Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KỸ THUẬT CHIẾN đấu bộ BINH và CHIẾN THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 10 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
BỘ MÔN GDQPAN&GDTC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ THUẬT CHIẾN ĐẤU BỘ BINH VÀ CHIẾN THUẬT
Đề tài:
Nêu nhiệm vụ và yêu cầu Chiến thuật từng người trong chiến đấu Phịng ngự, phân tích
u cầu “Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố ngụy trang bí mật”
trong chiến đấu Phịng ngự.

Họ và tên: Nguyễn Thị Độ
Mã sinh viên: 0937200027
Lớp: LTTCD 0907


2

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
II. NỘI DUNG.....................................................................................................3
1. Khái niệm........................................................................................................3
2. Nhiệm vụ và yêu cầu của chiến thuật............................................................5
2.1 Nhiệm vụ.......................................................................................................5
2.2 Yêu cầu chiến thuật......................................................................................6
3. Yêu cầu “Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố ngụy
trang bí mật” trong chiến đấu Phòng ngự........................................................6
4. Thực tế huấn luyện chiến đấu phòng ngự trong Quân đội nhân dân Việt
Nam...................................................................................................................... 7
5. Giải pháp khắc phục thực trạng....................................................................8


III. KẾT LUẬN...................................................................................................9


3
I. MỞ ĐẦU
Giáo dục quốc phịng mơn học có vai trò cao trong việc khơi dậy lòng yêu nước của
thế hệ trẻ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc , khiến nhân dân có một niềm tin vững
chắc vào Đảng và Nhà nước. Hơn thế nữa, Giáo dục quốc phịng là một trong những
nhiệm vụ góp phần đẩy mạnh việc thực hiện giáo dục toàn diện cho người dân , tạo
điều kiện tu dưỡng phẩm chất , rèn luyện năng lực cho thế hệ trẻ - những chủ nhân
tương lai của đất nước có một ý chí , đạo đức trong sáng , kiên cường. Bài báo cáo này
sẽ có nội dung tập trung vào Học phần 4- Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
với đề tài chính là Chiến thuật chiến đấu phịng ngự. Có thể thấy rõ rằng, theo các
nghiên cứu lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự thế giới cũng như ở Việt Nam
cho thấy, trong các cuộc chiến tranh, tác chiến phịng ngự ln tồn tại đan xen với các
loại hình tác chiến khác. Thậm chí trong nhiều cuộc chiến tranh, nhờ vào tác chiến
phòng ngự, những nước bị xâm lược đã ngăn chặn, tiêu hao, đánh bại được quân địch
tiến cơng có ưu thế về lực lượng, bảo vệ được các mục tiêu trọng yếu, tạo ra điều kiện,
thời cơ cho phản công, tiến công để giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
Có thể thấy chiến đấu Phịng ngự là vô cùng quan trọng, tuy nhiên cho đến nay rất ít
bài nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu, và đây cũng là lý do chính khiến tơi chọn đề tài
này, và mục đích của bài luận này sẽ đi tìm hiểu về nhiệm vụ và yêu cầu Chiến thuật
từng người trong chiến đấu Phòng ngự, cũng như phân tích u cầu “Xây dựng cơng
sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố ngụy trang bí mật” trong chiến đấu Phòng
ngự.

II. NỘI DUNG.
1. Khái niệm.
Chiến lược quân sự là phương hướng hoạt động tổng thể của một quân đội sử dụng
trong một cuộc chiến tranh, tập hợp các biện pháp quân sự chung nhất cho quân đội

tác chiến xuyên suốt quá trình chiến đấu trong một thời gian dài. Mục tiêu sử dụng
một cách hiệu quả sức mạnh quân sự nhằm chiến thắng một giai đoạn, một mặt trận
hoặc chiến thắng tồn bộ cuộc chiến tranh.
Các loại hình chiến đấu phịng ngự:
-

Phịng ngự có chuẩn bị
Phịng ngự cơ động
Phịng ngự tích cực
Phịng ngự trận địa

Phịng ngự là loại tác chiến cơ bản nhằm ngăn chặn, làm chậm bước tiến, sát thương
lớn, đánh bại tiến công của địch ưu thế về lực lượng, giữ vững các khu vực phòng
ngự, tạo điều kiện chuyển sang phản công, tiến công hoặc các hoạt động tác chiến
khác. Phịng ngự có thể tiến hành ở qui mơ: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Có
phịng ngự trận địa, phòng ngự cơ động...


