I. Phồn thực - tín ngưỡng bản địa tiêu biểu
của Phương Đơng
Tín ngưỡng phồn thực là đặc trưng tiêu biểu về tín ngưỡng bản
địa của Phương Đơng bởi cuộc sống của cư dân ở vùng đất này cơ
bản gắn với nơng nghiệp. Với cư dân nơng nghiệp, để duy trì và
phát triền, mùa màng cần phải tươi tốt đông thời gắn với nó là
nhân lực nên con người cần phải sinh sơi. Mùa màng bội thu để duy
trì cuộc sống và sinh nở để kế tục dòng giống, về bản chất đều như
nhau- đó là ước nguyện về một đời sống sung mãn.
Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện rõ rệt qua một số tục thờ như
thờ thần nước, thần đất, thần lúa gạo, thần nơng, thờ sinh thực khí,
thờ thần mưa, thần mặt trời, thờ nữ thần phồn thực...
Thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí
(sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = cơng cụ). Đây là hình thái đơn giản
của tín ngưỡng phồn thực, phố biến ở các nền văn hóa nơng
nghiệp. Ngồi việc thờ sinh thực khí họ cịn có tục thờ hành vi giao
phối, một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phố biến ờ
khu vực Đông Nam Á.
Từ thời xa xưa, chày và cối - công cụ thiết thân của cư dân nông
nghiệp Đông Nam Á được xem là biếu tượng cho sinh thực khí nam
nữ, cịn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Điều
này được thế hiện rõ trên các trống đông của người Việt với rất
nhiều hình nam nữ giã gạo. Thậm chí, cách đánh trống đồng theo
lối cầm chày dài đâm lên mặt trống, khắc trên các trống đồng chính
là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên mặt trống,
hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam,
giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh
thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc - với
ý nghĩa mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một
dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực.
Thờ sinh thực khí hay thờ "Nõ", "Nường" là hình thức tín
ngưỡng phơn thực của cư dân nông nghiệp biểu hiện khá phổ biến
ờ Phú Thọ. "Nõ" biếu hiện tình dương được làm bằng gỗ - thường là
gỗ mít, sơn đỏ. "Nường" biểu hiện tính âm thường được làm bằng
mo cau, vẽ bằng vôi và mực tàu "y như thật". Thờ "Nõ", "Nường" là
nghi lễ thiêng liêng của làng xã được gọi là "lễ mật" cử hành trong
miếu vào lúc nửa đêm, chỉ có chủ tế, ông từ và một vài cặp trai gái
hành lễ. Trai cầm "Nõ", gái cầm "Nường" đứng hai bên bàn thờ, chủ
tế điều khiến cho trai gái chọc nõ vào nhau và hát "Cái sự làm sao?
Cái sự làm vậy! Cái sự thế nào? Cái sự thế này!". Cũng có nơi chỉ có
ơng từ và chủ tế thực hiện mà khơng có trai gái tham gia.
Đối với người Chăm, ước vọng về sự sinh sôi nảy nở được phát
triển thành một tình thần phồn thực thế hiện khắp các mặt trong
đời sống như phong tục tập quán, lễ hội. Thờ sinh thực khí là hình
thức biểu hiện rõ nhất trong tín ngưỡng phồn thực của người
Chăm. Nói đến sinh thực khí là nói đến hoạt động tính dục, đến ước
vọng phồn thực. Người Chăm xem đây như hai vật thiêng cần phải
đựợc thờ cúng và thần thánh hóa, biểu hiện qua linga và yoni.
Linga và yoni được tôn thờ như hai vị thần, hai nguyên lý khỏi
nguyên của vũ trụ phân biệt và hòa hợp với nhau để sinh ra vạn
vật. Nó được xem như tư tưởng chủ đạo trong văn hóa Chăm.
Trong các tín ngưỡng dân gian của người Chăm, tín ngưỡng phồn
thực theo lễ thức nông nghiệp về việc đề cao yếu tổ nữ theo chế độ
mẫu hệ rất nối bật với một hệ thống thần linh vô cùng phong phú.
Từ đó có thế thấy, tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cơ bản là
tín ngưỡng bản địa ra đời trên cơ sở nông nghiệp lúa nước và được
biếu hiện dưới dạng âm dương. Tín ngưỡng này chiếm một vị trí vơ
cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người
Chăm ờ Ninh Thuận đặc biệt người Chăm theo đạo Bàlamôn.
Tại Hàn Quốc, ở di chỉ An-aop-ji liên, các nhà khảo cố học đã
khai quật được rất nhiều sinh thực khí nam bằng gỗ. Những
linga này có thể liên quan tói tín ngưỡng thờ sinh thực khí. Cũng tại
một khu mộ cổ thời Tân La, người ta cịn tìm thấy những chiếc bát
(chơn theo người chết) vẽ những hình ảnh miêu tả rất sống động,
thậm chí có phần thái q về sinh thực khí nam. Đó là hình ảnh
người đàn ơng đang chèo thuyền để lộ bộ phận sinh dục to lớn,
cạnh đó, một người đàn ơng đang ơm bộ phận sinh dục nam. Ngồi
ra, ở đây có khá nhiều pho tượng đất nung thế hiện phụ nữ với bộ
ngực nở nang, bụng thót, hơng nở và bộ phận sinh dục được thế
hiện quá cỡ và những pho tượng đàn ơng với bộ phận sinh dục có
kích cỡ trội vượt so vói tàm vóc cơ thể. Khát vọng sinh sơi nảy nở,
cịn được thế hiện qua những bức tượng đất nung diễn tả nam nữ
trong các tư thế giao hoan. Đáng chú ý, tại Bảo tàng Dân tộc học
Hàn Quốc cịn lưu giữ một đơng tiền rất đặc biệt, 4 góc của địng
tiền có 4 hình khắc miêu tả 4 tư thế giao hợp vô cùng sống động
của nam và nữ.
Cùng với các di vật khảo cổ học, cuốn Tam quốc lưu sử có đề
cập tới một chi tiết khá đặc biệt, đó là chuyện kế về nhà vua Chi cheol-lo thứ 22 của Tân La có bộ phận sinh dục ngoại cỡ - dài tới
1 chớc 5 chơn(tương dương với 47,3 cm) nên rất khó tìm được bạn
đời. Nhà vua rất đau khổ và quãn thần phải đơn đáo khắp nơi để
tìm ý trung nhân cho hồng thượng. Một hơm qn lính đi tới một
khu rừng, họ thấy hai con chó đang giành nhau một cục phân to
bằng cái trống. Sau khi dị hỏi, qn lính tìm đến nhà một vị quan
36]
trong vùng. Ngay lập tức họ nhận thấy cô tiếu thư của viên quan
này cao tới 7 chớc 5 chôn (tương đương với 2,28m) và cồ gái cao
lờn khác thường ấy đã được nhà vua chọn làm vợ. Loại chuyện
phóng đại kiểu này phản ánh tín ngưỡng phồn thực và khát vọng
về những người có bộ phận sinh dục vĩ đại đế có thế sinh sản con
đàn cháu đống, tầm vóc cao lớn, phi thường.
