1. BÀI “ BÁNH TRÔI NƯỚC” – HỒ XUÂN HƯƠNG
Mở bài
- Hồ Xuân Hương- nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ
XIX. Bà thường viết về số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ.
- Bánh trôi nước là một trong những bài tiêu biểu phản ánh thân phận phụ thuộc và
phẩm giá cao quý của người phụ nữ.
Thân bài:
1. Hình ảnh bánh trôi nước
- Mở đầu bài thơ bằng cụm từ “Thân em” nhưng lại giới thiệu cái bánh trôi-> cái
bánh dân giã quen thuộc từ nông thôn đến thành thị.Qua lớp nghĩa thứ nhất, bánh
trôi hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà thanh tao.
- Bánh trơi có sắc trắng dạng tròn xinh xắn-> cái bánh tròn trịa hay rắn nát đều phụ
thuộc vào bàn tay khéo léo hay vụng về của người thợ; nhân bánh làm bằng
đậu…..Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết-> có thể dùng để cúng trời
đất( Mùng 3 tháng 3 Âm lịch).
2. Thân phận, vẻ đẹp người phụ nữ
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn”
- Chiếc bánh trơi vừa trắng, vừa trịn, thật đẹp, đáng yêu -> đằng sau những chi tiết
rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: Người phụ nữ và thân phận của
họ. Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho
“vừa trắng lại vừa trịn”.Khơng chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài->
lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng
của người phụ nữ.=> Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp
trong trắng của người con gái.
“ Bảy nổi ba chìm vớu nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”
- Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ
thuật đối-> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận” Bảy nổi ba chìm”, “rắn
nát”…mà họ phải chịu đựng . Cũng giống như chiếc bánh trơi bao lần chìm nổi,
người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh
nữ đầy bất hạnh. Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền
sống hạnh phúc của người phụ nữ. Trong gia đình, họ ln là kẻ bị lệ thuộc, có khi
cịn bị coi là vật sở hữu. => Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!
- Kết thúc bài thơ là một hình ảnh rất đẹp: “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Câu thơ
khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ-> Dẫu trong hoàn cảnh
đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn” để giữ trọn vẹn “ tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.Cách nói khiêm
nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.Nó nói lên bản lĩnh của
phận “ nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.
Kết bài:
-Em yêu thích bài thơ này và rất khâm phục tài năng của Hồ Xuân Hương. Hồ
Xuân Hương đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam.
Bà rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt
Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thận phận chìm nổi của họ.
~>Điều đó khiến thơ bà sống mãi trong lòng người đọc.
2.BÀI “BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ” – NGUYỄN KHUYẾN
Mở bài:
- Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc, ông được mệnh danh là nhà thơ cua
làng quê Việt Nam.
- Nguyễn Khuyến thường hay viết về tình bạn và ơng quan niệm về tình bạn: Chân
thành, mộc mạc và vẫn chan chứa tình cảm, Nguyễn Khuyến nói với bạn mình
trong bài thơ” Bạn đến chơi nhà”:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
--------------------------------Bác đến chơi đây, ta với ta
Thân bài
- Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ
Nguyễn Khuyến. Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng
câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
+ Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý
trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời
gian nhà thơ khơng gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động,
không vui mừng cho được.
+ Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm
bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn ln khắc khoải u
hồi. Trong những giây phút ấy mà khơng ai khơng muốn có một người bạn để tâm
sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ơng - Cịn nỗi vui mừng nào hơn.
- Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bơng đùa với bạn
một cách dí dỏm bằng một tình huống đón tiếp thật đặc biệt:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu khơng có.
+ Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn
mới tới nhà vậy mà khơng có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa,
người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được
cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc
một quả bầu, một trái mướp cũng khơng sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp
khách cũng khơng có.
+ Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách
nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy
lâu mà thôi.
+ Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười
hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật
đáng quý.Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở
làng q: đạm bạc, giản dị, ln gắn bó với nông thôn.
- Bảy câu thơ đầu chỉ là bước đệm để nhà thơ hạ bút bằng câu thơ cuối thật độc
đáo và vô cùng ý nghĩa:
Bác đến chơi đây, ta với ta...
+ Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một
tình cảm thiêng liêng cao q. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở
vững chắc là tình cảm u thương chân thật khơng màng đến vật chất.
+ “ Ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người
bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, khơng gì chia
cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta
mới là cao q, nó khơng địi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả
một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy tài
năng của Nguyễn Khuyến với câu thơ thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu
sắc.
- Đánh gía: Bài thơ thể hiện sự thành cơng của tác giả trong bút pháp trào phúng.
Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ thất ngơn bát cú Đường
luật với khn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng
ngày. Những sản vật của nơng thơn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị
làng quê. chất phác thật thà đơn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu,
nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự
nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của
mình.
Kết bài
- Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết
của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn
cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình
cảm thiêng liêng đáng q đó.
3. BÀI “CẢNH KHUYA” – HỒ CHÍ MINH
Mở bài:
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà thơ lớn của
dân tộc ta.
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong
thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan,
vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của
thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Hai câu đầu miêu tả cảnh đêm trăng ở rừng êm đềm, thơ mộng
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Giữa khơng gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc
rách, nghe hay như tiếng hát. Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét
tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của
trái tim nghệ sĩ.
