Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KNS lớp 3 bài ung pho voi bat nat truc tuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
GIÁO ÁN KĨ NĂNG SỐNG
(Chương trình dành cho cấp tiểu học)
Lớp 3. Bài : Ứng phó với bắt nạt trực tuyến
Nhóm kỹ năng: Sử dụng mạng internet an toàn
Mạch nội dung: Hướng đến xã hội và Phát triển bản thân
(Thời lượng: 1 tiết _35 phút)

1. Mục tiêu :
Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ:
- HS thực hành cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến
- HS thực hành được cách giúp bạn ứng phó với bắt nạt trực tuyến
Định hướng phẩm chất, năng lực:
- Phẩm chất: dũng cảm, ham học, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
- Phát triển năng lực tự bảo vệ, giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo.
2. Chuẩn bị
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Bài giảng, Giấy A4.
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Bút và giấy cho trò chơi.
1


3.Tiến trình tổ chức hoạt động trên lớp
Nội dung cần đạt
Bước 1: KHỞI ĐỘNG – KẾT
NỐI
(Thời gian: 12 phút)
Hoạt động 1: Chơi trị chơi “Xếp
chữ thành từ có nghĩa”


Mục tiêu: tạo không khí sôi nổi, hào
hứng, dẫn dắt vào chủ đề bài học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Chơi trị chơi “Xếp chữ thành từ có
nghĩa”
-HS theo dõi yêu cầu của trò chơi
- Luật chơi:
+ Hãy sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có nghĩa
+ Từ đó là 1 kiểu bắt nạt trực tuyến cơ bản
+ Các nhóm có 10 giây cho mỗi từ

2


-HS tham gia vào trò chơi vui vẻ

3


4


5


6



-Tiến hành:
+GV giới thiệu trò chơi và nêu luật chơi
+ GV nêu gợi ý cho học sinh
- HS trả lời câu hỏi phân tích của giáo viên
+ GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
+ GV dừng lại ở mỗi kiểu bắt nạt và mời học sinh lấy ví
dụ: Tin nhắn như thế nào thể hiện sự xúc phạm (đe dọa,
quấy rối, loại trừ)?
- Phân tích
+ GV đặt câu hỏi phân tích
 Bạn nào nhắc lại được bắt nạt trực tuyến là gì?
 Nếu em bị bắt nạt trực tuyến thì em sẽ làm gì?
 Nếu em thấy bạn bị bắt nạt trực tuyến thì em sẽ - HS lắng nghe thơng điệp sau trị chơi
làm gì?
=>GV đưa ra thơng điệp và dẫn dắt vào bài:
- Bắt nạt trực tuyến là cố tình xúc phạm, đe dọa, tấn
cơng, loại trừ một người trên internet. Hành động này
7


lặp đi lặp lại gây tổn hại cho nạn nhân.

Hoạt động 2: Nghe chuyện “Cứ
tưởng là vui”
- HS nghe chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh biết các
cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến - Mỗi bạn đều cần biết cách và giúp bạn khác ứng phó
với bắt nạt trực tuyến

và các cách giúp bạn ứng phó với
bắt nạt trực tuyến
Hoạt động 2: Nghe chuyện “Cứ tưởng là vui”
- Câu chuyện:
Hùng hí hửng gọi Hậu và Kiêu đến nhà để khoe một
phát hiện mới của mình.
“Này các cậu, mình mới tìm được trên điện thoại của
mẹ mình 1 phần mềm ghép ảnh hay cực”
Hậu nhanh nhảu: “À, cho mặt Hùng vào thân Chu Bát
Giới như lần trước á. Ha ha, thành Hùng Chu Bát
Giới”.
Hùng nghe vậy liền sầm mặt lại, tức giận quát Hậu:
“Cậu dám gọi tớ thế à, tớ sẽ ghép mặt cậu với con bò
rồi gửi cho cả lớp xem. Đã hậu đậu còn học dốt như
bò”.
Hậu nhăn mặt: “Không được, tớ không đồng ý cậu làm
thế”.
Hùng cười ha hả: “Nhưng tớ đã làm thế rồi đấy, bây
giờ thì cả lớp đã biết rồi nhé”.
8


