Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

sANG KIEN KINH NGHIEM KHAI 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.1 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP TRÌNH LOGO CHO
HỌC SINH LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỊA BÌNH C”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – MƠ TẢ NỘI DUNG
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, cùng sự bùng nổ
công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của khoa học và công
nghệ, thông tin, truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng thế giới nói chung.
Xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa môn
Tin học vào giảng dạy ở các trường phổ thơng trong đó có cấp tiểu học. Với vai
trò là một giáo viên, người được giao nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy môn tin học
cho học sinh đã làm tôi trăn trở và thúc đẩy bản thân nghiên cứu, tìm hiểu những
giải pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng
môn tin học trong nhà trường.
Qua nhiều năm thực hiện công tác giảng dạy tôi nhận thấy việc thực hành
trên ngơn ngữ lập trình Logo của học sinh lớp 5 gặp nhiều khó khăn. Vì thế tơi
đã lựa chọn việc rèn luyện kĩ năng lập trình Logo cho học sinh để nghiên cứu,
thực hiện tại đơn vị nơi tôi công tác thông qua sáng kiến “Biện pháp rèn luyện
kĩ năng lập trình logo cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hịa Bình C”.
Sáng kiến được thực hiện với những nội dung sau:
II. MÔ TẢ NỘI DUNG
1. Hướng dẫn kiến thức về phần mềm MSW Logo:
Phần mềm MSW Logo là một phần mềm lập trình được xây dựng hướng
đến người sử dụng là các em thiếu nhi. Việc lập trình trên phần mềm được thực
hiện thơng qua việc điều khiển một chú rùa để vẽ hình hoặc làm tốn trên máy
tính bằng những câu lệnh đơn giản. Tuy khơng địi hỏi cao về kĩ năng lập trình
của người sử dụng nhưng MSW Logo cũng được trang bị đầy đủ những đặc
trưng của một phần mềm lập trình như:
Tính đơn giản: Được thể hiện qua các câu lệnh ngắn gọn, đơn thuần, gần


gũi với học sinh, dễ dàng trong việc tiếp cận, làm quen với các thao tác tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, tiềm năng sáng tạo
của mình.
Tính trực quan: Với việc điều khiển rùa di chuyển trên màn hình bằng
các câu lệnh học sinh có thể quan sát từng thao tác của rùa thơng qua các dịng
lệnh. Bên cạnh đó học sinh sẽ dễ dàng quan sát từng cử động của rùa với lệnh
điều khiển rùa đi chậm lại. MSW Logo có thể giúp cho mỗi học sinh hình thành
từ tư duy hình tượng đi dần vào tư duy trừu tượng, từ biểu tượng đi vào khái


niệm, phán đốn và suy luận. Tính trực quan được thể hiện thông qua các hoạt
động "chơi mà học và học mà chơi" phù hợp với lứa tuổi đang phát triển, giàu
tưởng tượng, năng động nhưng cũng rất cần sự hài hịa của học sinh tiểu học.
Tính mở: Đây là một phần mềm phát huy sự sáng tạo của trẻ các cấu trúc
lệnh đơn giản nhưng đầy đủ điều này có thể giúp học sinh tự do sáng tạo. Đồng
thời học sinh cũng có thể tự do điều chỉnh bổ sung các câu lệnh bằng việc tự xây
dựng thêm các thủ tục cho chương trình, viết tóm gọn các câu lệnh bằng các câu
lệnh lặp,…
Tính hiện đại: Tuy rất giản đơn nhưng MSW Logo vẫn chứa đựng một
tiềm năng hiện đại lớn. Trước hết đó là cách để nó tồn tại, yếu tố hiện đại ấy thể
hiện ở năng lực xử lý danh sách và kỹ thuật đệ quy cùng tính cấu trúc của nó. Là
ngơn ngữ có cấu trúc nhưng với cách cấu trúc môđun theo nguyên lý "phân tán
tuyệt đối", MSW Logo thích ứng được với mọi trình độ lập trình, mở rộng biên
độ sử dụng. Mặt khác, tuy là ngơn ngữ thủ tục nhưng MSW Logo có chứa các
yếu tố vị từ của ngôn ngữ phi thủ tục, đặt được cái gạch nối giữa ngôn ngữ cổ
điển với ngơn ngữ hiện đại và đó là cơ sở để nó có thể hịa nhập được với các
ngơn ngữ trong tương lai. Với các đặc trưng cơ bản ấy, MSW Logo được coi
như một phần mềm dạy học mở, một ngôn ngữ sư phạm phù hợp với năng lực
của học sinh Tiểu học.
2. Hướng dẫn các câu lệnh đơn giản:

