Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tư tưởng tự do kinh tế được thể hiện như thế nào trong quá trình hình thành và phát triển các học thuyết kinh tế từ giai đoạn Cổ điển (Tư sản Cổ điển) tới hiện tại (đầu thế kỷ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.71 KB, 7 trang )

YÊU CẦU
1. Viết một bài luận ngắn (tiểu luận) với chủ đề sau:
Tư tưởng tự do kinh tế được thể hiện như thế nào trong quá trình
hình thành và phát triển các học thuyết kinh tế từ giai đoạn Cổ điển
(Tư sản Cổ điển) tới hiện tại (đầu thế kỷ XX).
Lưu ý: Phần này sinh viên được viết tối đa 2000 chữ.
2. Sinh viên đưa ra nhận xét (ý kiến cá nhân của mình) về Tư tưởng
tự do kinh tế ở phần trên.
Lưu ý: Phần này sinh viên viết tối đa 250 chữ.

BÀI LÀM
Phần 1: Tư tưởng tự do kinh tế
I. Khái niệm
Tự do kinh tế trong kinh tế học là mơi trường xã hội trong đó người dân được
tự do sản xuất, bn bán và tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ mà không ép buộc,
hoặc giới hạn bởi các nhân tố khác hay chính phủ.
II.

Q trình hình thành và phát triển
Cuối TK XIX đầu TK XX, quan hệ sản xuất phát triển mạnh, thị trường ngày
càng lớn, vai trò cá nhân được khẳng định. Mâu thuẫn nội tại và những khó
khăn về kinh tế của CNTB: Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, mâu thuẫn giai
cấp. Để bảo vệ lợi ích của mình giai cấp tư sản đã phải xây dựng lý luận kinh tế
mới.
1) Giai đoạn Tư sản cổ điển
Nói đến kinh tế chính trị tư sản cổ điển là nói đến quan điểm Giá trị - Lao động.
Mặt khác, họ ủng hộ tự do kinh tế để tạo khả năng phát triển dòng chu chuyển
kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nhấn mạnh quyền tài sản, xem xét,
nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất đơn thuần do các quy luật tự
nhiên điều tiết.
1.1. Tư tưởng tự do kinh tế - Thuyết “Bàn tay vơ hình” của Adam Smith


+ Điểm quan trọng của lý thuyết này là đưa ra phạm trù “Con người kinh
tế”. Ông quan niệm động lực thúc đẩy con người là lợi ích cá nhân, khi

1


chạy theo tư lợi thì “Con người kinh tế” cịn chịu sự tác động của “Bàn
tay vơ hình” buộc con người làm việc không nằm trong dự kiến là đáp
ứng nhu cầu xã hội.
+ “Bàn tay vơ hình” là sự hoạt động tự phát của các quy luật kinh tế
khách quan chi phối hoạt động của con người, điều khiển các quá trình
trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế có khả năng tự điều chỉnh tạo sự
cân bằng. Đó là một “Trật tự tự nhiên”.
+ Để có “Trật tự tự nhiên” thì phải có những điều kiện nhất định. Đó là
sự tồn tại, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, tự do kinh tế,
quan hệ bình đẳng về kinh tế. Theo ơng chỉ có trong CNTB mới có các
điều kiện này. Quan điểm này đề cao vai trò cá nhân, ủng hộ sở hữu tư
nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của thị trường, thực hiện tự do cạnh
tranh. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Phải tôn
trọng Trật tự tự nhiên, tôn trọng Bàn tay vô hình và Nhà nước khơng nên
can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có thế giới của nó.
2) Giai đoạn Tân cổ điển
II.1. Lý thuyết “Lợi ích cận biên” của trường phái Vienne (Áo)
Khái niệm lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là sự thay đổi của
tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hố đó với điều kiện
giữ ngun mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ thoả
mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hố đó
mang lại. MU được quy định bởi hai nhận tố: Cường độ thỏa mãn
nhu cầu và tính khan hiếm của nó. Sản phẩm cuối cùng để thỏa mãn
nhu cầu là “Sản phẩm biên”, lợi ích của nó là “Lợi ích biên” sẽ quyết

định lợi ích chung của tất cả sản phẩm khác. “Giá trị biên” là giá trị
của sản phẩm biên, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm
trước đó. Khi số lượng sản phẩm tăng lên thì giá trị biên sẽ giảm dần
tuân theo quy luật “Lợi ích cận biên giảm dần”. Vì thế muốn có nhiều
giá trị phải tạo ra sự khan hiếm, từ đó con người tập trung sản xuất
hàng hóa để tư lợi cá nhân đồng thời thúc đẩy kinh tế như “Con
người kinh tế” đã đề cập.