4
u cầu cơ bản của phịng ngự là: tích cực, vững chắc, kiên cường. Để phòng ngự
phải: tổ chức và bố trí lực lượng; tổ chức các khu vực phịng ngự; hệ thống hỏa lực; hệ
thống phịng khơng; hệ thống chống tăng; hệ thống chống đổ bộ; hệ thống vật cản. Bộ
đội có thể chuyển vào phịng ngự trong điều kiện có chuẩn bị, hoặc trong điều kiện
phịng ngự gấp (không chuẩn bị hoặc chuẩn bị chưa đầy đủ), không trực tiếp tiếp xúc
hoặc trực tiếp tiếp xúc với địch.
Cách đánh phòng ngự thường là dựa vào hệ thống trận địa, vật cản, đánh địch từ xa
đến gần, sát thương địch khi chúng vận động tiếp cận, triển khai chiếm lĩnh vị trí xuất
phát tiến cơng, khi cơng kích tiền duyên phòng ngự; giữ các trận địa, các khu vực
phòng ngự; kiên quyết phản kích (phản đột kích) tiêu diệt địch đột nhập khu vực
phòng ngự; tiêu diệt quân địch đổ bộ đường không, vu hồi, luồn sâu... đánh bại các

thủ đoạn tiến cơng của chúng. Khi có điều kiện thuận lợi có thể tiến hành phản cơng
chuẩn bị để phá tiến cơng của địch. Phịng ngự ra đời đồng thời với tiến cơng.

Phịng ngự có chuẩn bị, phịng ngự mà mọi biện pháp chuẩn bị tác chiến về cơ bản
được hồn thành trước khi qn địch tiến cơng. Đặc trưng chủ yếu của phịng ngự có
chuẩn bị bộ đội đã chiếm lĩnh khu vực (trận địa) phòng ngự; kế hoạch tác chiến hoàn
chỉnh; hệ thống trận địa được xây dựng vững chắc; hệ thống vật cản được hoàn chỉnh;
hệ thống hỏa lực được tổ chức; các mặt bảo đảm triển khai chu đáo; tổ chức hiệp đồng
chặt chẽ; hệ thống chỉ huy vững chắc...
Phòng ngự cơ động
Phòng ngự tiến hành bằng cách cơ động lực lượng trực tiếp phòng ngự trên các
hướng, khu vực, tuyến,... kết hợp phòng ngự vững chắc ở một số điểm, trận địa với
tích cực tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giữ gìn lực lượng ta, tạm thời chịu


5
mất một bộ phận vùng đất phải bảo vệ, chặn địch từng bước, làm thất bại cuộc tiến
cơng của chúng.
Phịng ngự tích cực, phịng ngự kết hợp giữ vững trận địa với hành động tác chiến
tiến công tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công hoặc tiến công, thể hiện
tính tích cực của phịng ngự. Khi phịng ngự tích cực phải: khơng ngừng tiêu hao, tiêu
diệt địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta – địch, tạo thế, tạo thời cơ chuyển sang
phản cơng và tiến cơng.
Phịng ngự trận địa, phòng ngự dựa vào hệ thống trận địa có cơng sự vững chắc
nhằm giữ vững khu vực (mục tiêu) trong một thời gian dài. Ở nhiều nước châu Âu,
phòng ngự trận địa được cấu trúc và thiết bị hệ thống cơng trình, các trận địa, các dải
(khu vực) phòng ngự thành tuyến với chiều sâu gồm nhiều dải.

