BÁO CÁO CUỐI KỲ
MƠN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á
ĐIỆN ẢNH TRONG LÀN SÓNG HALLYU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
1990 ĐẾN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI GIỚI TRẺ VIỆT
NAM
Tóm tắt:
Ngày nay, làn sóng Hallyu thơng qua Kpop và điện ảnh đang lan truyền khắp thế giới. Trong đó điện ảnh
được coi là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong ngành cơng nghiệp văn hóa của Hàn Quốc, nó khơng
những mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia mà việc xuất hiện của nó trên bản đồ ngành nghệ
thuật thứ bảy thế giới cịn đóng vai trị quảng bá hình ảnh đất nước, con người Hàn Quốc, tạo nên một ấn
tượng Hàn Quốc đối với thế giới đặc biệt là giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Điện ảnh Hàn Quốc đến Việt
Nam chậm hơn so với điện ảnh Hollywood, Bollywood, Trung Quốc, Hồng Kông, song sự lan tỏa và ảnh
hưởng của làn sóng điện ảnh này nhanh hơn và mãnh liệt hơn. Giới trẻ là người chịu nhiều ảnh hưởng nhất
từ trào lưu điện ảnh Hàn, họ bắt chước gu thẩm mỹ, thời trang, ẩm thực, nghe nhạc Hàn Quốc. Chính điều
đó đã hình thành nên trào lưu văn hóa Hàn: ăn kiểu Hàn, xem phim Hàn, mặc kiểu Hàn, khóc cười kiểu
Hàn, thậm chí là yêu kiểu Hàn.
Từ khóa: Điện ảnh, làn sóng, Hallyu, Hàn Quốc, Việt Nam, ảnh hưởng, giới trẻ
1. Đặt vấn đề
Hàn lưu xuất hiện là một sự kiện mang tính lịch sử, đánh dấu sự mở đầu
trong việc đưa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới, nâng cao vị thế văn hóa
Hàn Quốc trên bản đồ văn hóa thế giới. Hàn lưu đã chuyển tải tới thế
giới hình ảnh về một đất nước Hàn Quốc trẻ trung, năng động và hấp
dẫn với một nền văn hóa kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đại .
Điện ảnh đóng vai trò tiên phong cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ
của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc, từ các nước trong khu vực châu Á vươn
rộng ra khắp thế giới và để lại dấu ấn ở hầu hết các quốc gia mà nó tràn
tới. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á du nhập
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ngay từ thời kỳ đầu và chịu ảnh hưởng sâu
1
đậm từ Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong lĩnh vực điện ảnh. Phim Hàn
Quốc với những thước phim sâu lắng, lãng mạn về tình u đơi lứa, tình
cảm gia đình, quốc gia, dân tộc đậm chất Á Đơng, cùng với nhạc phim
tuyệt vời đã tạo nên hiệu ứng mạnh đối với người Việt Nam, đặc biệt là
giới trẻ.
Nghiên cứu này sẽ khái quát sự hình thành và phát triển của điện ảnh
Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1990 đến nay và nêu ra những ảnh hưởng
của điện ảnh Hàn Quốc tới giới trẻ Việt Nam.
2. Một số khái niệm
Hallyu ( 한 한 ) hay Hàn lưu: có nghĩa là "Làn sóng Hàn Quốc" là tên gọi
bắt nguồn từ cách gọi của người Trung Quốc để chỉ sự thịnh hành của
các giá trị văn hóa Hàn Quốc ở nước người vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ
XXI. Hiện nay Làn sóng Hàn Quốc thơng qua Kpop và điện ảnh nổi tiếng
khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan và các nước Đơng Nam Á.
3. Sự hình thành và phát triển của điện ảnh Hàn Quốc từ năm
1990 đến nay
3.1 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999
Năm 1992, Bộ phim Story of marriage (Câu chuyện hôn nhân), bộ phim
sản xuất theo thể loại hài chiến tranh của đạo diễn Kim Ui Seok đã thu
hút sự chú ý của khán giả, mở ra một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Hàn
Quốc. Sự ra đời của bộ phim này gắn với việc tham gia sản xuất, phát
hành, phân phối phim của tập đoàn kinh tế Samsung. Cũng từ đây, các
tập đoàn kinh tế như CJ, Orion, Lotte tích cực tham gia vào ngành cơng
nghiệp điện ảnh, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của
ngành điện ảnh Hàn Quốc.
