Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 5- Tiết: 5 Ngày dạy:26/9/16. Học hát: Bài Vui bước trên đường xa Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp 2. 4. 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: - HS biết: + Bài hát Vui bước trên đường xa do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công ( dân ca Nam bộ). - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. - HS biết: + Thế nào là nhịp, phách, số chỉ nhịp và nhịp 2. 4 1.2 Kĩ năng: - HS thực hiện:+ Hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát. Hát to, rõ lời. 1.3 Thái độ: - Qua nội dung bài hát, hướng các em đến sự lạc quan, yêu đời, tinh thần đoàn kết, vượt khó khăn. Đồng thời qua đó hướng các em thêm yêu thích và các bài hát dân ca của quê hương, đất nước. 2. Nội dung học tập: - Học hát: bài Vui bước trên đường xa. - Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp 2 4. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, Đĩa bài hát Vui bước trên đường xa . - Đàn và hát thuần thục bài hát Vui bước trên đường xa. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. Sưu tầm một số bài hát của Nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Đọc trước bài Vui bước trên đường xa. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số . - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số. 6a1: 6a2: 6a3: 6a4: 6a5: 6a6: 4.2 Kiểm tra miệng: Bài “ TĐN Số 1”+ GV đặt câu hỏi, HS trả lời: (4 phút) - GV: Gọi 1-2 HS lên đọc nhạc và ghép lời ca bài “TĐN Số 1 ” và trả lời 1 trong 2 câu hỏi sau: 1. Hãy nêu những kí hiệu ghi trường độ âm thanh cơ bản? (1đ). 2. Kể tên một số bài hát dân ca Nam bộ mà em biết? (1đ) - Đọc nhạc và ghép lời ca đúng giai điệu, to, rõ, diễn cảm.( 9đ) * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ( 5-10đ); CĐ( 1- 4đ) 4.3 Tiến trình bài học:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Giới thiệu bi mới: GV: Đọc các câu thơ: “ Hai tay …đi thi”. Và “ Bông xanh …mấy bông”. ? Em có nhận xét gì về các câu thơ này? HS: Trả lời. ( Thơ lục bát). GV: Ông cha ta đãsáng tạo khi sử dụng những câu thơ lục bát với những ca từ ngắn gọn, giản dị, để chuyển thể thành các bài hát dân ca rất hay. Chẳng hạn như bài: Lí dĩa bánh bò, lí cây bông … Và tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài hát rất hay đã được nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới từ giai điệu của bài Lí con sáo Gò Công rất nổi tiếng của huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Bài Vui bước trên đường xa. và một nội dung nữa là Nhạc lí: Nhịp và phách, nhịp 2 4 Hoạt động của GV và HS HĐ1: Học hát : bài Bài Vui bước trên đường xa. (20 phút) GV: Trước khi vào học hát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về xuất xứ cũng như bài hát này nhé. * Tìm hiểu bài, xuất xứ bài hát: GV? 1. Em hãy nêu xuất xứ bài hát Vui bước trên đường xa? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý, giới thiệu lời ca gốc bài Lí con sáo Gò Công. Hát cho HS nghe (1 lần). HS: Chú ý lắng nghe. ? 2. Bài hát được viết ở nhịp mấy? ( 2 ) 4 3. Bài hát được chia làm mấy câu ? (5 câu). HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý, giới thiệu kí hiệu dấu nhắc lại. *Nghe hát mẫu: GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1 lần) Đàn giai điệu (1 lần). HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về nội dung và giai điệu bài hát. * Luyện thanh (khởi động giọng). GV: Đệm đàn. HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút. * Học hát: Tập câu 1: GV: Hát mẫu 1-2 lần. Đàn giai điệu 2-3 lần. HS: Nghe, nhẩm theo.. Nội dung bài học 1. Học