BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ THÙY LINH
TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA
DÂN TỘC MƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG
YẾU TỐ ĐĨ ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ THÙY LINH
TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA
DÂN TỘC MƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG
YẾU TỐ ĐĨ ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở HÀ GIANG
Chuyên ngành
: Triết học
Mã số
: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Đình Cấp
HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vũ Thùy Linh
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCH
Ban chấp hành
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1. TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA
DÂN TỘC MÔNG......................................................................................... 8
1.1. Truyền thống, phong tục tập quán ........................................................... 8
1.2. Dân tộc và những đặc điểm chung của dân tộc Mơng............................ 12
1.3. Cơ sở hình thành truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Mông. ...... 27
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC
TẬP QUÁN ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở HÀ GIANG ....................................................... 46
2.1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã
hội tỉnh Hà Giang ......................................................................................... 46
2.2. Đặc điểm về truyền thống, phong tục tập quán của người Mông
Hà Giang...................................................................................................... 50
2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống, phong tục tập quán đến đời
sống kinh tế - xã hội cộng đồng người Mông Hà Giang ............................... 63
2.4. Xu hướng biến đổi của truyền thống, phong tục tập quán của người
Mông ở Hà Giang hiện nay. ......................................................................... 76
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG, PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
MÔNG Ở HÀ GIANG ................................................................................. 81
3.1. Giải pháp kinh tế - xã hội ...................................................................... 81
3.2. Giải pháp văn hóa.................................................................................. 91
3.3. Giải pháp tơn giáo, an ninh chính trị...................................................... 98
3.4. Một số kiến nghị và đề xuất................................................................. 100
KẾT LUẬN............................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………...104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống phong tục tập quán tốt
đẹp, làm nên sức sống trường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm của
lịch sử, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Trong
q trình đó, truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc thiểu số nói chung
và truyền thống, phong tục tập quán dân tộc Mơng nói riêng có vị trí rất quan
trọng trong đời sống tinh thần, cố kết cộng đồng bền vững của 54 dân tộc, góp
phần tạo nên nền văn hố Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Chúng ta đang xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển, truyền thống, phong tục tập
qn có vai trị là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực để
phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc
thiểu số được khẳng định là một trong mười nhiệm vụ của sự nghiệp xây
dựng, hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ V
BCH Trung ương (khoá VIII) đã khẳng định: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy
những giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn
hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống văn
minh, gia đình văn hố, mở rộng mạng lưới thơng tin, thực hiện tốt chính sách
phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số...”. Phát huy những truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp là bước đi ban đầu, nhằm phát triển sâu
rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thực hiện phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Chính vì vậy mà việc phát huy vai trị của truyền thống, phong tục tập
2
quán người dân tộc thiểu số đối với sự phát triển của các tỉnh miền núi, biên
giới và những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được hết sức coi trọng, vì vấn
đề đó có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc XHCN. Trong những năm gần đây kinh tế thị trường với những
ưu điểm và mặt trái của nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến những phong tục tập
qn truyền thống của các dân tộc trong đó có dân tộc Mơng. Chính điều đó
đã làm cho đời sống văn hố vùng các dân tộc thiểu số tuy có điều kiện mới
để phát triển, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hoá
của dân tộc mình.
Hà Giang là tỉnh biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc, có 22 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh về tự nhiên
cũng như xã hội, đặc biệt là thế mạnh về đa dạng văn hoá. Từ xa xưa, đây là
địa bàn sinh sống của nhiều lớp cư dân cổ đại, với một hệ văn hoá tiền sử liên
tục, nơi có bộ sưu tập trống đồng nhiều nhất trong cả nước, có hệ thống di sản
văn hố phong phú và đa dạng về cả di sản văn hoá vật thể và văn hố phi vật
thể. Người Mơng là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Giang hiện nay, với số
dân trên 200.000 người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước. Người Mơng
là dân tộc có truyền thống văn hố lâu đời, độc đáo, đặc sắc. Có thể nói hiện
nay, so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Mơng là dân tộc ít bị
đánh mất bản sắc nhất.
Chính những truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Mông đã
ảnh hưởng trực tiếp, cố kết trong ý thức của người Mơng nói chung và người
Mơng ở Hà Giang nói riêng. Những yếu tố đó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Mông. Trong những năm qua
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần của dân tộc Mơng
cũng có những biến đổi tích cực; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hố
dân tộc Mơng trong nền văn hố thống nhất mà đa dạng của dân tộc Việt
3
Nam. Tuy nhiên việc đầu tư bảo tồn, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp
của dân tộc Mông hiện nay cịn nhiều vấn đề chưa thoả đáng.