2
Năm 1999, bộ phim bom tấn sản xuất theo “kiểu Hàn Quốc” Shiri (Gián
điệp nhị trùng) của đạo diễn Kang Je Gyu ra đời được coi là bước đột phá
của nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Shiri là bộ phim có kinh phí
đầu tư lên đến 8,5 triệu USD, thu hút 6,5 triệu người xem, tổng doanh
thu chỉ tính riêng ở Hàn Quốc là 60 triệu USD tại thời điểm đó và trở
thành bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc, vượt qua
cả siêu phẩm Titanic (1997) của Hollywood (với 4,3 triệu người xem). Sự
thành công của bộ phim Shiri là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng về
thương mại hóa điện ảnh của Hàn Quốc, góp phần đưa nền điện ảnh Hàn
Quốc trở thành một trong những “gã khổng lồ” của điện ảnh thế giới.
3.2 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Năm 2001, bộ phim Friends (Bạn bè) tạo nên cơn sốt khắp Hàn Quốc và
thu hút 8,1 triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản
xuất đứng ở vị trí thứ 5 với 4,4 triệu lượt người xem. Cũng trong năm đó
có tới 6 bộ phim của Hàn Quốc lọt vào top 10 phim ăn khách nhất My
Sassy Girl (Cô nàng ngổ ngáo), My wife is Gangster (Vợ tôi là găng tơ)…
Năm 2001, cũng là năm kỷ lục khi có tới 65 bộ phim nhựa được sản xuất
và cơng chiếu.
Năm 2004, điện ảnh Hàn Quốc đặc biệt thành công với Cờ thái cực tung
bay (Taegukgi), bộ phim chiến tranh được dàn dựng bởi đạo diễn Kang Je
– gyu (tác giả của Swin) với hai ngôi sao sáng giá Jang Dong Gun và Won
Bin, có quy mơ và chi phí lớn nhất, đã thu hút hơn 9 triệu lượt khán giả
chỉ sau hơn 1 tháng trình chiếu. Kỷ lục này có ý nghĩa rất đặc biệt, nó
chứng minh rằng hầu hết người Hàn Quốc trưởng thành đều yêu thích
phim nội.
Năm 2018 và năm 2019 được xem là thời kỳ đỉnh cao của điện ảnh Hàn.
Nam diễn viên Yoo Ah In của tác phẩm Burning được New York Times
bình chọn là một trong 12 diễn viên xuất sắc nhất thế giới năm 2018. Ở
trong nước, Extreme Job lập kỷ lục với 16,2 triệu lượt người xem, trở
3
thành phim thứ hai trong 100 phim ăn khách nhất của lịch sử điện ảnh
Hàn Quốc. Năm 2019 Ký sinh trùng (Parasite) của đạo diễn Bong Joon Ho
mang về chiến thắng Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2019. Hơn thế nữa
“Ký sinh trùng” cịn trở thành kỳ tích khi lần đầu tiên một bộ phim châu
Á đến từ Hàn Quốc giành bốn “tượng vàng” giải thưởng Oscar, trong đó
có hạng mục quan trọng nhất là phim truyện xuất sắc.
4. Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc tới giới trẻ Việt Nam:
4.1 Quá trình du nhập của điện ảnh Hàn Quốc vào Việt Nam:
Làn sóng Hàn Quốc xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thập
niên 90 và tồn tại đến ngày nay. Trong lĩnh vực điện ảnh, phim truyền
hình Hàn Quốc được khán giả biết đến từ năm 1997, khi kênh VTV1 phát
sóng bộ phim Yumi - Tình u của tơi (1997) và VTV3 chiếu bộ phim Mối
tình đầu (First love,1996) và hai bộ phim truyền hình dài tập: Anh em
nhà bác sĩ (The Medical brothers,1998) và phim Hoa cúc vàng (Daisy,
1997) do đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu.
Tuy nhiên, phải đến năm 2000, khái niệm Hàn lưu cùng làn sóng điện
ảnh Hàn mới được biết tới rõ hơn ở Việt Nam qua những bộ phim truyền
hình như: Trái tim mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Hoa bất tử
(Stock Flower, 2001), Giày thủy tinh (Glass Slipper, 2002), Bản tình ca
mùa đơng (Winter Sonata, 2002), Nàng Dae Jang Geum (2003),…. Trong
thời hoàng kim này, phim Hàn phủ sóng mạnh mẽ chiếm tới gần 40% số
lượng phim được phát trên truyền hình.
