Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giao tiếp nơi công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.69 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đây là một chủ đề thú vị!
Bạn muốn biết cách tự tin giao tiếp với sếp?
Bạn muốn tạo ra những lời nói đùa duyên dáng và chừng mực khi trò chuyện cùng
đồng nghiệp?
Bạn muốn bắt đầu câu chuyện với nhân viên mới thật ấn tượng?
Ánh mắt, nụ cười, nét mặt và tư thế tay tác động như thế nào đến q trình giao tiếp
với mọi người?
Có lẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra về chuẩn mực khi giao tiếp trong cuộc sống hằng
ngày và nhất là trong môi trường giao tiếp nơi công sở. Phải giao tiếp làm sao để
chứng tỏ sự tôn trọng với cấp trên, thân thiện với đồng nghiệp mà không bị hiểu lầm
là đang cố tình lấy lịng hay tỏ ra khó chịu với mọi người? Làm sao để các câu nói
đùa của bạn khơng trở thành thảm họa, làm sao để nói đùa một cách có duyên? Nhận
xét đồng nghiệp như thế nào cho hợp lý? Nếu đồng nghiệp nhờ thì đồng ý ntn mà từ
chối thì từ chối ntn? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài thuyết trình
của nhóm, sẽ đem đến cho bạn những nội dung và hướng dẫn thực hành hết sức thực
tế để bạn có thể áp dụng ngay trong cơng việc của mình, kỹ năng ứng xử khéo léo
nơi cơng sở sẽ nằm trong tầm tay bạn.
Bạn sẽ được gì khi giao tiếp tốt nơi công sở?
Dù trong công việc hay trong cuộc sống thì tất cả chỉ là câu chuyện giao tiếp. Nếu
bạn có khả năng giao tiếp tốt thì bạn sẽ được lịng người khác, bạn sẽ được sự đón
nhận, sẽ có cảm tình tốt đẹp của người khác.  như vậy ta nhờ họ việc gì hoặc hợp
đồng ký kết ra sao cũng trở nên thuận lợi rất nhiều so với việc chúng ta có 1 mqh nó
khơng đủ gần gủi.
Thường các mqh cơng sở nó bắt đầu từ cuộc giao tiếp hằng ngày: Câu chào buổi
sáng, 1 ly café đầu giờ, hay 1 câu gọi điện hỏi thăm ( Như trong mùa dịch covid như
này giữa đồng nghiệp thì nên gọi 1 câu hỏi thăm mọi người ra sao….-có mạng
internet dễ dàng kết nối)
Tưởng là câu chuyện bân quơ giao tiếp qua lại, nhưng nếu biến nó thành nguyên tắc
giao tiếp và phong cách sống của mình thì nó sẽ làm chúng ta có hình ảnh cá nhân tốt
đẹp và từ đó xây dựng hình ảnh người làm việc chuyên nghiệp, được cảm tình của


cấp trên, đồng nghiệp và thậm chí mọi người xung quanh.
I.

Tổng quan sơ lược về văn hóa giao tiếp (như cơ đã giới thiệu ở bài đầu về kỹ
năng giao tiếp)


Có nhiều cách định nghĩa về văn hóa giao tiếp là gì. Đó là tổng thể các hoạt động trị
chuyện có văn hóa của một người với một người khác nhau. Và văn hóa trong giao
tiếp đó là một thái độ thân thiện, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau được tạo nên thơng
qua hành vi, lời nói, cách ứng xử …

