Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa xã hội cấp xã ở vùng tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 192 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN VĂN TRAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN VĂN TRAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 934.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Phạm Minh Phúc
2. TS. Phú Văn Hẳn

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu nêu và trích dẫn trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của
Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả Luận án

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 11
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về khái niệm, vai trị và đặc điểm của cơng
chức văn hóa - xã hội cấp xã .................................................................................. 11
1.1.1. Về khái niệm cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã................................. 11
1.1.2. Vai trị cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã ........................................... 13
1.1.3. Đặc điểm cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã ....................................... 17
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về ch nh s ch ph t triển c ng chức văn hóa
- xã hội cấp xã .......................................................................................................... 19
1.2.1. Nhóm nghiên cứu về yêu cầu của phát triển cơng chức cấp xã ........... 19
1.2.2. Nhóm nghiên cứu về thực trạng cơng chức cấp x .............................. 22
1.2.3. Nhóm nghiên cứu về giải pháp cải thiện chất lượng công chức văn
hóa - xã hội cấp xã.......................................................................................... 25

1.3. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....... 44
1.3.1. Những vấn đề đ được nghiên cứu và tác giả tiếp thu ......................... 44
1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 46
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 47
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CƠNG CHỨC VĂN HĨA - XÃ HỘI CẤP XÃ ...................................... 48
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã ...... 48
2.1.1. Khái niệm công chức, công chức văn hóa - xã hội cấp xã ................... 48
2.1.2. Đặc điểm của cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã ................................ 53
2.1.3. Vai trị của cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã .................................... 54
2.2. Lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã
hội cấp xã ................................................................................................................. 56
2.2.1. Khái niệm chính sách cơng và chính sách phát triển cơng chức văn
hóa - xã hội cấp xã.......................................................................................... 56
2.2.2. Khái niệm về thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa xã hội cấp xã ................................................................................................... 63

ii


2.2.3. Vai trị của thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hố - xã
hội cấp xã ....................................................................................................... 65
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cơng
chức văn hóa - xã hội cấp xã .......................................................................... 67
2.2.5. Quy trình thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã
hội cấp xã ....................................................................................................... 71
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 73
Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠNG CHỨC VĂN HĨA - XÃ HỘI CẤP XÃ VÙNG TÂY NAM BỘ ............ 74
3.1. Khái quát về khu vực Tây Nam Bộ ................................................................ 74
3.2. Khái quát về đội ngũ cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .... 77

3.2.1. Khái quát về sề số lượng cơng chức văn hố - xã hội cấp xã vùng
Tây Nam Bộ ................................................................................................... 77
3.2.2. Khái quát về cơ cấu độ tuổi của cơng chức văn hố - xã hội cấp xã ... 78
3.2.3. Khái quát về giới tính của đội ngũ cơng chức văn hố - xã hội cấp xã ...... 79
3.2.4. Khái quát về trình độ của cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng
Tây Nam bộ .................................................................................................... 80
3.3. Quy trình thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã hội
cấp xã vùng Tây Nam bộ ........................................................................................ 83
3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn ............................................................... 83
3.3.2. Lập kế hoạch thực hiện ........................................................................ 86
3.3.3. Tổ chức tuyên truyền, vận động ........................................................... 87
3.3.4. Tổ chức thực hiện ................................................................................. 89
3.3.5. Tổng kết, đánh giá và điều chỉnh chính sách ....................................... 92
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình thực hiện chính sách phát triển
cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .......................................... 95
3.4.1. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã hội
cấp xã vùng Tây Nam bộ................................................................................ 95

iii


3.4.2. Nguồn lực thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã
hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ......................................................................... 96
3.4.3. Yếu tố nội dung của chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã
hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ......................................................................... 98
3.5. Đ nh gi quy trình thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn hóa
- xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ và nguyên nhân của hạn chế ....................... 107
3.5.1. Đánh giá quy trình thực hiện chính sách phát triển cơng chức văn
hố - xã hội vùng Tây Nam Bộ .................................................................... 107
3.5.2. Nguyên nhân làm hạn chế việc thực hiện chính sách phát triển

cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ................................. 109
Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 118
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠNG CHỨC VĂN HĨA - XÃ HỘI
CẤP XÃ Ở VÙNG TÂY NAM BỘ ...................................................................... 119
4.1. Định hƣớng chính sách phát triển cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã
vùng Tây Nam bộ .................................................................................................. 119
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách phát triển
cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ........................................ 120
4.2.1. Giải pháp liên quan đến thay đổi tư duy, quy hoạch và năng lực
chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã vùng TNB ........................ 120
4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh về nội dung chính sách
phát triển cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ................. 127
Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 152
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 159
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 168

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC:

Cán bộ, cơng chức

CT-XH:


Chính trị - x hội

CĐ:

Cao đẳng

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐCSVN:

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐH:

Đại học

HCNN:

Hành chính nhà nước

KT-XH:

Kinh tế - x hội

LLCT:

Lý luận chính trị


TNB:

Tây Nam Bộ

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thơng

UBND:

Ủy ban nhân dân

VH-XH:

Văn hóa - x hội

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng công chức VH-XH cấp xã ở các tỉnh TNB .....................................77
Bảng 3.2. Công chức văn hóa - xã hội theo giới tính .................................................................79
Bảng 3.3. Trình độ của cơng chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ .................80
Bảng 3.4. Năng lực thực hiện chính sách ................................................................................................95
Bảng 3.5. Khảo sát về cơng cụ ngân sách thực hiện chính sách .....................................97
Bảng 3.6. Chế độ đ i ngộ cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã....................................... 105

Bảng 3.7. Đánh giá cơng chức văn hóa - xã hội ở cấp cơ sở.......................................... 107
Bảng 3.8. Mức độ phù hợp với thực tế của chính sách......................................................... 113
Bảng 3.9. Mức độ thỏa đáng của chính sách đ i ngộ ............................................................. 114
Bảng 3.10. Mức độ phù hợp của chính sách đào tạo, bồi dưỡng ............................... 114
Bảng 4.1. So sánh tiêu chuẩn hiện tại và tiêu chuẩn đề xuất .......................................... 128
Bảng 4.2. Hệ thống đánh giá công chức cấp cơ sở.................................................................... 147

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của cơng chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ ..................... 78
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tuyển dụng công chức VH-XH cấp xã ............................................ 131

vii


MỞ ĐẦU
1. T nh cấp thiết của đề tài
Vùng Tây Nam bộ (TNB) của Việt Nam là một trong những đồng bằng
lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á chiếm 20% dân số của cả nước
[67]. Toàn vùng có 13 tỉnh, thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp huyện,
1.571 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.600
km2, số dân hơn 17 triệu người, chiếm 22% số dân cả nước, trong đó có
khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khơme, chiếm 6,46% số dân tồn vùng. Đây
là vùng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của cả nước.
TNB được xác định trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một vùng có vị trí chiến lược. Đây
cịn là vùng có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, với đường biên giới đất
liền phía Tây Nam, đồng thời có hơn 700km bờ biển (bằng 23% cả nước), có

367 ngàn km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, giàu tiềm năng về tài
nguyên và năng lượng tái tạo. TNB cịn có vị trí địa kinh tế và địa chiến lược
quan trọng, do nằm trên tuyến hàng hải của trung tâm khu vực ASEAN, là cửa
ngõ kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng Mê Kơng mở rộng (GMS), có
nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế…
Với tiềm năng to lớn và lợi thế của mình, TNB hội đủ những yếu tố cần
thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả
nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các tỉnh khu vực TNB phải đối
mặt với nhiều khó khăn, dẫn đến tụt hậu về nhiều mặt so với khu vực phía
Nam và bình qn chung cả nước. Hiện đang tồn tại nhiều “nút thắt” cản trở
sự đi lên của vùng, như: thiếu một tầm nhìn chiến lược chung cho cả khu vực;
tài nguyên đất, nước và môi trường khai thác sử dụng chưa hiệu quả; số lượng
và chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu; sự thay đổi về mặt nhân khẩu