2. Nhiệm vụ và yêu cầu của chiến thuật.
2.1 Nhiệm vụ

Trong chiến đấu phịng ngự, chiến sĩ có nhiệm vụ cùng với tổ, tiểu đội đảm nhiệm các
nhiệm vụ sau:
- Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt và đánh bại địch tiến cơng ở phía trước, bên sườn,
phía sau mục tiêu phòng ngự.
- Đánh địch đột nhập.
- Tham gia làm nhiệm vụ đánh địch vịng ngồi (Phịng ngự cảnh giới từ xa).
Ngồi ra cịn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, v.v. trong phạm vi trận địa
phòng ngự.


6
2.2 Yêu cầu chiến thuật
- Có quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, bảo đảm đánh địch dài
ngày.
- Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố, ngụy trang bí mật.
- Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt được địch trên
các hướng.
- Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội, bạn tạo thành thế liên hoàn đánh địch.
- Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.
3. Yêu cầu “Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày
càng kiên cố ngụy trang bí mật” trong chiến đấu Phịng ngự.
Đây là yêu cầu cơ bản chỉ đạo việc tạo và lập thế trận thể hiện cách đánh độc đáo của
quân đội ta xuất phát từ đặc điểm chiến tranh gay go ác liệt. Công sự trận địa là chiếc
áo giáp bảo vệ người chiến sĩ hạn chế thương vong hỏng hóc vũ khí trang bị tạo điều
kiện cho người chiến sĩ phát huy được hỏa lực tiêu diệt địch giữ vững trận địa.
Xây dựng một công sự ngày càng vững chắc là phải bảo đảm đủ về số lượng chất
lượng từng loại công sự như các loại công sự bắn hỏa lực hào giao thông hào hầm ẩn
nấp hầm đựng vũ khí trang bị. Với yêu cầu ngày càng kiên cố là khi xây dựng trận địa
ưu tiên xây dựng công sự chiến đấu trước công sự ẩn nấp sau,công sự bắn chính trước
cơng sự bắn phụ sau củng cố công sự trận địa vững chắc hạn chế tối đa hỏng hóc do

bom đạn của địch đánh phá đặc biệt sau mỗi lần hỏa lực địch đánh phá phải nhanh
chóng củng cố cơng sự trận địa. Ngụy trang bí mật là xây dưng đến đâu ngụy trang
đến đấy phải giống sát với địa hình hạn chế làm thay đổi địa hình. Để đạt được những
u cầu đó thì cần có những biện pháp thực hiện triệt để. Thứ nhất phait tận dụng triệt
để lợi dụng địa hình địa vật để xây dựng công sự trận địa. Quan trọng hơn hết là tận


7
dụng triệt để nguồn nhân lực vật lực trong khu vực tại chỗ để xây dựng công sự trận
địa.
Trong cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tiến công I-rắc (năm 2003) cũng cho thấy,
mặc dù nguy cơ chiến tranh đã liền kề nhưng quân đội của chính quyền Xát-đam Hútxen cũng khơng tổ chức phịng ngự vững chắc. Mãi đến trước khi xảy ra chiến tranh 7
ngày, Xát-đam Hút-xen mới chia đất nước thành 7 vùng chiến lược, giao cho các
tướng lĩnh thân cận chỉ huy và vội vã phát súng cho dân. Thực chất đất nước không
được tổ chức phịng thủ rõ ràng, thậm chí sát trước chiến tranh còn rút các đơn vị tinh
nhuệ từ biên giới về phía sau để tránh đụng độ với chủ lực Mỹ và đồng minh, nên với
sức đột phá mạnh của tác chiến quân binh chủng hợp thành và tốc độ tiến công rất
nhanh của bộ binh cơ giới, chỉ sau 18 ngày tiến công, quân Mỹ và đồng minh đã đánh
chiếm được thủ đơ Bát-đa, kết thúc chiến tranh. Đó là bài học thực tiễn dẫn đến thất
bại của I-rắc do cấp chiến lược không chú trọng đúng mức đến vấn đề tổ chức PNCL
trên các hướng chiến lược trọng yếu.
4. Thực tế huấn luyện chiến đấu phòng ngự trong Quân đội
nhân dân Việt Nam
Tác chiến PNCL được vận dụng trong thời kỳ đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp, từ đó đến nay chưa được nghiên cứu, phát triển,
dẫn đến một số nhận thức không đúng, như Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã nhận xét trong bài viết tại cuộc Hội thảo kỷ niệm 30 năm đại
thắng mùa Xuân: “Tư tưởng chiến lược của chiến tranh cách mạng
bao giờ cũng là tư tưởng tiến cơng, cịn hình thức tác chiến thì có tác
chiến tiến cơng, tác chiến phịng ngự cả về chiến lược, chiến dịch và

