Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, làm thế nào để tồn tại và phát triển đang và vẫn sẽ
là một vấn đề nóng bỏng và cần quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Quy luật cạnh
tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi một doanh nghiệp muốn đứng vững
trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải mang lại hiệu quả, có lợi
nhuận và có tích luỹ.
Để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các vấn đề
trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì giá
thành sản phẩm sản xuất được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực
tiếp đến lợi nhuận. Do đó, việc tính đúng và đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản
phẩm là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính
xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng
đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nên sau quá trình học tập,
nghiên cứu lý thuyết ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty may Việt Huy,
tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may
Việt Huy” để làm chuyên đề thực tập cho mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính:
- Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty may Việt Huy
- Phần II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty may Việt Huy.
- Phần III: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty may Việt Huy.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tiễn kế toán để hoàn thành bản
chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn
Nguyễn Thu Liên cùng các cô, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty may Việt
Huy, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và trình độ còn
hạn chế nên trong chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất
Phạm Thị Kim Oanh 1 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo cô giáo và các cán bộ trong phòng kế toán
của Công ty may Việt Huy để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức hiểu biết
của mình về công tác kế toán, phục vụ tốt hơn nữa cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
PHẠM THỊ KIM OANH
Phạm Thị Kim Oanh 2 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY VIỆT HUY
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Việt Huy
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại & sản xuất hàng may
mặc Việt Huy.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trụ sở chính: Số 63 ngõ 6A Trung Phụng - Đống Đa - Hà Nội
Công ty TNHH thương mại & sản xuất hàng may mặc Việt Huy là một doanh
nghiệp tư nhân bắt đầu xây dựng năm 1999 nhưng chính thức hoạt động năm 2000
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102001656 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.
Hà Nội cấp ngày 20 tháng 12 năm 2000 với số vốn điều lệ là 500.000.000 đồng. Lĩnh
vực kinh doanh chính là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Qui mô sản xuất ngày
càng mở rộng, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, sản phẩm của công
ty đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng trải qua nhiều giai đoạn . Khi
mới thành lập (1999-2000) Công ty chỉ có 15 cán bộ công nhân viên các phòng ban.
Máy móc thiết bị với số lượng ít, trang thiết bị còn lạc hậu. Mức doanh thu đạt được
chưa cao mặc dù sản phẩm sản xuất đã được xuất khẩu hơn 90%. Tuy nhiên vào
những năm gần đây (từ giữa năm 2001 đến 2004) Công ty đã phát triển với tốc độ
cực mạnh đẩy doanh thu tăng lên gấp nhiều lần so với khi mới thành lập. Đồng thời
số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng lên gần 100 lao động. Trong đó có cả trình
độ cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề. Công ty ngày càng mở rộng qui
mô sản xuất xuất khẩu, tích cực tìm kiếm đối tác và thị trường nước ngoài. Mặc dù
gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng và phát triển cũng như tìm kiếm thị
trường và còn nhiều khó khăn khác do ngoại cảnh gây ra nhưng công ty vẫn trải qua
và hơn nữa hai năm gần đây (2004 - 2005) công ty đã đạt 95% doanh thu xuất khẩu
Phạm Thị Kim Oanh 3 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
và số lượng cán bộ công nhân viên lên tới gần 200 người. Công ty cũng đã gia công
xuất khẩu đạt doanh thu còn lại tối đa.
Trong những năm qua, công ty đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng đẩy mạnh
sản xuất, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm
2005-2006, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh
doanh số 0312000163 ngày 15/12/04 cho một chi nhánh công ty đặt tại Thường Tín,
Hà Tây. Vì thế tình hình hoạt động sản xuất của công ty có phần biến động và gặp
một vài khó khăn trong việc điều hành, quản lý để ổn định đưa chi nhánh công ty đi
vào hoạt động hiệu quả. Song công ty vẫn cố gắng ổn định sản xuất kinh doanh, thực
hiện đủ nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong
toàn công ty.
Với qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ ngày càng nhiều.