Chính vì thế mà nghiên cứu truyền thống phong tục tập quán của dân
tộc Mông ở Hà Giang và đánh giá sự ảnh hưởng của những yếu tố đó đến đời
sống kinh tế xã hội của cộng đồng người Mông để kịp thời có những giải
pháp định hướng phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những tiêu cực là
vấn đề cấp thiết. Điều đó khơng những có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát
huy giá trị, bản sắc truyền thống của các dân tộc Mơng, mà cịn có ý nghĩa
phát huy vai trò của đời sống tinh thần đối với đời sống vật chất ở tỉnh Hà
Giang hiện nay. Với những lý do trên tôi chọn “Truyền thống, phong tục
tập quán của dân tộc Mông và ảnh hưởng của những yếu tố đó đến đời
sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Mông ở Hà Giang” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề truyền thống, phong tục tập qn của dân tộc Mơng
đã có khá nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu đề cập ở những góc độ, những
hướng tiếp cận khác nhau.
- Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc có những tác phẩm
tiêu biểu như: “ Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002.
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”, Nguyễn Khoa Điềm. “ Bản sắc văn hóa dân tộc” Hồ Bá Thâm. Nxb Văn
hóa Thơng tin, 2003....
- Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có: “Giữ gìn và phát huy
văn hóa các dân tộc thiểu số” Hồng Nam, 2001. “Tìm hiểu văn hóa vùng các
dân tộc thiểu số” Lị Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân tộc, 1997. “ Vấn đề giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam trong bối cảnh tồn cầu hóa”,
Luận văn thạc sỹ triết học của Phạm Việt Thắng, 2002.....
4
- Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mơng có các cơng trình: “Văn hóa dân
tộc Mơng Hà Giang” Trường Lưu, Hùng Đình Q, 1996. “Dân tộc Mơng ở
Việt Nam”, Cư Hịa Vần - Hồng Nam, 1994. “ Các dân tộc Hà Giang” Lê
Đại Nghĩa - Triệu Đức Thanh, Nxb thế giới, 2004. “Văn hóa truyền thống
đồng bào dân tộc H’Mơng Hà Giang” tác giả Dương Thị Phương ( Sách: “Giữ
gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998). “ Văn hóa người Mơng Hà Giang trong q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa” Tác giả Vũ Ngọc Kỳ ( Sách: Văn hóa các
dân tộc Tây Bắc thực trạng và các vấn đề đặt ra, NXB CTQG, Hà Nội, 2004).
- Một số luận văn, luận án có nghiên cứu về dân tộc Mơng như: “Giải
quyết vấn đề dân tộc qua việc thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo ở vùng dân
tộc H’Mông hiện nay”, luận án tiến sỹ của Nông Văn Lưu – Viện nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác – Lênin, 1994; “ Vấn đề đạo tin lành trong dân tộc Mông ở
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, luận án tiến sỹ tác giả Phan
Viết Phong, 2003, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
Ngồi ra cịn có khá nhiều bào viết về văn hóa của dân tộc Mơng đăng
trên báo, tạp chí, báo điện tử.
Các cơng trình trên cho thấy một cái nhìn tổng quan về văn hóa các dân
tộc. Nhiều cơng trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm
chung về bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc
Mông ở nước ta. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu giá trị văn hóa, phong tục tập quán nhằm giới thiệu về người Mông,
những nét đặc sắc, cái hay cái đẹp của văn hóa dân tộc Mông. Một số đề tài
cũng đề tập đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
nhưng chưa có đề tài nào đề cập đến truyền thống, phong tục tập quán của dân
tộc Mơng và ảnh hưởng của những yếu tố đó đến đời sống của cộng đồng
người Mông ở Hà Giang. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây là
5
nguồn tư liệu quan trọng, là cơ sở để học viên tiếp thu, nghiên cứu trong quá
trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc
Mông, luận văn chỉ ra được sự ảnh hưởng của những truyền thống, phong tục,
tập quán đó đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng người Mông ở Hà Giang
và đưa ra được những giải pháp phát huy giá trị tích cực, hạn chế những tiêu cực
của những truyền thống, phong tục, tập quán đó.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, luận văn nghiên cứu truyền thống, phong tục tập quán và cơ sở
hình thành truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Mông.