chiến đấu. Tuy nhiên do nhận thức không đúng nên trong một thời
gian dài, một số cán bộ cho rằng chiến tranh cách mạng chỉ có tiến
cơng, phủ nhận phịng ngự, thậm chí coi phịng ngự là điều cấm kỵ.
Vì vậy mà trong một số trận đánh, bộ đội bị thương vong". Tài liệu
tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng dự báo: "trong chiến tranh tương lai
ngay từ đầu kháng chiến cũng như trong quá trình có thể xuất hiện
loại hình tác chiến chiến lược phòng ngự".
Trong lịch sử giữ nước, quân và dân nhà Lý, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã
tổ chức tác chiến PNCL trên tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc chiến tranh chống
quân đội nhà Tống xâm lược lần thứ hai (năm 1075-1077), với lực lượng tham gia
phòng ngự khoảng 10 vạn người. Chiến dịch PNCL này được tổ chức trên hướng bắc
Thăng Long với chính diện kéo dài từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (Đa Phúc) đến
Vạn Xuân (Phả Lại), nhằm ngăn chặn đạo quân 20 vạn tên của nhà Tống tiến công
trên hướng chủ yếu. Lý Thường Kiệt đã lợi dụng bờ nam sông Như Nguyệt, là nơi có
địa hình tự nhiên lý tưởng để thiết lập hệ thống phòng ngự. Với số quân chỉ bằng một


8
nửa quân Tống, quân và dân nhà Lý đã xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự vững
chắc, vận dụng linh hoạt các loại hình tác chiến chiến lược, đánh bại các mũi đột phá
của địch, buộc chúng phải chuyển sang phịng ngự ở bắc sơng Như Nguyệt với hai
cụm lực lượng lớn, một cụm 10 vạn tên do Quách Quỳ đích thân chỉ huy ở bắc Thị
Cầu và một cụm 6 vạn tên do Triệu Tiết chỉ huy phòng ngự ở bắc bến Như Nguyệt để
cầm cự với quân và dân Đại Việt. Sau 40 ngày phòng ngự thành công (từ 18-1- 1077
đến 28-2-1077), đầu tháng 3 năm 1077, Lý Thường Kiệt chuyển sang phản công chiến
lược, tiêu diệt toàn bộ đạo quân hùng hậu của nhà Tống với 20 vạn quân và 10 vạn
dân binh (khi về đến Trung Quốc chỉ còn 23.000 quân và 3.174 ngựa chiến). Chiến
dịch phịng ngự quyết chiến chiến lược sơng Như Nguyệt là một điển hình về nghệ
thuật tổ chức chỉ huy tác chiến thời Lý, đã giành thắng lợi triệt để, bảo vệ vững chắc