Năm 2001 công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội cấp giấy đăng ký
thay đổi vốn kinh doanh cho công ty với số vốn là 4.000.000.000 đồng. Công ty đã
tập trung cải tiến thiết bị, máy móc phục vụ quản lý sản xuất cũng như sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tìm kiếm mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với ý chí vươn lên, cộng với nhiệt tình gắn bó
và tinh thần hăng say lao động, từ chỗ số lao động chỉ có 15 người nay đã gần 200
người. Công ty may Việt Huy đã đứng vững và ngày càng phát triển, uy tín ngày
càng được nâng cao. Qua hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã nhanh
chóng phát triển về mọi mặt như cơ sở vật chất, trình độ quản lý và sản xuất ngày
càng nâng cao, làm ăn có hiệu quả, cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định và đời
sống của họ không ngừng được nâng cao. Đó chính là những đóng góp thiết thực của
Công ty may Việt Huy cho công cuộc đổi mới nền kinh tế nước nhà.
Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế cho thấy sự phát triển của công ty trong hai
năm qua: (đơn vị tính: đồng)
Phạm Thị Kim Oanh 4 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2004 2005 Số tuyệt đối %
1.Doanh thu
2.Lợi nhuận
3.Thuế nộp Nhà
nước
4.Số lao động
5.Thu nhập bình
quân
750.560.440
31.323.500
(123.582.945)
155
830.000
1.102.560.750
44.102.430
(286.381.201)
198
1.150.000
352.000.310
12.778.930
(162.798.256)
43
320.000
+ 46,9
+ 40,8
+ 131,7
+ 27,74
+ 38,55
Vốn pháp định của công ty là 4 tỉ đồng.
II. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
a. Đặc điểm sản xuất:
Sản xuất kinh doanh hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp, với mặt hàng chính là
các loại quần áo phục vụ cho các mùa. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị
trường các nước Châu Âu, chủ yếu là thị trường nước Đức. Quá trình xuất khẩu tạo
điều kiện cho công ty phát triển sản xuất thêm một số mặt hàng khác như găng tay,
khăn, tất….
b. Nhiệm vụ:
- Quản lý và sử dụng vốn đúng chế độ hiện hành, tự trang trải về tài
chính, đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ của thị trường để mở
rộng sản xuất, kinh doanh, đề ra các biện pháp kinh doanh có hiệu quả, đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng để đạt tối đa lợi nhuận.
- Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh
doanh cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
c. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.
Qui trình công nghệ sản xuất :qua các công đoạn chính sau :
- Công đoạn kiểm vải: Vải nhập về được công nhân kiểm vải kiểm tra
từng loại vải, từng cây vải sau đố giao cho bộ phận cắt.
Phạm Thị Kim Oanh 5 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
- Công đoạn cắt: vải được cắt thành các chi tiết của một thành phẩm
(thân áo, tay áo, cổ áo ) sau đó chuyển xuống cho các chuyền may. Đối
với các tiểu phẩm có công đoạn in phải chuyển qua xưởng in sau đó mới
chuyển chi tiết đã in lên chuyền may.
- Công đoạn may: các chi tiết cắt được kết nối với nhau tạo thành các
thành phẩm hoàn chỉnh chuyển sang cho kiểm hoá chuyền kiểm tra thành
phẩm. Sau đó chuyển sang cho bộ phận hoàn thiện thực hiện nốt công đoạn
cuối cùng để sản phẩm hoàn thành.
- Công đoạn hoàn thiện: thực hiện là thành phẩm và chuyển qua bộ phận
KCS và đóng gói. Sau đó đem nhập kho thành phẩm.
SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ÁO
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty may Việt Huy được bố trí theo mô hình trực tuyến
chức năng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty
được thể hiện ở sơ đồ sau:
Phạm Thị Kim Oanh 6 Kế toán A5
Giám đốc
Phó giám
đốc sản xuất
Phó giám
đốc kinh tế
Phòng
kỹ
thuật
cơ điện
Phòng
đảm
bảo
chất
luợng
Phòng
kế
hoạch
sản
xuất
Phòng
kinh
doanh
XNK
Phòng
kế toán
tổng
hợp
Phòng
hành
chính
Đơn đặt hàng
(hợp đồng kinh
tế)
Kho
vật tư
Kiểm vải
May 1
May 2
KCSĐóng
gói
Kho
thành
phẩm
Cắt
May 3
Hoàn thiện
Xưởng
in
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a. Phòng kế hoạch sản xuất:
Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trình lên ban giám đốc,
đôn đốc các bộ phận kỹ thuật, chất lượng, tổ chức lao động, vật tư để đáp ứng nhanh
chóng và đầy đủ nhu cầu sản xuất, xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới đủ
công nghệ để không ngừng mở rộng phát triển sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng
của các đối tác nước ngoài, tính toán trả lời và phân phối các bộ phận thực hiện tốt kế
hoạch đó. Quản lý các phương tiện vận chuyển nội bộ của công ty, phục vụ cho công
tác điều độ sản xuất, lập kế hoạch gia công chế biến sản phẩm bên ngoài, tổ chức
công tác thống kê tổng hợp từ phòng ban đến các phân xưởng sản xuất, phục vụ cho
chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
b. Phòng kỹ thuật cơ điện:
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện qui trình kỹ thuật công nghệ cho qui trình sản
xuất, vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra việc thực hiện qui trình đó. Xây dựng chương
trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm, xây dựng bổ sung hoàn thiện các định mức kỹ thuật,
xác định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng vận hành
máy móc thiết bị. Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, tham
gia cùng phân xưởng để khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu
các biện pháp đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường làm việc trong phân xưởng.