Hai là, luận văn chỉ ra được sự ảnh hưởng của những truyền thống,
phong tục, tập quán đó đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng người
Mông ở Hà Giang và xu hướng biến đổi của những yếu tố đó trong giai đoạn
hiện nay.
Ba là, luận văn đưa ra được những giải pháp định hướng cho việc hạn
chế những tiêu cực, phát huy giá trị của những truyền thống, phong tục, tập
quán của dân tộc Mông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác
định đối tượng nghiên cứu là truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc
Mông ở Hà Giang và ảnh hưởng của những truyền thống, phong tục tập quán
đó đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng người Mơng ở Hà Giang dưới
góc độ triết học.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyền thống, phong tục tập quán là một vấn đề rộng. Truyền thống,
phong tục tập quán của các dân tộc cũng rất đa dạng. Vì vậy, luận văn khơng
trình bày tồn bộ truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Mông mà chủ
yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những vấn đề cơ
bản nổi bật của truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Mông ở tỉnh Hà
Giang và đánh giá sự ảnh hưởng của những yếu tố đó đến cộng đồng người
Mơng ở Tỉnh Hà Giang hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa
Mác - Lênin nhất là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội., tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước
về văn hóa, truyền thống, dân tộc. Đồng thời có tham khảo những cơng trình
nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo...tài liệu có liên quan đến nội dung
được đề cập đến trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, thống kê, phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, phỏng vấn nhanh...nhằm thực
hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những đặc điểm về truyền thống,
phong tục, tập qn của dân tộc Mơng nói chung và dân tộc Mơng ở Hà
Giang nói riêng
Luận văn chỉ rõ sự ảnh hưởng, tác động của những truyền thống, phong
tục, tập quán đến đời sống của cộng đồng người Mông ở Hà Giang dưới góc
độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp định hướng nhằm hạn chế những
7
tiêu cực, phát huy giá trị của những truyền thống, phong tục, tập quán của dân
tộc Mông.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần bổ sung một số vấn
đề về đặc thù của dân tộc Mông ở Hà Giang. Khẳng định mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của dân tộc Mông qua thực tế khảo
sát đời sống dân tộc Mơng ở Hà Giang
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời còn làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
hoạch định chính sách và quản lý dân tộc ở tỉnh Hà Giang.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN
CỦA DÂN TỘC MÔNG
1.1. Truyền thống, phong tục tập quán
1.1.1. Truyền thống
Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn nhiều cách diễn đạt
khác nhau về nội hàm và ngoại diên của nó. Tùy thuộc vào vào góc độ tiếp
cận và đối tượng từng nghành khoa học mà các tác giả các nhà nghiên cứu có
những cách hiểu cách trình bày khác nhau về truyền thống.
Theo từ điển Hán - Việt: Truyền thống nghĩa là “ Truyền từ đời nọ đến
đời kia” [1, tr.154].
Theo quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc:
Truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ
đời này sang đời khác và được lưu giữ trong các xã hội trong một
quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế độ xã hội,
chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán và lối
sống…Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [16, tr.11].
Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa:
Truyền thống, theo nghĩa tổng quát, là tất cả những gì người ta
biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này từ thế hệ
khác, thường là truyền miệng hay bằng sự bảo tồn và noi theo
những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm
gương [19,tr.10339 ].
9
Theo nghĩa thông thường, từ điển tiếng Việt phổ thông định nghĩa:
“Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sông và nếp nghĩ
được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”[43,tr.11].
Theo giáo sư Trần Văn Giàu (1911-2010) - nhà hoạt động cách mạng,
nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam:
Truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới
được gọi là giá trị. Thậm chí khơng phải bất cứ cái gì tốt đều được
gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng
tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn
dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của
khái niệm “giá trị truyền thống”.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khn
mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và
được cố định hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận…” [45, tr.64].
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Đà Nẵng
Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và
nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, là văn hóa
được lưu truyền qua các đời qua các dịng tộc, huyết thống và có giá
trị về nhân văn nhân bản, có tính trường tồn. Được mọi người bảo
tồn và giữ gìn một cách thiêng liêng. [33, tr 1350]
Khi nói đến các yếu tố trở thành truyền thống là nói đến những yếu tố
đã được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng
đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời, khi xem xét đánh giá
truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống cần phải có quan điểm biện
chứng, quan điểm lịch sử cụ thể nghĩa là phải đặt chúng trong những điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của cả quá khứ và hiện tại.
