Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.6 KB, 13 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ SỐ: 08
Thông qua bài viết: “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003), em hãy:
1. Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
2. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và
tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Lê Vương Long trong bài viết: “Pháp luật và
tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật học, số 2/2001).
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay.

1


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………3
B. NỘI DUNG ……………………………………………………4
I. Tóm tắt nội dung bài viết “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh
Đoan ( Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003).................................4
1. Tập tục trong xã hội.........................................................................4
2. Những nội dung cơ bản của tập tục và việc áp dụng tập tục...........5
3. Tập tục trong quan hệ với pháp luật................................................6
4. Một số kiến nghị..............................................................................6

II. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Lê Vương Long trong
bài viết: “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp
chí

Luật



học,

số

2/2001)................................................................................7
1. Sự giống nhau.....................................................................................7
2. Sự khác nhau.......................................................................................8
III. Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay.
1. Xây dựng pháp luật..............................................................................9
2. Thực hiện pháp luật............................................................................10

C. KẾT LUẬN………………………………………………….….11
D. DANH MỤC THAM KHẢO ...................................................12

2


A.LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta hiểu rằng , “pháp luật” là quy tắc hệ thống xử sự chung mang tính bắt buộc
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục
tiêu , định hướng . Tương tự vậy , “phong tục tập quán” cũng là những quy tắc xử sự
chung nhưng được lưu truyền chủ yếu theo phương thức truyền miệng , được đảm bảo
thực hiện theo thói quen , dư luận xã hội và các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước .
Chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tồn tại bổ sung , hồn thiện nhau . Vì để nghiên cứu
thêm về mối quan hệ giữa “pháp luật” và “tập quán” , đặc biệt là ở Việt Nam như nào ,
em xin chọn đề tài số 8 để làm bài tập lớn . Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên em
mong muốn nhận được sự góp ý , chỉnh sửa của thầy cô để em rút kinh nghiệm và học
hỏi được nhiều hơn .
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!


3


B. NỘI DUNG
I. Tóm tắt nội dung bài viết “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003):

1. Tập tục trong xã hội:
Trong đời sống xã hội và sách báo ở nước ta có nhiều thuật ngữ để chỉ những cách xử
sự lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, được nhiều được nhiều người thừa nhận và
tuân theo như “tập quán”, “phong tục”, “luật tục”, “tập tục”… Dưới đây là một số cách
hiểu về những thuật ngữ trên:
Tập quán có thể được xem như những tác phong, ứng xử được lặp lại theo thời gian, trở
thành thói quen ở cá thể hay tập thể . Nó bao hàm những thói quen về sản xuất và sinh
hoạt trong đời sống xã hội; có phạm vi điều chỉnh rộng; chỉ là những việc rất đáng để làm
theo nên tính bắt buộc không quá cao
Phong tục được xem như “tập quán và nếp sống có ý nghĩa từ lâu đời và ăn sâu vào
đời sống”1, “thói quen trong xã hội”2. Khác với tập qn, phong tục có tính bắt buộc
nghiêm ngặt đối với mọi thành viên trong cộng đồng, bởi vậy người vi phạm có thể phải
chịu hình phạt rất nghiêm khắc.
Luật tục chỉ những quy ước có giá trị và tính bắt buộc gần như pháp luật nhưng không
phải pháp luật. Luật tục trước hết là tập quán, nhưng chỉ là những tập quán đã trở thành
quy ước chung của cả cộng đồng và được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp
nghiêm khắc mà cộng đồng nhất trí; mọi chủ thể trong cộng đồng đều phải tuân theo .
Tập tục được hiểu là cách nói tắt của tập quán và phong tục (tập là tập quán, tục là
phong tục). Trong một số trường hợp, phân biệt rạch ròi tập quán hay phong tục là rất khó
khăn, bởi phong tục được phát triển từ tập quán, nhưng trong những giai đoạn hoặc điều
kiện nhất định khi mà tính bắt buộc và những biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện
phong tục mất dần thì phong tục có thể trở lại thành tập quán. Sự ra đời và tồn tại của tập

tục là tất yếu khách quan; không thể thiếu đối với đời sống. Đời sống sinh hoạt cộng đồng
đòi hỏi những quy tắc để giải quyết tranh chấp, những hành vi vi phạm tới lợi ích , quy
1 Đồn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội
2 Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh

4


ước,.. Những quy ước ấy được mỗi cộng đồng dân cư thừa nhận và thực hiện, bởi vậy nó
mang tính địa phương. Hình thức phổ biến của tập tục là truyền miệng nên chỉ có tính
uyển chuyển, tính xác định khơng cao nhất, tùy tiện.
Hình thức thành văn đầu tiên của tập tục có lẽ là hương ước (hương biên, hương khoán,
tục lệ, cựu khoán, điều ước, điều lệ, lệ làng…). Tập tục nói chung hay hương ước nói
riêng có vai trị vơ cùng lớn, là chuẩn mực cho hành vi của con người, công cụ điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội, “tri thức dân gian về quản lý cộng đồng”3
Tuy nhiên, vai trò của tập tục ngày càng bị thu hẹp lại. Nhà nước, xã hội ngày càng can
thiệp nhiều hơn vào các lĩnh vực tự quản của các cộng đồng trong đó có việc xây dựng
những quy ước để điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến cộng đồng. Đây là môt nguyên
nhân dẫn đến tập tục bị mai một, lãng quên, một số thì bị ngăn cấm, một số lạc hậu khơng
cịn phù hợp…
Thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, nhiều tập tục, truyền
thống văn hóa tốt đẹp đã được khơi phục. Có thể nói, ở nước ta hiện nay, tập tục đã, đang
và sẽ còn tiếp tục thể hiện vai trị tích cực và những giá trị xã hội của mình trong nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.2. Những nội dung cơ bản của tập tục và việc áp dụng tập tục:
Tập tục là những quy ước tổng hợp nhiều vấn đề , lĩnh vực khác nhau của đời sống,
trong đó thường có nội dung đề cập đến những quy tắc, quy định, cách ứng xử cần tuân
theo và xác định những hình thức khen, thưởng hoặc xử lý những vi phạm, các cách thức
và biện pháp trừng phạt. Do chủ yếu liên quan đến đời sống cộng đồng nên nội dung tập

tục tập trung vào các lĩnh vực chính của đời sống xã hội. Những biện pháp xử lý vi phạm
tập tục rất khắc nghiệt nên có tác dụng răn đe rất lớn, thường gây hậu quả bất lợi cho chủ
thể vi phạm về mặt kinh tế, danh dự. Bời vậy số người vi phạm tập tục trên thực tế rất ít.
Tập tục thường được người uy tín nhất cộng đồng thực hiện và được sự ủng hộ, giúp đỡ
của cả cộng đồng, diễn ra rất nghiêm minh. Nếu việc phân xử theo tập tục của người có
3 Bùi Xn Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

5


thẩm quyền có biểu hiện sự khơng cơng minh hay thiên vị thì các thành viên của cộng
đồng sẽ có ý kiến và xem xét tín nhiệm của người đứng đầu . Mục đích của hầu hết các
tập tục là hướng thiện, tuy nhiên cũng tồn tại một số tập tục có phần phản tiến bộ, có hại
cho xã hội, cản trở việc thực hiện pháp luật Nhà nước.
Tập tục do các bậc tiền nhân để lại nên rất được mọi người tơn trọng, tự giác thực hiện,
coi đó là những tiêu chuẩn đúng đắn, chính xác, cơng bằng mà mỗi người cũng như cả
cộng đồng đều có nghĩa vụ tuân theo .

1.3. Tập tục trong quan hệ với pháp luật:
Tập tục vốn đã hình thành và tồn tại trước khi có pháp luật như là một nhu cầu tất nhiên
của đời sống cộng đồng. Khi pháp luật xuất hiện, nó chỉ thay thế một phần chứ khơng
thay thế hồn tồn tập tục, tập tục vẫn khơng mất đi. Trong thực tế, có những trường hợp
pháp luật khơng thể giải quyết triệt để, chưa đồng tình thì cần có sự kết hợp giữa pháp
luật với tập tục để đưa ra quy định. Do vậy, nên kết hợp hài hòa giữa pháp luật và tập tục
trong giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn và có tính đến ý chí của các bên.
Tập tục và pháp luật có sự thống nhất về mục đích, nên chức năng khá tương tự nhau,
đều là những công cụ điều chỉnh luôn hỗ trợ lẫn nhau trong việc phục vụ mục đích chung
của cộng đồng. Quan hệ giữa tập tục với pháp luật thể hiện trên cả ba phương diện là xây
dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoạt động xét xử:
a) Trong hoạt động xây dựng pháp luật, một số tập tục có thể được thừa nhận thành pháp

luật. Khi chưa có pháp luật thì tập tục là cơng chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ
trong xã hội. Do vậy khi xuất hiện pháp luật thì rất nhiều tập tục đã được luật hóa trong
các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
b) Trong thực hiện và áp dụng pháp luật, một số tập tục có thể được áp dụng để giải quyết
bổ sung vụ việc. Áp dụng đảm bảo tính hợp lí , tiến bộ, vì lợi ích và phù hợp với pháp
luật , đạo đức .
c) Hoặc khi pháp luật chưa hoặc khơng có quy định vấn đề đó cụ thể , các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng theo tập tục .
d) Pháp luật ngăn cấm, loại bỏ những tập tục trái với pháp luật, đạo đức có hại cho xã hội.
6