1. Lắng nghe
Trở thành một người biết lắng nghe là một trong những cách tốt nhất để trở thành
một người giao tiếp tốt. Nếu bạn không phải là một người biết lắng nghe, sẽ rất khó
để hiểu những gì bạn được yêu cầu làm. Bạn có thể hiểu rõ hơn những gì đối phương
đang cố gắng nói và có thể phản hồi một cách thích hợp.
2. Giao tiếp phi ngơn ngữ
Đơi khi ngơn ngữ cơ thể chính là chìa khóa của văn hóa trong giao tiếp. Chính vì
thế, khi nói chuyện với người đối diện, bạn đừng né tránh; rụt rè giấu mình.
Bạn phải có tư thế thoải mái, cởi mở (tay mở, chân thả lỏng) và giọng điệu thân
thiện sẽ khiến bạn tỏ ra dễ gần và sẽ khuyến khích người khác nói chuyện cởi mở
với bạn.
Hãy duy trì một sự thoải mái nhất định và gạt bỏ mọi nỗi sợ khi giao tiếp. Cho dù
bạn đang phải nói chuyện trực tiếp với một người hoặc đứng trước một đám đông.
3. Rõ ràng và ngắn gọn
Giao tiếp bằng lời nói tốt nghĩa là nói vừa đủ — khơng nói q nhiều hoặc q ít. Cố
gắng truyền tải thơng điệp của bạn bằng ít từ nhất có thể. Suy nghĩ về điều bạn muốn
nói trước khi nói. Điều này sẽ giúp bạn tránh nói quá mức hoặc khiến khán giả bối
rối.

4. Thân thiện


Thông qua giọng điệu thân thiện, một câu hỏi cá nhân hoặc đơn giản là một nụ cười,
bạn sẽ khuyến khích đồng nghiệp tham gia giao tiếp cởi mở và trung thực với bạn.
Điều quan trọng là phải lịch sự trong mọi giao tiếp tại nơi làm việc.
Điều này rất quan trọng trong cả giao tiếp mặt đối mặt và giao tiếp bằng văn bản. Khi
bạn có thể, hãy cá nhân hóa email của bạn cho đồng nghiệp và / hoặc nhân viên - câu
"Tôi hy vọng tất cả các bạn đã có một ngày cuối tuần vui vẻ" ở đầu email có thể cá
nhân hóa thư và khiến người nhận cảm thấy được trân trọng hơn.
5. Sự tự tin
Điều quan trọng là phải tự tin trong các tương tác của bạn với người khác. Sự tự tin
cho đồng nghiệp của bạn thấy rằng bạn tin vào những gì bạn đang nói và sẽ làm theo.
Thể hiện sự tự tin có thể đơn giản như giao tiếp bằng mắt hoặc sử dụng giọng điệu
chắc chắn nhưng thân thiện. Tất nhiên, hãy cẩn thận để không tỏ ra kiêu ngạo hoặc
hung hăng. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn lắng nghe và đồng cảm với đối phương.
6. Đồng cảm
Sử dụng những cụm từ đơn giản như "Tôi hiểu bạn đến từ đâu" chứng tỏ rằng bạn đã
lắng nghe đối phương và tôn trọng ý kiến của họ. Lắng nghe tích cực có thể giúp bạn
điều chỉnh những gì đối tác trị chuyện của bạn đang nghĩ và cảm thấy, do đó, sẽ giúp
bạn dễ dàng thể hiện sự đồng cảm hơn.
Ngay cả khi bạn không đồng ý với nhà tuyển dụng, đồng nghiệp hoặc nhân viên,
điều quan trọng là bạn phải hiểu và tôn trọng quan điểm của họ.
7. Tư duy cởi mở
Một người giao tiếp tốt nên tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào với một tâm hồn
linh hoạt và cởi mở. Hãy cởi mở để lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác,
thay vì chỉ đơn giản là truyền tải thông điệp của bạn.
Bằng cách sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại, ngay cả với những người mà
bạn khơng đồng ý, bạn sẽ có thể có những cuộc trị chuyện trung thực và hiệu quả
hơn.

8. Tôn trọng
Mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc giao tiếp với bạn nếu bạn thể hiện sự tôn trọng
đối với họ và ý tưởng của họ. Những hành động đơn giản như sử dụng tên của một
người, giao tiếp bằng mắt và tích cực lắng nghe khi một người nói sẽ khiến người đó
cảm thấy được đánh giá cao. Trên điện thoại, tránh bị phân tâm và tập trung vào
cuộc trò chuyện.