10
Từ những định nghĩa trên, tác giả nêu ra những đặc trưng cơ bản của
truyền thống là:
- Truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy
nhiên tính ổn định cũng có tính ổn định cũng có tính độc lập tương đối, khi
những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn
những nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành và
phát triển. Vì thế, truyền thống có tính hai mặt đối lập nhau, đó là truyền
thống tốt (giá trị) và truyền thống xấu (phản giá trị). Truyền thống tốt có tác
dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở con người, góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển và ngược lại, truyền thống xấu sẽ kìm hãm sự phát triển của xã
hội. Hai mặt này của truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng
với nhau trong quá trình lịch sử.
Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng người
(thị tộc, bộ lạc, dân tơc, dịng họ, gia đình, làng xã …)là bản sắc của các
cộng đồng người.
Truyền thống ảnh hưởng đến ý thức, quan điểm, hành vi của con người
trong xã hội có truyền thống đó tồn tại.
1.1.2. Phong tục, tập quán
Phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, tuy nhiên có thể được
hiểu là: "Những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương
trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật
pháp của địa phương”[30, tr.203].
Trong cuốn từ điển Hán Việt "Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi,
"Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã
hội.[1, tr.127]
Trong từ điển Việt Nam phổ thông phong tục là "thói tục chung của
nhiều người từ lâu đời". [43, tr.223]
11
Theo quan niệm dân gian "Phong tục tập quán" là những thói quen
được đưa vào nếp sống hằng ngày. Mỗi dân tộc đều có những thói quen cá
biệt lúc ban đầu; về sau, do sự tiếp xúc với nhau nên có những sự ảnh hưởng,
bắt chước và có những cái giống nhau.
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu văn hóa:
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Năng Nam - Văn hóa học Trường
ĐHKHXH Thành phố Hồ Chí Minh “Kết hợp pháp luật và phong tục tập
quán trong việc quản lý xã hội ở nước ra hiện nay” cho rằng:
Phong tục: “Là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được
hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng
thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng” [30, tr.34]
Tập quán: "Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen
thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng
đồng”. [30, tr.34]
Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu,
khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, tập qn biểu hiện như một
hành vi mang tính thói quen. Tập quán xuất hiện và định hình một cách tự
phát, hoặc hình thành và ổn định thơng qua sự rèn luyện và là kết quả của quá
trình giáo dục có định hướng rõ rệt.
Như vậy, phong tục, tập quán thực chất là những qui tắc xử sự mang
tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư
trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực).
Phong tục tập quán của một dân tộc vô cùng phong phú, nhưng không
phải tất cả các phong tục tập quán đều mang tính tính tích cực thúc dẩy sự
phát triển của xã hội, còn tồn tại những phong tục tập quán tiêu cực kìm hãm
sự phát triển của xã hội. Cụ thể:
12
Thứ nhất, phong tục, tập quán tích cực là những phong tục, tập quán có
tác động thúc đấy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại niềm vui và lợi ích
cho đời sống của nhân dân tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phong tục, tập quán tiêu cực là phong tục, tập quán gây cản trở
cho đời sống của cộng đồng, có những phong tục, tập quán trở thành hủ tục,
có tác động kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phong tục, tập quán được thực hiện không phải như thực hiện pháp
luật, nhưng nó có thể có sức mạnh như một đạo luật. Một số phong tục tập
quán trở thành luật tục khi nó được thực hiện như một luật lệ ở địa phương,
dân tộc.
1.2. Dân tộc và những đặc điểm chung của dân tộc Mông
1.2.1. Khái niệm Dân tộc
Thuật ngữ Dân tộc xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng
đồng người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ
nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước (Nation - Etat). Cũng có thể
hiểu đó là một cộng đồng nhân dân (people) ổn định được phát triển trong lịch
sử, với một lãnh thổ riêng, với một nền kinh tế thống nhất, với các đặc trưng
văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất và được chỉ đạo bởi một
nhà nước (Quan điểm này đã được đại đa số tán đồng, kể cả Liên hợp quốc).
Ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam,... đã
từng tồn tại trong thời gian khá dài, cách hiểu về Dân tộc tư bản chủ nghĩa của
J.V. Stalin: “Dân tộc là khối cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch
sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và
về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa”.
Thuật ngữ tộc người xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu nó
được dùng để chỉ các nhóm tộc người, hay đơn vị tộc người.