Để thực hiện được việc lập trình trên phần mềm Logo học sinh cần hiểu
và thực hiện thành thạo các lệnh cơ bản sau:
Lệnh FD n: điều khiển rùa tiến về phía trước n bước;
Lệnh BK n: điều khiển rùa lùi về phía sau n bước;
Lệnh RT n: điều khiển rùa quay phải n độ;
Lệnh LT n: điều khiển rùa quay trái n độ;
Lệnh PU : nhấc bút rùa không để lại nét vẽ;
Lệnh PD : rùa đặt bút vẽ;
……………………………
Đây là những lệnh điều khiển rùa thực hiện thao tác đơn giản về việc tiến
– lùi; quay trái – quay phải; nhấc bút - đặt bút; Trong quá trình hướng dẫn giáo
viên có thể so sánh sự đối lập giữa các dòng lệnh để học sinh dễ dàng ghi nhớ.
3. Hướng dẫn các câu lệnh vẽ hình đơn giản:
Bên cạnh việc hướng dẫn các lệnh vẽ cơ bản cũng cần hướng dẫn học sinh
thực hiện một số hình vẽ đơn giản như sau:
Lệnh CIRCLE n: Rùa vẽ hình trịn bán kính n rùa nằm ở tâm;
Lệnh CIRCLE2 n: Rùa vẽ hình trịn bán kính n rùa nằm trên đường trịn;
Lệnh REPEAT 3[FD n RT 360/3] : Rùa vẽ hình tam giác đều cạnh n;


Lệnh REPEAT 4[FD n RT 360/4]: Rùa vẽ hình vng cạnh n;
Lệnh REPEAT 2[FD n RT 90 FD m RT 90]: Rùa vẽ hình chữ nhật chiều
rộng n dài m;
Lệnh REPEAT 5[FD n RT 360/5]: Rùa vẽ hình ngũ giác đều cạnh n;
Lệnh REPEAT 6[FD n RT 360/6]: Rùa vẽ hình lục giác đều cạnh n;
……………………………………………………………………
Từ việc giảng dạy cách vẽ các hình cơ bản giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh cách sử dụng cấu trúc lệnh lặp Repeat n[lệnh] đồng thời kết hợp với
việc phân tích hướng đi và vị trí của rùa khi thực hiện các hình vẽ nhằm nâng
cao kĩ năng phân tích, quan sát của học sinh.