2


Lý thuyết trên ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà
nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh
tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
II.2. Lý thuyết “Năng suất cận biên” của trường phái Colombia (Mỹ)
John Bates Clark đã đưa ra lý thuyết năng suất cận biên, lý thuyết
phân phối để xác định giới hạn của việc tăng quy mô sản phẩm.
Lý thuyết năng suất cận biên: Năng suất cận biên của các nhân tố sản
xuất trên cơ sở quy luật về xu hướng giảm của năng suất lao động và
tư bản.
Khi tăng thêm một yếu tố sản xuất trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì năng suất của yếu tố tăng thêm sẽ giảm. Lợi ích của các
yếu tố sản xuất thể hiện ở năng suất của nó. Năng suất lao động của
các yếu tố giảm dần thì đơn vị yếu tố được sử dụng cuối cùng là đơn
vị yếu tố sản xuất biên. Sản phẩm của nó là sản phẩm biên, năng suất
của nó là năng suất biên. Đơn vị yếu tố sản xuất cuối cùng quyết định
năng suất của tất cả các đơn vị yếu tố sản xuất khác. Dựa vào lí
thuyết năng suất cận biên, sử dụng lí thuyết năng lực chịu trách
nhiệm của các yếu tố sản xuất theo đó, thu nhập là năng lực chịu
trách nhiệm của các yếu tố sản xuất. Ơng đưa ra lí thuyết về tiền

lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Cụ thể:
+ Người lao động – Tiền lương = SP biên của lao động
+ Nhà tư bản – Lợi tức = SP cận biên của Tư bản
+ Chủ đất – Địa tô = SP cận biên của đất đai
+ Nhà kinh doanh – Lợi nhuận = Thặng dư của người sử dụng yếu tố
sản xuất
+ CP bất biến + CP khả biến = Tổng CP
+ CP biên = CP sau – CP trước
Từ đó chứng minh rằng phân phối là bình đẳng khơng còn bốc lột
nữa, ủng hộ tự do kinh tế và Nhà nước không can thiệp đến nền kinh
tế.
II.3. Lý thuyết “Giá cả” của trường phái Cambridge (Anh)
Nổi danh với đại biểu Alfred Marshall với lý thuyết cung cầu và giá
cả, ông quan tâm đến phân tích cân bằng từng phần. Marsall cho rằng
cầu được định hình bởi lợi ích hay độ thỏa dụng mà người ta nhận

3


được từ việc tiêu dùng một hàng hóa cụ thể nào đó cịn cung được
định hình từ chi phí sản xuất. Cả cung và cầu cùng nhau quyết định
giá và sản xuất và cạnh tranh sẽ đầy giá thực tế đến giá cân bằng.
Giá cả: là hình thức của quan hệ về lượng mà trong đó hàng hóa và
tiền tệ được trao đổi với nhau. Giá cả được hình thành trên thị trường
do kết quả sự va chạm giá cả người mua - người bán. Trong điều kiện
tự do kinh tế, giá cả người mua giảm cùng với mức tăng số lượng
hàng hóa cung ứng trên thị trường. Thời gian là yếu tố ảnh hưởng
quan trọng đến cung cầu và giá cả. Đưa ra khái niệm “Độ co giãn của
cầu” để chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả, sức mua và nhu cầu
mua sắm. Tóm lại nền kinh tế vẫn vận hành theo quy luật cung-cầu tự

nhiên và khơng có sự can thiệp của Nhà nước.
II.4. Lý thuyết “Cân bằng tổng quát” của trường phái Lausanne
(Thụy Sỹ)
Trái ngược với Marshall thì Leon Walras của trường phái Lausanne
quan tâm đến phân tích tổng qt. Ơng cho ra “Lý thuyết cân bằng
tổng quát”, đây được xem là lý thuyết phản ánh sự phát triển tư tưởng
“Bàn tay vơ hình”. Theo Walras có 3 loại thị trường:
+ TT sản phẩm.
+ TT tư bản.
+ TT lao động.
Ba thị trường độc lập với nhau, độc lập với Nhà nước, nhưng nhờ
hoạt động của doanh nghiệp nên có quan hệ với nhau. Khi bán sản
phẩm doanh nghiệp có lãi, để mở rộng việc kinh doanh thì phải đi
vay tư bản và thuê thêm lao động làm cho thị trường sản phẩm và lao
động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng theo. Mặt khác, sản xuất
tăng làm giá cả hàng hóa giảm vì thế thu nhập giảm. Khi giá cả hàng
hóa tăng ngang bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp khơng có lời
nên khơng mở rộng sản xuất nữa. Từ đó làm cho giá cả và lao động
ổn định. Cuối cùng ba thị trường đều về trạnh thái cân bằng. Nền
kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát.
3) Các lý thuyết kinh tế của Chủ nghĩa tự do mới
 Sự khác nhau giữa trường phái Tự do mới và Tự do cũ