13
Dân tộc - tộc người cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ
thể như dân tộc Chăm, dân tộc Tày, dân tộc Việt (Kinh), dân tộc Mảng, dân
tộc Sán Dìu...
Theo các nhà Mác - xít, dân tộc là một cộng đồng người hình thành từ
các bộ lạc, mà liên minh bộ lạc là bước khởi đầu. Dân tộc ra đời cùng với sự
xuất hiện của nhà nước. Theo đó, rõ ràng có nhiều loại dân tộc: dân tộc
Chiếm nô, dân tộc Phong kiến, dân tộc Tư bản, dân tộc Xã hội chủ nghĩa,…
Như vậy, dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều tộc người khác nhau liên
kết lại, hay nói cho đúng hơn, Dân tộc Việt Nam là khối cộng đồng quốc gia
bao gồm nhiều dân tộc/tộc người hợp lại.
Mặc dù các trường phái Dân tộc học có nhiều quan điểm khác nhau về
dân tộc tộc người, xong tất cả đều thống nhất: Dân tộc tộc người chỉ các cộng
đồng mang tính tộc người bất kỳ, kể cả các cộng đồng tộc người chủ thể của
các quốc gia, và các cộng đồng tộc người thiểu số trong các quốc gia, vùng
miền, khơng phân biệt đó là cộng đồng tộc người tiến bộ, hay cộng đồng tộc
người còn đang trong quá tình phát triển.
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch
sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã
hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn
bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ
và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển
thì bản thân con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như
ngơn ngữ, văn hố vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương
thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý
thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hố: từ phân tán đến
tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên những tộc người và
những dân tộc khác nhau như chúng ta thấy hiện nay.
14
Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một
lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngơn ngữ,
sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng
nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Văn hoá của các dân tộc có
những nét chung giống nhau (thí dụ như đều trải qua nền văn minh nông
nghiệp tiến lên nền văn minh cơng nghiệp), nhưng cũng có những nét đặc thù
gọi là tính cách dân tộc hay bản sắc dân tộc (các phong tục, tập quán sinh hoạt
và ứng xử, các nếp tâm lý và tư duy, các ưu thế phát triển về mặt này hay mặt
khác) tạo ra tính đa dạng, vơ cùng phong phú của văn hố nhân loại.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của
quá trình phát triển lâu dài của xã hội lồi người. Trước khi tiến tới trình độ
cộng đồng dân tộc, lồi người đã trải qua các hình thức cộng đồng khác nhau,
từ thấp đến cao: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất
chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng người.
Theo cuốn chủ nghĩa xã hội khoa học NXB Chính trị hành chính năm
2010: “Dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng (Dân tộc - Quốc gia) chỉ một cộng
đồng người được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử được sự chỉ
đạo của một Nhà nước, trên cơ sở có một lãnh thổ chung ổn định, một nền
kinh tế chung, có chung một ngơn ngữ làm cơng cụ giao tiến và một nền văn
hóa mang bản sắc dân tộc”[17, tr.94]
Theo cuốn chủ nghĩa xã hội khoa học NXB Chính trị hành chính năm
2010: Dân tộc được hiểu theo nghĩa hẹp (Dân tộc - tộc người), ví dụ dân tộc
Tày, dân tộc Thái...chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ với ba
đặc trưng chính: cộng đồng về ngôn ngữ (ngôn ngữ tộc người), cộng đồng về
văn hóa, ý thức tự giác tộc người.[17, tr.95]
15
Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, dân tộc có hai nội hàm: chỉ dân tộc
ở cấp độ quốc gia - Dân tộc Việt Nam; chỉ cộng đồng tộc người cụ thể - Dân
tộc Chăm...
1.2.2. Đặc điểm chung của dân tộc Mông
Đặc điểm về nguồn gốc lịch sử
Dân tộc Mông thiên di vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm,
bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX.
Ở nước ta dân tộc Mông tương đối đông với số dân hơn 80 vạn người đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc và cư trú ở vùng núi cao phía
Bắc và phía Tây, người Hmơng có nền văn hố rất phong phú, giàu bản sắc và
có truyền thống từ lâu đời. Người dân tộc Mơng tại Việt Nam cịn có các tên
gọi khác là người Mẹo, người Mèo, người Miếu Hạ, người Mán Trắng. Tên
thường tự gọi là H’mông, Na Miẻo. Dân tộc H’mơng gồm các nhóm dân địa
phương như Mơng Đơ (Mơng Trắng), Mơng Lềnh (Mơng Hoa), Mơng Sí
(Mơng Đỏ), Mơng Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán), Mông Xanh.