4. Hướng dẫn xây dựng thủ tục và chương trình con:
Trong phần mềm MSW Logo cho phép người sử dụng tạo ra chương trình
con nhằm mục đích cơ đọng dịng lệnh đồng thời có thể gọi và sử dụng ở nhiều
nơi trong chương trình chính. Vì thế để nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh
giáo viên cần hướng dẫn học sinh khởi tạo và lưu chương trình con trong đó cần
chú ý về việc khai báo các biến, tên chương trình con, cách lưu và gọi sử dụng
trên chương trình chính.
5. Kĩ thuật nâng cao khả năng lập trình của học sinh:
Việc học lập trình khơng khó nhưng việc thực hành phải thường xuyên và
liên tục nhằm nâng cao kĩ năng phân tích của học sinh điều này có thể dễ dàng
thực hiện thơng qua những bài tập thực hành về phần mềm. Vì thế ở nội dung
này cần lưu ý tạo điều kiện cho học sinh thực hành nhiều bài tập đồng thời phải
phân tích để học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức trước khi đưa ra đáp án.
6. Tham gia những sân chơi bổ ích và lành mạnh về lĩnh vực tin học:
Đây là nơi để học sinh có thể kiểm tra, đánh giá khách quan nhất về
những kiến thức mình đã được tiếp thu. Mặt khác đây cũng là dịp để học sinh
trao đổi, học hỏi, giao lưu cùng bạn bè. Vì thế nên tạo điều kiện để học sinh
được tham gia vào các hội thi, phong trào do nhà trường và cấp trên phát động.
Từ những nhận định về nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh và
những điểm cần quan tâm trong việc nâng cao kĩ năng lập trình Logo cho học
sinh đạt hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện thông qua những giải pháp sau:
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Biên soạn nội dung chương trình phù hợp với trình độ, năng lực của
học sinh.
Việc này có thể thực hiện thơng qua việc tìm hiểu, sưu tầm có chọn lọc từ
nhiều nguồn khác nhau: mạng internet, sách giáo khoa, sách tham khảo, bạn bè
đồng nghiệp,…
Nội dung tài liệu cần dựa trên đặc điểm tâm lí và năng lực của học sinh, nội
dung kiến thức phải được sắp xếp cô đọng, logic từ thấp đến cao, từ đơn giản



đến phức tạp dần, cần đảm có nhiều mức năng lực khác nhau để đánh giá phân
loại học sinh từ đó có kế hoạch điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng.
2. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, điều chỉnh nội dung:
Thường xuyên kiểm tra những kiến thức đã được học của học sinh để kịp
thời phát hiện những chỗ hỏng nhằm bổ sung hoàn chỉnh những kĩ năng cần
thiết cho các em. Việc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, cơng
bằng nhằm, đánh giá dựa trên năng lực và kiến thức của mỗi học sinh. Đồng thời
phải điều chỉnh những nội dung khơng cịn phù hợp tránh tạo áp lực cho người
học.
3. Lồng ghép vào hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ khám phá:
Để tạo điều kiện cho học sinh tham gia và luyện tập thường xuyên về phần
mềm logo giáo viên nên tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động khác như câu lạc
bộ khám phá: Đây là sân chơi bổ ích, nơi tập hợp các thành viên có cùng niềm
đam mê, sở thích tạo thành một nhóm để cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu về
những kiến thức mới ở một lĩnh vực nhất định. Vì thế đây là nơi thích hợp nhất
để học sinh cùng nhau chia sẻ, tìm hiểu, học hỏi, trao đổi về kĩ năng lập trình
logo của bản thân.
4. Tổ chức nhiều hình thức, phương pháp học tập khác nhau:
Trong quá trình giảng dạy kiến thức cho học sinh cần tổ chức nhiều hình
thức giảng dạy khác nhau nhằm thu hút sự chú ý, tập trung của học sinh. Đồng
thời có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học để học sinh quan sát trực quan,
nâng cao khả năng tiếp thu thông qua nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau:
thuyết minh, trị chơi, nhóm, hỏi chun gia, … Ngoài ra việc truyền thụ kiến
thức cho học sinh cần chú trọng việc tạo khơng khí gần gũi để học sinh khơng bị
áp lực trong q trình học tập của các em.
5. Trang bị sách giáo khoa, tài liệu liên quan để học sinh tham khảo, sử
dụng:
Tham mưu cùng Ban giám hiệu trong việc trang bị sách giáo khoa trong thư
viện về phần mềm MSW Logo đồng thời giáo viên có thể tự biên soạn một số tài