Phạm Thị Kim Oanh 7 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Tổ chức bộ phận chế thử để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng
hoá sản phẩm, thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng
trong công ty.
c. Phòng kế toán tổng hợp:
Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng chế độ, chính
sách của nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện các qui định về chế độ, thể lệ, chỉ tiêu, quản lý chặt chẽ tiền
hàng. Đồng thời theo dõi các khoản nợ, đảm bảo cân đối thu chi để phục vụ sản xuất
kinh doanh của công ty có hiệu quả. Kiểm tra việc kiểm kê định kỳ và hàng năm để
quản lý, điều hành và phục vụ cho công tác quyết toán tài chính, tính toán và xây
dựng giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện BHXH,
tính toán, kiểm tra việc chấm công lao động để thanh toán tiền lương hàng tháng.
d. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Có chức năng cung ứng vật tư, nguyên liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng, số
lượng, đảm bảo giá cả hợp lý nhất. Tổ chức việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm với
mục tiêu tất cả hoàn thành kế hoạch doanh thu đã đặt ra. Theo dõi, kiểm tra các đại lý
tiêu thụ để kịp thời cung cấp sản phẩm và thu tiền hàng, tổ chức công tác bốc dỡ nội
bộ công ty, quản lý kho hàng, bảo quản vật tư, hàng hoá. Thực hiện chức năng xuất
nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, sản phẩm của công ty, tích cực quan hệ với các
bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị,
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
e. Phòng đảm bảo chất lượng:
Nghiên cứu, soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng để ban
hành trong công ty, theo dõi việc thực hiện các văn bản nội qui quản lý chất lượng. Tổ
chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hoá theo tiêu chuẩn của
công ty.
g. Phòng hành chính y tế:
Phạm Thị Kim Oanh 8 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Tổ chức công tác văn thư, văn phòng, tiếp nhận công văn, giấy tờ, thư từ, báo
chí, bưu phẩm, fax theo qui định. Quản lý con dấu và các giấy tờ khác có liên quan,
trang trí, kẻ bảng tuyên truyền vào các dịp lễ Tết hoặc các sự kiện chính trị của Nhà
nước và công ty. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, cấp thoát nước, trông giữ
xe đạp, xe máy, tổ chức ăn ca, tổ chức chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phòng
chống bệnh dịch.
IV. Tổ chức công tác kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung để phù hợp
với tổ chức sản xuất và quản lý của công ty. Theo đó toàn bộ công tác kế toán được
tập trung ở phòng kế toán tổng hợp của công ty. Tại các phân xưởng không bố trí
nhân viên kế toán mà chỉ có nhân viên thống kê ghi chép các công việc phát sinh ban
đầu và chuyển về phòng kế toán của công ty để các nhân viên kế toán tiến hành ghi sổ
kế toán.
Phòng kế toán của công ty gồm 6 nguời trong đó có 1 kế toán trưởng (trưởng
phòng kế toán), 1phó phòng kế toán, 4 kế toán viên và 1 thủ quỹ.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Phạm Thị Kim Oanh 9 Kế toán A5
Kế toán trưởng
Kế
toán
vật
tư
Kế
toán
thanh
toán
Kế toán
tiền
lương,
BHXH,
BHYT,
KPCĐ
Kế toán
tiêu thụ
và
TSCĐ
Thủ
quỹ
Phó phòng kế
toán (kế toán
tổng hợp và tính
giá thành )
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
a. Kế toán trưởng (trưởng phòng):
Chỉ đạo chung công tác kế toán, tài chính trong phòng, hướng dẫn và kiểm tra
hoạt động của các nhân viên kế toán, phân tích và cung cấp thông tin tài chính cho
lãnh đạo công ty để chỉ đạo kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty.