1


học, di dân ra khỏi vùng với số lượng lớn; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, không
tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng và yêu cầu phát triển;
nguồn lực đầu tư rất hạn chế, thiếu nền tảng thu hút đầu tư tư nhân; chậm đổi
mới, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất.
Từ khía cạnh văn hóa, đây là một địa bàn có văn hóa đa dạng và phong
phú với các thành phần dân tộc như Khơ me, người Hoa, v.v. Các cộng đồng
này cùng sinh sống và tạo ra sự tương tác và hội nhập văn hóa trong cộng
đồng, đ tạo ra những độc đáo về văn hóa. Chính sự đa dạng về văn hóa này
đ tạo ra thách thức cho hoạt động quản lý nhà nước. Làm sao vừa có thể phát
huy được những giá trị tốt đẹp hết sức phong phú và đa dạng trong các cộng
đồng dân cư khác nhau là một vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn này.
Vấn đề này càng trở thành thách thức hơn khi mà đây là khu vực có trình
độ học vấn thấp nhất cả nước. Trình độ học vấn thấp địi hỏi hoạt động quản

lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung
phải có những điều chỉnh mang tính đặc thù trong việc triển khai các chủ
trương, chính sách và quy định của nhà nước. Nói cách khác, tuy giữ vai trị
quan trọng như vậy nhưng khu vực TNB lại là vùng có cán bộ, cơng chức
(CBCC) trình độ thấp nhất trong cả nước (Nguyễn Huy Kiệm, 2005); nhất là
công chức cấp xã phụ trách văn hóa. Thực trạng này một lần nữa khẳng định
hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã có nhiều thách thức cả chủ
quan và khách quan.
Đội ngũ này có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân (UBND) cấp x xây
dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa
bàn, vận động thực hiện x hội hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển
sự nghiệp văn hóa ở cấp x . Đội ngũ này cơ bản đ đáp ứng được u cầu về
trình độ chun mơn, có tâm, có năng lực và nhiệt huyết để thực hiện các hoạt
động văn hóa tại cấp x .

2


Khơng những vậy, đội ngũ cơng chức văn hố ở cấp x có vai trị to lớn
trong hoạt động xây dựng và phát triển đời sống văn hoá mới trên các địa bàn.
Quan trọng nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh
thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Điều này càng cấp thiết hơn khi Đảng và nhà
nước chủ trương xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp quan
trọng trong giai đoạn hiện nay giúp xố đói giảm nghèo bền vững, cải thiện
cơ bản đời sống KT-XH ở khu vực nông thôn.
Từ một số nhận định trên về đội ngũ công chức phụ trách văn hóa cấp xã
ở vùng TNB, có thể thấy rằng cần thiết phải làm sao cho chính sách phát triển
công chức VH-XH cấp x được thực hiện và mang lại hiệu quả ở khu vực
TNB, giúp cải thiện năng lực, trình độ cho cơng chức VH-XH cấp xã ở khu
vực này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn

hóa cấp xã.
Tuy nhiên, đội ngũ cơng chức văn hóa cấp x cũng như hoạt động văn
hóa ở cấp xã hiện nay vẫn cịn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cơng chức văn hóa cấp x chưa được quan tâm
đúng mức; trình độ và năng lực chun mơn của một bộ phận cơng chức cịn
hạn chế, nhất là trong công tác quản lý, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn,
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thiếu năng động, chủ động, sáng tạo. Chính
sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đ i ngộ công chức làm cơng tác văn hóa ở
cấp xã cịn nhiều bất hợp lý. Số công chức VH-XH cấp x thường không ổn
định, một số chưa qua đào tạo cơ bản, còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp
vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thường bị động, chưa bảo đảm được
yêu cầu công tác trong điều kiện xã hội và trình độ dân trí ngày càng cao. Đời
sống văn hóa ở cơ sở cịn nghèo nàn, đơn điệu, khơng bắt nhịp được với vùng
đô thị dẫn đến chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hóa. Mức đầu tư
ngân sách cho văn hóa cơ sở cịn thấp.