Truyền tải sự tôn trọng qua email bằng cách dành thời gian để chỉnh sửa thông điệp
của bạn. Nếu bạn gửi một email được viết cẩu thả, khó hiểu, người nhận sẽ nghĩ rằng
bạn không đủ tôn trọng cô ấy để suy nghĩ về cách giao tiếp của bạn với cơ ấy.
9. Phản hồi
Có thể đưa ra và nhận phản hồi một cách thích hợp là một kỹ năng giao tiếp quan
trọng. Các nhà quản lý và giám sát nên liên tục tìm cách cung cấp cho nhân viên
những phản hồi mang tính xây dựng, có thể là thơng qua email, cuộc gọi điện thoại
hoặc cập nhật trạng thái hàng tuần.
Đưa ra phản hồi cũng bao gồm việc khen ngợi - một điều gì đó đơn giản như nói
"cơng việc tốt" hoặc "cảm ơn vì đã chăm sóc cơng việc đó" cho nhân viên có thể làm
tăng động lực rất nhiều.
Tương tự, bạn có thể chấp nhận và thậm chí khuyến khích phản hồi từ những người
khác. Lắng nghe phản hồi mà bạn nhận được, đặt câu hỏi làm rõ nếu bạn không chắc
chắn về vấn đề và nỗ lực thực hiện
THỰC TRẠNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ
Nhờ giao tiếp được diễn ra giúp cho việc thiết lập nên các mối quan hệ với mọi
người, giúp chúng ta nhận biết mình phải làm gì ? Làm như thế nào? Làm bằng
phương tiện gì? Trong điều kiện ra sao? Cũng như phải tiếp xúc với ai? Ở đâu? Nhằm
để làm gì? Và bằng cách nào để có thể tiến hành giải quyết được các nhiệm vụ giao
tiếp một cách tối ưu?
Như vậy giao tiếp đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, công tác và
học tập của mỗi chúng ta. Mặc dù trong thời gian qua, vấn đề văn hóa giao tiếp cơng

sở đã được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm thực hiện, song phải thừa nhận rằng
thực trạng văn hóa giao tiếp nơi cơng sở ở một số nơi hiện chưa đáp ứng yêu cầu địi
hỏi của thực tiễn, vẫn cịn nhiều hạn chế. Có thể dễ dàng nhận thấy một vài biểu hiện
khá phổ biến về thực trạng giao tiếp nơi công sở hiện nay như sau: Trong quan hệ với
đồng nghiệp thì cịn xảy ra ganh ghét, không tôn trọng nhau. Cán bộ quản lý khi giao
tiếp với cấp dưới và đồng nghiệp đơi lúc cịn thiếu nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc tỏ ra
khơng thật sự quan tâm, thân thiện, thỉnh thoảng có người cịn bộc lộ sự nóng tính
nếu có những cơng việc chưa kịp hồn thành hoặc khơng vừa ý, phê bình đồng
nghiệp thiếu tế nhị dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau.Từ đó tạo ra khơng
khí nặng nề căng thẳng trong nhà trường, hiệu quả và chất lượng công việc sẽ bị ảnh
hưởng là điều tất yếu.




Từ đó nhóm đã tìm hiểu và chia sẻ cho các bạn một vài kỹ năng giao tiếp nơi
công sở và hi vọng các bạn nắm đc các kỹ năng để áp dụng cho bây giờ, giao
tiếp thầy cô ntn? với bạn bè ra sau? Và m.n xung quang ntn? để ngay bây giờ
các bạn có thể đc đón nhận những mqh tốt đẹp làm nền tảng cho kỹ năng
giao tiếp sau này