Dân tộc này thuộc nhóm ngơn ngữ Hmơng - Dao.
Người Mơng vào Việt Nam là do trong lịch sử các triều đại phong kiến
Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp
nhiều tộc người (trong đó có dân tộc Hmơng), để giành quyền cai trị đất nước,
làm người Mông phải thiên di đi khắp nơi.
Điểm đầu tiên, người Mông đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên
Đồng Văn (Hà Giang), nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, người Mơng
sinh sống ở Việt Nam đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của
mình. Người Mơng phân chia thành 4 nhóm: Hmông Hoa (Hmông Lềnh),
Hmông Đen (Hmông Dú), Hmông Xanh (Hmông Chúa), Hmơng Trắng
(Hmơng Đu). Tuy có 4 nhóm Mơng khác nhau, nhưng về ngơn ngữ và văn
hố cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang
phục phụ nữ.
16
Dân tộc Mông phân bố khắp trên các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam:
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hồ Bình, Thanh Hố, Nghệ An
và số ít ở Phú Thọ. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), một bộ phận
Người Mông di cư vào sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên. Người Mông ở Việt
Nam có mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc, ngơn ngữ, văn hố với cộng
đồng người Mẹo ở Lào, người Mông ở Thái Lan, người Miêu ở Trung Quốc
và Myanma.
Tuy cư trú ở độ cao từ 700m đến 1.500m, rải rác khắp nơi trên miền núi
phía Bắc Việt Nam và trên Tây Nguyên, nhưng tộc người Mông vẫn duy trì
được bản sắc văn hố độc đáo của mình trong cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam.
Đặc điểm về tập quán canh tác, di dân của đồng bào Mông
Trong canh tác, người Mông biết xen canh gối vụ, khai thác nương rẫy
kết hợp với phát triển chăn nuôi và các nghề phụ. Làm bất cứ việc gì, người
Mơng đều có ý thức đạt nhiều mục đích. Khi khai thác thế giới thực vật,
người Mơng thường chọn các lồi cây vừa làm dược liệu chữa bệnh, vừa làm
hàng hóa giúp tăng thêm thu nhập phục vụ đời sống như: thảo quả, sơn
tra...Sự khai thác khám phá đầy sáng tạo này cũng chính là yếu tố đảm bảo
tiết kiệm, giữ gìn tính bền vững của tự nhiên. Về hoạt động văn hóa nghệ
thuật, lúc nào, ở đâu người Mông cũng kết hợp hài hịa nhiều loại hình hát,
múa khèn, kể chuyện, động tác diễn tả tạo sự hấp dẫn tinh tế của từng chi tiết.
Mơ hình quản lý xã hội dựa trên cơ sở một hệ thống luật tục được xây dựng
qua nhiều thế hệ bởi sự uy tín của gia đình, trưởng họ, già làng, trưởng bản
mang tính tự chủ, tự quản rất cao này có nhiều điểm hợp lý. Có thể đưa vào
vận dụng trong công cuộc đổi mới. Nhất là trên lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo vệ
nguồn nước theo quy ước an ninh, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, điều hành
cơng việc của bản làng.
17
Ơng Vừ Chìa Sinh, 54 tuổi, thơn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng
Văn, kể: “Ngày xưa tổ tiên người Mơng chúng tơi ở Q Châu (Trung Quốc)
đã có tập quán canh tác lúa, khi di cư đến Hà Giang, đất đai khan hiếm, khí
hậu khắc nghiệt nên phải tận dụng những hốc đá để trồng cây lương thực.
Đồng bào gùi đất đổ vào từng hốc đá, mỗi năm trồng được thêm vài cây ngơ,
nhiều lần như vậy là có vài chục m2 đất rồi, bây giờ nhà nào cũng đủ ngơ ăn,
khơng cịn bị đói nữa”.
Mặc dù sản xuất gặp nhiều gian nan nhưng đất chẳng phụ công người,
những khóm ngơ vẫn nhọc nhằn vươn mình trong sương núi để rồi từng ngày
đem ấm no đến với bản xa. Không ăn hết ngô, đồng bào dùng để làm bánh,
nấu rượu rồi bán lấy tiền mua sắm các vật dụng khác.