3


Vấn đề càng cấp thiết và trở nên đáng quan tâm hơn khi mà việc thực
hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB
cịn có nhiều điểm bất ổn. Trong các cơng cụ thực hiện chính sách, cơng cụ
chương trình, dự án chưa được chú trọng đúng mức. Cơ quan quản lý nhà
nước chưa chủ động và sáng tạo trong thực hiện chính sách và chỉ dừng lại ở
việc áp dụng các chính sách từ trung ương xuống địa phương. Không những
vậy việc phát triển cơng chức VH-XH cấp x cịn chưa kịp thời và sâu sát.
Tính đặc thù trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển cơng chức
VH-XH cấp x chưa mang tính đặc thù mà giống như các đối tượng khác.
Ngồi ra q trình thực hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp
xã cịn có một số hạn chế như: thiếu sự quyết tâm trong việc thực hiện; thiếu

nguồn lực tài chính; thiếu nhân sự có trình độ thực hiện chính sách; thiếu
năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ
biến, tuyên truyền thực hiện chính sách cịn yếu. Năng lực phân cơng, phối
hợp thực hiện; năng lực duy trì chính sách; năng lực theo dõi, đơn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
việc thực hiện chính sách chưa được đảm bảo. Những hạn chế đó về thực hiện
chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB đặt ra
vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài này.
Một lý do khác mà tác giả lựa chọn đề tài này là do chủ đề thực hiện
chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB chưa
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Các nghiên cứu hiện
tại chỉ đề cập đến CBCC cấp cơ sở; mà không đề cập nhiều đến công chức VHXH cấp xã. Vấn đề thực hiện chính sách phát triển cơng chức cấp xã càng ít
được nghiên cứu nếu như khơng nói là khơng có. Có chăng chỉ là các nghiên cứu
chỉ gián tiếp đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát triển CBCC cấp cơ sở.

4


Chính những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CƠNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở
VÙNG TÂY NAM BỘ” làm Luận án tiến sĩ chun ngành Chính sách cơng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra những giải pháp để nâng cao
chất lượng thực hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng
TNB đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về VH-XH ở cấp xã.
Theo đó, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính
sách phát triển CBCC cơ sở nói chung và cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng
TNB nói riêng. Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý thuyết) phục vụ
cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã

ở vùng TNB. Thứ ba là đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển cơng
chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ tư là đưa ra những giải pháp và kiến nghị
để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp
xã ở vùng TNB đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước của khu vực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là q trình thực hiện chính sách phát
triển cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: khu vực TNB.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ năm 2015
đến năm 2020, có so sánh với những giai đoạn trước đây. Giải pháp được đề
xuất cho giai đoạn 2025 đến 2030.
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là công
chức VH-XH cấp xã.

5


Luận án tập trung phân tích quy trình thực hiện chính sách phát triển
cơng chức VH-XH cấp x ở vùng TNB và các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách này. Cần lưu ý rằng, quá trình thực hiện chính sách được giới
hạn nghiên cứu ở cấp chính quyền địa phương là cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp
x . Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở khu vực TBN đ thực hiện
chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp x ra sao.
Câu hỏi, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính mà Luận án đặt ra là:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Làm thế nào để cải thiện chất lượng thực hiện
chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến q trình thực
hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ
cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB như thế nào?
Lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện Luận án này, tác giả sử dụng lý thuyết về chính sách cơng.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất là lý thuyết về quy trình chính sách cơng. Tác giả sử dụng lý
thuyết về quy trình chính sách cơng để tìm hiểu quy trình chính sách phát triển
cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB để tìm ra những mặt được và chưa được
của chính sách này. Theo lý thuyết này, chính sách cơng là kết quả của một quy
trình gồm 4 bước cơ bản là xác định vấn đề chính sách, lựa chọn phương án
chính sách, thực hiện chính sách và đánh giá, điều chỉnh chính sách.
Thứ hai là lý thuyết về các yếu tố tác động đến chính sách cơng. Yếu tố
tác động của chính sách cơng bao gồm: chủ thể ban hành chính sách, đối
tượng của chính sách và mơi trường chính sách. Tác giả sử dụng lý thuyết này
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cơng chức VH-