Vào những năm 2008, 2009, phim Hàn có một bước chuyển mình lớn khi
chuyển dần sang thể loại phim thần tượng, với đại diện là phim Vườn
sao băng (Boys Over Flowers, 2009) tạo thành một trào lưu điện ảnh
kiểu mới thịnh hành ở nước ta. Doanh số xuất khẩu của phim truyền
hình Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng từ 18,9 triệu USD (năm 2001) lên
4
đến 102 triệu USD (năm 2005). Ngoài ra, tỷ lệ phát sóng phim Hàn Quốc
trên HTV7 và HTV9 chiếm đến gần 20%, có thời điểm lên đến 23,2%.
Tuy nhiên, từ những năm 2010 trở lại đây, sức mạnh của làn sóng điện
ảnh Hàn đã khơng cịn mạnh mẽ, thịnh hành như những năm trước, thay
vào đó là âm nhạc Hàn Quốc (K–pop) lại phát triển mạnh. Tuy nhiên,
những phim như Gia đình là số 1 (Unstoppable High Kick, 2009), Gia
đình đá quý (Assorted Gems, 2009), Vua bánh mì (King Of Baking,
2010), …v.v vẫn được khán giả ưa thích và bình chọn. Đặc biệt, gần đây
bộ phim Hậu duệ mặt trời (Descendants of the Sun, 2016) được coi như
bom tấn của điện ảnh Hàn khơng chỉ gây sức nóng ở Việt Nam mà hầu
hết các quốc gia khác trên toan thế giới.
4.2 Những ảnh hưởng tích cực tới giới trẻ Việt Nam:
4.2.1 Ảnh hưởng tới nhận thức về văn hóa và lối sống:
Sức lan toả và ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt
Nam là rất lớn, nó đã thâm nhập sâu rộng, tác động khơng ít đến nhận
thức, hành vi, lối sống, cách ứng xử, quan điểm thẩm mỹ của một bộ
phận giới trẻ Việt Nam, hướng họ tới khuynh hướng “Hàn Quốc hóa”.
Qua phim truyền hình, phim điện ảnh của Hàn Quốc, khán giả có thể
thấy hình ảnh đất nước Hàn Quốc hiện đại hiện lên lung linh, lý tưởng.
Đối với khán giả ở Nhật, Hồng kơng, Đài Loan…v.v, đó là trải nghiệm của
sự nhập thân, gần với những gì mình đã trải qua. Ngược lại, với khán giả
Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam, họ lại cảm nhận như một sự hóa
thân. Hàn Quốc là đại diện cho hình ảnh một đất nước kiểu mới, một thế
giới mà họ ước muốn, khát khao bước vào, trở thành một phần của xã
hội đó. Khán giả Đông Nam Á và Việt Nam thấy Hàn Quốc như một kiểu
mẫu gần gũi và đáng học theo. Ở đây, Hàn lưu, đặc biệt là điện ảnh
“đóng vai trị như một sân khấu đa chiều, nơi những kinh nghiệm hiện
đại hóa của Hàn Quốc được kể lại và trình diễn” cho khán giả khắp châu
5
lục về đất nước và con người xứ kim chi như thế nào. Chính từ đây đã
dấy lên nhiều phong trào học tiếng Hàn, du lịch tới Hàn hay sang du học
tại đất nước này.
4.2.2 Ảnh hưởng tới quan niệm về tình u, hơn nhân, gia đình, bạn bè:
Phim Hàn Quốc phản ánh khá rõ những chuẩn mực trong giáo dục, đạo
đức, cách sống, lối ứng xử, trong tình yêu và quan điểm sống cùng quy
tắc, quy chuẩn của đời sống con người. Thông qua những bộ phim,
phong cách Hàn đã lan vào trong nếp sinh hoạt hằng ngày của giới trẻ.