Nước là một yếu tố rất quan trọng trong đòi sống của người Hàn
Quốc nên họ tôn thờ rất nhiều thần nước. Tất cả các vị thần này đều
được quan niệm bằng hình tượng những con rồng. Rồng sống trong
những con suối, con sông, dưới biển và trên trời- và chúng có thế
kiếm sốt các trận mưa. Long thần (thần Rông) vĩ đại nhất là Long
vương, hay vị vua của biển cả. Người Hàn Quốc có rất nhiều truyền
thuyết về Long vương, liên quan với thế giới lồi người.
Đặc biệt, theo TS. Joo Kang Huyn mơ tả, có một phương thức ma
thuật nhằm cầu mưa của những cư dân trên đảo Jin trước năm 1945.
Đó là khi hạn hán kéo dài, lại thêm dịch bệnh, các hình thức cầu đảo
đã thực hiện nhưng vẫn khơng có hiệu quả, thì phụ nữ sẽ tiến hành
ma thuật to-khe-bi goot. Họ nổi trống chiêng, gõ muỗng, bát, xoong
chảo và la hét ầm ĩ... Giữa âm thanh hỗn tạp đó, những người phụ nữ
quay tít mù lên trời những cái băng kinh nguyệt dính máu. Họ vừa đi,
vừa quay, vừa la hét ầm ĩ vói niềm tin việc làm này sẽ buộc tròi phải
đố mưa. Họ tin rằng kinh nguyệt càng đỏ (theo họ là của những cô
dâu mới và những người đàn bà góa) sẽ càng linh nghiệm.
Và TS. Joo Kang Hyun nhận định-đây là một hình thức "ma
thuật giao cảm" thường gặp ờ các cư dân nông nghiệp thời tiền sử.
Tiếng trống, nổi chiêng, tiếng gõ nồi, niêu, xoong, chảo... nhằm mơ
phỏng tiếng sấm, tiếng sét; cịn hành vi quay những băng kinh
nguyệt tít mù đế máu bắn tung tóe là mơ phỏng hiện tượng mưa
roi. Và máu - nhất là kinh nguyệt của phụ nữ - hàm chứa sức mạnh
sinh sản và kích thích sự sinh sơi nảy nờ.
Joo Kang Hyun còn cho biết, nhiều nơi trong thành Seoul cịn có
các "phủ qn đường"- ngun là "phó căn đường" với 4 bức tường
treo lủng lẳng những sinh thực khí nam. Kỳ lạ hơn, nhiều nơi người
ta cịn lồng ghép tín ngưỡng thờ dương vật với thờ Phật Di Lặc
dưới dạng là một tảng đá dựng giữa làng trông rất giống "bộ phận
sinh dục của đàn ơng, thậm chí nếu tình cờ bắt gặp một tảng đá hao
hao "cái đó", người ta cũng gọi đó là tượng Phật Di Lặc. Nguyên
nhân của hiện tượng "dương vật hóa Phật Di Lặc" được giải thích là
do cuối thời kỳ Cho Son, do tư tường trọng nam khinh nữ của Nho
giáo, phụ nữ thường lên chùa cẫu Phật Di lặc phù hộ sinh hạ con
trai. Lâu dàn để "linh nghiệm" hơn, họ thay tượng Di Lặc bằng tảng
đá Di Lặc. Với thời gian, tảng đá Di Lặc cứ ngày càng giống bộ phận
sinh dục của nam giới.
Bên cạnh thờ sinh thực khí nam, sinh thực khí nữ cũng được
người Hàn ở một số địa phương sùng bái. Không hiếm nơi ờ Hàn
Quốc, trong một làng người ta thờ cả hai thứ đó. Chẳng hạn ở am
Won-beak, thành phố Jung-ub, tỉnh Jeol-la - nơi vẫn còn 12 điếm
thờ thần thổ địa dưới dạng sinh thực khí nam và nữ. Họ gọi đó
là tảng đá lường và xem đó như vị thần bảo vệ làng. Cũng tại ngọn
núi phía sau làng này, cịn có một vách đá, ờ giữa có một khe nước
chảy róc rách, nom rất giống như sinh thực khí nữ. Dân chúng gọi
đó là "tảng đá tè hè". Người ta cho rằng, nếu làng đối diện trông
thấy khe đá này, con gái trong làng sẽ chửa hoang. Để ngăn ngừa
điều đó, họ phải dựng một sinh thực khí nam ở cổng làng đê’ chặn
đứng "dâm phong". Ngày nay, nhiều nơi ở Hàn Quốc, ngay cả ở thủ
đô Seoul, khơng mấy khó khăn đế gặp những "pho tượng” kiểu này.
Có nơi người ta gọi nó bằng những tên gọi hoa mỹ (sinh thực khí
nam/nữ, tảng đá trinh nữ, ngọc môn,...), nhưng cũng nhiều nơi
người ta gọi thẳng chúng bằng những tên dân dã.
Trong văn hóa Hàn Quốc vẫn cịn nhiều tục lệ liên quan tới tín
ngưỡng phồn thực như tục kéo co hay "gả chông cho cây". Tục kéo
co trước đây rất phổ biến ở những cư dân trồng lúa ở miền Trung
bán đảo Hàn. Trên một bãi rộng, người ta chia thành hai phe (phe
bên Đông và phe bên Đoài). Sợi dây đê’ kéo gồm hai loại - dây đơn
và dây đơi (cịn gọi là "dây đực" và" dây cái"). Giữa hai sợi dây đực cái, người ta còn dùng một trâm đẽo bằng gỗ đâm xuyên qua
(khơng mấy khó khăn để có thể hình dung ra người ta đang muốn
diễn tả “chuyện ấy"). Trong hai đội chơi, một đội chủ yếu là phụ nữ
và trẻ em. Và người ta tin rằng, chỉ có năm nào đội nữ thắng cuộc,
năm đó mới được mùa. Do vậy, bao giờ người ta cũng "đạo diễn”
cho phía đội nữ thắng cuộc, bởi phụ nữ tượng trưng cho sự sinh
sôi, nảy nở. Tục gả chông cho cây thường áp dụng cho cây cối trồng
đã nhiều năm không ra quả. Người Hàn sử dụng phương thuật "gả
chòng cho cây" bằng cách vào tháng Giêng họ đặt vào chạng cây hình
chữ Y một hịn đá. Việc làm này rõ ràng có sự liên tường tới hình
thức giao hợp nam nữ và về sau được xem như một "nông pháp" những cành càng sa xuống đất, khả năng ra quả nhiều hơn.2
Do cuộc sống gắn bó với sơng nước nên thần sơng, thần nước
trờ thành các vị thần trong tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á.