b. Kế toán tổng hợp và tính giá thành (phó phòng):
Chịu trách nhiệm thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, tập hợp chi
phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, tiến hành tổng hợp số liệu để ghi sổ cái
và lập các báo cáo tài chính cho các bên có liên quan.
c. Kế toán vật tư:
Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm cả hiện vật lẫn giá trị, đồng
thời theo dõi tình hình biến động (nhập, xuất, tồn) cuả các loại công cụ, dụng cụ. Cuối
kỳ phải tiến hành tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho.
c. Kế toán tiêu thụ và tài sản cố định:
Phạm Thị Kim Oanh 10 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt giá trị và
chất lượng, tính doanh thu bán hàng, các khoản phải thu, theo dõi tình hình biến động
của TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ.
d. Kế toán tiền lương:
Có nhiệm vụ tính tổng tiền lương và các khoản mang tính chất tiền lương phải trả
công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng. Đồng thời tiến hành tính và trích
BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ, công nhân viên. Hàng tháng lập bảng thanh toán
tiền lương cho từng bộ phận, từng tổ, phân xưởng để cuối tháng doanh nghiệp tiến
hành trả lương.
e. Kế toán thanh toán:
Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả của công ty,
tình hình thanh toán với ngân sách, quản lý các loại vốn ngân hàng, phụ trách việc
vay, trả với ngân hàng.
f. Thủ quỹ:
Theo dõi nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và bảo quản chứng từ thu, chi ban đầu,
cung cấp cho kế toán thanh toán vào sổ quỹ để báo cáo quỹ.
Các cán bộ làm công tác kế toán tại công ty đều có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, mỗi người được chuyên môn hoá theo một phần hành, đồng thời cũng luôn có kế
hoạch đối chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời các sai sót.
2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty.
Hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty hiện đang sử dụng các chứng từ sau để hạch toán:
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm ,hàng hoá
+ Biên bản kiểm nghiệm, biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
Phạm Thị Kim Oanh 11 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng
+ Hoá đơn GTGT
+ Bảng tính khấu hao TSCĐ
+ Bảng phân bổ vật liệu
+ Bảng phân bổ tiền lương,…
Hầu hết các chứng từ kế toán công ty sử dụng đều do công ty tự thiết kế phom
trên cở sở mẫu chứng từ chuẩn của Bộ tài chính. Tuy nhiên, một số chứng từ như:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng chấm công, hóa đơn GTGT Công ty sử dụng
theo mẫu in sẵn của Bộ tài chính.
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở công ty.
Hiện nay công ty đang đăng ký và sử dụng các tài khoản kế toán theo quyết định
số 1141 TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1/11/1995 và các quyết định sửa đổi, bổ sung
khác, trừ các tài khoản kế toán sau:
TK 611 “ Mua hàng ”
TK 466 “ Kinh phí hình thành TSCĐ ’’
TK 631 “ Giá thành sản xuất ”
Theo đó các tài khoản sử dụng chủ yếu của công ty được xây dựng trên
nguyên tắc: Đối với những đối tượng kế toán giản đơn như: Kế toán tiền mặt, kế toán
tài sản cố định, kế toán các loại nguồn vốn công ty chỉ sử dụng các tài khoản cấp 1:
TK111, TK112, TK133, TK211, TK214, TK411, TK412,
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý đối với những đối tượng kế toán
phức tạp như tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, các khoản chi phí công ty mở
thêm các tài khoản chi tiết như TK152.1, 152.2, 154.1, 154.2, 621.1, 621.2, 622.1,
622.2, 627.1, 627.2, 627.11, 627.12
Phạm Thị Kim Oanh 12 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Hiện nay công ty đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế
toán từ 1/1 đến 31/12 dương lịch.
4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty may Việt Huy.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ’’. Đây là
hình thức kế toán được xây dựng trên nguyên tắc tách rời việc ghi sổ theo thời gian và
ghi sổ theo hệ thống, tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết.