1. Kỹ năng giao tiếp nơi công sở đối với cấp trên
a. Khéo léo
Cấp trên là những người bạn cần phải có cách cư xử khơn khéo và chọn lọc. Trong mọi
tình huống giao tiếp với họ, bạn nên giữ thái độ hòa nhã và khéo léo nhất. Đặc biệt trong
việc trình bày quan điểm hay những vấn đề xoay quanh công việc. Bạn nên dùng giọng
điệu lễ phép để nói chuyện với cấp trên của mình. Tránh các trường hợp cái tôi của bạn
quá cao dẫn đến việc to tiếng cãi vã khi ý kiến của bạn không được chấp nhận. Điều này
sẽ để lại ấn tượng không tốt về bạn trong mắt của cấp trên và đồng nghiệp.
Vd: “Có phải việc của em đâu” là câu nói nghe khá quen thuộc giao tiếp trong cơng sở,

thường được thốt ra khi ai đó đang cảm thấy vơ cùng căng thẳng và có một ai đó đến
nhờ vả. Tuy nhiên, câu nói này nghe rất thiếu thiện chí và khó chịu. Thay vì đó, hãy thử
từ chối một cách tinh tế bằng câu “Tôi nghĩ, sẽ phù hợp hơn nếu anh trình bày vấn đề
này với…”.
Khi nào gặp phải sự bất đồng quan điểm trong công việc hay suy nghĩ với sếp của mình.
Bạn cũng nên sử dụng từ ngữ nhã nhặn nhất có thể. Trình bày quan điểm cá nhân để
cùng tranh luận làm rõ vấn đề chứ không tranh cãi. Khi bạn nắm được các kỹ năng giao
tiếp nơi cơng sở với cấp trên của mình một cách khéo léo. Tôi tin chắc bạn sẽ đi rất
nhanh trên con đường tiến về đích thành cơng của mình.
b. Tơn trọng
Tơn trọng cấp trên là điều tiên quyết bạn cần phải ghi nhớ. Khơng ai thích một cấp dưới
mặt lúc nào cũng khinh khỉnh với sếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn
trong mắt cấp trên và đồng nghiệp của mình.
Bạn được quyền bày tỏ thẳng thắng quan điểm cá nhân, bảo vệ và góp ý kiến trong công
việc. Nhưng tuyêt nhiên phải đặt sự tơn trọng cấp trên lên hàng đầu. Chính yếu tố này sẽ
giúp kỹ năng giao tiếp nơi công sở của bạn nâng lên một tầm cao mới.
2. Kỹ năng giao tiếp công sở đối với cấp dưới
1. Lắng nghe và thấu hiểu


Kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo quản lý không kém phần quan trọng so với các kỹ
năng giao tiếp thông thường. Đặc biệt, là một nhà lãnh đạo nếu nghe tốt tức là bạn đang
sở hữu kỹ năng giao tiếp công sở đỉnh cao. Khi nghe một cách chú tâm bạn sẽ nhìn thấu
được mọi việc. Cấp dưới là những người cộng sự đắc lực của bạn, họ sẽ cùng bạn hồn
thành các cơng việc mà cấp trên giao phó. Bạn hãy cho họ sự thấy sự cởi mở, thân thiện
và tạo cho họ niềm tin cũng như truyền tải nguồn năng lượng tích cực để cùng nhau làm
việc. Bên cạnh đó, bạn và cấp dưới của mình cần thống nhất những quy định chung để
có thể hồn thành công việc đúng hạn, tránh trường hợp chậm trễ trong công việc gây cự
cãi.
Vd: “Việc này thật vô nghĩa”. Chẳng có việc gì vơ nghĩa cả,có chăng là do chúng ta