Vào những năm trời hạn hán, đồng ruộng khô cằn, cư dân ở đây lập
đàn tổ chức cúng tế cầu mưa. Trên các bờ ruộng thường có những
tượng người bằng đất hình nam nữ quấn quýt bên nhau. Hình thức
sơ khai ấy chứa đựng một quan niệm về trời đất, về âm dương, về
nam nữ; chỉ có trận mưa khi cha trời tưới lên mẹ đất thì mùa màng
mới phong phú, tốt tươi
Trên dòng Mê Nam, người dân Thái Lan tổ chức nhiều lễ hội
gắn với việc thờ thần sơng, thần nước và cầu mong mưa thuận gió
hịa. Khi hạn hán, người ta làm lễ cầu mưa đế mang nước đến cho
các dịng sơng, để từ đây, nước sẽ tỏa đỉ khắp các đồng ruộng trên
đất nước. Lễ hội lớn ở Thái Lan được tổ chức vào tháng 11- 12, gọi
là loi krathong. Đêm trăng sáng cả làng ra bờ sông thả xuống nước
những cái chén bằng lá thắp nến có hoa, trầu cau, đồng xu... Theo
các học giả, loi là thả trôi đi, krathong là một loại đồ vật đế đựng,
như một cái bát hoặc cái chén làm bằng lá. Sau này, krathong được
cách điệu hóa thành những chiếc thuyền nhỏ hình hoa sen, có khi là
cả một thuyền lớn trang hoàng rực rỡ. Nhà nào cũng chuẩn bị một
2 Dân theo Cao Thế Trình. Tìm hiếu tín ngưỡng Hàn Quốc ở người Hàn. Nguồn
Văn hóa học. Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng. Internet
krathong đẹp đẽ để bày tỏ lòng cảm ơn nữ thần nước đã tưới cánh
đồng đem lại mùa màng bội thu.
Tín ngưỡng phồn thực của Thái Lan cịn được biểu đạt qua lễ
hội Bun Bang phay. Đây là lễ hội bắn pháo thăng thiên được tổ
chức ờ các tình vùng Đông Bắc, khoảng từ tháng 5 đến tháng 6
nhằm cúng Thần Trời đế càu mưa. Theo quan niệm của người Thái,
nếu lễ hội khơng được tổ chức thì trong năm sẽ khơng tránh khỏi
rủi ro, đói kém, ốm đau và nhiều tai họa khác. Vì thế, tục thăng
thiên pháo là cách để kích thích sự hưng phấn của Bố Trời nhằm
càu mong mưa thuận gió hịa.
Trước đó, pháo được rước tới miếu thờ thành hoàng rồi được
đưa ra khu đặt bệ phóng. Bệ phóng giống như một chiếc thang hoặc
người ta dùng một cây cao đế đặt pháo. Các nhà sư phụ trách kỹ
thuật làm pháo. Tiếng pháo nổ đanh giịn hay khơng liên quan đến
tương lai của dân làng. Người Thái rất kiêng pháo xịt, vì thế khi
pháo nổ giòn, bay cao, mọi người đều reo hò và tin rằng tương lai
sẽ tốt đẹp. Đáng chú ý là trong đêm chuẩn bị pháo cho lễ hội, ngay
giữa chốn thâm nghiêm, trước mặt các vị sư cùng các già làng cao
tuổi, đám thanh niên kéo tới tán tỉnh, chọc ghẹo và cợt nhả rất tự
nhiên trong tiếng chày xen lẫn với những tiếng cười đùa. Vào dịp
này, trẻ con đua nhau làm, nặn hình các dương vật đủ kiểu to, nhỏ,
dài, ngắn và cầm chúng múa hát hoặc bắn những quả "đạn" đặc biệt
vào các cô gái. Các hoạt động này là dấu tích của nghi thức phồn
thực nhằm cầu mong sự sinh sôi trù phú.
Với người Lào sinh sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp, các lễ
hội chính của người Lào là lễ cầu mưa, cầu phồn thực. Khi mưa
thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, người Lào làm lễ tạ ơn thần đất
và thãn lúa đã cho một mùa màng bội thu.
Ở Lào có nhiều lễ hội dân gian liên quan tới nước. Đầu tiên
phải kế tới là bun pi may hốt nặm vào tháng 4 dương lịch (tháng 5
lịch Lào), có nghĩa là hội té nước năm mới. Lễ hội diễn ra trước
khi bước vào mùa mưa, cầu mưa xuống nên hoạt động chính của
ngày hội là té nước. Vào tháng 5 dương lịch (tháng 6 lịch Lào)
!4i
người Lào lại tổ chức bun bẵng phay (lễ hội đốt pháo tre) đế cầu
mưa, cầu mùa màng tươi tốt. Lễ hội này được người Lào tổ chức
trước khi bước vào một vụ mùa, vì vậy cịn có tên gọi là lễ hội
xuống đồng. Nếu như ở bun pi may hốt nặm người ta chỉ cầu mưa
thì ở bun bẵng phay sự cầu mưa cịn mạnh mẽ hcm vói việc đốt
pháo, đánh trống. Tiếng pháo và tiếng trống đồng nghĩa với tiếng
sấm, như hành động dọa ông trời phải cho mưa xuống. Ngồi ra,
người Lào cịn có lễ hội bun xuồng hừa - tiễn đưa nước, đón mùa
khơ; đồng thời đó cũng chính là hội đua thuyền. Vào ngày 15-11
hàng năm, người ta làm lễ tế thần, tổ chức đua thuyền và thả
mảng, kẽt bè, thả mảng bằng cây chuối, trên đặt đèn dầu làm bằng
một đoạn ống tre nứa, bấc bằng sợi bơng, thế hiện lịng biết 071
nước đã mang no ấm cho con người nên khi nước ra đi, con người
vô cùng lưu luyến tiễn đưa.
Với người Myanma, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua
quan niệm của họ về vai trị của Ngọc Hồng - vua trịi. Nếu năm
nào khi xuống hạ giới, Ngọc Hồng cầm bình nước thì năm đó sẽ
mưa nhiều, cầm bó đuốc và chiếc gậy thì sẽ được mùa, cưỡi Naga
thì sẽ mưa lớn, cưỡi rồng Ga lơng thì sẽ bão to, càm đèn thì năm đó
sẽ nóng. Trong ngày hội nước, người ta quan niệm quần áo càng
ướt bao nhiêu sẽ càng may mắn bấy nhiêu bời nước sẽ rửa sạch tội
lỗi và những nhọc nhằn trong năm cũ, mang lại hạnh phúc và
những trận mưa quý giá sẽ đem đến mùa màng bội thu.
Tại Nhật Bản, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện rất đặc biệt
qua lễ hội Hon en Matsuri. Lễ hội này được tố chức nhằm càu
nguyện cho mùa màng tươi tốt và bội thu. Một trong những nơi nổi
tiếng với lễ hội này là thành phố Komaki phía bắc Nagoya, đô thị
lớn nằm tại miền trung Nhật Bản.
Điểm nhấn của lễ hội sẽ luôn khiến cho những ai làn đầu chứng
kiến phải tị mị nhưng khơng kém phần phấn khích. Đó là chiếc xe
lễ hội chờ theo hình tượng dương vật khổng lồ bằng gỗ nặng 280
kg và dài 2,5 m. Linh vật được đưa từ trong đền thờ Shinmei Sha
tọa lạc trên đồi cao trong năm chẵn hoặc từ đền Kumano Sha trong
!411
năm lẻ đến ngôi đền mang tên Tagata Jinja. Lễ hội thu hút hàng
nghìn người mỗi năm.
Lễ hội sơi động bắt đầu từ 10 giờ, quanh đền Tagata Jinja. Đáng
chú ý là tất cả thức ăn và quà lưu niệm đều có hình dáng "biếu
tượng phồn thực" được bày bán khắp nơi. Khoảng 2 giờ chiều, đền
Shinmei Sha bắt đầu buổi lễ. Các thầy tu sẽ đọc những lời chúc và
truyền đi lời cầu nguyện đến những người tham gia và chiếc kiệu
cũng như dương vật gỗ to được mang đi diễu hành trên đường.