6


XH cấp xã ở khu vực TNB để từ đó đưa ra những giải pháp làm cho các yếu
tố này tác động tích cực đến chính sách.
Thứ ba là lý thuyết về đánh giá chính sách cơng. Trong Luận án này, có
một nội dung quan trọng khơng thể bỏ qua là liệu chính sách phát triển cơng
chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đ đảm bảo chưa. Muốn biết được điều này
cần phải áp dụng lý thuyết về đánh giá chính sách để xem xét kết quả hiện tại
mà chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã hiện nay mang lại.
Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu ở trên, tác giả Luận án đưa ra một số

giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Các giải pháp thực hiện chính sách phát triển cơng chức
VH-XH cấp x chưa được chất lượng.
Giải thuyết 2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát
triển cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Giả thuyết 3. Thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã
ở khu vực TNB chưa được đảm bảo.
4. Phƣơng ph p nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả luận án thực hiện khảo sát điều tra xã hội học. Phương pháp
chọn mẫu là phương pháp phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập
sẽ được thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Phương pháp khảo sát bằng
bảng câu hỏi được tiến hành với đối tượng là công chức VH-XH cấp xã vùng
TNB gồm 1.000 phiếu chia đều cho 10 tỉnh của khu vực này. Câu hỏi được
thu thập sẽ được lọc những bảng khảo sát không phù hợp, sau đó tiến hành
nhập liệu và xử lý số liệu.
Tồn vùng TNB có 13 tỉnh, tuy nhiên vì điều kiện thời gian nên tác giả
lựa chọn 10 tỉnh mang tính đại diện như sau:

7


- Tác giả chọn Thành phố Cần Thơ vì đây là Thành phố trực thuộc trung
ương nên cần phải đưa vào khảo sát;
- Tác giả chọn tỉnh Trà Vinh và bỏ tỉnh Sóc Trăng vì hai tỉnh này có điều
kiện xã hội tương đồng là có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Nên tác giả
chọn tỉnh Trà Vinh mang tính đại diện.
- Tác giả chọn khảo sát tỉnh Cà Mau và không chọn tỉnh Hậu Giang do
tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cà Mau có nhiều điểm tương đồng và cũng giáp nhau

nên tác giả chọn tỉnh Cà Mau làm đại diện cho hai tỉnh này.
- Tác giả chọn khảo sát tỉnh Tiền Giang và không khảo sát tỉnh Long An
vì hai tỉnh có điều kiện gần TP.HCM với xu hướng phát triển KT-XH tương
đồng nhau.
- Tác giả khảo sát một số tỉnh khác như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù tác giả chọn 10 trong 13 tỉnh nhưng 10
tỉnh này vẫn mang tính đại diện cho 13 tỉnh của khu vực TNB mà vẫn phù
hợp với điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực của nghiên cứu sinh.
Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu để phân tích cho
chương 3, giúp tìm hiểu về thực trạng thực hiện chính sách phát triển công
chức VH-XH cấp xã ở các tỉnh vùng TNB.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Việc sử dụng những phương pháp này nhằm:
- Mô tả bối cảnh của khu vực TNB nhằm giúp nhìn ra những thách thức
và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến chính sách phát
triển cơng chức cấp xã nói chung mang lại.
- Mơ tả chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Mô
tả quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách này.
Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật và kế hoạch hành động nhà nước về phát triển công chức VH-XH ở xã.