Ăn Hàn, ngủ Hàn, mặc Hàn và yêu kiểu Hàn đó là quan điểm của các
bạn trẻ Việt ngày nay. Đã có thời, sinh viên Thủ đơ xơn xao trước những
màn tỏ tình gây sốc ngay tại sân trường hoặc khu ký túc xá theo kiểu
Hàn Quốc của những chàng trai Bách Khoa, Thủy Lợi, Báo chí…. Nhiều
bạn trẻ đã cố gắng sống và yêu kiểu Hàn, coi đó là mẫu hình lý tưởng
để phấn đấu và coi đây là mốt thời thượng. Tình yêu kiểu Hàn là kiểu
tình u lãng mạn, thủy chung, khơng có yếu tố tình dục, thực dụng như
kiểu Mỹ mà thuần khiết tinh thần và trong tình u khơng hề có chỗ cho
sự ngăn cách về tuổi tác, địa vị, giai cấp. Kiểu tình yêu trong điện ảnh
giờ đây đã bước vào đời thường, nó hiện diện trong đời sống của giới trẻ
Việt.
4.2.3 Ảnh hưởng tới nhận thức về tiêu dùng:
Ảnh hưởng tới ẩm thực:
Thông qua nhiều bộ phim như Nàng Dae Chang Gum, Vua bánh mì, …
v.v, ẩm thực Hàn Quốc đang dần được du nhập vào Việt Nam như một
trào lưu ẩm thực mới của giới trẻ. Nếu như cách đây 15 năm, khơng ai
biết gì về kim chi hay rượu sochu…, ngày nay để tìm được một nhà hàng
Hàn Quốc thật dễ dàng. Nhiều thực khách tìm đến với ẩm thực Hàn
khơng hẳn vì u thích, đơi khi do tị mị, muốn khám phá ẩm thực Hàn
Quốc được giới thiệu và quảng bá trên phim ảnh thực chất như thế nào.
6
Từ đó, ẩm thực Hàn Quốc như kim chi, Bibimbap (cơm trộn), Tteokbokki
(bánh gạo), Japchae (miến), Samgyeopsal (thịt ba chỉ nướng) … trở nên
quen thuộc với nhiều người dân Việt.
Ảnh hưởng tới thời trang, làm đẹp:
Hiện nay, giới trẻ Việt đặc biệt ưa chuộng phong cách, gu thời trang
thẩm mỹ của người Hàn do vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng, độc đáo mà vẫn
giữ được vẻ duyên dáng. Trào lưu sửa mũi, cắt mắt, nâng mi như thần
tượng trong giới trẻ rất thịnh hành cùng với gu trang điểm kiểu Hàn,
dùng mĩ phẩm, thời trang và những thứ hàng hoá khác của Hàn Quốc.
Say mê vẻ đẹp các minh tinh Hàn Quốc, nhiều phụ nữ châu Á muốn
mình đẹp hơn và do đó, chú ý hơn đến mỹ phẩm, mỹ viện… Trước đây,
phụ nữ Việt Nam xếp thứ hạng cao cho mỹ phẩm Pháp (Lancôme,
L’Oreal…), bây giờ họ chuyển sang mỹ phẩm Hàn (Missha, The Face
Shop, Etude, Laneige, Innisfree, Mamonde …) do hiệu ứng của các mỹ
nhân Hàn Quốc trên màn ảnh nhỏ. Vẻ đẹp “khơng tì vết” của các nữ
nghệ sĩ cùng vẻ nam tính, lạnh lùng hay nét thư sinh, mềm mại của các
nam nghệ sĩ dần trở thành tiêu chuẩn để nhiều bạn trẻ Việt học theo và
hướng tới.
Trào lưu sử dụng đồ gia dụng Made in Korea:
Sự bùng phát của dòng điện thoại Hàn được giới trẻ ưa chuộng hiện nay
là do nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên phải kể đến thiết kế và
kiểu dáng khá bắt mắt, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Việt Nam. Thứ hai, đó là dịng điện thoại mà các siêu sao, diễn viên điện
ảnh nổi tiếng của Hàn sử dụng trong các bộ phim đang được giới trẻ u
thích, tiêu biểu là các dịng điện thoại quen thuộc của các hãng như
Samsung, LG … Ngưỡng mộ thần tượng, biến mình thành bản sao của
thần tượng, nên trào lưu dùng điện thoại Hàn cũng chỉ là một trong
những ảnh hưởng mà phim Hàn Quốc đem đến cho giới trẻ. Ngoài trào
lưu dùng điện thoại Made in Korea thì sự hiện diện của khơng ít các sản
7
phẩm điện tử Samsung, LG, ô tô Kia, Huyndai trong gia đình Việt cũng là
minh chứng cho sức ảnh hưởng của Hàn lưu và điện ảnh Hàn Quốc.