chưa hiểu hết được tâm ý đối phương. Do đó, đừng vội quy chụp và có thái độ tiêu cực.
Thay vì vậy hãy thử làm rõ vấn đề bằng những câu hỏi mở; “Anh có thể giải thích rõ lý
do vì sao những cách làm này tốt hơn khơng”.
Khi lắng nghe một cách chân thành bạn sẽ thấu hiểu hơn các câu chuyện xung cuộc sống
của cấp dưới. Tạo ra sự gắn kết thân mật, gần gũi hơn với cấp dưới. Từ đó, bạn sẽ học
được cách dùng người chuẩn xác hơn cho từng vị trí cơng việc. Đó là kỹ năng giao tiếp
lãnh đạo cấp cao.
2. Khen ngợi và khích lệ
Lời khen ngợi chân thành của người lãnh đạo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích
cấp dưới. Họ sẽ phấn khởi, làm việc hăng hái hơn, bên cạnh đó tạo cho họ sự tự tin. Ví
như trong một cuộc họp cuối ngày, lãnh đạo công ty đã nói: ” Hơm nay A đã làm rất
tốt trong việc đàm phán với đối tác khó tính nhất của cơng ty chúng ta. Hãy cho A
một tràn vỗ tay để tuyên dương em ấy! Anh rất mong em sẽ phát huy hơn nữa khả
năng đàm phán của mình nhé. Và chắc chắn sẽ có phần thưởng nóng cho em rồi.”
Qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo quản lý
thực sự quan trọng. Vì nó có tác dụng hữu ích đến sự phát triển của công ty.
Trong ứng xử với cấp dưới, người lãnh đạo không chỉ cần sử dụng những lời khen mà
cịn cần có thái độ chuẩn mực. Người lãnh đạo không nên ra lệnh với cấp dưới. Một
giám đốc khơng nên nói với cơ lao cơng: “Này, cơ lại đây lau sạch vết cafe tôi vừa
làm đổ ngay!”. Mà nên nói “Chị có thể giúp tơi làm sạch chỗ cafe vừa đổ ra sàng
được chứ?”. Kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo quản lý này làm cho cấp dưới cảm
thấy mình được tơn trọng. Họ thấy mình quan trọng và như vậy họ sẽ vui vẻ hoàn thành
tốt cơng việc của mình. Bạn có thấy kỹ năng giao tiếp nơi công sở của anh giám đốc này
thuộc dạng đỉnh không?
3. Kỹ năng giao tiếp nơi công sở đối với người ngang cấp


Kỹ năng giao tiếp công sở với đồng nghiệp thật sự quan trọng. Vì đồng nghiệp cũng
giống như những người bạn nơi cơng sở. Trong suốt q trình làm việc, đồng nghiệp là
người mà bạn sẽ tiếp xúc nhiều nhất. Đối với đồng nghiệp làm việc cùng chuyên môn,

bộ phận hay phịng ban, bạn phải ln thân thiện và vui vẻ với họ. Bên cạnh đó, bạn cần
phải khiêm tốn, không thể hiện bản thân thái quá. Luôn tôn trọng và giúp đỡ họ trong
cơng việc và ngay cả ngồi xã hội. Như vậy, bạn dần sẽ chiếm được tình cảm của họ. Có
thể trở nên thân thiết lúc nào không hay.
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu sở hữu các kỹ năng giao tiếp nơi cơng sở
này.
Vd: “Trước giờ, bên mình vẫn thường làm vậy mà”. Về cơ bản, con người ta có xu
hướng ngại đổi thay và câu này khiến người nói có vẻ cứng nhắc; cũng như không chịu
cập nhật những cái mới. Thay vì cứ mãi cứng nhắc, hãy thử mở rộng vấn đề bằng cách
gợi mở “Vấn đề này nghe khá mới đấy; nói rõ thêm để tơi nắm bắt thật kỹ với…”.
Đừng cao ngạo, đừng tự cho rằng mình giỏi hơn người khác, khi đó bạn sẽ khó tìm được
tiếng nói chung trong cơng việc. Cũng đừng q tự ti về trình độ chun mơn, khả năng
của mình so với mọi người, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản và giảm sút hiệu quả
làm việc. Hãy xem họ là người bạn đồng hành, cùng nhau làm việc, cùng nhau vươn tới
những thành công mới.
*Và một vài lưu ý cực quan trọng đối với đồng nghiệp lẫn cấp trên hay cấp dưới:
KHƠNG NĨI XẤU NGƯỜI KHÁC
Khơng ai thích làm việc với những người ln nhìn chăm chăm vào khuyết điểm của
người khác, rồi lại đi mách lẻo, nói xấu họ sau lưng. Điều này sẽ làm cho người khác có
cái nhìn khơng tốt về bạn, làm chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng công
việc. Nếu khơng hài lịng về ý gì hãy trực tiếp khéo léo bày tỏ quan điểm hay góp ý một
cách tế nhị.
+ Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở
Tại môi trường công sở hay bất cứ nơi nào khác thì bạn chỉ nên đưa ra những tình huống
trị chuyện khi thật cần thiết hoặc lúc nào thật rảnh rỗi. Tránh tán gẫu, bàn luận quá
nhiều điều không hay vì như vậy sẽ dễ mất điểm trước sếp. Tốt nhất là đừng vơ tình biến
mình thành người nhiều chuyện nhất cơng ty khi mà vẫn đang cịn một núi việc chưa
hoàn thành xong.