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên sổ kế toán chi
tiết, các chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng làm căn cứ ghi vào
sổ cái và lập các báo cáo tài chính.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HỆ THỐNG HOÁ THÔNG TIN THEO HÌNH THỨC KẾ
TOÁN “CHỨNG TỪ GHI SỔ”
Phạm Thị Kim Oanh 13 Kế toán A5
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
Bảng tổng
hợp chi tiết
Các sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối kế toán
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
- Công ty sử dụng các sổ tổng hợp sau:
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Công ty sử dụng các loại sổ chi tiết:
+ Sổ TSCĐ
+ Sổ chi tiết vật tư
+ Sổ chi tiết thành phẩm
+ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
+ Sổ chi tiết phải trả cho người bán
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ chi tiết thuế nhập khẩu
Phạm Thị Kim Oanh 14 Kế toán A5
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Ghi chú :
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
+ Sổ chi tiết thuế tiêu thụ
+ Sổ chi tiết thuế VAT,…
5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính.
Công ty sử dụng 4 báo cáo tài chính theo mẫu của bộ tài chính qui định bao gồm
:
- Bảng cân đối kế toán ( mẫu B01 – DN )
- Báo cáo kết quả kinh doanh ( mẫu B02 – DN )
- Bảng lưu chuyển tiền tệ ( mẫu B03 – DN )
- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B04 – DN )
Các báo cáo trên do kế toán trưởng lập trên căn cứ các bảng tổng hợp chi tiết và
sổ cái các tài khoản trong hệ thống kế toán của công ty.
Bên cạnh đó công ty còn có các báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản trị như:
- Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn.
- Bảng cân đối kho thành phẩm.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY VIỆT HUY
I. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may
Việt Huy
1. Nội dung và phân loại chi phí sản xuất ở công ty.
Chi phí sản xuất là sự kết hợp của các chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao
động và sức lao động của con người. Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng
Phạm Thị Kim Oanh 15 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để sản xuất, chế tạo sản phẩm. Công ty may Việt Huy là một doanh nghiệp
sản xuất nên nội dung chi phí sản xuất của công ty bao gồm các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí về nguyên vật, liệu trực tiếp:
Là những nguyên, vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm bao
gồm: nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu, động lực.
+ Nguyên vật liệu chính ở công ty chủ yếu là vải các loại để sản xuất quần
áo ngủ, váy ngủ….
+ Vật liệu phụ bao gồm hoá chất, mác dệt, kéo, chỉ, tơ các loại,
+ Nhiên liệu động lực: dầu, than đốt,
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Là toàn bộ tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, công nhân viên trong công ty bao gồm: lương chính, các khoản phụ
cấp có tính chất lương, lương của công nhân nghỉ phép, lương của những
ngày nghỉ lễ, Tết và thưởng khuyến khích sản xuất. Bên cạnh đó còn có các
khoản trích theo lương của công nhân, nhân viên bao gồm các khoản
BHXH, BHYT và KPCĐ. Trong đó BHXH trích 15%, BHYT trích 2%
theo lương và KPCĐ trích 2% theo tổng thu nhập của công nhân viên.
- Chi phí sản xuất chung:
Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
thì chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí sản xuất chung. Chi phí sản
xuất chung bao gồm các chi phí phục vụ cho sản xuất và quản lý chung ở
các phân xưởng sản xuất. Nội dung chi phí sản xuất chung ở Công ty may
Việt Huy gồm các chi phí sau :
+ Chi phí nhân viên các phân xưởng:
+ Chi phí vật liệu dùng chung cho các phân xưởng
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao nhà cửa, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ở các
phân xưởng
+ Chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác chi cho các phân
xưởng.
Phạm Thị Kim Oanh 16 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty.
Muốn phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác các chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất, từ đó cung cấp số liệu cần thiết cho công việc tính giá thành thì trước
hết phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn, khoa học, hợp lý,
phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn chi phí sản xuất phát sinh cần được ghi
chép, phản ánh.
Thực tế tại Công ty may Việt Huy cho thấy công ty sản xuất sản phẩm là quần
áo với qui trình công nghệ kiểu liên tục và phải trải qua nhiều công đoạn (phân
xưởng) chế biến mới tạo ra thành phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất đó và để phù
hợp với yêu cầu quản lý của công ty, kế toán chi phí của công ty đã xác định đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là từng phân xưởng (bộ phận) đối với chi
phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng sản
phẩm quần áo, váy ngủ), còn đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán tập hợp toàn
công ty sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để có thể tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất
được trên máy tính kế toán giá thành của công ty đã lập bảng danh mục đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất, các sản phẩm sản xuất tại công ty và
mã hoá chúng.