4.3 Những ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ Việt Nam:
Bên cạnh những mặt tích cực thì Hàn lưu và điện ảnh cịn mang lại một
số tác động tiêu cực tới giới trẻ Việt Nam.
Điện ảnh và truyền hình cũng là một hình thức giao lưu giữa các nền văn
hóa với nhau, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, giao thoa và tiếp nhận
văn hóa từ quốc gia khác cũng cần phải có chọn lọc. Gần đây, nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa cũng như các bậc phụ huynh “giật mình” trước xu
hướng thần tượng “quá đà” các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc của giới trẻ
Việt. Bắt chước thần tượng, thời nay, nhiều cơ gái trẻ Việt Nam cịn tìm
đến thẩm mỹ viện để nối mi, nâng mũi hoặc phẫu thuật để cho mắt
giống thần tượng này, mũi giống thần tượng kia trên phim, bất chấp lời
can ngăn của bác sĩ thẩm mỹ và nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng
Ăn mặc là một trong những biểu hiện của văn hóa, lối sống. Trong quan
niệm ăn mặc của thanh niên hiện nay có nhiều thay đổi, khơng cịn là
“ăn chắc, mặc bền” nữa mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”, mặc phải chạy
theo mốt, mặc như thế nào để thể hiện cái tôi cá nhân, cái cá tính của
bản thân. Ngày nay, xu hướng mặc của giới trẻ chịu ảnh hưởng của
nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa Hàn Quốc qua
phim ảnh. Nhiều bạn trẻ kỳ công sưu tập các mẫu váy áo của Hàn Quốc,
các kiểu thời trang thần tượng mặc mà khơng hề biết đến có phù hợp với
mình hay khơng khi mà mình khơng có được những thân hình “siêu
chuẩn” như thần tượng. Một số bạn trẻ đã không ý thức được sự chênh
lệch về vóc dáng, làn da của mình nên cứ vơ tư khoác lên người những
bộ trang phục ngắn cũn cỡn, sặc sỡ, kiểu cách giống thần tượng để
chứng tỏ sự sành điệu. Họ không biết rằng sự nhái lại này nhiều khi kệch
cỡm, lố bịch và tạo ra sự phản cảm.
8
Xu hướng chụp ảnh và trang điểm kiểu Hàn Quốc một thời cũng đã rất
thịnh hành. Những đôi uyên ương thay vì chọn áo dài, khăn đóng truyền
thống của người Việt hay những chiếc váy hiện đại theo kiểu phương Tây
vốn được ưa chuộng xưa nay, thì lại xúng xính trong bộ Hanbok truyền
thống của người Hàn Quốc với một tâm trạng rất hồ hởi, phấn khích. Tất
nhiên, trong bối cảnh hiện nay quyền tự do ăn mặc là của mỗi một cá
nhân khơng ai có quyền can thiệp vào, nhưng cái gì nếu đi quá một chút
sẽ trở nên phản tác dụng.
Đặc biệt, vấn đề thần tượng hóa thần tượng trong giới trẻ Việt cũng
khiến chúng ta phải suy nghĩ. Họ có tư tưởng “sùng bái” các Oppa, ln
đặt thần tượng lên hàng đầu, lên trên cả gia đình và người thân, coi họ
là tất cả. Biểu hiện đáng nói đến nhất là nhiều bạn fan sẵn sàng tự làm
bản thân mình bị thương thậm chí tự kết liễu mạng sống khi nghe tin
thần tượng của họ hẹn hò hoặc kết hôn. Sự sùng bái thái quá các “Oppa”
của Hàn Quốc trong giới trẻ Việt đang báo động cho sự xâm lấn quá đà
của cái gọi là giao thoa văn hóa và tiếp biến văn hóa ngoại lai.
6. Kết luận
Như vậy, với những thành công nhất định qua các giai đoạn hình thành
và phát triển từ năm 1990 cho đến nay điện ảnh Hàn Quốc đang ngày
càng khẳng định ví trí của mình cả trong nước và trên trường quốc tế.