Kiêu mở điện thoại ra xem thì thấy hình của Hậu ghép
với thân của con bò đã được gửi lên nhóm zalo của lớp.
Kiêu liền thả ha ha vào nhóm, một số bạn khác nhắn
vào nhóm “Ha ha, hậu đậu biến thành bị kìa mọi người
ơi”.
Hậu hét lên : “Tớ ghét cậu” rồi khóc chạy về nhà.
Kiêu hơi sững sờ nói với Hùng: “Hùng ơi, mình làm
như thế là bắt nạt Hậu đấy. Không được rồi”.

Hùng gãi đầu: “Tớ ghép hình cả nhóm mình, định chỉ
cho mỗi các cậu xem cho vui. Tại lúc nãy Hậu nói thế
làm tớ tức nên lỡ gửi cho cả lớp xem rồi. Hic. Giờ sao
đây”.
Hậu chạy về nhà, vừa khóc vừa mở máy lên nhóm xem
thì thấy một bạn nào đó đã kịp ghép hình Hậu với các
con vật khác và gửi cho Hậu 1 loạt hình kèm với lời
nhắn: “Mấy hình này mà được gửi cho cả lớp thì cịn
vui nữa. Ha ha”. Các hình Hậu bị ghép với hết con vật
này đến con vật khác gửi liên tục đến cho Hậu với lời
dọa sẽ gửi cho cả lớp.
Hậu vò đầu bứt tai đi đi lại lại trong phịng rồi khơng
chịu được, Hậu sang phịng mẹ để nói: “Mẹ ơi, con
khơng muốn hình đấy bị gửi cho cả lớp đâu, hu hu”.
Mẹ Hậu chưa biết chuyện gì xảy ra liền trấn an Hậu:
“Bình tĩnh nào, con uống ngụm nước, rửa mặt rồi nói
mẹ xem chuyện gì đã xảy ra vậy?”
Hậu làm theo lời mẹ rồi kể cho mẹ nghe chuyện Hùng
ghép ảnh của mình rồi có 1 bạn gửi nhiều ảnh ghép cho
Hậu và dọa sẽ gửi cho cả lớp xem. Đang kể thì Hậu như
chợt nghĩ ra điều gì đó: “À, nhưng con là người mà, có
phải bị mèo chuột đâu mà lo mẹ nhỉ. Hùng ghép ảnh
9


con với con bị thì con có bị biến thàn con bò đâu. Con
chẳng sợ”.
Mẹ Hậu cười xoa đầu Hậu: “Con nghĩ được vậy là tốt
đấy, mà bạn nào có hành động dọa nạt con như vậy đấy,
bạn ấy cùng lớp con à?”

Hậu suy nghĩ rồi trả lời mẹ: “Con cũng khơng rõ là ai,
con sẽ chặn nó lại để nó khơng gửi mấy cái hình đó cho
con được nữa, nó mà gửi lên nhóm lớp thì cơ giáo con
biết ngay và xử lý, con khơng lo”.
Hậu đang nói chuyện với mẹ như vậy thì Thục gọi điện
đến: “Hậu ơi, cậu có bị ghép ảnh với các kiểu con vật
khơng? Có 1 ai đó vừa gửi ảnh ghép tớ với các con vật
đến cho tớ. Hu hu, có hình nhìn như yêu quái ấy, ghê
lắm”.
Hậu trấn an Thục: “Cậu đừng lo, tớ sẽ báo cáo việc
này với cô giáo để xem người đó là ai. Người ấy làm
vậy là bắt nạt tụi mình đấy. Để nó khơng làm phiền cậu
nữa cậu chặn người đó lại đi. À, mà trước khi chặn thì
nhớ chụp ảnh màn hình gửi sang cho tớ để làm bằng
chứng báo cáo với cô nhé”.
Hậu hướng dẫn Thục cách làm rồi ra nói chuyện tiếp
với mẹ: “Mẹ ơi, bạn Thục cũng vừa bị bắt nạt như con,
con đã bảo bạn bình tĩnh và hướng dẫn bạn cách chặn
người đó lại như mẹ bảo con đấy ạ”.
Mẹ Hậu cười xoa đầu Hậu: “Con đã làm tốt lắm, con
đã không hùa với bạn khác để bắt nạt bạn mà giúp bạn
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi giáo viên đặt
ứng phó với bắt nạt. Mẹ nghĩ con rất tự hào vì hành
động đó của mình. Mẹ cũng thấy mừng vì con đã nói với ra.
mẹ”.
Hậu cười hì hì gãi đầu: “Mà con vẫn hơi lo mẹ ạ. Mẹ
10