Phương thức thổ canh hốc đá là kỹ thuật canh tác truyền thống và khá
độc đáo ở những nơi có diện tích đá nhiều hơn đất của người Mơng. Sản xuất
nông nghiệp trên những vùng núi cao gặp rất nhiều khó khăn, một mặt vì đá
thì nhiều, đất lại có hạn, mặt khác nguồn nước tưới khó bảo đảm, chủ yếu chờ
vào nước trời, cộng thêm do ở trên cao, xa khu dân cư nên việc chăm bón, thu
hoạch khơng dễ dàng.
Bên cạnh tập quán canh tác truyền thống, tình hình di cư của người
Mơng cũng có rất nhiều vấn đề phức tạp.
Quay trở lại lịch sử, theo sử sách có ghi lịch sử của người Mơng là lịch
sử du canh du cư với các cuộc thiên di lớn xuyên quốc gia. Q trình thiên di
đó là q trình phải đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến thực dân,
giành dật sự tồn tại và phát triển trong sự áp bức đè nén của giai cấp thống trị
Những nghiên cứu về lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học đều thống nhất
khẳng định vùng Hồ Động Đình (Trung Quốc) là cái nôi của người Mông.
Bản thân các cộng đồng người Mông ở khắp miền nam Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á, từ Mianma đến Lào, Việt Nam, Thái Lan… cũng đều coi
đó là nơi chơn rau cắt rốn của tổ tiên mình.
18
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc thiên di của người Mơng xuống các
vùng Đơng Nam Á bắt nguồn từ chính sách áp bức hà khắc của các triều đại
phong kiến Trung Hoa.
Cuộc đấu tranh giành quyền sống của người Mông diễn ra rất khốc liệt
trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến Trung Quốc. Nhưng nỗi
đau lớn nhất của người Mông trong lịch sử là càng khởi nghĩa càng thất bại,
càng đấu tranh càng thua thiệt, mất mát.
Hồn cảnh lịch sử đó đã đặt người Mơng trước sự lựa chọn: hoặc là
chịu đồng hoá của người Hán, hoặc là chống lại sự đồng hố đó. Người Mơng
đã chọn con đường không chịu khuất phục, chống lại sự đồng hoá để bảo tồn
bản sắc văn hoá. Do thất bại bằng đường đấu tranh vũ lực, họ đã phải di cư
đến các vùng đất xa xôi, hẻo lánh, cách xa các thế lực phong kiến để bảo tồn
nịi giống; và cung đường thiên di của họ đã diễn ra theo các phương nam và
tây nam.Đến Xiêng Khoảng, Xâm Nưa.
Ở Việt Nam, người Mông thiên di thành nhiều đợt, nhưng đơng nhất có
3 đợt:
Đợt thứ nhất là vào đời nhà Minh.
Đợt thứ hai là vào đời nhà Thanh
Đợt thứ ba là vào thời Triều Mãn Thanh (1855 - 1873)
Tình hình di dịch cư trong vùng đồng bào dân tộc Mông diễn ra khá
phức tạp. Đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam bị kích động
vua Mèo “ Vàng Chứ” sắp xuất hiện, có thủ đơ ở vùng biên giới Việt –
Lào nên đồng bào đã di cư ra vùng biên giới. Một số đồng bào bán đất,
bán nhà chuẩn bị di cư, do kích động gốc là người Inđơnêxia, vua
Inđơnêxia chuẩn bị đón về.
Ngun nhân của tình hình di dịch cư nói trên do đời sống của đồng
bào quá khó khăn, do niềm tin sâu sắc theo đạo, do trình độ dân trí cịn thấp,
19
dân số phát triển nhanh, điều kiện sống, điều kiện sản xuất không đảm bảo.
Những nơi này lại thường là vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông
và cơ sở hạ tầng kinh tế còn thấp kém. Tập quán canh tác của đồng bào chủ
yếu là làm nương rẫy quảng canh sau một thời gian định cư, rừng bị phá,
nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, môi trường trở nên khắc nghiệt, lại
thường xuyên bị thiên tai đe doạ làm cho sản xuất bếp bênh, năng suất cây
trồng thấp. Từ khi thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, thì sự
phân cực giàu nghèo càng nhanh và càng làm giảm khả năng tái sản xuất của
những hộ nghèo, có khó khăn từ trước. Bên cạnh đó khơng loại trừ âm mưu
thủ đoạn của những kẻ xấu ở vùng dân tộc, lợi dụng kích động các hoạt động
dân chủ, tự do, tôn giáo, để gây chia rẽ dân tộc, kích động lợi dụng một bộ
phận đồng bào trình độ thấp, dễ tin, muốn cầu mong có cuộc sống đỡ vất vả
hơn. Trong hồn cảnh ấy buộc đồng bào phải tìm nơi để sinh sống.