hát: Bài Vui bước trên đường xa. Theo điệu Lí con sáo Gò Công ( Dân ca Nam bộ). Đặt lời mới: Hoàng Lân *Xuất xứ bài hát: - Bài hát dựa theo giai điệu bài Lí con sáo Gò Công. Có nguồn gốc từ huyện Gò Công Đông( Tiền Giang) do nhạc sĩ Trần Kiết Tường ghi âm, sưu tầm. - Lời ca: Ai đem con sáo mà sang sông, lâm cái ly ta hồi con sáo ơi ơi nàng ơi. Xuân tú xuân là ta tú hồi, (đôi hường nhan phập phồng lá gan)2 * Bài hát: Vui bước trên đường xa. - Bài hát viết ở nhịp 2, gồm có 5 câu: 4 + Câu 1: “ Đường dài …bước chân” … + Câu 2: … “Ta hát… mùa xuân ” … + Câu 3: …“ Vui… thấy gần” … + Câu 4: …“ Muôn người…quyết tâm” … + Câu 5: …“ Vai kề …bước chân”. - KH: Dấu nhắc lại..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Hát hoà giọng 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai.(Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa). Yêu cầu từng dãy hát kết hợp với gõ phách. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. GV: Gọi 1- 2 HS hát. GV: Nhận xét, sửa sai. Tập các câu còn lại: GV hướng dẫn HS tập tương tự câu 1 sau đó ghép câu, ( tập theo lối móc xích). * Hát cả bài: GV: Đàn giai điệu hoàn chỉnh cả bài hát (1 lần). Đàn giai điệu, bắt nhịp. HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp gõ phách. GV: Nhận xét, sửa sai. Yêu cầu 1-2 tổ trình bày. Gọi 2-3 HS trình bày. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. GV?: Nội dung bài hát nói về vấn đề gì? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý. Đưa ra nội dung giáo dục của bài. * Chuyển ý: Các em vừa được học bài hát Vui bước trên đường xa, được cô hướng dẫn vừa hát kết hợp gõ phách, vậy phách là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng sang nội dung thứ 2 của tiết học hôm nay … HĐ2: Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp 2 (14 phút) 4 GV: Vẽ khuông nhạc gồm 5 ô nhịp. HS: Nhận xét. GV: Tổng hợp ý. ? Em hiểu thế nào về nhịp? HS: Suy ngĩ, trả lời. GV: Tổng hợp ý. Đưa ra khái niệm về phách. Gọi 3 HS nhắc lại Kẻ khuông nhạc, ghi nốt. Gọi HS lên đánh dấu số phách. HS: Quan sát, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. Giới thiệu về số chỉ nhịp.. 2. Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp 2 4. * Nhịp: Là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau, được lặp đi, lặp lại đều đặn trong một bản nhạc hay một bài hát. Giữa các nhịp có một vạch đứng ngăn cách gọi là vạch nhịp.. * Phách: Là những phần nhỏ, đều nhau về mặt thời gian trong mỗi nhịp..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đưa ra khuông nhạc (5 nhịp). Ghi số chỉ nhịp * Số chỉ nhịp: Là 2 chữ số đặt ở đầu bản nhạc vào đầu khuông nhạc. để chỉ loại nhịp, số phách trong nhịp và độ dài ? Thế nào là nhịp 2? của phách. Số ở trên chỉ số lượng phách trong 4 mỗi ô nhịp. Số dưới chỉ độ dài của phách. Độ HS: Suy nghĩ, trả lời. dài của phách bằng nốt tròn chia cho chính số GV: Tổng hợp ý, đưa ra khái niệm chung đó. *Nhịp : Gồm có 2 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ.. 4.4 Tổng kết: (4phút) - GV: Đệm đàn. - HS: Hát hoà giọng kết hợp gõ phách (1-2 lần). - GV: Nhận xét, sửa sai. ? Bài Vui bước trên đường xa các em vừa học do ai sáng tác? (Theo điệu Lí con sáo Gò Công- dân ca Nam bộ- Đặt lời mới: Hoàng Lân). - HS: Trả lời. - GV: Tổng hợp ý. 4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút) - Đối với bài học tiết này: + Học thuộc lời bài hát Vui bước trên đường xa. + Ôn lại phần Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp 2. - Đối với bài học tiết sau: + Đọc trước tên nốt bài TĐN số 2. 4 5. Phụ lục:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>