1.4. Một số kiến nghị:
Nhà nước nên tiến hành tập hợp những tập tục quan trọng, có giá trị, từ đó chọn lọc để
giữ gìn, phát huy những tập tục tốt đẹp, loại trừ những tập tục có hại. Cần chú trọng đúng
mức tới việc xây dựng hương ước mới và nên quy định những vấn đề cụ thể và mang tính
ngun tắc; củng cố vị trí, vai trị của những người đứng đầu cộng đồng. Những người
này cần là người có uy tín cao, có trình độ, đạo đức tốt, hiểu biết những đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước.

II. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và tập
quán của tác giả bài viết trên với tác giả Lê Vương Long trong bài viết: “Pháp luật và
tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật học, số 2/2001).
1. Sự giống nhau
Sau khi tổng hợp và nghiên cứu hai bài viết, em nhận ra được một số điểm tương
đồng trong quan điểm của hai tác giả về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán:
Trước hết phải xét về hướng tiếp cận với vấn đề được thể hiện trong bài viết của hai
tác giả. Hai bài viết đều tiếp cận theo bốn khía cạnh: nêu cách hiểu về công cụ bài viết đề
cập, mối quan hệ giữ cơng cụ điều chỉnh đó với pháp luật, những vấn đề cơ bản và các
góc độ khác nhau cần chú ý trong việc áp dụng và nêu một số kiến nghị. Tác giả Lê

Vương Long và tác giả Nguyễn Minh Đoan đều nhấn mạnh sự hình thành và phát triển
của “tập tục” , bởi nó được coi như một công cụ điều chỉnh xã hội được xã hội chủ động
tiếp nhận và có vai trị rất lớn trong các cách xử sự chung của con người .
“Tập quán được xuất hiện, tồn tại gắn liền với hoạt đọng của xã hội loài người.” 4
“Tập tục ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan, một nhu cầu không thể thiếu
trong cộng đồng của con người, nhu cầu điều chỉnh mối quan hệ của con người” 5

4 Lê Vương Long (2001), “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội”, Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật
Hà Nội, số 2/2001, tr.27.
5 Nguyễn Minh Đoan (2003),“Tập tục và pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội, số
12/2003, tr.27.

7


Bài viết của hai tác giả khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán trong hoạt
động xây dựng pháp luật, thì họ cùng đồng ý rằng một số tập tục có thể được Nhà nước
thừa nhận và nâng lên thành pháp luật. Tác giả Nguyễn Minh Đoan cho rằng nguyên
nhân là do trước khi pháp luật xuất hiện thì tập qn là cơng cụ chủ yếu để điều chỉnh
quan hệ xã hội, khi pháp luật xuất hiện thì các tập quán ấy được Nhà nước luật hóa. Cịn
về phía tác giả Nguyễn Minh Long bổ sung điều kiện để một tập quán có thể được nâng
lên thành pháp luật như tập quán phải hữu ích, được sử dụng rộng rãi trong đời sống như
nào , phù hợp với truyền thống dân tộc ra sao , ...
Bên cạnh đó , cả hai tác giả cũng tán thành rằng trong thực tiễn và áp dụng pháp luật ,
một số tập tục có thể được áp dụng . Khi quy định về một vấn đề phức tạp mà pháp luật
chưa có hướng giải giải quyết cụ thể , nhà làm luật có thể trù liệu là cho phép giải quyết
theo tập tục của địa phương . Tương tự vậy , khi pháp luật chưa hoặc không quy định một
số vấn đề , các chủ thể có thẩm quyền được phép áp dụng theo tập tục dù pháp luật không
chỉ rõ tập tục cụ thể nào . Bằng chứng đó chính là cả hai tác giả đều trích dẫn Điều 14 Bộ
Luật Dân sự 1997 để chứng minh cho luận điểm này . Hai người đồng tình rằng việc áp