8


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu trong
chương 1, chương 2 và chương 4.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận n
Luận án có một số đóng góp về mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, Luận án có đóng góp trong việc làm rõ quy trình thực hiện

chính sách gắn với lĩnh vực phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực
TNB. Trong các nghiên cứu về chính sách cơng, nhiều tác giả trong và ngồi
nước có trình bày về quy trình thực hiện chính sách, tuy nhiên những quy
trình này là quy trình chung cho mọi chính sách, chứ khơng phải quy trình
riêng của chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB.
Cho nên Luận án đ phân tích quy trình thực hiện chính sách gắn với thực tế
của chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Thứ hai, Luận án đ có đóng góp trong việc phân tích yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng
TNB. Luận án đ chỉ ra được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH cấp xã. Có thể kể ra như bản
thân chính sách; chủ thể thực hiện và nguồn lực thực hiện. Trong ba chủ thể
này, tác giả đi sâu phân tích yếu tố nội dung chính sách và đ đưa ra được
nhiều phân tích, luận giải và phân tích cũng như một số giải pháp để hồn
thiện yếu tố quan trọng nhất là nội dung chính sách. Đây cũng là một trong
những đóng góp về mặt khoa học của Luận án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận n
- Về mặt lý luận, Luận án có một số ý nghĩa như sau:
Luận án đóng góp vào việc vận dụng lý thuyết về chính sách công vào
lĩnh vực cụ thể là phát triển công chức VH-XH cấp xã, từ đó làm phong phú
thêm lý thuyết về chính sách cơng như khung lý thuyết đánh giá chính sách
phát triển cơng chức VH-XH.
Khơng những vậy, Luận án cịn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý
thuyết liên quan đến công chức VH-XH cấp x như khái niệm, vai trò và đặc

9


điểm của đội ngũ này. Những vấn đề lý thuyết này giúp làm phong phú hơn lý
thuyết về quản lý CBCC.

- Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án trình bày và phân tích thực trạng đội ngũ
cơng chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Bên cạnh đó cịn làm rõ thực trạng
chính sách phát triển cơng chức VH-XH ở khu vực này để đưa ra những
khuyến nghị về mặt chính sách.
Những kết quả nghiên cứu của Luận án cịn đóng góp tích cực cho hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu của chun ngành chính sách cơng, quản lý
hành chính nhà nước và quản lý công.
7. Cấu trúc của Luận n
Cấu trúc của Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, cịn có 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển cơng chức
VH-XH cấp xã.
Chương 3. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển cơng chức VH-XH
cấp xã ở vùng TNB.
Chương 4. Một số giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách phát triển
cơng chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Giữ vai trị quan trọng trong bộ máy nhà nước, CBCC nói chung và cơng
chức VH-XH cấp xã nói riêng nhận được sự quan tâm của nhà nước và nhiều
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và
thế giới, có rất ít nghiên cứu đề cập trực tiếp đến chính sách phát triển cơng
chức VH-XH cấp xã. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào hai nhóm vấn đề
chính là (1) khái niệm, vai trị và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở; (2) phát triển
CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm vấn đề chính thứ nhất, các nghiên cứu tập trung
làm rõ khái niệm cán bộ và công chức đồng thời chỉ ra được một cách sâu sắc

vai trò và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm nội dung chính thứ hai, các
nghiên cứu tập trung vào phân tích yêu cầu phát triển CBCC cấp cơ sở; thực
trạng CBCC cấp cơ sở, chế độ và chính sách giành cho CBCC cấp cơ sở; và
giải pháp cải thiện chất lượng CBCC cấp cơ sở.
1.1. Tổng quan c c nghiên cứu về kh i niệm, vai trò và đặc điểm của
c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã
1.1.1. Về khái niệm cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã
Liên quan đến khái niệm CBCC, phần lớn các nghiên cứu có cách hiểu
tương đối đồng nhất về hai khái niệm này vì những nghiên cứu này đều dựa
trên Luật CBCC năm 2008. Có thể kể ra một số tác giả như Nguyễn Thị Huệ
[36] trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ CBCC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu”; Trần Thanh Cương [20, tr.23] có nghiên cứu về “Chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội”; Nguyễn Mạnh
Hùng [35] với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và viên chức
tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc”; Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương
[50] có cơng trình: “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước

11


pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”; [21] với “Giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh Hải Dương”; Trịnh Tuấn
Thành [59] với nghiên cứu “Hồn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Phạm
Trung [66] với nghiên cứu “Một số suy nghĩ về khái niệm "cán bộ, công
chức" trong quá khứ và theo Luật CBCC năm 2008”. Những tác giả này đều
thống nhất khái niệm cán bộ và công chức như sau:
Cán bộ là “công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt

Nam (ĐCSVN), Nhà nước, tổ chức chính trị - x hội (CT-XH) ở trung ương,
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở
huyện, quận, thị x , thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Luật Cán bộ, Công
chức 2008).
Công chức “là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức
CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy l nh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH (sau
đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy l nh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”, (Luật
Cán bộ, Công chức 2008).