liệu nhằm giúp học sinh có điều kiện tham khảo, tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
6. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để học sinh
thực hành:
Đa phần học sinh tiểu học ở các vùng nơng thơn đều khơng có máy vi tính
tại nhà nên việc tạo điều kiện về trang thiết bị máy móc cho học sinh thực hành
là điều cần thiết. Hoạt động này có thể thực hiện thơng qua giờ chơi, cuối giờ
hoặc một số ngày nghỉ trong tuần để học sinh có thể thực hành. Tuy nhiên việc
này cần phải tham mưu và được sự chấp thuận của Ban giám hiệu trường đồng
thời phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể.
7. Định hướng và tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào các sân
chơi bổ ích, lành mạnh: câu lạc bộ khám phá, tin học trẻ,…
Đây là những sân chơi lành mạnh và được tổ chức định kỳ hàng năm vì thế
giáo viên có thể hướng dẫn và định hướng học sinh tham gia vào các hoạt động
này. Bên cạnh đó ngơn ngữ lập trình MSW Logo là ngôn ngữ được lựa chọn làm
ngôn ngữ thực hành của hội thi tin học trẻ các cấp trong nhiều năm qua. Đây


cũng là điều kiện thuận lợi để giáo viên định hướng vận động học sinh tham gia
và cũng là cơ sở để tham mưu cùng lãnh đạo các cấp hỗ trợ tạo điều kiện cho
học sinh.
Với những nội dung trên sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn luyện kĩ
năng lập trình logo cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hịa Bình C” đã
thu được những kết quả như sau :
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Học sinh u thích ngơn ngữ lập trình Logo và thường xuyên tham gia
sinh hoạt câu lạc bộ khám phá môn Tin học tại trường.
Học sinh nắm vững các kĩ năng lập trình và có khả năng sáng tạo ra nhiều
cấu trúc lệnh mới.
Học sinh tham gia và đạt giải cao trong hội thi Tin học trẻ các cấp trong
nhiều năm liền:

- Năm học 2012-2013: Đạt 01 giải Ba; 01 giải Khuyến khích cấp huyện;
- Năm học 2013-2014: Đạt 01 giải Khuyến khích cấp huyện; 01 giải Nhất
cấp tỉnh và dự thi Tin học trẻ cấp quốc gia tại thủ đơ Hà Nội.
- Năm học 2014-2015: Đạt 01 giải Nhì; 02 giải Khuyến khích cấp huyện;
01 giải Nhì; 02 giải Khuyến khích cấp tỉnh;
- Năm học 2015-2016: Đạt 03 giải Khuyến khích cấp huyện; 01 giải Nhất;
01 giải Nhì cấp tỉnh và dự thi Tin học trẻ toàn quốc tại thành phố Quy Nhơn –
tỉnh Bình Định;
- Năm học 2016-2017: Đạt 01 giải Nhất; 01 giải Nhì; 01 giải Ba; 01 giải
Khuyến khích cấp huyện; 01 giải Nhì; 01 giải Ba; 01 giải Khuyến khích cấp
tỉnh;
V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn luyện kĩ năng lập trình Logo cho
học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hịa Bình C” có thể áp dụng cho tất cả các
trường Tiểu học đồng thời sáng kiến có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung để áp
dụng phù hợp cho các môn học khác nhưng vẫn đảm bảo về hiệu quả và chất
lượng mà sáng kiến đã đề ra.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn luyện kĩ năng lập trình Logo cho
học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hịa Bình C” chỉ là một trong số những
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Tuy nội dung
của giải pháp khơng phải là tồn vẹn nhưng những vấn đề mà sáng kiến đặt ra
cũng cần được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp vì đây là sáng kiến nhằm mục
tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần cải thiện chất giáo dục trong nhà
trường.
Để sáng kiến thực hiện có hiệu quả cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của
các cấp, các ngành, đặc biệt là Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Vĩnh Long; phòng


Giáo dục – Đào tạo huyện Trà Ôn trong việc tạo điều kiện để triển khai giải

pháp đến các đơn vị trong và ngoài huyện.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn luyện kĩ năng lập
trình Logo cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Hịa Bình C” mà bản thân
đã thực hiện trong thời gian qua. Rất mong được quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp
góp ý để kinh nghiệm này được triển khai áp dụng trong thời gian tới đạt hiệu
quả ngày một cao hơn.

Ý KIẾN TỔ CHUN MƠN
Hịa Bình, ngày 17 tháng 10 năm 2017
.................................................. ...............
Người viết
.................................................................
..................................................................
...................................................................
.................................................................
..................................................................
Nguyễn Tuấn Khải
...................................................................

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×