TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
CHUẨN MỰC KẾ
TỐN QUỐC TẾ
MÃ HỌC PHẦN:
TÍN CHỈ: 03
ĐỐI TƯỢNG: SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
HỆ: ĐẠI HỌC
NÂU NÂU
2015 - 2016
SỐ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
CHƯƠNG 1
HỘI ĐỒNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ - LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH BAN HÀNH
CHUẨN MỰC
1.1 Sự cần thiết của chuẩn mực kế tốn quốc tế
Trong q trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ mật
thiết với các bên có lợi ích kinh tế liên quan, như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,
khách hàng …, các đối tác này luôn cần những thơng tin hữu ích để đưa ra những quyết
định kinh tế. Do vậy, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh, dịng tiền được trình bày trên báo cáo tài chính phải bao
gồm các thơng tin đáp ứng nhu cầu chung của các đối tượng sử dụng.
Đến những năm đầu thập niên 1970, nhiều quốc gia đã ban hành hệ thống chuẩn
mực kế toán riêng để tạo khung pháp lý chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
trong phạm vi quốc gia. Cơ quan soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế tốn có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Tại Brasil, Canada, Hồng Kông, Indonesia, New Zealand, Đài
Loan… trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán thuộc về các tổ chức nghề
nghiệp. Tại các quốc gia khác như Úc, Nam Phi, Trung Quốc, Phần Lan, Hi Lạp, Pháp,
Malaysia,… trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán lại thuộc về chính
phủ. Tại một số nước khác như Đức, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ… trách nhiệm soạn thảo và
ban hành chuẩn lực kế toán lại thuộc về một tổ chức độc lập với các tổ chức nghề nghiệp
và chính phủ.
Khi quá trình tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực xã hội, khoa học kỹ
thuật, kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng … điều cần thiết là thơng tin tài
chính của các doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau cần được trình bày theo những
cách tương tự nhau để người sử dụng ở nhiều nơi thế giới có thể sử dụng để so sánh,
đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán được
các quốc gia ban hành chỉ nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung
để hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong phạm vi quốc gia đó. Vấn đề
đặt ra là cần phải có những chuẩn mực được ban hành đề sử dụng chung cho nhiều quốc
gia trên thế giới, đó chính là ngun nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành của hệ thống
chuẩn mực kế tốn quốc tế.
Những lợi ích của chuẩn mực quốc tế mang lại là:
- Dễ dàng hơn cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của thị trường vốn trong nước đối với các nhà đầu tư
quốc tế hiện tại và tiềm năng.
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại những
nước đang phát triển đối với các tổ chức cho vay tiềm năng trên phạm vi toàn cầu.
- Tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp được sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.
- Tăng tính so sánh được của thơng tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc
gia khác nhau.
- Tăng cường tính minh bạch của thơng tin được trình bày.
- Tăng thêm tính dễ hiểu của báo cáo tài chính.
- Tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia khác nhau trong
việc duy trì một hệ thống số sách kế tốn.
- Giảm chi phí biên soạn và ban hành chuẩn mực kế toán ở từng quốc gia khác
nhau.
1
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
- Giản thiểu các quy định quản lý và bảo vệ thị trường của nhà nước và các tổ chức
nghề nghiệp.
- Giảm sự tác động nhạy cảm của chính trị đến chuẩn mực kế tốn của từng quốc
gia.
- Kiến thức và giáo dục quốc tế về kế toán được tiếp thu dễ dàng hơn…
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc
tế
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard Board –
IASB) có tiền thân là Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting
Standards Committee- IASC) được thành lập năm 1973 thông qua một thoả thuận bởi các
tổ chức nghề nghiệp của các nước từ Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan,
Anh, Ireland và Hoa Kỳ. Các thành viên khác lần lượt được hội nhập qua các năm tiếp
theo, đến năm 1982 uỷ ban này đã có hầu hết các thành viên là thành viên của Liên đồn
Kế tốn Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC).
Sau 25 năm hoạt động, đến năm 1997, IASC kế luận rằng điều quan trọng và cần
thiết là tìm được một phương pháp hữu hiệu để kế nối giữa những chuẩn mực kế toán của
từng quốc gia, thực tiễn và những chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều đó,
IASC nhận thấy việc tái cấu trúc lại tổ chức là cần thiết.
Vì thế, đến ngày 01/04/2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International
Accounting Standard Board – IASB) được thành lập để thay thế vai trò của IASC trong
việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.3 Cơ chế tổ chức và hoạt động của IASB
IASB là một cơ chết độc lập gồn có các chuyên gia được bổ nhiệm bởi Tổ chức Uỷ
ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Committee
Foundation – IASCF). IASCF là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập và hoạt động tại
Hoa Kỳ từ ngày 08/03/2001.
Tổ chức Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC Foundation – IASCF)
IASCF cung cấp tài chính, bổ nhiệm các thành viên, giám sát kết quả công việc
nhưng không can thiệp vào những vấn đề kỹ thuật trong việc ban hành chuẩn mực của
IASB.
