Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.51 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Toán Lớp 5. CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ ---------------------------I/ Mục tiêu: Biết - Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. - Làm được các bài tập 1 và 2. II/ Đồ dùng dạy học: Hai băng giấy có ghi sẵn đề bài toán của 2 ví dụ. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:. GIÁO VIÊN 1/ Kiểm tra bài cũ: - GV: Trước khi vào bài mới thầy kiểm tra bài cũ: - GV: Các em chú ý lên bảng thầy có phép tính sau: a/. 4 giờ 15 phút x 3 = b/. 2 phút 36 giây x 2 = - GV: Gọi 2 HS lên bảng làm lớp làm vở nháp. - GV: Yêu cầu HS nêu cách làm. - GV: gọi HS nhận xét . 2/ Bài mới: 2.1. GTB: - GV: Tiết học trước các em đã được học về phép nhân số đo thời gian với 1 số. Để biết cách chia số đo thời gian cho một số như thế nào thầy tro ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay “ Chia số đo thời gian cho một số”. GV ghi tên đầu bài lên bảng. 2.2. Bài Mới: Hướng dẫn HS thưc hiện phép chia số đo thời gian. a) Ví dụ 1. - GV: Yêu cầu HS chú ý lên bảng thầy có ví dụ sau: ( Treo băng giấy có ghi ví dụ 1) - GV: Gọi 1 HS đọc ví dụ 1. - GV: Ví dụ cho em biết gì, yêu cầu em làm gì? - GV: Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao nhiêu lâu?. HỌC SINH - HS: Theo dõi.. - 2HS lên bảng làm – lớp làm nháp. - HS: nêu cách làm – lớp nghe. - HS nhận xét. - HS nghe.. -HS Theo dõi. - HS: Đọc to cho cả lớp nghe. - HS: Cho Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây. Ví dụ hỏi trung bình 3.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Muốn biết trung bình 3 ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào? - GV: em có nhận xét gì về số bị chia và số chia của phep chia? - Đó là một phép chia số đo thời gian cho một số. Các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để thực hiên phép chia này.. - GV: nhận xét các cách HS đưa ra, sau đó giới thiệu cách chia như SGK.. - GV:Vậy 42 phút 30 giây chia 3 bằng bao nhiêu? - GV: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết khi chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào? - GV: Gọi HS nhận xét và nhắc lại ( 2- 3 HS ) b) Ví dụ 2. - GV: Dán băng giấy có ghi ví dụ 2, yêu cầu HS đọc. - GV: Gọi 1HS lên bảng tóm tắt bài toán. - GV: Gọi HS nhận xét – GV kết luận. - GV: Muốn biết vệ tinh đó quay 1 vòng trái đất hết bao lâu chúng ta phải làm như thế nào? - GV: Gọi HS nhận xét – GV kết luận. - GV: Bạn nào lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia này nào?. ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian - Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây. - HS: SBC là số đo thời gian, số chia là 1 số tự nhiên - Ta thực hiện phép chia: 42 phút 30 giây : 3 - HS: 2 bạn cùng bàn thảo luận. Sau đó một số cặp trình bày cách chia của mình trước lớp. * Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. - HS: theo dõi và thực hiện lại phép chia. 42 phút 30 giây 3 42 14 phút 10 giây 0 30 giây 00 - HS: 42 phút 30 giây chia 3 bằng 14 phút 10 giây. - HS: Khi chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. - HS: Nhận xét và nhắc lại.. - 2 HS đọc ví dụ 2. - 1 HS lên bảng tóm tắt . Quay 4 vòng: 7 giờ 40 phút Quay 1 vòng: …. Giờ…. phút - HS nhận xét. - Chúng ta phải thực hiện phép chia: 7 giờ 40 phút : 4 - HS nhận xét. - 1HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào nháp. 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 phút 00.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV: Yêu cầu HS nêu cách chia cho cả lớp nghe. - GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét. - GV: Thực hiện lại cách chia vào bảng tĩnh: * 7 giờ chia 4 được 1 giờ, viết 1 giờ. * 1 giờ nhân 4 bằng 4 giờ, 7 giờ trừ 4 giờ bằng 3 giờ. * 3 giờ không chia dược cho 4, đổi 3 giờ thàng 180 phút. 40 phút cộng với 180 phút bằng 220 phút. * 22 phút chia 4 được 5 phút, viết 5. * 5 nhân 4 bằng 20; 22 trừ 20 bằng 2. * Hạ 0, 20 chia 4 được 5, viết 5. * 5 Nhân 4 bàng 20, 20 trừ 20 bàng 0. Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút - GV: Hỏi lại vậy 7 giờ 40 phút chia 4 được bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút? - GV: Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta làm tiếp như thế nào?. - GV: Gọi HS nhận xét – GV kết luận. - GV: Gọi 2- 3 HS nhắc lại chú ý. 2.3. Luyện tập – Thực hành. Bài 1: - GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1. - GV: Gọi HS lên bảng làm – Lớp làm vở. - GV: yêu cầu HS nêu cách làm của mình. - GV: Yêu cầu HS nhận xét- GV nhận xét cho điểm. - GV: Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn. - GV: Em đã vận dụng kiến thứ nào của bài học để làm bài tập 1? - GV nhận xét. Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm đôi 3/ Củng cố - dặn dò: - GV: Qua tiết học hôm nay cung các em đã biết được điều gì?. - GV: Yêu cầu HS nhận xét- GV kết luận. - GV: Nhận xét tiết học, dăn dò học sinh.. - HS: Nêu cách chia của mình. - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS: theo dõi.. - HS nêu: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút - HS: Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề đế gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm như thế cho đến hết. - HS nhận xét. - HS nhắc lại - HS: đọc. - 2- 4 HS lên bảng làm, Lớp làm vở. - HS: nêu – lớp theo dõi. - HS nhận xét . - HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn. - Em đã vận dụng kiến thứ chia số đo thời gian của bài học để làm bài tập1. - HS nhận xét.. - HS: Qua tiết học hôm nay cung các em đã biết được cách chia số đo thời gian cho một số và vận dụng cách chia số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan. - HS nhận xét ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>
<span class='text_page_counter'>(5)</span>