Đặc điểm về những nét văn hóa đặc trưng
Một đặc điểm nổi bật đối với dân tộc Mông là phong tục lâu đời với
nhiều dáng vẻ độc đáo đang từng bước làm rạng rỡ đời sống tinh thần một
cộng đồng, tuy trải qua những bước thăng trầm của lịch sử vẫn duy trì và phát
triển trong xu thế chung của nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng
* Lễ tết: Trong năm người Mông ăn hai tết lớn: tết năm mới vào đầu
tháng 12 âm lịch (lịch mỗi tháng có 30 ngày, hết 12 tháng là tết), tết ngày 5
tháng 5- tết Đoan ngọ. Ở Việt Bắc, người Mơng cịn ăn tết vào ngày 13 tháng
3 và ngày 13 tháng 6 hàng năm. Ở Lào Cai, Yên Bái người Mông ăn tết ngày
7 tháng 7 (tết đốt vàng mã cho tổ tiên). Tết Đoan ngọ (ngày 5 tháng 5) mới là
ngày quan trọng nhất, ngày sum họp đại gia đình và gặp gỡ người cùng giao
trong bữa tiệc cỗ rượu linh đình.
* Văn hóa chợ: Các vùng người Mơng sinh sống thường có chợ phiên.
Chợ phiên qui định họp 6 ngày một lần (có nơi 5 ngày một phiên). Quan hệ
20
trao đổi hàng hoá trên cơ sở vật đổi lấy vật, dùng tiền tệ trao đổi rất ít. Chợ
phiên vừa là nơi trao đổi hàng hoá, vừa là nơi gặp gỡ các tầng lớp trong xã
hội. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần (chợ tình Sa Pa) là một nét văn
hố đẹp đặc sắc của người Mơng.
* Trang phục: Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Mông gồm:
váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm vải che phía trước và vng vải nhỏ che
lưng phía sau, thắt lưng, khăn quấn đầu, chân vấn xà cạp. Váy hình nón cụt,
xếp nhiều nếp x rộng. Phụ nữ Mơng trắng mang trang phục váy trắng, áo xẻ
ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm lưng. Phụ nữ Mông trắng cạo tóc
xung quanh và để chỏm lớn ở đỉnh đầu, quấn khăn vành rộng. Phụ nữ Mông
Hoa mang trang phục váy màu chàm, có thêu hoa ở gấu váy. Mặc áo xẻ nách,
trên vai và ngực có cạp thêm vải màu, thêu hình hoa văn con ốc. Phụ nữ
Mơng Hoa để tóc dài quấn quanh đầu, sau đó cịn quấn thêm tóc giả. Phụ nữ
Mơng Đen mang trang phục váy màu chàm, có in hoa văn ở gấu, ngắn hơn
váy Mông Hoa, mặc áo xẻ giữa ngực, thêu hoa văn ở cánh tay và hị áo. Phụ
nữ Mơng Xanh mang trang phục váy hình ống màu chàm, gấu váy thêu hoa
văn hình chữ thập trong hình các ơ vng, áo mở chếch ngực xẻ thẳng về bên
trái, cài một cúc, cánh tay áo đắp thêm những miếng vải màu đỏ và cổ tay áo
có thêu hoa văn. Người Mơng Xanh, con gái để tóc xỗ ngang vai, khi lấy
chồng mới quấn tóc lên đỉnh đầu và dùng lược móng ngựa cặp ngược tóc về
phía trước, trùm khăn trên đầu.
Ngày nay, trang phục phụ nữ Mơng có những thay đổi: phụ nữ Mông
Sa Pa mặc quần ống ngắn và hẹp, áo khốc ngồi kép xẻ ngực cổ cứng thiêu
hoa văn. Phụ nữ Mông Trắng Sơn La mặc quần ống dài, mặc áo cánh trắng
bên trong, măc áo cổ truyền bên ngồi. Phụ nữ Mơng Hoa mặc áo hở nách.
Nam giới mặc áo xẻ nách và xẻ ngực, thường có 4 túi, cài 4 khuy. Quần
ống bó cắt kiểu chân què. Nam giới Mơng Sa Pa mặc áo khốc ngồi kép, xẻ
ngực khơng có tay, cổ đứng thiêu hoa văn.