cùng con nói với cơ giáo để cơ nhắc nhở các bạn mẹ

nhé. Chắc con cũng cần xin lỗi bạn Hùng vì đã gọi bạn
là Hùng Chu Bát Giới để bạn ấy tức lên ghép ảnh con
như vậy”.
Mẹ Hậu cười: “Thế con gọi điện nói chuyện làm hịa
với Hùng trước đi rồi mình cùng gọi cho cơ giáo nhé”.
- HS chú ý phần tổng kết bài học của giáo
- Tiến hành:
viên và ghi lại nếu cần.
+ GV mở video cho học sinh xem và nghe về câu
chuyện.
- Phân tích:
GV đặt câu hỏi phân tích
 Hậu gặp phải kiểu bắt nạt trực tuyến nào?
 Hậu đã làm gì để ứng phó với bắt nạt trực tuyến?
 Khi thấy Thục bị bắt nạt trực tuyến, Hậu đã làm
gì để giúp Thục?
=>Thơng điệp
- Những cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến:
1. Giữ bình tĩnh
2. Mạnh mẽ lên tiếng
3. Lờ người bắt nạt đi
4. Không tin người bắt nạt
5. Chặn kẻ bắt nạt
6. Lưu lại bằng chứng để báo cáo
7. Chia sẻ với người em tin tưởng
8. Không bắt nạt hay tham gia vào nhóm bắt nạt
- Các cách giúp bạn ứng phó với bắt nạt
1. Giúp bạn bình tĩnh (nhắc bạn hít thở sâu, lấy nước
cho bạn uống, ôm bạn)
2. Mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ bạn

11


3. Hướng dẫn bạn những việc cần làm: Lưu lại bằng
chứng, chặn kẻ bắt nạt.
4. Cùng bạn nói chuyện với người lớn nhờ giúp đỡ
Bước 2: THỰC HÀNH KY Hoạt động 3: Thực hiện ứng phó với bắt nạt trực
NĂNG
tuyến
(Thời gian: 15 phút)
* Lần 1
Hoạt động 3: Thực hiện ứng phó - Yêu cầu:
+ Nếu em là cậu bé trong hình em sẽ ứng xử như thế
với bắt nạt trực tuyến
nào?
Mục tiêu:
- HS thực hành ứng phó với bắt nạt
trực tuyến và giúp bạn cách ứng
phó

+ Học sinh chia sẻ với nhau về những việc mình sẽ làm
để ứng phó khi nhận những tin nhắn như vậy:
1. Em giữ bình tĩnh như thế nào?
- HS thực hành theo hướng dẫn
2. Em sẽ nói gì với kẻ bắt nạt?
3. Em sẽ lờ đi ra sao?
4. Em thể hiện việc mình khơng tin vào người đó
như thế nào?
5. Em sẽ làm gì để chặn kẻ bắt nạt?
6. Em nói gì với người mà mình tin tưởng?

+ Học sinh thực hiện các bước ứng phó cho bạn bên
12


cạnh xem
+ Các bạn nhận xét và bổ sung cho nhau
+ Một số học sinh thực hiện trước lớp
- Tiến hành
+ Gv nêu yêu cầu của phần thực hành.
+ GV cho học sinh thực hành.
+ GV mời 1 số học sinh lên thực hành trước lớp
=>Thơng điệp:
+ Bình tĩnh sẽ giúp chúng ta nghĩ ra giải pháp

- HS lắng nghe thông điệp

* Lần 2:
- Yêu cầu:
+ Nếu em thấy bạn mình bị bắt nạt như bạn trong hình.
Em sẽ giúp bạn như thế nào?