Biểu số 1
CÔNG TY MAY VIỆT HUY
BẢNG DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SX
Đối tượng: Các tổ, bộ phận sx
STT Đối tượng tập hợp chi phí Mã
1 Xưởng in XI
2 Bộ phận cắt TC
3 Bộ phận may TM
4 Bộ phận hoàn thiện HT
5 Bộ phận KCS KCS
6 Bộ phận đóng gói ĐG
Phạm Thị Kim Oanh 17 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Biểu số 2
CÔNG TY MAY VIỆT HUY
BẢNG DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SX
Đối tượng: Sản phẩm sx
STT Đối tượng tập hợp chi phí Mã
1 Váy ngủ dệt kim - VNDK M98
2 Váy ngủ in hoa – VNIH M101
3 Váy ngủ thêu – VNT M105
4 Váy ngủ cầu vồng – VNCV M75A
5 Bộ ngủ dệt thoi – BNDT M54B
6 Bộ ngủ nỉ - BNNI M111
7 Quần nỉ nam – QNNI M112
………. ……………. ……….
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài
qui trình chế biến nhưng vẫn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Công ty may Việt Huy tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo đó, phương pháp xác định giá trị sản phẩm
dở dang được tiến hành như sau:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu chính như vải được đưa vào từ công đoạn
đầu của quá trình sản xuất (công đoạn cắt) thì chi phí sản xuất tính cho
thành phẩm và sản phẩm dở dang như nhau:
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được bỏ dần
vào quá trình sản xuất thì tính như sau:
Phạm Thị Kim Oanh 18 Kế toán A5
Số lượng sản
phẩm dở
dang
Trị giá nguyên
vật liệu trong
sản phẩm dở
dang
Số lượng thành
phẩm sản xuất
được trong kỳ
Chi phí NVL
trực tiếp dở
dang đầu kỳ
Chi phí NVL
trực tiếp phát
sinh trong kỳ
Số lượng
sản phẩm
dở dang
Số
lượng
sản
phẩm dở
dang
=
+
+
x
Chi phí nhân công
và chi phí sản
xuất chung phân
bổ cho sản phẩm
dở dang
Chi phí nhân công
và chi phí sản xuất
chung phân bổ cho
SPDD đầu kỳ
Chi phí nhân công
và chi phí sản xuất
chung phát sinh
trong kỳ
=
+
Số lượng
thành phẩm
sản xuất được
trong kỳ
+
Số lượng sản
phẩm dở dang
đã qui đổi
Số lượng
sản phẩm
dở dang
đã qui
đổi
x
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Qui trình đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty:
Cuối tháng, các nhân viên thống kê ở từng phân xưởng tiến hành kiểm kê và
lập biên bản kiểm kê báo cáo số lượng công việc đã hoàn thành trong tháng, số lượng
công việc đang còn dở trên dây chuyền công nghệ và xác định mức độ hoàn thành dở
dang của chúng. Các biên bản này sau đó sẽ được chuyển lên phòng kế toán tổng hợp
để kế toán giá thành sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
Tại phòng kế toán tổng hợp, kế toán giá thành căn cứ vào biên bản kiểm kê sản
phẩm dở dang, mức độ hoàn thành dở dang ở mỗi phân xưởng do nhân viên thống kê
gửi lên, nhập vào máy tính để tính toán, phân bổ chi phí cho sản phẩm dở dang trên
bảng đánh giá sản phẩm dở dang. Bảng này sẽ cho biết giá trị của từng sản phẩm
đang còn dở trên dây chuyền công nghệ sản xuất vào cuối tháng. Sản phẩm dở dang ở
phân xưởng cắt là vải; ở phân xưởng in là thân in, hoá chất; ở phân xưởng cắt là chi
tiết cắt dở, ở phân xưởng may là quần áo, váy…. đang may dở.
Kế toán giá thành sẽ nhập số liệu vào máy tính để tính ra giá trị sản phẩm dở
dang cuối tháng trên “Bảng đánh giá sản phẩm dở dang” ở từng phân xưởng và bảng
tổng hợp đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng.
4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Việt Huy.
4.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
4.1.1.Đối tượng tính giá thành:
Do qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, trải qua nhiều công đoạn
liên tục, sản phẩm của phân xưởng này là đối tượng chế biến của phân xưởng khác
nên đối tượng tính giá thành tại Công ty may Việt Huy được xác định là quần áo,
váy…thành phẩm trong qui trình công nghệ sản xuất cuối cùng.