12


1.1.2. Vai trị cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã
Tất cả những nghiên cứu mà tác giả Luận án tham khảo đều thừa nhận
và khẳng định rằng công chức cấp xã giữ vai trò quan trọng trong hệ thống
chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại
có cách tiếp cận và phân tích khác nhau, đ làm cho vấn đề vai trị của cơng
chức cấp xã trở nên đa dạng và sâu sắc về nhiều khía cạnh.
Tác giả Trần Xuân Sầm và Nguyễn Phú Trọng [55] có cuốn sách chuyên
khảo: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Trong quyển

sách này các tác giả đ đưa ra những luận chứng sâu sắc về vị trí, vai trị và
u cầu khách quan cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Họ là người đại diện cho nhà nước để xây dựng và thực hiện các chủ trương,
chính sách. Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia.
Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương [50] có cơng trình: “Xây
dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân”. Trong nghiên cứu này tác giả phân tích vị trí,
vai trị của đội ngũ CBCC trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ
CBCC trong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thức đối với việc xây
dựng đội ngũ CBCC.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc thực hiện pháp luật là một nội dung
cốt lõi, không thể thiếu trong hoạt động quản lý và điều hành đất nước. Thế
nhưng xét về mặt lý thuyết và thực tế, pháp luật chỉ là một trong ba công cụ
quản lý nhà nước là pháp luật, kế hoạch và chính sách. Cho nên CBCC cấp xã
khơng chỉ giữ vai trị là người thực hiện pháp luật mà còn là chủ thể thực hiện
các kế hoạch, chương trình, chính sách của nhà nước. Cho nên cách tiếp cận

13


này có ưu điểm là khẳng định vai trị quan trọng nhất của đội ngũ CBCC cấp
x nhưng lại bỏ qua những vai trò quan trọng khác của họ.
Trong khi đó, Trần Thị Kim Dung (2011) trong nghiên cứu “CBCC cấp
x ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” lại khẳng định rằng hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp x nói riêng và hệ thống chính trị nói
chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả
công tác của đội ngũ CBCC cấp x . Vì lẽ đó mà họ được xem là nhân tố chủ
yếu, hàng đầu và "động" nhất của bộ máy chính quyền cấp x , là người tổ

chức và điều hành hoạt động của bộ máy chính quyền cấp x . CBCC cấp x
có vai trị là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân đồng thời
trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân
chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do đó, Đảng
ta xác định đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có phẩm chất, đạo đức và
năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ
tầng cơ sở trong công tác cán bộ.
Khác với cách tiếp cận của tác giả Trần Xuân Sầm và Nguyễn Phú Trọng
[55], tác giả Trần Thị Kim Dung [22] đ gắn vai trò của CBCC cấp x với hệ
thống chính trị, với bộ máy nhà nước và cụ thể là hiệu quả của bộ máy nhà
nước phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của CBCC cấp x . Cách tiếp cận
trong nghiên cứu này hồn tồn phù hợp, khơng chung chung và chỉ ra một
cách hết sức cụ thể là muốn nâng cao hiệu quả của bộ máy, phải tập trung vào
đội ngũ này để nâng cao năng lực của họ.
Trên thực tiễn hoạt động của cơ quan nhà nước và lý thuyết về quản lý
công, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và của đội ngũ CBCC thường
được quan tâm và là một trong những khái niệm, phạm trù trung tâm trong lý
thuyết hành chính cơng mới. Thế nhưng, hiện nay vấn đề hiệu quả của bộ máy
và của CBCC tuy là trung tâm nhưng không phải là duy nhất. Vẫn cần những