+ Làm việc hết sức, chơi hết mình
Hãy xả stress khi có thể vì chí ít bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm
túc và chuyên nghiệp, mang lại một kết quả khả quan cao, đóng góp khơng nhỏ vào
thành cơng của cơng ty. Nên tham gia hết mình vào những hoạt động thường niên do
cơng đồn cơng ty tổn chức hay những buổi đi ăn cùng nhau, vì chắc chắn bạn sẽ khám
phá hết mọi điều thú vị từ chính đồng nghiệp của mình
 Vậy tóm lại có rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, những điều nhóm mình đề cập chỉ

là căn bản, bên canh đó xung quanh chúng ta cịn rất nhiều tình huống trong giao
tiếp cơng sở. Vậy ý chính rút ra 1 ngun lý sâu sắc nhất trong giao tiếp cơng sở
đó chính là : ln ln CỞI MỞ VÀ CHÂN THÀNH- cởi mở để lắng nghe,
thông cảm thấu hiểu, chân thành để đối đãi một cách tôn trọng khéo léo.

Và để kết thúc buổi thuyết trình này ý nghĩa hơn, thì qua q trình tìm hiểu về chủ đề
nhóm có sưu tầm được một quyển sách rất hay bán chạy nhất là quyển:
Của Tác giả: Yamada Chihoko
Nó có giá: 75000Đ
Quyển sách được viết bởi người Nhật, như các bạn biết Nhật
là quốc gia luôn đề cao phong cách công sở, cũng như tinh
thần nghiêm túc chun nghiệp nơi cơng sở vì vậy tác giả cho
ra đời quyển sách này. Có rất nhiều quyển trên thị trường đề
cập đến GT nơi công sở tuy nhiên k đc chi tiết.
Ở Quyển sách này Họ đề cập rất cụ thể, 58 những tình huống
về giao tiếp nơi công sở: Nên gửi mail như thế nào (đối với
đối tác hay đồng nghiệp nếu mình là ng chủ động nhắn thì
mình phải là ng kết thúc cái email cái tin nhắn đó), Vào
phịng hợp thì nên ngồi đâu, ghi lại thông tin qua đt ntn? đưa danh thiếp ra làm sao?
( như mình đã học thì nó khơng đơn giản chỉ là khi ngta đưa mình, mình đưa lại, rồi cất
vào ví, mà phải thật sự trân trọng đến tấm danh thiếp bằng vài câu như “à danh thiếp có
2sdt vậy khi t7 hoặc CN tơi có thể gọi cá nhân anh cùng đi ăn k” hay “à đây là logo

coongty a à”….v.v.. THể hiện sự chú tâm khi ngta muốn liên lạc trao đổi với mình, bởi
danh thiếp nó là tâm huyết hình ảnh bản thân và doanh nghiệp của ng đưa), Quyển sách
cực chi tiết và bổ ích cho chúng ta, đặc biệt những bạn SV nó sẽ là hành trang giúp bạn
có cơ hội hơn khi đặt chân vào môi trường công sợ, tránh phạm sai lầm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×