Mỗi dịp chuẩn bị lễ hội, một cây bách mới được đốn và làm lễ
trong không gian thiêng liêng. Đế làm gỗ khơng bị tích nhiệt, người
ta đốn cây và giữ trong mùa đông trước khi những thợ mộc lành
nghề nhất bắt tay vào chế tác bằng các dụng cụ thủ cơng. Họ cịn
mặc cả quần áo truyền thống trong khi tạc tượng và coi đây là một
nghi lễ quan trọng. Sau khi lễ hội diễn ra, biểu tượng phồn thực
mới được lưu lại trong đền để chúc phúc cho cả làng, thị trấn cùng
những gia đình đang cầu con cái. Trong lễ rước kiệu, một cô gái
trong trang phục lễ hội không ngại ngần bê một phiên bản "của
quý" có chiều dài hơn 1 m và đường kính khoảng 25 cm đi đău,
miệng cười tươi tắn. Sau khi lễ hội kết thúc, dương thực khí được
đặt trong ngôi đền Tagata Jinja đế bắt đầu một mùa gieo hạt mói.
Tín ngưỡng phồn thực cịn được thể hiện qua cái cày và việc đi
cày. Cái cày được coi là biếu tượng cho sự thụ tinh do lưỡi cày
giống như cơ quan sinh dục nam xâm nhập vào luống cày là cơ
quan sinh dục nữ. Hành động đi cày là sự hợp nhất giữa Trời và
Đất, tức là sự sinh sản và thu hoạch. Chính vì lẽ đó mà trong sử thi
Ramayana của Ấn Độ, vợ cùa Rama có tên là Sita (luống cày), tương
truyền bà sinh ra từ đường cày được xới lên bằng lưỡi cày - hóa
thân của thần Vishnu. Ở Trung Hoa, đường cày đầu tiên phải do
một cặp nam nữ thực hiện, đôi khi đi kèm với hành vi giao cấu
nhằm đảm bảo cho việc sinh sôi nảy nờ của mầm sống và cây trồng.
Ở Bhutan, mặt tiền nhiều ngôi nhà đều được trang trí dương
vật. Người dân Bhutan tin rằng vẽ hoặc treo những dương vật đó
trước cửa nhà sẽ giúp xua đuối tà ma, mang lại điều lành. Đó là một
phong tục bắt nguồn từ Mật tông (Tantra), từ niềm tin rằng sự hồ
quyện nam nữ trong tình u xác thịt (dục) có thế dẫn đến sự khai
sáng về tâm linh (ngộ).
Tại Ấn Độ, tín ngưỡng phồn thực được thế hiện rõ trong các
đền đài, trong các trường ca nối tiếng như Ramayana, đặc biệt
trong cuốn sách Kama sutra một cuốn sách Ấn độ cổ, biên khảo về
tình dục viết bằng tiếng Phạn. Sách gồm 7 phần, với khoảng 1.250
khố thơ được cho là do thiền sư Bàlamôn Mallanaga Vatsyayana,
sống ỞPataliputra, phía bắc Ấn Độ, viết vào thế kỷ thứ III.
Tại vùng Madhya Pradesh, Ấn Độ, nơi có những ngơi đền đã có
tuổi đời gần nghìn năm, có thể tìm thấy những hình ảnh về cuộc
sống của người dân Ấn, xen kẽ giữa các nữ thần là những nhóm
tượng cặp trai gái, hoặc từng nhóm trai gái, đang giao hoan với
những tư thế từng được mô tả trong cuốn sách tình dục nổi tiếng
tại đây. Đặc biệt cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm khoảng
85 ngôi đền, đến nay chỉ còn lại khoảng 20 đền tháp tương đối
nguyên vẹn, nằm tập trung ở khu vực Khajuraho. Đặc trưng của
những cơng trình kiến trúc Hindu giáo này giống nhau là đều có rất
nhiều tượng đá được khắc chạm rất cơng phu và khéo léo, thế hiện
chân thực cùng một chủ đề là quan hệ tình dục đã được miêu tả
phong phú trong cuốn "Tình dục kinh" Kama Sutra.
Tại đền Khajurah các bức tượng hoặc các bức chạm trổ, điêu
khắc đều diễn tả các tư thế "âu yếm" nhau, được biểu đạt với mn
hình mn vẻ, thậm chí cịn có cả động vật đang giao phối với con
người. Còn những vị thần khơng ở trong tư thế quan hệ, thì ánh
mắt các ngài cũng khơng ngừng "đong đưa" khác thường.
Tóm lại, dấu vết của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện khá
rõ nét trong di sản văn hóa vật chất và tinh thần của người Phương
Đơng và cịn lưu lại trong nếp phong tục lễ hội mùa xuân,
trong nghệ thuật dân gian, trong vốn văn hóa dân tộc... Biếu hiện
của tín ngưỡng phồn thực rất đa dạng. Tục cầu mưa, lễ cầu nước
Mẹ, tục té nước, tục đi lấy nước thờ của người Thái, người Lào và
một số dân tộc ở Campuchia, Myanma, Philippin, Việt Nam... thực
ra cũng là tín ngưỡng phồn thực bời mục đích chính của nó là xin
nước cho cây cối, mùa màng phát triển xanh tốt. Tục nhảy múa tập
thể của người Lào, người Khơme, tục thờ lin-ga và yoni ở Ấn Độ,
các chạm khắc và các bức tượng trong các ngôi đền Ấn giáo, Phật
Mật Tông, trên mặt tiền, dưới chân cột hoặc nội điện diễn tả nam
nữ ở trạng thái hoan lạc, hay nâng các yếu tố đực-cái thành nguyên
lý phổ quát âm-dương của vũ trụ của người Trung Hoa, và ngay cả
tục đánh đu, tục hát đối nam nữ của nhiều dân tộc cùng hàng loạt
hình thức cúng bái, tế lễ cầu trời khác của cư dân Phương Đông cầu
mùa màng bội thu, các giống lồi sinh sơi nảy nở đều là biếu hiện
của tín ngưỡng này.
II. Biểu tượng rắn và rồng
trong tín ngưỡng tơn thừ tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển
của cư dân Phương Đông do cuộc sống của cư dân vùng đất này
gắn bó chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp và điều kiện tự nhiên
luôn tác động trực tiếp tới cuộc sống của họ. Xuất phát từ quan
niệm "vạn vật hữu linh", cư dân Phương Đông đã tạo nên một hệ
thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thờ thần mặt trời, thờ
thần nước, thờ đá... Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên
cịn có tín ngưỡng thờ động vật và thực vật. Khi nếp sống trọng sức
mạnh của loại hình văn hóa gốc du mục dẫn đến tục tơn thờ những
con thú như chó sói, hố, chim ưng, đại bàng.... thì nếp sống tình
cảm, hịa đồng của loại hình văn hóa nơng nghiệp dẫn con người
đến tục thờ các con thú như hươu, nai, trâu, cóc... và một số động
vật sống ở nước như chim, rắn, cá sấu...