14


khía cạnh khác để xem xét một nhà nước tốt ngồi yếu tố hiệu quả. Có lẽ vì
vậy mà tác giả Võ Thị Mai Hương [37] đ gắn vai trò của CBCC cấp x với
một phạm trù rộng hơn đó là “thời kỳ đổi mới”.
Phân tích một cách cụ thể hơn, tác giả Võ Thị Mai Hương [37] có bài
viết về “Vai trò cán bộ cơ sở trong thời kỳ mới” đ nhấn mạnh vai trị chủ
chốt của chính quyền cấp x nói chung và của cán bộ cơ sở nói riêng. Theo
tác giả, chính quyền x có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của

bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển
đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
x hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Và đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trị
rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân
dân, giữa công dân với Nhà nước. Họ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận
động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của
dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an ninh,
an tồn x hội trên địa bàn cấp x . Nói cách khác, với tác giả Võ Thị Mai
Hương [37] thì CBCC cấp cơ sở thật sự là một điểm then chốt trong hệ thống
chính trị, được xem là cái nút thắt của mọi nút thắt. Theo đánh giá của tác giả
Luận án này, cách tiếp cận của Võ Thị Mai Hương [37] là hoàn toàn phù hợp,
cụ thể, sâu sắc và tồn diện.
Đồng tình với quan điểm của Võ Thị Mai Hương [37], tác giả Trần Văn
Ngợi [48] trong nghiên cứu “Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ CBCC cấp
x và một số vấn đề đặt ra hiện nay” tiếp tục nhấn mạnh rằng đội ngũ CBCC
cấp x là một bộ phận của đội ngũ CBCC nhà nước, có vai trị quan trọng
trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà
nước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp x có đủ trình độ, năng lực

15


và phẩm chất là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trong trước
mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
Trên đây là những nghiên cứu quan trọng và tiêu biểu về vai trị của
CBCC cấp x . Ngồi ra có thể tìm thấy vai trị của đội ngũ này trong các
nghiên cứu khác như: tác giả Ngọ Văn Nhân [46] với nghiên cứu “Phát huy
vai trò của dư luận x hội đối với cơng tác phịng, chống các hành vi tiêu cực

trong đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở nước ta hiện nay”; Nguyễn Thành Việt [68]
với nghiên cứu “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBCC cấp phường,
Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng”; Nguyễn Đăng Dung [22] với nghiên
cứu “Về Luật tổ chức chính quyền địa phương”; Lê Cơng Hịa [33] với đề tài
“Giải pháp tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp địa phương trong việc
giúp UBND các cấp xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật”; Trần
Văn Quảng (2007) có nghiên cứu “Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ công chức tư pháp địa phương”; Thái Vĩnh Thắng [60] có nghiên cứu
“Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hội
đồng nhân dân địa phương (góp phần sửa đổi chế định hội đồng nhân dân
trong hiến pháp 1992); [19] với nghiên cứu “Cơ sở khoa học áp dụng mô hình
tự quản ở chính quyền cấp x ”.
Một số tác giả trên thế giới, trong bài viết của mình cũng trực tiếp hoặc
gián tiếp đề cập đến vai trò của cơng chức cấp xã. Tuy nhiên những nghiên
cứu đó mang tính đặc thù của từng quốc gia nên khi áp dụng vào Việt Nam
cần phải suy xét phân tích để chọn những điểm phù hợp mà kế thừa.
Zhe và Jiang [80] cho rằng cơng chức có vai trị rất quan trọng. Thứ
nhất, năng lực thực hiện và hiệu quả công việc của công chức cấp x là bước
cuối cùng trong quá trình hành động của nhà nước. Thứ hai, hoạt động của
cơng chức cấp x có tác động rộng lớn đến nhiều mặt. Thứ ba, công chức cấp
xã thể hiện bộ mặt và là chỉ số quan trọng đo lường, biểu hiện năng lực của

16


×