Phạm Thị Kim Oanh 19 Kế toán A5
Trị giá sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
Trị giá nguyên
vật liệu trong sản
phẩm dở dang
Chi phí nhân công và
chi phí sản xuất chung
phân bổ cho SPDD
= +
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
4.1.2.Kỳ tính giá thành:
Cùng với việc tập hợp chi phí thì kỳ tính giá thành sản phẩm ở công ty được
xác định là hàng tháng. Cụ thể là cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất của
từng phân xưởng, tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Sau đó, kế toán tiến hành đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở từng phân xưởng và tính ra tổng giá thành sản xuất
của sản phẩm. Từ đó, căn cứ vào hệ số của từng sản phẩm sản xuất được kế toán sẽ
tính ra giá thành đơn vị của thành phẩm. Việc chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất của sản
phẩm, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
4.2. Phương pháp tính giá thành:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên hiện nay công ty đang áp dụng tính tổng
giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của sản phẩm theo phương pháp phân bước
không kết chuyển bán thành phẩm. Theo phương pháp tính giá này, kế toán phải theo
dõi chi phí sản xuất được tập hợp ở từng giai đoạn sản xuất theo phương pháp tính giá
thành giản đơn, sau đó tổng hợp lại để tính tổng giá thành sản xuất của sản phẩm ở
qui trình công nghệ sản xuất cuối cùng. Căn cứ vào tổng số sản phẩm sản xuất được,
kế toán tính ra giá thành đơn vị tiêu chuẩn của sản phẩm. Còn để tính giá thành đơn vị
thực tế của từng sản phẩm sản xuất được, công ty áp dụng phương pháp tính giá
thành theo phương pháp hệ số.
- Bước1 : Xác định chi phí sản xuất tính cho thành phẩm ở từng phân xưởng sản
xuất.
- Bước 2 : Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất tính cho thành phẩm ở từng phân
xưởng để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị tiêu chuẩn của thành phẩm.
- Bước 3 : Tính giá thành đơn vị thực tế của thành phẩm
Phạm Thị Kim Oanh 20 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Kim Oanh 21 Kế toán A5
Bộ phận
cắt
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở bộ
phận cắt
Chi phí sản xuất
ở bộ phận cắt
tính cho thành
phẩm
Bộ phận
may
Bộ phận
hoàn thiện
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở BP
may
Chi phí sản xuất
ở bộ phận may
tính cho thành
phẩm
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở BP
hthiện
Chi phí sản xuất
ở BP hthiện tính
cho thành phẩm
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở bphận
KCS
Chi phớ sx ở bp
KCS tính cho
thành phẩm
thành phẩm
T
ổ
n
g
g
i
á
t
h
à
n
h
s
ả
n
x
u
ấ
t
c
ủ
a
s
ả
n
p
h
ẩ
m
t
h
e
o
k
h
o
ả
n
m
ụ
c
g
i
á
t
h
à
n
h
Bộ phận
KCS
Xưởng in
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở xưởng
in
Chi phí sản xuất
ở xưởng in tính
cho thành phẩm
Bộ phận
đóng gói
Chi phí sản
xuất phát
sinh ở bp
đóng gói
CP sx ở bp đgói
tính cho thành
phẩm
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
II. Nội dung hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty may Việt
Huy
Do việc sản xuất sản phẩm ở công ty phải trải qua nhiều công đoạn và các công
đoạn sản xuất này có liên quan trực tiếp đến nhau nên công ty áp dụng phương pháp
kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo đó tất cả các
nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất phát sinh đều được các nhân viên
thống kê ở các phân xưởng và các kế toán tại phòng kế toán tổng hợp theo dõi một
cách thường xuyên, liên tục. Vì vậy tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán thì kế
toán đều có thể cung cấp thông tin về những chi phí sản xuất mà công ty đã bỏ ra để
sản xuất sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi phí.
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Tại Công ty may Việt Huy, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng chi phí sản xuất, do đó việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí này
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất cho quá trình sản
xuất, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố cơ bản góp phần xác định giá
thành sản xuất của sản phẩm được chính xác. Đặc điểm của nguyên, vật liệu trực tiếp
là tham gia vào chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá
thành sản phẩm làm ra.
Để hạch toán được chính xác, đầy đủ và kịp thời khoản chi phí này công ty sử
dụng các loại chứng từ theo qui định của bộ tài chính. Gồm các phiếu nhập, phiếu
xuất, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng….
Nguyên, vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm được theo dõi ở bên
Có của TK152 “Nguyên liệu, vật liệu’’ và được mở chi tiết theo từng loại vật liệu.