+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan
xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa.
Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền
ảo,...
=>Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và
động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Hai câu cuối miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng
soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
+ Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người
nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về
cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng
không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với
dân, với nước.
=> Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới
chiến sĩ kiên cường trong Bác.
* Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung ( ghi nhớ)
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hịa giữa tính cổ
điển và tính hiện đại.
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho
phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh
4. BÀI “RẰM THÁNG GIÊNG”
Mở bài
- Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một
hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần
khơng nhỏ trong nền thi ca nước nhà.
- “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng
trong lịch sử nước nhà.
Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dịng sơng ở
chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một
cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
(1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất
bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng
dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là
Nguyên tiêu.
Thân bài:
- Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này,
Bác tả cảnh trăng trên sông nước:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
+Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên
tiêu.
+ Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân
nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và
trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức
lòng người. Điệp từ “xuân” được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lịng người
đều phơi phới khí thế tươi vui.
“Giữa dịng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
+ Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (n ba thâm xứ). Bác
cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc
trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu
thôn, gian khổ.
+ Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp
kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm trịn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính
viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng
sơng trở thành dịng sơng trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh
trăng (trăng ngân đầy thuyền).
+ Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên
nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào
một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh
con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dịng sơng trăng là một hình ảnh lãng mạn
có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
=> Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương
lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn
cảnh đặc biệt như vậy.
* Đánh giá chung ( nghệ thuật , nội dung)
Kết bài
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người
đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác
Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vơ cùng
nhạy cảm.
6. VĂN BẢN “ TIẾNG GÀ TRƯA” – XUÂN QUỲNH
Mở bài
- Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sơng
gia đình và cuộc sơng thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một
trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
- Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của bà, được viết trong thời kì đầu
của cuộc kháng chiến chơng Đế Quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến
hào (1968).
- Em u thích Tiếng gà trưa vì bài thơ đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi
thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất
nước.
Thân bài
a) Em yêu “Tiếng gà trưa” trước hết vì bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp
* Bài thơ viết về những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ
Trên đường hành quân ra trận, dừng chân bên xóm nhỏ, người lính nghe tiêng gà
nhảy ổ “Cục… cục tác cục ta”, tất cả những kỉ niệm tuổi thơ đã ùa về trong lòng
mà kỉ niệm nào cũng đều dỗ thương:
+ Người lính nhớ về ổ rơm hồng đầy trứng.
+ Nhớ về “Những con gà mái mơ / Khắp mình đầy hoa trắng”.
+ Nhớ về “Những con gà mái vàng Ị Lơng óng như màu nắng”.
+ Nhớ về tuổi thơ ngây dại tò mò xem gà đẻ trứng và bị bà mắng.
+ Nhớ về mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà. Ước
mong ấy đi vào cả trong giấc ngủ.
=> Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biốu lộ tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên của người lính thuở cịn thơ dại. Em như thây hiện lên trước mắt em hình
ảnh đàn gà đơng đúc với đủ màu sắc, những quả trứng hồng đầy ổ, hình ảnh người
lính thuở bé thơ đang nghiêng nghiêng ngó trộm gà đỏ trứng…
* Bài thơ viết về kỉ niệm của tình bà cháu
Trong dịng kỉ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh bà và tình bà cháu. Hình ảnh
người bà hiện lên trong kỉ niệm của cháu thật nhân hậu
+ Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo “Tay bà khum soi trứng ị Dành từng quả
chắt chiu / Cho con gà mái ấp”.
+ Bà dành trong vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm chi chút để cuối
năm bán gà mua cho cháu bộ quần áo mới.
+ Bà bảo ban nhắc nhớ cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình u
thương cháu.
=> Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà
chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
b.Đánh giá:
- Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, ớ đầu một số đoạn lại có một dịng 3 chữ.
Những dịng thơ 3 chữ này có tác dụng nhấn mạnh tiêng gà là nguyên do khơi
nguồn những kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm hồn người chiến sĩ.
Những hình ảnh trong bài thơ rất bình dị và chân thực.
- Bài thơ giúp em hiểu được tình cảm gia dinh đã làm sâu sắc hơn tình yêu quê
hương đất nước. “Tiếng gà trưa” làm sáng lên tình yêu bà trong tâm hồn người
chiến sĩ. “Tiếng gà trưa” làm sáng lên trong tâm hồn người chiên sĩ tình yêu xóm
làng, q hương, tình u Tơ quốc. Từ “vì” được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác
dụng nhấn mạnh sự tha thiết, mãnh liệt được chiến đấu vì gia đình, quê hương, Tổ
quốc của người chiến sĩ.
Kết bài
- Em u bài thơ vì nó cho em hiểu được phần nào tâm hồn người chiến sĩ quyết
tâm lên đường ra mặt trận chiến đấu báo vộ quê hương đất nước nhưng bao giờ
hình ảnh về những người thân yêu, những cảnh vật thân thuộc của làng quê vẫn in
đậm trong tâm hồn người chiên sĩ. Một tiếng gà trưa thơi cũng đủ khơi nguồn cho
dịng cảm xúc tn trào.
- Em yêu Tiếng gà trưa vì em như thấy một phần tuổi thơ của em trong đó.