IASCF có 22 uỷ viên quản trị (trustee), trong đó có: 06 uỷ viên từ Bắc Mỹ, 06 uỷ
viên từ châu Âu, 06 uỷ viên từ châu Á và châu Đại dương, 04 uỷ viên từ bất kỳ khu vực
nào nhằm bảo đảm cơ cấu cân bằng về địa lý. Do yếu cầu sự đa dạng về chuyên môn của
các uỷ viên, nên các uỷ viên có thể là kiểm tốn viên, doanh nhân, đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính, các nhà nghiên cứu, hoặc là các cá nhân khác phục vụ cho lợi ích của cơng
chúng.
Việc phê duyệt thành viên của IASCF do Hội đồng gián sát (Monitoring Board)
thực hiện, đây là một hội đồng cấu thành bởi đại diện của Liên minh châu Âu, Tổ chức
Quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán (International Organization of Securities Commissions
– IOSCO), Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ (Security Exchange Commission – SEC), Cơ
quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (Japan Financial Sẻvices Agency) và một quan sát
viên từ Uỷ ban các Ngân hàng Trung Ương Basel (Basel Committee on Banking
Supervision).
Trách nhiện của uỷ viên IASCF theo Hiến chương IASCF có thể tóm tắt một số nội
dung chính như sau:
- Chỉ định các thành viên của IASB.
- Chỉ định các thành viên của Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực và Hội
đồng Cố vấn Chuẩn mực.
2
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
- Hàng năm xem xét lại chiến lược và hiệu quả hoạt động của IASB.
- Phê duyệt ngân sách hàng năm của IASB và xác định các cơ sở cho việc tìm
nguồn tài chính.
- Xem xét các vấn đề có tính chiến lược ảnh hưởng đến các chuẩn mực kế toán,
thúc đẩy IASBF và các nỗ lực của tổ chức này trong việc đạt được mục tiêu áp dụng
nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Thiết lập và giám sát quy trình hoạt đồng của IASB, Uỷ ban Hướng dẫn và Giải
thích Chuẩn mức Kế toán Quốc tế.
- Phê chuẩn những sửa đổi và bổ sung sau khi dự thảo của chuẩn mực được lấy ý
kiến cỉa công chúng và Hội đồng Cố vấn Chuẩn mực …
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards
Board – IASB)
Trách nhiệm của IASB:
- Biên soạn và ban hành chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và các dự
thảo,
- Phê chuẩn các hướng dẫn và giải thích được biên soanj bởi Uỷ ban Hướng dẫn và
Giải thích Chuẩn mực.
Số lươnhj thành viên của IASB là 14 thành viên và tăng lên 16 thành viên vào tháng
7.2012, trong đó có thể tối đa 3 thành viên làm việc bán thời gian. Theo số liệu, tháng
12.2009, IASB có 15 thành viên làm việc toàn thời gian. Các thành biên của IASB là
những người có chun mơn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Một số điều kiện
khác cũng được quy định, là có khả năng phân tích, chính trực, khách quan và có kỷ
luật… IASCF phải đảm bảo rằng IASB khơng bị thống trị bởi khi vực nào trên phạm vi
toàn thế giới. Theo Hiến chương IASCF, đến năm 2012, IASB có cơ cấu gồm 4 thành
viên từ Bắc Mỹ, 4 thành viên từ châu Á và châu Đại Dương, 4 thành viên từ châu Âu, 1
thành viên từ châu Phi, 1 thành viên từ Nam Mỹ và 2 thành viên từ bất kỳ khu vực nào để
đảm bảo sự cân bằng cơ cấu địa lý.
IASB có tồn quyền phát triển và thực hiện chương trình làm việc của mình. Các uỷ
viên IASCF sẽ xem xét hàng năm chiến lược, hiệu quả của IASCF và IASB, bao gồm cả
việc tìm hiểu chương trình làm việc của IASB (nhưng khơng đưa ra chương trình làm
việc cho IASB thực hiện).
Việc ban hành chuẩn mực, dự thảo hoặc các hướng dẫn và giải thích phải được sự
phê chuẩn của ít nhất 9 thành viên của IASB nếu tổng số thành viên dưới 16 và 10 thành
viên nếu tổng số thành viên là 16. Trước đó, từ năm 2001 đến ngày 30/06/2005, chỉ yêu
cầu được sự phê chuẩn của 8/14 thành viên.
Chủ tịch của IASB được chỉ định bởi các uỷ viên IASCF. Hiện nay chủ tịch đầu
tiên của IASB là ông David Tweedie (nhiệm kỳ 2001 – 2011). IASB theo cơ cấu mới đã
có cuộc hợp chính thức đầu tiên tại London vào tháng 04.2001. Uỷ ban họp mỗi tháng
một lần (trừ tháng 8) và thường kéo dài khoảng 1 tuần. Các cuộc họp thường diễn ra tại
văn phòng của IASB tại London. Khoảng hai năm một lần, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán
Quốc tế và Uỷ ban Chuẩn mực Kế tốn Tài chính của Hoa Kỳ (Financial Accounting
Standards Board – FASB) thường tổ chức các cuộc họp chung để thảo luận những vấn đề
được hai bên cùng quan tâm (tháng 4 và tháng 10).