4


Tự do mới
Tự do cũ
Là trào lưu tư tưởng tư sản hiện Nền kinh tế là hệ thống tự động,
đại, kết hợp tự do cũ, trọng tự điều tiết do quy luật các kinh

thương mới, học thuyết Keynes tế khách quan, từ thập niên 30
để điều tiết nền kinh tế TBCN TK XX trở về trước.
thập niên 70 TK XX đến nay.
Thị trường nhiều hơn, Nhà nước Nhà nước không tham gia điều
ít hơn dựa theo nguyên tác tương tiết nền kinh tế.
hỗ và tương hợp.
Tư tưởng chủ đạo: cơ chế thị Tư tưởng chủ đạo: Tự do kinh tế,
trường có sự điều tiết của Nhà tự do kinh doanh, nhà nước
nước ở mức độ nhất định.
không can thiệp nền kinh tế.
Nhấn mạnh yếu tố tâm lý của cá Tuân thủ lý thuyết “Bàn tay vô
nhân quyết định sản xuất và tiêu hình”.
dùng.
4) Trường phái Chính hiện đại – Nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson
Trường phái chính hiện đại đã vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và
phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết
làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của
Nhà nước tư sản. Theo mơ hình nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson thì nền
kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước. “Muốn vỗ tay phải vỗ
bằng cả hai bàn tay” là Cơ chế thị trường (bàn tay vơ hình): xác định giá cả,
sản lượng trong nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu
hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ. Samuelson cho rằng
điều hành một nền kinh tế khơng có thị trường hay chính phủ chẳng khác
nào như “Vỗ tay bằng một bàn tay”. Chức năng của chính phủ là để khắc
phục khuyết tật của cơ chế thị trường. Thiết lập khuôn khổ pháp luật, quy
định về tài sản, hợp đồng, quan hệ kinh tế. Đảm bảo sự công bằng về thuế
và phúc lợi. Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cung-cầu, lao động. Sửa chữa
những thất bại của thị trường như vấn đề độc quyền, ô nhiễm, cạnh tranh
hiệu quả.


5


Kết luận: Theo dịng phát triển của lịch sử thì không ngừng những lý thuyết được đưa
ra đề cập đến nhiều vấn đề nhằm điều tiết nền kinh tế. Đa số các lý thuyết từ giai đoạn
Cổ điển và Tân cổ điển điều khơng đề cập đến vai trị của Nhà nước trong việc điều
tiết kinh tế mà chỉ tập trung vào cơ chế tự do kinh tế. Từ giai đoạn Chủ nghĩa tự do
mới trở đi thì Nhà nước đóng vai trị thiết yếu để cùng thị trường điều tiết nền kinh tế.

Phần 2: Ý kiến cá nhân về tư tưởng Tự do kinh tế
Tôi không đồng ý về tư tưởng Tự do kinh tế bởi lý do:
+ Nền kinh tế tuân theo “Trật tự tự nhiên”, khi có sự tăng hoặc giảm các yếu tố trong
thị trường quá mức giới hạn thì nó sẽ trở về vị trí cân bằng nhưng sẽ mất một khoảng
chu kỳ thời gian lớn và tốn nhiều chi phí để nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng.
+ Nhà nước là nhân tố đứng bên ngồi nền kinh tế thì thị trường sẽ hỗn loạn do thiếu
sự quản lý về thuế, phúc lợi, sự cạnh tranh khơng cơng bằng, sẽ khơng có khn khổ
pháp luật. Từ đó nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn do chằng có gì để răn đe.

6


Tài liệu tham khảo
1. Khái niệm tự do kinh tế. Truy cập từ: ( />
%B1_do_kinh_t%E1%BA%B)
2. Tập bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thơng. (2009). Truy cập từ:
( />%20thuyet%20kinh%20te.pdf)
3. TS. Nguyễn Thị Thu Hường. E-learning trung tâm đào tạo trực tuyến viện Đại
học Mở Hà Nội. Khái niệm lợi ích cận biên. Truy cập từ:
( />%C3%80I%203.pdf)


7



×