TK 151.1 - Nguyên, vật liệu chính
TK 152.2 - Vật liệu phụ
TK 152.3 - Nhiên liệu, động lực
Để tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tham gia phục vụ cho sản xuất kế
toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” và tài khoản này được mở
Phạm Thị Kim Oanh 22 Kế toán A5
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, các phân xưởng
sản xuất :
TK 621.1 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của phân xưởng in
TK 621.2 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận cắt
TK 621.3 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận may
TK 621.4 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận hoàn thiện
TK 621.5 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận KCS
TK 621.6 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận đóng gói.
Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty may Việt Huy
được ghi theo trình tự sau:
Do chi phí nguyên, vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên
nó được quản lý chặt chẽ theo từng phân xưởng dựa trên hệ thống định mức hao phí
nguyên vật liệu được xây dựng. Trong quá trình sản xuất khi có nhu cầu lĩnh vật tư,
các phân xưởng lập phiếu đề nghị lĩnh vật tư. Phiếu này sẽ được chuyển lên phòng
kinh doanh, cụ thể là bộ phận cung ứng vật tư của phòng này. Căn cứ yêu cầu lĩnh vật
tư, bộ phận cung ứng vật tư sẽ lập phiếu xuất kho. Thủ kho căn cứ vào chứng từ và
lượng vật tư thực tế còn trong kho để cho xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho
được lập thành 3 liên: một liên lưu tại phòng kinh doanh, một liên do phân xưởng lĩnh
vật tư giữ, còn một liên thủ kho sau khi xuất kho ghi vào thẻ kho và chuyển lên phòng
kế toán tổng hợp theo định kỳ ngắn (10 ngày) để kế toán vật tư tiến hành nhập dữ liệu
vào bảng kê nhập, xuất vật liệu trong máy tính.
∗ Cách xác định trị giá vật liệu xuất kho:
- Về mặt lượng:
- Về mặt giá trị : kế toán vật tư của công ty sử dụng phương pháp giá hạch
toán để tính giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng.
Phạm Thị Kim Oanh 23 Kế toán A5
Lượng
vật liệu
xuất
trong kỳ
Số lượng
vật liệu
nhập trong
kỳ
Số lượng
vật liệu
dư cuối
kỳ
Số lượng
vật liệu
tồn đầu
kỳ
=
-
+
Giá thực tế
vật liệu xuất
dùng
Giá hạch toán của
vật liệu xuất dùng
Hệ
số
giá
=
x
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Đơn giá hạch toán vật liệu xuất kho do phòng kế hoạch của công ty xây dựng,
thông thường thì lấy giá mua thực tế ngay từ ngày đầu tiên trong năm.
Biểu số 3
CÔNG TY TNHH MAY VIỆT HUY
Bộ phận: Cắt
PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƯ
Ngày 05 tháng 04 năm 2006
Số: 155/06
Kính gửi: Bà: Nguyễn Thị Minh Hiền Chức vụ: Trưởng phòng KD - XNK
Tên tôi là: Ngô Văn Quyền
Chức vụ: Tổ trưởng tổ cắt
Đề nghị được nhận các loại vật tư sau đây:
STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng
1 Vải dệt kim DK01 Kg 3.550
2 Vải nỉ khổ 1,5m VNI Kg 2.850
Cộng
Phạm Thị Kim Oanh 24 Kế toán A5
Hệ số giá
Trị giá thực tế vật
liệu tồn đầu kỳ
Trị giá thực tế vật
liệu nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán vật
liệu nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán vật
liệu tồn đầu kỳ
=
+
+
Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập
Lý do xuất: Lấy đủ định mức để cắt váy ngủ nữ - M98 và Quần nỉ nam - M112
Biểu số 4
CÔNG TY MAY VIỆT HUY
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05/04/2006
Nợ : Số 169
Có :
Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Quyền (PX Cắt)
Lý do xuất kho : sản xuất Váy ngủ nữ dệt kim – M98
Xuất tại kho : Vải
S
T
T
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, qui
cách phẩm chất vật tư
(sp,hh)
MS
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Theo
CT
Thực
xuất
1 Vải dệt kim DK01 kg 3.550 3.550 42.500 150.875.000
Cộng 150.875.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Một trăm năm mươi triệu tám trăm bảy mươi năm
nghìn đồng chẵn./
Xuất, ngày 05/04/2006
Phạm Thị Kim Oanh 25 Kế toán A5
TP. KD - XNK Phụ trách bộ phận Người đề nghị