Từ khi thành lập, IASB đã ban hành được 9 chuẩn mực báo cáo tài chính
(International Financial Reporting Standard – IFRS). Ngoài ra, trong giai đoạn trước
năm 2001, IASC đã ban hành 41 chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting
Standard – IAS), trong đó có 29 IAS cịn hiệu lực (Phụ lục I -1).
Hội đồng Tư vấn Chuẩn mực (The Standards Advisory Council – SAC)
3
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Hội đồng Tư vấn Chuẩn mực cung cấp một diễn đàn cho tất cả các tổ chức và cá
nhân có quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính ở nhiều khu vực khác nhau và
ngành nghề khác nhau, với mục đích:
- Tư vấn cho IASB trong việc đưa ra các quyết định về chương trình làm việc, và
trong quá trình làm việc của IASB.
- Trình bày lại cho IASB về những vấn đề mà các tổ chức và các cá nhân của Hội
đồng quan tâm trong việc thực hiện phần lớn các chuẩn mực.
- Tư vấn cho IASB và các uỷ viên IASCF về các vấn đề khác.
Theo Hiến chương IASCF, SAC có ít nhất 30 thành viên, các thành viên được chỉ
định bởi các uỷ viên IASCF và có thể được chỉ định lại sau một nhiệm kỳ 3 năm. Các
thành viên phải có kiến thức và kinh nghiệm thuộc các ngành nghề khác nhau.
Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực (The International Financial
Reporting Interpretations Committee – IFRIC)
Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực có 14 thành viên được chỉ định bởi
các uỷ viên của IASCF cho nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên của IFRIC không nhận
lương nhưng các khoản chi phí phát sinh tronh q trình làm việc của họ sẽ được hoàn
lại. IFRIC tổ chức họ hàng tháng và mở rộng cho giới quan sát. Dự thảo hoặc bản cuối
cùng của Ban hướng dẫn và giải thích cho chuẩn mực chỉ được thơng qua khi có ít nhất
11 thành viên đồng ý. Thành viên của IFRIC có thể là thành viên của IASB, có thể là
Giám đốc về các hoạt động chuyên môn, hoặc một thành viên chun mơn cao cấp của
IASB và khơng có quyền biểu quyết.
Trách nhiệm của IFRIC:
- Hướng dẫn và giải thích các IFRS và phương pháp áp dụng chúng, cung cấp kịp
thời các hướng dẫn khác về vấn đề trình bày báo cáo tài chính khơng được để cấp đến
trong IAS hoặc IFRS, theo Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài
chính và theo đề nghị của IASB.
- Ban hành dự thảo hưởng dẫn và giải thích chuẩn mực để lấy ý kiến cơng chúng và
giải quyết những vấn đề mà chông chúng quan tâm trong thời hạn đã được xác định trước
khi đưa ra bản dự thảo cuối cùng.
- Trình cho IASB phê duyệt và nhận lại những bản dự thảo cuối cùng của các Bản
hướng dẫn và giải thích cho chuẩn mực.
Hiện nay IFRIC đã ban hành được 19 bản hướng dẫn và giải thích chuẩn mực
(IFRIC), trong đó có 16 IFRIC cịn hiệu lực. Ngoài ra, trong giai đoạn trước năm 2001,
bộ phận tiền than của IFRIC là Uỷ ban Hướng dẫn thường trực (Standing Interpretation
Committee – SIC) đã ban hành 33 bản hướng dẫn (viết tắt SIC), trong đó cịn 11 SIC cịn
hiệu lực (Phụ lục I-2).
1.4 Quy trình ban hành chuẩn mực
IASB có trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực, thơng thường một quy
trình ban hành chuẩn mực, khơng bắt bược, gồm có những bước sau đây, trong đó các
bước có dấu sao (*) là những bước địi hỏi có sự tham gia của IASCF:
1. Yêu cầu nhân viên xác định và xem xét những văn bản liên quan và tìm hiểu việc
tn thủ Khn khổ lý thuyết (IAS Framework) liên quan đến việc ban hành chuẩn
mực.
2. Tiếp thu những yêu cầu kế toán từ các quốc gia, từ thực hiện và trao đổi quan
điểm với những tổ chức ban hành chuẩn mực tại các quốc gia về các vấn đề đang
được quan tâm.
3. Lấy ý kiến của SAC về những vấn đề cần được IASB quan tâm. (*)
4
CHUẨN MỰC KẾ TỐN QUỐC TẾ
4. Thành lập nhóm tư vấn (thường được gọi là “Nhóm thực hiện”) để tư vấn cho
IASB và nhân viên về dự án đang tiến hành.
5