Rắn là một loài khá phổ biến ờ vùng sơng nước. Đặc trưng sinh
học của lồi rắn đã tạo nên ý nghĩa biểu tượng của nó. Cách di
chuyến và sự xiết chặt trong động tác bắt môi khiến rắn biểu trưng
cho sức mạnh, sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh, nọc độc của rắn
có thế giết chết người nên được liên hệ đến đặc tính xấu và sự độc
ác, tính lưỡng giới của rắn tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ,
thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi
kéo dài vô tận hoặc là một đường trịn thế hiện tính ln hồi của sự
sống và cái chết. Vì thế, rắn là một trong những biếu tượng lâu đời
và phố biến nhất trong nhiều nền văn hóa ờ Phương Đơng.
Ở Ai Cập cổ đại, rắn là biếu tượng của thánh thần, của sự mê
hoặc, đôi khi nó được xem như một lời sấm, lời tiên tri, thậm chí là
biếu hiện hình ảnh của một đấng tối cao. Atum - một vị thần nguyên
thủy được biểu trưng dưới hình thức người rắn. Người Ai Cập cho
rằng rắn là thần hộ mệnh cho vua chúa nên trên vương miện của các
Pharng đa số đều chạm trổ hình rắn Naga bằng vàng hay ngọc.
Dấu vết của tín ngưỡng này cịn được tìm thấy qua các hình
vịng trịn, quả cầu được chạm khắc trên hầu hết các cổng đền ờ Ai
Cập do người Ai Cập quan niệm, thế giới như một vòng tròn, con
rắn đi xuyên qua tâm theo chiều ngang biếu trưng cho sự giao nhau
bời vũ trụ và đất liền. Ouroboros hay Oroboros là con rắn hay con
rồng cắn đi của chính nó theo chiều kim đồng hơ tính từ đàu tới
đi, vẽ thành vịng trịn, tượng trưng cho chu trình sống, chết và
tái sinh, dẫn tới sự bất tử.
Tại Iran, dấu vết tín ngưỡng thờ con rắn thiêng được thể hiện
qua các hình vẽ, vịng trịn chạm khắc trên vách các hang động.
Trong đền thờ thần Bel (hoặc Belus, thần ánh sáng) có hình ảnh
của nữ thần Rhea (nữ thần màu mỡ, sinh sản, được xem là mẹ của
các vị thần), ngồi trên ngai vàng, đầu gối quỳ trên hai con sư tử, và
gần đó là một con rắn màu bạc lớn.
Người Iran thờ rắn rất thành tâm trước các đền thờ, noi diễn
ra các lễ hiến tế và lễ hội và xem rắn là một trong những vị thần vĩ
đại nhất của họ. Trong thần thoại Ba Tư, sự đấu tranh giữa hai vị
thần thiện - ác, Ormuzd và Ahriman, được hình dung là hai con rắn
đang tranh nhau quả trứng vũ trụ. Trong các truyện ngụ ngôn và
truyền thuyết, các vị thần ác được coi là có đặc điểm của rắn. Theo
John Bathurst Deane, ờ Iran, trong một hang động cổ, người ta tìm
thấy một ngơi đền giữa hồ nước, trong đó thờ thần mặt trời. Điều
đáng lưu ý là vị thần này đứng trên một đám mây có rắn quấn
quanh mình. Như vậy, tín ngưỡng thờ rắn ở Iran khơng chỉ có mối
quan hệ với các vị thần sáng tạo mà cịn có sự liên hệ với nước và
lửa. Tục thờ rắn ờ đây còn được tìm thấy trong dấu ấn của chữ
tượng hình. Hình ảnh con số hai với đơi cánh như một vịng trịn
khép kín đơi khi cũng biểu trưng cho rắn có cánh và là ẩn dụ về thần
mặt trời. Người ta cho rằng nguồn gốc của biểu tượng này bắt nguồn
từ sự sùng bái con rắn thiên đường, liên quan đến những bí ẩn trong
quan niệm về thế giới của người bản địa. Hình ảnh rắn có cánh cuộn
vịng trịn dường như có mối liên hệ với thế giới và mặt trời. Với đôi
cánh, tượng trưng cho sức mạnh di chuyển của một vị thần, gắn vói
nước, lửa (hai vật chất ban đầu của thế giới), rắn được xem là vị thần
đầu tiên, là trí tuệ và là cội nguồn của sự sống thể giới.
Ấn Độ thường được xem là vùng đất rắn và huyền ảo trong các
tập tục liên quan tới con vật này. Rắn hố mang có trên cố thần
Shiva còn thần Vishnu thường được vẽ trong tư thế đang ngủ trên
con rắn bảy đầu hoặc với các cuộn rắn. Một số đền miếu tại Ấn Độ
chỉ dành cho rắn hổ mang, đôi khi được gọi là Nagraj (vua rắn) và
người ta tin rằng rắn là biểu tượng của sự trù phú. Lễ hội Hindu tên
là Nag Panchami được tổ chức hàng năm, trong ngày đó, những con
rắn được tôn thờ và vái lạy. Trong lễ hội, người ta chia phần gạo
của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt những
rủi ro và mang lại những điều tốt đẹp.
Ở một số nơi thuộc Bengal (Ấn Độ), người ta tổ chức lễ hội rắn
theo nhiều cách khác nhau, và việc thờ rắn được tố chức hàng năm
vào ngày cuối cùng của tháng Sravana Bengal. Các gia đình đều nặn
nữ thần đất sét với đơi rắn có vành mũ trùm trên vai, thờ trong
nhà, và một con dê hay lợn dùng làm vật hiến tế. Trước khi nữ thần
đất sét ngập trong nước ờ phần cuối của lễ hội, rắn đất sét được gỡ
bỏ khỏi vai nữ thần. Người dân tin rằng việc làm này sẽ giúp họ
chữa khỏi bệnh tật, đặc biệt là bệnh ở trẻ em.
Tín ngưỡng thờ rắn của người Hindu cịn được thể hiện trong
điêu khắc, với hình ảnh các vị thằn cầm rắn trên tay hay đế rắn quấn
ngang mình. Trên các mái, vách của các ngơi đền, hang động cổ, người
ta cũng tìm thấy những hình ảnh rắn được chạm khắc tương tự.
Nag Panchami
Ở đây, rắn là biểu tượng của sự bất tử và tín ngưỡng thờ rắn đã
ăn sâu trong đời sống văn hóa của cư dân nhiều vùng. Rất nhiều địa
danh được lấy tên từ âm hường của Naga (rắn). Không chỉ là những
hình ảnh, tượng trong đền đài, rắn cịn hiện hữu trên cả những đồ
trang sức của người dân.
Đáng lưu ý là, rắn có vai trị đặc biệt trong tôn giáo. Ở Ấn Độ,
rắn không phải là một vị thần tầm thường mà là hiện thân của
Shiva - vị thần tối cao trong Hindu giáo. Trong Phật giáo Bắc tơng,
rắn Naga chín đầu chính là linh vật đã hiện lên che chờ Đức Phật
trong ngày đản sinh. Ở Trung Hoa và Việt Nam, nó thường được
biểu tượng hóa bằng bộ Cừu Long trong các ngơi đền thờ Phật. Cịn
trong Phật giáo Nam tơng, có truyền thuyết Đức Phật ngồi tọa thiền
trên mình rắn Naga bảy đàu hiện lên thành tán che cho Ngài. Trên
thực tế, hình ảnh của Naga trong nghệ thuật Phật giáo chính là
những "phiên bản" của Hindu giáo về một ứng thân của thần Shiva
qua sự hiện diện của vị thần có tên Narayana.