Điện ảnh Hàn Quốc đến Việt Nam chậm hơn so với điện ảnh Hollywood,
Bollywood, Trung Quốc, Hồng Kông, song sự lan tỏa và ảnh hưởng của
làn sóng điện ảnh này nhanh hơn và mãnh liệt hơn. Giới trẻ là người chịu
nhiều ảnh hưởng nhất từ trào lưu điện ảnh Hàn, họ bắt chước gu thẩm
mỹ, thời trang, ẩm thực, nghe nhạc Hàn Quốc. Chính điều đó đã hình
thành nên trào lưu văn hóa Hàn: ăn kiểu Hàn, xem phim Hàn, mặc kiểu
Hàn, khóc cười kiểu Hàn, thậm chí là u kiểu Hàn. Bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực thì điện ảnh Hàn Quốc cũng gây ra một số những ảnh
hưởng tiêu cực giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, bất kì trào lưu nào cũng
9
khơng thốt khỏi một quy luật tất yếu của cuộc sống: bùng nổ - đỉnh cao
– thoái trào. Hiện nay trào lưu điện ảnh Hàn và Hàn lưu đã bắt đầu thoái
trào ở nước ta nhưng sức ảnh hưởng của Hàn lưu và văn hóa Hàn qua
điện ảnh đối với giới trẻ Việt vẫn cịn có ảnh hưởng khá lớn.
Tài liệu tham khảo:
1. Lý Xuân Chung (2013). Hàn lưu ở một số nước châu Á. Tạp chí Nghiên
cứu Đơng Bắc Á, Số 7 (2013).
2. Xuân Huy (2012). Trào lưu Hàn Quốc xâm nhập vào Việt Nam quá
mạnh. Truy cập lúc 20:58 ngày 27/10/2020 tại
/>3. Nguyễn Tiến Mạnh (2011). Ảnh hưởng của văn hóa âm nhạc Hàn Quốc
đến Showbiz Việt. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 328 (2011).
4. Kim Hyun Mi (2005). Văn hóa thời đại tồn cầu: vượt qua ranh giới
của giới tính, nhân chủng và giai tầng. Seoul: Nhà xuất bản Văn hóa là
một.
5. Phan Thị Oanh (2013). Ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới
văn hóa tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Hàn
Quốc - Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, luận văn thạc sĩ.
6. Yun Jae Sik (2004). Hàn lưu và chiến lược quảng bá các hình ảnh
truyền hình: chiến lược mở rộng thị trường Việt Nam, Thái Lan. Seoul:
Nhà xuất bản Comunication.
7. Phạm Thị Thanh Thủy (2010). Ảnh hưởng của việc xem phim truyền
hình Hàn Quốc đối với người Việt về nhận thức hình ảnh quốc gia và sự
hiếu kì. Đại học Kyunghee, luận văn thạc sĩ.
8. Nguyễn Minh Tiệp - Hồng Thị Thu Thủy (2020). Phát triển nhanh
cơng nghiệp điện ảnh trong chính sách gia tăng “sức mạnh mềm” văn
10
hóa của Hàn Quốc. Truy cập lúc 19:46 ngày 28/10/2020 tại
/>%C2%A0trong-chinh-sach-gia-tang-%E2%80%9Csuc-manh-mem
%E2%80%9D-van-hoa-cua-han-quoc.aspx.
9. Lê Thị Thu Trang (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của hình thái phim
truyền hình Hàn lưu ở Việt Nam đến thương hiệu quốc gia Hàn Quốc:
trọng tâm nhận thức nguy hiểm về xã hội Hàn Quốc. Đại học nữ
Sookmyung, luận văn thạc sĩ.
10. Lâm Vũ (2014). Ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đến giới trẻ Việt
Nam: rõ tính hai mặt. Truy cập lúc 21:11 ngày 27/10/2020 tại
/>
FILM IN THE HALLYU WAVE FROM 1990 TO THE
PRESENT AND ITS IMPACT ON VIETNAMESE YOUTH
Do Thuy Phuong
Faculty of Korean Language and Culture, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Today, the wave of Hallyu through K-pop and movies is spreading all over the world. Movies is
considered the most important area in the Korean cultural industry. Not only does it bring huge profits to the
nation but its emergence on the world's seventh art map also serves to promote the country's image of
Koreans, creating an impression of Korea, especially in the period of 1990 until now. Korean movies arrive
in Vietnam slower than Hollywood, Bollywood, China, Hong Kong, but the spread and influence of this
movie wave is faster and stronger. Young people are the most affected by the Korean movie craze, imitating
the taste of beauty, fashion, food, and listening to Korean music. That's what formed the Korean cultural
trend: eating Korean style, watching Korean movies, wearing Korean style clothes, crying Korean style,
even loving Korean style.
Keywords: movies, wave, Hallyu, Korea, Vietnam, influence, youth
11