+ Chia sẻ với bạn bên cạnh mình cách mình sẽ giúp bạn
giữ bình tĩnh:
- HS cùng bạn thực hành theo hướng dẫn
1. Em giúp bạn giữ bình tĩnh như thế nào?
2. Em sẽ nói gì để bảo vệ bạn?
3. Em sẽ hướng dẫn bạn làm những việc gì?
13



4. Em cùng bạn đến gặp ai và nói gì với người ấy để - HS lắng nghe thông điệp
được giúp đỡ?
+ Hai bạn ngồi cạnh nhau lần lượt đóng vai bạn bị bắt
nạt và bạn đi giúp để thực hành
+ Một số cặp đôi thực hiện trước lớp.
- Tiến hành:
+ Gv nêu yêu cầu của phần thực hành.
+ GV cho học sinh thực hành.
+ GV mời 1 số cặp lên thực hiện trước lớp
=>Thông điệp:
+ Hãy chơi cùng những người bạn tốt
+ Những người bạn sẽ giúp nhau ứng phó với bắt nạt
trực tuyến
Bước 3: VẬN DỤNG THỰC
Hoạt đợng 4: Tìm hiểu cách chụp ảnh màn hình trên
TIỄN
các thiết bị khác nhau.
(Thời gian: 4 phút)
- Yêu cầu
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách chụp + Chia nhóm 3-5 bạn
ảnh màn hình trên các thiết bị + Mỗi bạn trong nhóm sẽ về nhà hỏi bố mẹ hoặc tự tìm
hiểu cách chụp ảnh màn hình và lưu lại bằng chứng trên
khác nhau
các thiết bị khác nhau
Mục tiêu:
-HS nghe yêu cầu và ghép nhóm
+ Học sinh vẽ hình minh họa cách làm và hướng dẫn lại
- Học sinh biết cách chụp ảnh màn
hình lưu lại bằng chứng để báo cáo cho các bạn trong nhóm mình.
+ Cả nhóm chọn 1 bài để trình bày trước lớp vào giờ

sinh hoạt
- HS cùng nhóm trao đổi và để thực hiện vào
buổi sinh hoạt lớp.
- Tiến hành:
+ GV nêu yêu cầu
+ GV cho các ghép nhóm và hẹn các bạn vào giờ sinh
hoạt lớp.
14


Bước 4: ĐÁNH GIÁ
(Thời gian: 2 phút)
Mục tiêu:
Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu
chủ đề của HS
Hình thức:
- Hỏi đáp
- Đánh giá qua sản phẩm thực
hành và vận dụng của HS
Bước 5: TỞNG KẾT
(Thời gian: 2 phút)
Mục tiêu:
- Tởng kết bài học
- Nhận ý kiến phản hồi của HS về
bài học.

GV hỏi HS trả lời bằng cách giơ tay:
1. Em đã biết ứng phó với bắt nạt trực tuyến?

- HS chú ý quan sát, lắng nghe trả lời bằng

2.Em đã biết giúp bạn ứng phó với bắt nạt trực tuyến?
cách giơ tay
3. Em đã biết giữ bình tĩnh khi gặp tình huống bắt nạt
trực tuyến?

GV tổng kết
- Những cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến:
1. Giữ bình tĩnh
2. Mạnh mẽ lên tiếng
3. Lờ người bắt nạt đi
4. Không tin người bắt nạt
5. Chặn kẻ bắt nạt
6. Lưu lại bằng chứng để báo cáo
7. Chia sẻ với người em tin tưởng
8. Khơng bắt nạt hay tham gia vào nhóm bắt nạt
- Các cách giúp bạn ứng phó với bắt nạt
1. Giúp bạn bình tĩnh (nhắc bạn hít thở sâu, lấy nước
cho bạn uống, ôm bạn)
2. Mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ bạn
3. Hướng dẫn bạn những việc cần làm: Lưu lại bằng
chứng, chặn kẻ bắt nạt.
4. Cùng bạn nói chuyện với người lớn nhờ giúp đỡ

15

- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ cảm xúc,
bài học thu được




×