Biểu tượng Naga còn được thể hiện dưới nhiều dạng ứng thân,
bắt nguồn từ những truyền thuyết khác nhau, nhưng tựu trung,
chúng đều có nguồn gốc từ sử thi Mahabharata và nền văn hóa
Hindu giáo. Tuy nhiên, trong các nền văn hóa, rắn Naga được cách
điệu khác nhau: rắn Naga ba đầu trong văn hoá Khmer tượng trưng
cho quan niệm tam tài, rắn năm đầu tượng trưng cho ngũ hành,
bảy đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành (hình tượng rắn
Naga bảo vệ đức Phật toạ thiền) và chín đầu chính là con đường
dẫn tới thiên đàng; Rắn Naga trong văn hố Lào thì có bảy đàu, một
con số lẻ - số dương theo tư duy truyền thống Phương Đông.
Về mặt tạo hình, biếu tượng Naga trong văn hóa Ấn Độ có mối
liên hệ mật thiết vói các truyền thuyết Hindu giáo. Bên cạnh các
biếu hiện chân dung đặc trưng của thần Shiva, biểu hiện của Naga
thường được gắn thêm một chiếc "tán" ở phía sau đầu tạo nên một
chiếc lọng che hay một vãng hào quang đang tỏa sáng. Chiếc tán
này được tạo bởi bảy chiếc đàu rắn tỏa ra thành hình nan quạt trên
đầu của vị thần. Hình thức trang trí này được lặp lại y nguyên trong
nhiều tác phẩm nghệ thuật Phật giáo ở các quốc gia theo Phật giáo
Nam tông như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Naga là một trong những biếu tượng phổ biến nhất của hai
trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới là Hindu giáo và Phật
giáo. Rắn thần Naga cũng là một trong những biểu tượng quan
trọng nhất của các quốc gia như Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri
Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và
một phần Việt Nam, kéo dài từ nam Á qua tây Á đến Đông Nam Á.
Nhìn chung, rắn là con vật được miêu tả trong nhiều huyền
thoại và được sử dụng nhiều trong các biếu tượng văn hóa tại Ấn
Độ. Thậm chí, rắn được huấn luyện để múa điệu "múa rắn" nổi
tiếng như nhiều điệu múa thiêng khác. Một trong những động tác
múa đặc trưng trong nghệ thuật vũ đạo Ấn Độ chính là điệu múa
bụng mô phỏng điệu lắc lư của rắn hổ chúa. Trong quan niệm của
người Ấn, người phụ nữ muốn có con thường phải nhận một con
rắn hổ mang làm con nuôi.
Với người Thái Lan, rắn là âm, là hôn của âm vật, là thần mẹ và
trong nghệ thuật, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ được gắn với vẻ
đẹp của rắn. Do vậy, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi.
Trong văn hoá tâm linh của họ, rắn là con vật linh thiêng, mang lại
những may mắn cho con người. Đó là lý do tại sao ờ Thái có khá
nhiều ngơi đền thờ rắn. Trong chùa, họ thường đặt một đôi rắn
vàng và rắn trắng. Rắn vàng tượng trưng cho đất. Rắn trắng tượng
trưng cho nước. Sự giao hòa của chúng sẽ tạo ra cuộc sống yên
lành, sự no ấm cho con người.
Người Khmer vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn Naga (tiếng
Khmer gọi là Niệk) chín đầu, biểu tượng cho thần đất và thần nước,
giúp ích cho cuộc sống con người, về sau, dưới ảnh hưởng của đạo Bà
lamơn, rắn cịn mang biểu tượng nguồn gốc của các vị vua lập quốc.
Truyền thuyết của người Khmer cho rằng vị vua lập quốc là
con của một người Bàlamôn (từ Ấn Độ đến vùng đất người Khmer
bằng thuyền) tên là Kaudinya và con gái thần rắn Naga tên là
Nagini. Người Khmer tin rằng, chính Kaudinya đã truyền cho họ bí
!49]
Thán răn Naga
quyết nghề trồng lúa và công việc thuỷ lợi. Còn các vị vua Khmer sau
này được xem là đã giao phối với một Nagini xinh đẹp để duy trì
dịng dõi hồng gia (...). Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều
cho xây dựng các cung điện và các đền thờ khổng lồ bằng đá, mà rắn
Naga được xem là vị thần canh giữ noi thiêng liêng đó, vì vậy chúng
ln xuất hiện trên cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc
trên các mái tháp đế xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự
phồn thực và là lồi vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các
cơng trình thuỷ nơng của người Khmer cố. Trong kiến trúc nhiều
ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vơng và rắn Naga tượng
trưng cho cầu nối giữa tràn gian và cõi Niết bàn. Các phù điêu Naga
nơi mái cuốn của ngôi chùa người Khmer có ý nghĩa trong việc trừ
tà, tránh hoả hoạn và bảo vệ đạo Phật.
Ở Trung Hoa, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến khá sớm thể
hiện qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa
đầu người mình rắn. Các đền miếu thờ rắn ở Trung Quốc nhiều vô
kể, đặc biệt ở các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Quàng Đông thuộc
501
miền duyên hải Hoa Đông và vùng Lĩnh Nam Trung Quốc. Ngay ờ
thành phố Tô Châu, tỉnh Triết Giang cũng có miếu thờ xà vương,
trong miếu có tượng xà vương tạc dưới hình một vị tướng quân.
Tương truyền, ngày 12 tháng 4 âm lịch là ngày sinh của xà vương,
người dân đi cúng tế tấp nập, nhộn nhịp. Dân gian thường cúng
thần rắn bằng các lồi ếch nhái, vì họ cho rằng lúc cịn sống, rắn
thích ăn thịt ếch nhái. Ngồi ra, rắn cịn được thế hiện qua truyền
thuyết Bạch Xà truyện hay Hứa Tiên và Bạch Nương Tử, một trong
bốn truyền thuyết dân gian lớn của Trung Quốc. Câu chuyện ra đời
vào thời Nam Tống hoặc sớm hơn và được lưu truyền rộng rãi
dưới thời nhà Thanh. Nội dung miêu tả câu chuyện tình yêu giữa
một Bạch xà tinh tu luyện thành người (Bạch Nương Tử) và một
chàng trai ờ trần gian (Hứa Tiên). Câu chuyện đã nhiều lần được
chuyển thể thành Kinh kịch, phim điện ảnh và phim truyền hình,
trong đó nổi bật hơn cả là bộ phim Truyền thuyết Bạch Xà.
Đặc sắc nhất là rắn còn hiện diện trong võ thuật Trung Hoa
truyền thống, mô phỏng động tác của loài rắn, gọi là xà quyền. Xà
quyền, hay xà hình quyền là những địn tay mổ chọc vào đối
phương bằng các ngón tay, giống như động tác mổ của lồi rắn, các
thế võ, thủ pháp mang hình dáng rắn. Thời nhà Minh, Thiếu Lâm
quyên và Nam quyền, trong đó đã có xà quyền. Thời nhà Thanh
trong Hình ý quyền, Bát qi chưởng đã có xà hình thủ bộ.
Nguồn gốc của võ thuật này dựa trên những hành động, cừ chỉ,
cách săn mơi... của lồi rắn trong cuộc cạnh tranh sinh tồn. Những
thế võ đã mô phỏng những hành động tự vệ, hoặc kiếm ăn bằng
cách tấn công con mồi của rắn. Các thế võ uyển chuyển, bàn tay gập
lại như hình đầu rắn tạo ra thế võ rắn, nhằm giúp con người có sức
khỏe, có kỹ thuật tự vệ và chiến đấu.