thủ đô Thăng Long, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai của quân và
dân Đại Việt, mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp giữ nước của Tổ tiên ta.
5. Giải pháp khắc phục thực trạng
Có thể thấy rằng, mỗi loại hình tác chiến chiến lược dù được rút ra từ thực tiễn hoặc sẽ
xuất hiện trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, đều phải được nghiên cứu,
phát triển và hoàn thiện từng bước theo sự phát triển của tình hình thế giới, khu vực,
phù hợp với khả năng, tiềm lực của đất nước. Điều đó đặt ra cho cơng tác nghiên cứu
chiến lược cũng như hoạt động thực tiễn của lực lượng vũ trang phải không ngừng
phát triển, nâng cao nghệ thuật quân sự, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm
lược của kẻ thù. Trong đó, một vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra với các cơ quan
nghiên cứu khoa học quân sự của Bộ, của các học viện, nhà trường quân đội là phải
đầu tư nghiên cứu hoàn chỉnh lý luận về tác chiến PNCL trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc để làm cơ sở biên soạn tài liệu giảng dạy cho học viên tại các học viện, nhà
trường quân đội; tổ chức huấn luyện, diễn tập cho các đơn vị lực lượng vũ trang;
nghiên cứu xây dựng quyết tâm, kế hoạch tác chiến ở các quân khu, các đơn vị dự bị
chiến lược.


9

Mặt khác, trên các hướng chiến lược chủ yếu của quốc gia, căn cứ vào quyết tâm, kế
hoạch tác chiến chiến lược, ngay từ thời bình phải tiến hành quy hoạch hệ thống cơng
trình phịng ngự để từng bước xây dựng, thiết bị chiến trường và kết hợp chặt chẽ giữa
các cơng trình phát triển kinh tế với cơng trình phục vụ nhiệm vụ tác chiến khi có
chiến tranh. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng, nhằm nâng cao khả
năng phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của bất kỳ
thế lực phản động nào, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
III. KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu trên đã chỉ ra rõ những nhiệm vụ và yêu cầu Chiến thuật từng người
trong chiến đấu Phòng ngự, cũng như phân tích u cầu “Xây dựng cơng sự chiến đấu

vững chắc, ngày càng kiên cố ngụy trang bí mật” trong chiến đấu Phòng ngự. Tuy
chiến thuật chiến đấu Phòng ngự là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng cho rằng, nên kết hợp chặt chẽ tiến cơng và
phịng bị, nếu tiến cơng khơng có lợi nhưng phịng ngự có lợi, thì
phịng ngự. Nhưng phịng ngự theo người khơng phải là phịng ngự bị
động, phòng ngự tiêu cực, tức là trong những trường hợp cụ thể khi
chưa có điều kiện tiến cơng cần phải giữ gìn lực lượng để tạo lực, tạo
thế thì phải rút vào phịng ngự, nhưng phịng ngự phải qn triệt tư
tưởng tiến cơng, phịng ngự chủ động, phịng ngự để tiến công. Theo
bản thân tôi, nên nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh
cho học sinh và sinh viên, chủ động phát huy vai trị tích cực, tự giác
của SV trong quá trình tham gia học tập mơn học GDQPAN. Đây là
giải pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác
GDQPAN cho SV hiện nay. Bởi vì, SV là chủ thể của q trình nhận
thức, trực tiếp lĩnh hội, chuyển hố tri thức chính trị, qn sự, quốc
phịng thành nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm thực
hiện nhiệm vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />Các nguyên tắc chiến tranh cơ bản-Bộ Quốc phòng Việt Nam-


10
Chiến thuật quân sự-
/> /> />%B1%2C%20lo%E1%BA%A1i%20t%C3%A1c%20chi%E1%BA%BFn,ho
%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20t%C3%A1c%20chi%E1%BA
%BFn%20kh%C3%A1c.&text=Y%C3%AAu%20c%E1%BA%A7u%20c
%C6%A1%20b%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a,%2C%20v%E1%BB%AFng
%20ch%E1%BA%AFc%2C%20ki%C3%AAn%20c%C6%B0%E1%BB%9Dng.
/>



×