,1
-
-
-
-
-
-
Uống
Nhập
Nguồn
khẩu
gốc
xuất SX
xứ KS trong
nước
KS
Đơn
theo TP
thành
Đa TP
phần
Từ các kết quả trên, có thể thấy rằng:
- Kháng sinh chiếm khoảng từ 24-35% về giá trị sử dụng các thuốc tại các
bệnh viện, ngoại trừ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hố có giá trị sử dụng kháng
sinh chiếm tới 58,2% tiền thuốc [15].
- Beta-lactam là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất, chiếm từ
khoảng 56-70% về giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu tại 10 bệnh viện
năm 2012 cũng cho thấy nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất là
cephalosporin thế hệ 3 (với các hoạt chất sử dụng nhiều nhất lần lượt là
cefotaxim, ceftriaxon, cefoperazon/sulbactam, ceftazidim), tiếp đó là nhóm
quinolon [13].
15