dụng phải đảm bảo tính hợp lí , tiến bộ , vì lợi ích của nhân dân và phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Các tập quán tốt đẹp phù hợp
với truyền thống dân tộc được pháp luật bảo vệ, những tập tục trái với pháp luật, có hại
cho xã hội thì bị pháp luật ngăn cấm, loại bỏ.
2. Sự khác nhau
Trước hết , sự khác nhau thứ nhất giữa hai bài viết đó là khi nêu lên cơng cụ điều
chỉnh xã hội , tác giả Lê Vương Long sử dụng cách giải thích : “Theo từ điển tiếng Việt,
tập quán được định nghĩa là “thói quen được hình thành .....” và nói tới sự tồn tại, ảnh
hưởng như thế nào đến xã hội , còn tác giả Nguyễn Minh Đoan thì đi từ việc phân tích
từng cơng cụ : tập quán ; phong tục ; luật tục rồi mới đi làm rõ về tập tục . Khác với việc
phân việt tập quán và nêu định nghĩa , đặc điểm một cách cụ thể hóa như bài viết của tác
giả Lê Vương Long , bài viết của tác giả Nguyễn Minh Đoan phân biệt khá rạch ròi giữa
tập quán và tập tục trong một số trường hợp khơng thể chuyển hóa cho nhau , nên gọi
khái quát là “tập tục”.
8


Thứ hai đó là việc nêu lên mối quan hệ của công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội với
pháp luật . Tác giả Lê Vương Long viết về ba khía cạnh:” Tập quán được nhà nước thừa
nhận và nâng lên thành quy phạm pháp luật, tập quán phù hợp với văn hóa và tiến bộ
được nhà nước bảo vệ, duy trì và phát triển và tập quán phù hợp được sử dụng trong giải
quyết các vụ việc mà pháp luật chưa quy định”. Còn bài viết của tác giả Nguyễn Minh
Đoan, mối quan hệ của tập tục và pháp luật lại được thể hiện qua bốn trường hợp: trong
hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, xét những tập tục không liên quan đến lĩnh vực
pháp luật điều chỉnh và nêu trường hợp pháp luật ngăn cấm, loại bỏ những tập tục trái
pháp luật. Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Minh Đoan xét tới trường hợp pháp luật kìm
hãm , ngăn cấm những tập quán đi ngược lại văn hóa đạo đức cộng đồng cịn tác giả Lê
Vương Long thì khơng .
Thứ ba , hai bài viết có sự khác nhau về nội dung cơ bản khi áp dụng loại công cụ
điều chỉnh quan hệ xã hội mà bài viết phân tích . Bài viết của tác giả Lê Vương Long nêu

những điểm và góc độ cần phải được xem xét áp dụng . Có một số điểm cần lưu ý như :
trường hợp áp dụng , quyền lựa chọn tập quá và đưa ra những căn cứ áp dụng , nguyên
tắc , trình tự , thủ tục áp dụng tập quán , xung đột tập quán trong áp dụng và biện pháp xử
lí và xác định hiệu lực thời gian của tập quán, thậm chí là cả pháp luật quốc gia và tập
quán quốc tế . Còn về bài viết của tác giả Nguyễn Minh Đoan lại nêu bốn nội dung cơ
bản tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Đó là về nội dung, biện pháp xử lý vi phạm, bên thi
hành, mục đích và giáo dục, cách phổ biến tập tục. Tóm lại, hai quan điểm có hai hướng
tiếp cận khác nhau để đi đến giải quyết vấn đề áp dụng tập quán/tập tục .
Thứ tư cũng là cuối cùng, cả hai đều đã nêu ra những vấn đề tồn đọng và kiến nghị .
Tác giả Lê Vương Long cho rằng có bốn vấn đề cần được quan tâm . Một là có thể giao
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tuyển chọn, sưu tầm các tập quán điển hình , phù
hợp để kết hợp được với pháp luật giải quyết các tranh chấp khi chưa có quy phạm pháp
luật điều chỉnh . Hai là, phải lưu giữ bảo vệ các tập quán tốt để làm cơ sở xây dựng pháp
luật . Ba là, có thêm những biện pháp để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa phi vật
thể . Bốn là, sự lệch chuẩn các thang giá trị xã hội trong nền kinh tế thị trường mai một
các phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp . Còn tác giả Nguyễn Minh Đoan thì đưa ra
9


những kiến nghị như sau. Trước hết phải sưu tầm , tập hợp các phong tục , truyền thống
tốt đẹp trên quy mô và phạm vi khác nhau để giúp cơ quan xét xử thuận lợi trong tìm
kiếm rồi dùng nó xét xử . Bên cạnh đó là chú trọng tới việc xây dựng hương ước mới quy
định những vấn đề cụ thể mang tính quy tắc , coi như là “luật của cộng đồng” . Cuối cùng
là xem xét tín nhiệm, củng cố vai trị của người đứng đầu-người biết vận dụng pháp luật
và tập tục để xét xử một cách hợp lí , phù hợp với các điều kiện tương ứng .

III. Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay:
Quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam được thể hiện qua hai phương diện :
xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật
1. Xây dựng pháp luật :

Trước khi có pháp luật, phong tục tập quán là cơng cụ chính để điều chỉnh các mối
quan hệ trong xã hội tại Việt Nam . Từ rất lâu rồi , những tập tục đã in sâu vào trong tiềm
thức của mỗi người , chính vì thế , pháp luật hiện nay đã thừa nhận một số tập tục và
nâng chúng lên trở thành pháp luật để áp dụng thực hiện trong đời sống . Điều đó nghĩa là
một số vấn đề có thể đều được cả pháp luật và tập tục điều chỉnh . Thông qua Hiến pháp ,
ta thấy vai trị , vị trí của các phong tục , tập quá được khẳng định qua một số nội dung
như sau :
Điều 56 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 khẳng định các dân tộc
trên đất nước ta có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Và một trong những nghĩa vụ của công dân
theo điều 79 của Hiến pháp năm 1992 là chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
Cụ thể hơn, ngày 19 tháng 6 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
14/1998/CT-TTG về việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cứ. Tiếp đó là sự ra đời của Thơng tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTPVCHTT-UBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước
của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,...
10


Hay như cơ sở pháp lý quan trọng khác: Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Trong trường hợp pháp luật khơng có quy định và các bên khơng có thỏa thuận thì có
thể áp dụng tập qn…” Và điều 8 cũng chỉ rõ việc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân
sự phải đảm bảo gìn giữ bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập qn,
truyền thống tốt đẹp, tình đồn kết tương thân, tương ái…Tuy nhiên đối với những tập
tục trái với pháp luật, có hại cho xã hội thì pháp luật sẽ cố gắng kìm hãm, cấm đốn hoặc
loại trừ hồn tồn . Ví dụ như để hạn chế tập tục cổ hủ “trọng nam kinh nữ”, Điều 17
Mục 1 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau,
có quyền, nghĩa vụ ngang nhau...”
Vậy là qua những ví dụ điển hình như trên , ta thấy được mối quan hệ quan trọng
giữa pháp luật và phong tục tập quán trong việc xây dựng pháp luật .


2. Thực hiện pháp luật
Phong tục tập quán sẽ tác động đến quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể
bởi:
Những phong tục mang bản sắc truyền thống dân tộc, phù hợp với pháp luật sẽ hướng
tới các cá nhân trong cộng đồng , khiến họ tự giác thực hiện hoặc nghiêm túc chấp hành .
Bên cạnh sự tác động tích cực, phong tục tập qn cũng có những hạn chế, ảnh hưởng không
tốt đến việc thực hiện pháp luật. Pháp luật ln mang tính thống nhất, trong khi mức độ phát
triển và phong tục tập quán của từng địa phương khơng đồng đều. Do đó, khơng phải lúc nào
pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các địa phương khác nhau, có thể gây ra những
trường hợp coi thường pháp luật, ...

C. KẾT LUẬN
Vậy là qua nghiên cứu và tìm hiểu hai bài viết của tác giả Lê Vương Long và tác giả
Nguyễn Minh Đoan , em đã hiểu thêm về mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật . Pháp
luật giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội , cùng với đó chính là tập
tục . Một hệ thống pháp luật không thể quy định hết tất cả các trường hợp , vấn đề vi
phạm mà phải dựa vào bổ sung , hỗ trợ của tập tục để xét xử cơng bằng , hợp lí , phù hợp
11


với đạo đức xã hội cũng như nhận được sự đồng tình của nhân dân . Những phong tục tập
quán tốt đẹp thì sẽ được giữ lại , ngược lại thì những tập tục lạc hậu , khơng cịn phù hợp
với trật tự xã hội thì phải được ngăn chặn, loại bỏ nhắm bảo vệ truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam chúng ta .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

12



2. Nguyễn Minh Đoan (2003),“Tập tục và pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, số 12/2003.
3. Lê Vương Long (2001), “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội”,
Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, số 2/2001.
4. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội
5. Bùi Xn Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội
6. Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001
2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Bộ luật dân sự năm 2015
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
5. Chỉ thị số 14/1998/CT-TTG về việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước
của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cứ
6. Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-VCHTT-UBTƯMTTQVN hướng dẫn
việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân


13



×