Trong chiến đấu, xà quyền đòi hỏi thân phải lắc lư, bộ hình phải
di chuyển khơng ngừng, hai tay chợt né vươn mà đánh, bước vòng
vèo, hạ thấp người và vờn xung quanh tìm chỗ sơ hờ mà tiến, khi
có cơ hội, dùng ngón tay thọc vào yết hầu (cổ họng) đối phương
nhanh và chính xác... Sự nhu nhuyễn, linh hoạt của những ngón tay
(tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, áp dụng
những thế tấn rất thấp và có những thế đánh rất độc thủ. Có thế
nói, đặc trưng của xà quyền là trong nhu có cương, cương nhu
tương tế, trong tĩnh có động, thần giữ thì lấy hình, ý ngụ ờ phép
(pháp), thân linh (động), bộ hoạt (bát), mắt (nhãn quang) sắc, tay
nhanh, về kỹ pháp thì có đánh mở màn, đánh tĩnh, đánh dụ trá bại,
đánh mạnh xung quyền, đánh chạy, đánh đám đông, đánh lớn, đánh
liều lĩnh cố giành thắng trong bại v.v... Do rắn là lồi vật khơng có
tay chân nên xà quyền khơng tận dụng đòn đấm mà sử dụng ức bàn
tay và đầu ngón tay. Khi va chạm, sức mạnh của khí lực nội tại phát
từ sống lưng qua cánh tay tới tận đầu ngón tay tạo nên một uy lực
rất lớn làm cho đối phương đau đớn dữ dội, có khi tử vong. Đòn
đánh này y như tác hại nọc độc của rắn.
Trong văn hố dân gian Việt Nam, rắn khơng được xem là biểu
tượng gắn với tôn giáo (trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer
Nam Bộ), với các vị vua khai quốc. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng
nguyên thuỷ của người Việt với hai ý nghĩa chính là vật tổ và thuỷ
thần. Tục thờ rắn có ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông
Đuống... và thể hiện trong các di tích, lễ hội. Văn học dân gian xứ
Nghệ đã nói đến motip con rắn xanh cũng được kế ờ khá nhiều nơi:
Rắn xanh được thờ ở nhiều nơi và được đưa thành một motip trong
truyện kể, bởi rắn được tượng trưng cho thần nước trước khi là rồng.
Biếu tượng rắn thuỷ thần có hai thuộc tính: tốt và xấu. Rắn là
vị thần nước giúp mưa thuật gió hồ, mang điềm lành và báo điềm
dữ. Rắn là con vật tinh quái phá hoại mùa màng và cuộc sống của
người dân. Hình tượng con Chằn (một biến thể của rắn) trong văn
hoá của người Khmer Nam Bộ lại thể hiện cả hai mặt tốt và xấu: rắn
có vai trị bảo vệ đồng thời cũng đại diện cho tính ác, phá hoại cuộc
sống bình yên của con người.
Rắn được thế hiện khá nhiều trong các huyền thoại Việt Nam
như Rồng và người của dân tộc Lô Lô; Nguồn nước khống lồ của
dân tộc Cơ ho; Huyền thoại về Linh Lang; ơng dài ơng cộc; Thần
nước, Sự tích núi Ngũ hành và đặc biệt là huyền thoại Con ròng cháu
tiên - huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn bố đế trờ thành mẹ
tiên Âu - bố rông Lạc sinh ra bọc trứng, nở ra trăm con - cội nguồn
của người Việt.
Nhìn chung, ở Phương Đơng, tín ngưỡng tơn thờ tự nhiên, thờ
thần rắn gắn với tín ngưỡng tơn thờ thần nước khá phổ biến ờ một
số nước nông nghiệp. Sau này trong quá trình phát triển, người ta
đã sáng tạo ra một con vật huyền thoại - con rơng với thân rắn, có
vảy cá, bờm như bờm sư tử, sừng như sừng hươu và biết bay.
Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên
(địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định. Môi trường
sống của các cộng đơng cư dân ở Phương Đơng là xứ nóng, mưa
nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực các
con sông lớn. Yếu tố sông nước quan trọng với người Phương
Đơng, vì vậy họ đã sáng tạo ra con rồng vái ý nghĩa đầu tiên là biếu
tượng cho nước với khát vọng rồng sẽ đem lại sự phong đăng, mùa
màng bội thu.
Trong tín ngưỡng xa xưa của Phương Đông, những vị thần
được nhắc đến đầu tiên đều liên quan đến nước do mùa màng bội
thu hay không đều phụ thuộc vào yếu tố nước. Vì thế, thần nước
cũng chính là thần Rồng. Rơng gắn liền với quyền lực và hành động
của các vị thần đầu tiên. Sau này, dù hình tượng rơng thường thay
đổi nhưng có một thuộc tính của nó ln được duy trì và bảo lưu,
đó là gắn với nước và kiểm sốt nước.
Trong q trình hình thành và phát triển của các dân tộc ở
Phương Đông, rông dần dần được gán thêm các ý nghĩa mới, trở
thành biểu tượng nguồn gốc dân tộc, đại diện cho vương quyền,
biếu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng,...
ở Trung Hoa xưa, rồng được xem là thần linh bảo hộ bốn
phương và vùng trung tâm; Rơng có khả năng hơ gió gọi mưa, có
thế đội sơng lật bể, gọi mây che mặt trời.
Với người Triều Tiên, rông là một trong bốn con vật siêu nhiên
có phép lạ, hiện thân của sự di động, thay đổi và năng lực. về mùa
xuân, rồng bay lên trời, về mùa thu nó náu mình dưói đáy nước
sâu. Người Triều Tiên tin, sông suối cũng như đại dương bao quanh
Triều Tiên là nơi ờ của một con rồng, và người ta thường thờ cúng
con vật uy quyền này.
Với quan niệm rồng là con vật kiểm soát mưa, mùa màng có bội
thu hay khơng đều cần tới nước; thêm nữa, rồng có thể gây hại cho
ngư dân ờ sơng biến, vì thế, cần cúng tế đế rơng mang lại sự bình
yên cho con người. Sâu xa hơn, lễ cúng này có thể xem như một thứ
lễ vật dâng cho thần nước.
Với người Việt Nam thời cổ, thần mưa và thần nước đều mang
hình hài một con rồng lớn thường ra biến Đông hút nước đem vào
đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng
đơng tốt tươi, nên dần dần nó trở thành biếu tượng cho điềm lành,
sự may mắn và tốt đẹp.
Đặc biệt, một số quốc gia Phương Đơng cịn xem rồng là biểu
tượng cho nguồn gốc dân tộc. Chẳng hạn, người Việt tự hào là "Con
Rông cháu Tiên", người Khmer cho thủy tổ của họ là con gái vua
Naga, một động vật huyền thoại có tính cách như rơng hay nữ thần
mẹ Pơnaga (Pơ Nưga) của người Chăm...
Vì rồng tượng trưng cho sự cao q nên rơng cịn dùng làm
biếu tượng cho những gì liên quan đến nhà vua như mặt rồng, trán
rơng, bệ rồng, long bào, long sàng...
Ngồi ra, vói người Phương Đơng, rồng là con vật nằm trong
cung hồng đạo và hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như
múa, kịch; điêu khắc, kiến trúc... Các ngơi đình, đền, chùa ở Phương
Đơng có rất nhiều hình tượng rồng. Múa rồng là sinh hoạt văn hóa
truyền thống của Phương Đơng, nhất là ở các vùng nông nghiệp
trồng lúa nước. Hău hết các quốc gia Phương Đơng đều có điệu
múa rơng trong các ngày lễ Tết cổ truyền. Rông mang màu sắc rực
rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biếu thị
niềm vui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người với khát vọng mưa
thuận, gió hịa, mùa màng bội thu.
Thậm chí, ngày nay, khỉ nói về các quốc gia phát triển với ý
nghĩa khen ngợi, người ta thường gắn quốc gia ấy với biểu tượng
Rồng Trung Hoa
rồng. Nhật Bản, Singapore được gọi là những con rồng châu Á, với
hàm ý chỉ khả năng tiềm ẩn, sự vượt trội.
Nhìn chung, rơng mang ý nghĩa tốt lành ở Phương Đơng, dù đơi
khi cũng có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn với người Nhật,
rơng ngồi ý nghĩa gắn với nguồn nước, giúp mùa màng phong
đăng, còn là biểu hiện của cái xấu trong câu chuyện thần Fudô
khuất phục một con rồng - biểu tượng của sự ngu dốt tối tăm.
Về hình dạng, rồng Phương Đơng là sự hỗn hợp của nhiều loài
động vật khác nhau và ở mỗi dân tộc, rơng lại có dáng vẻ riêng.
Người Nhật Bản khi tạo hình rồng dựa theo quan niệm, mỗi kỳ sinh
nờ, rồng cái đẻ ra chín con. Rơng thứ nhất ưa ca hát và thích mọi
âm thanh êm ái, do đó đỉnh các chng Nhật Bản được đúc hình
con vật này. Rồng thứ hai thích âm thanh của nhạc cụ nên đàn koto
hoặc đàn thụ cầm nằm ngang (horizontal harp) và trống suzumi một thứ trống con gái đánh bằng ngón tay, được trang trí bằng
hình con rồng này. Rồng thứ ba ưa uống và thích mọi thứ rượu, vì
thế nó được dùng tơ điểm cho cốc chén. Rồng thứ tư thích những
chỗ cheo leo nguy hiếm, nên đầu hồi nhà, ngọn tháp, cùng các dầm
mái chìa ra của đền chùa chạm hình tượng của nó. Rồng thứ năm
hay giết hại các sinh vật nên được dùng trang trí cho các thanh
gươm. Rồng thứ sáu ham thích văn chương, nên hình nó dùng
trang trí cho bìa sách. Rơng thứ bảy nổi tiếng về thính tai, nghe
được những âm thanh êm đềm của lá cây, nên tất cả những lá cây
dùng để chữa bệnh được bỏ vào chai ngồi vỏ có vẽ hình rơng.
Rơng thứ tám ưa ngơi nên ghế thường chạm hình nó. Rồng thứ chín
ham mang vật nặng, vì thế thường được tạo hình ở chân bàn.
Với ngưòi Hàn Quốc, rồng là biểu tượng cho sức mạnh tâm
linh, của may mắn nên trong các ngôi chùa, ngồi chức năng bảo vệ
ngơi tam bảo, nó cịn đem lại sự bình n, giàu có và thịnh vượng
cho con người. Vì thể, rồng Hàn Quốc thường được thể hiện ngậm
ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí
tuệ và chân lý.
Hình tượng rơng của Phương Đơng thường được thể hiện kết
hợp vói một vật hình cầu, mà người ta thường gọi nó là viên ngọc
quý của rồng, có khả năng điều khiến được nước triều, chứa đựng
thực chất tinh thần hoặc nguyên lý của vũ trụ. Do đó, rồng ln
tìm kiếm viên ngọc đó. Người ta cho rằng, viên ngọc phát triển từ
trạng thái hơi qua trạng thái nước kết tinh thành ngọc sáng chói
vơ cùng. Viên ngọc là đặc trưng của thần thánh, có thể thâu lượm
được nhưng phải trải qua quá trình khổ hạnh hàng thế kỷ. Thơng
thường, trong nghệ thuật tạo hình, viên ngọc được trình bày như
một vật hình cầu lơ lửng ngay gần miệng rồng đế diễn tả ý rồng
nhả ngọc, rồng chầu ngọc, hay rồng tranh ngọc... Cũng có ý kiến
nêu lên giả thiết đó là hình mặt trăng vì trăng và nước thường gắn
với nhau trong các than thoại, hoặc trong tự nhiên, trăng lên và
lặn gắn với thủy triều.
Rông Việt theo huyền thoại là một linh vật mình rắn có chân,
vảy cá chép gơm 81 vảy dương và 36 vảy âm, có bờm, mũi sư tử,
sừng hưcru và móng chim ưng, tuy khơng có cánh nhưng có thế bay
trên khơng, đồng thời lại có khả năng tung hồnh dưới nước, có
khả năng góp mây, hút nước phun mưa cũng như có thế gây sóng
to gió lớn ở biển khơi. Với ngưịi Việt Nam, rơng là rắn thăng hoa
cao q, linh thiêng, có sức mạnh vơ địch, hùng dũng oai phong,
biến hóa vơ cùng. Rơng cũng tượng trưng cho yếu tố dương trong
quan niệm âm dương.
Khởi đầu từ con rông - cá sấu trên thạp đông Đào Thịnh khoảng
2000 năm trước Công nguyên, rồng Việt trong lịch sừ đã biến đối
nhiều do sự tích hợp các yếu tố du nhập từ bên ngồi. Tiếp đó là
rồng đàu cá sấu, đi là hình rắn cuộn tìm thấy ờ Ninh Bình.
Khoảng thế kỷ thứ V đến thứ III trước Cơng ngun, rơng Việt tìm
thấy trên mảnh sành ở Bắc Ninh có đầu ngắn hơn và cổ dài, thân
mèo, vây lưng là những đường vạch dài, râu và lông ờ khuỷu chân
đã có hình dạng đặc trưng của con rồng Đại Việt.
Thời nhà Ngơ, hình tượng rồng trên một viên gạch tìm thấy ở
Cổ Loa cũng có thân mèo nhưng chiều dài ngắn hơn trước, lưng có
vây cá. Thời Lý, hình tượng rơng có hình rắn và uốn nhiều khúc
hình sin nhẹ nhàng thanh thốt, thon nhỏ dần về phía đi. Đầu
rơng ngẩng cao, có bờm và râu dài, mắt lồi, trên mũi có mào dài
đưa về phía trước nhưng khơng có sừng, chân có ba móng, miệng
rồng há rộng, ngậm viên châu.
Thời Trần, rồng có nhiều biến đổi, thân trịn lẳn, mập mạp, lưng
uốn khúc nhẹ nhàng có hình n ngựa, đi có nhiều dạng, khi
thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Rồng thời Lê hồn tồn khác hẳn
các thời kỳ trước. Thời kỳ này, Nho giáo chiếm vị trí thống trị nên
hình tượng rồng chịu ảnh hường của rông phương Bắc nhằm thế