Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa NGữ văn
=== ===
Nguyễn Thị Hoa
tạp văn mạc ngôn
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Vinh - 2009
= =
Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa NGữ văn
=== ===
Khóa luận tốt nghiệp đại học
tạp văn mạc ngôn
Chuyên ngành: văn học n-ớc ngoài
GV h-ớng dẫn:
ths. phan thị nga
SV thực hiện:
Nguyễn Thị Hoa
Lớp:
46A - Ngữ văn
Vinh - 2009
= =
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận đ-ợc sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và ng-ời thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Phan Thị Nga - ng-ời đà tận
tình h-ớng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận.
Xin cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo quý báu của các thầy cô trong tổ Văn học
n-ớc ngoài - khoa Ngữ văn, cùng sự động viên, khích lệ của bạn bè và ng-ời
thân trong suốt thời gian vừa qua.
Vinh, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
1
Mục Lục
Trang
Mở đầu ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Bố cục khóa luận ...........................................................................................6
Nội dung.......................................................................................................7
Ch-ơng 1.
Vài nét về thể loại tạp văn và vị trí tạp văn trong sự
nghiệp văn học của Mạc Ngôn ................................................7
1.1. Về thể loại tạp văn ......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tạp văn ......................................................................7
1.1.2. L-ợc sử quá trình phát triển của tạp văn trong văn học
Trung Quốc từ cổ x-a...............................................................10
1.1.3. Tạp văn trong bối cảnh xà hội Trung Quốc đ-ơng đại ............14
1.2. Tạp văn của Mạc Ngôn.............................................................................16
1.2.1. Quan điểm của Mạc Ngôn về tạp văn ......................................16
1.2.2. Vị trí của tạp văn trong sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn ......19
Ch-ơng 2.
Nội dung tạp văn Mạc Ngôn .................................................28
2.1. Phơi bày thực trạng xà hội ........................................................................28
2.1.1. Tái hiện một thời kì đau th-ơng trong xà hội Trung Quốc
thời hiện đại..............................................................................29
2.1.2. Mặt trái của xà hội kinh tế thị tr-ờng ......................................31
2.1.3. Sinh thái bị huỷ hoại ................................................................37
2.2. Triết lí nhân sinh trong tạp văn Mạc Ngôn ..............................................39
2.2.1. Nhận thức về nông thôn và ng-ời nông dân.............................39
2.2.2. Nhìn nhận lại một số vấn đề văn hoá .......................................44
2.2.3. Triết lí về cuộc đời, con ng-ời .................................................51
2.3. Mạc Ngôn bàn về văn học nghệ thuật ......................................................54
2.3.1. Quan điểm của Mạc Ngôn về nhà văn .....................................55
2.3.2. Quan điểm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết.................................63
2.3.3. Mạc Ngôn bàn về một số lĩnh vực nghệ thuật khác .................64
Ch-ơng 3:
Nghệ thuật tạp văn Mạc Ngôn ..............................................67
3.1. Sự đa dạng trong kết cấu ..........................................................................67
3.1.1. Kết cấu xâu chuỗi.....................................................................68
3.1.2. Kết cấu nh- một chuyện kể ......................................................71
3.1.3. Kết cấu liên t-ởng - t-ởng t-ợng .............................................73
3.1.4. Lối kết thúc ..............................................................................75
3.2. Giọng điệu ................................................................................................79
3.2.1. Âm h-ởng chung của giọng điệu tạp văn Mạc Ngôn...............79
3.2.2. Giọng điệu nghị luận sắc sảo ...................................................79
3.2.3. Giọng trữ tình đằm thắm ..........................................................81
3.2.4. Giọng hài h-ớc, hóm hỉnh ........................................................82
3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu .......................................................84
3.3.1. So sánh .....................................................................................84
3.3.2. Điệp ngữ ...................................................................................88
3.3.3. Câu hỏi tu từ .............................................................................90
Kết luận ....................................................................................................93
Tài liệu tham kh¶o ............................................................................94
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Văn học là tấm g-ơng phản ánh cuộc sống. Trong quá trình phát
triển, văn học luôn có sự thay đổi, tự làm mới mình để thích nghi với những
đổi thay của cuộc sống. Ngày nay cc sèng cđa con ng-êi v« cïng phong
phó, s«i ®éng víi sù bïng nỉ cđa c«ng nghƯ th«ng tin mang tính chất toàn
cầu. Quỹ thời gian bị thu hẹp, văn hóa đọc của con ng-ời cũng có sự chuyển
h-ớng rõ rệt. Độc giả bây giờ có xu h-ớng đọc nhanh, đọc nhiều, tìm đến với
những tác phẩm có giá trị. Văn học thời kì này có sự phát triển đa dạng và
t-ơng đối đồng đều giữa các thể loại. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ những thể loại đà khẳng định đ-ợc chỗ đứng, vai trò trong tiến trình phát triển
của lịch sử văn học thì tùy bút, tạp văn, tản văn đà và đang v-ơn lên mạnh mẽ
và rất đ-ợc độc giả yêu thích. Với thế mạnh ngắn gọn, cô đọng, t-ơng đối tự
do trong đề tài, cảm xúc, tùy bút, tản văn, tạp văn có khả năng đáp ứng nhu
cầu của độc giả. Giải quyết đề tài này giúp chúng tôi có cơ hội để nhận thức
đ-ợc tính năng động, linh hoạt của thể loại tạp văn.
1.2. Thể loại tạp văn đà có một quá trình hình thành và phát triển t-ơng
đối lâu dài. ở Việt Nam, ngày nay, không chỉ trên báo văn nghệ mà hầu hết các
báo đều có mục tạp văn, tạp bút hay tản văn. Nhiều nhà văn nổi tiếng trong
n-ớc và trên thế giới ngoài viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch còn viết tạp văn,
tản văn và cũng rất thành công. Vị trí của tạp văn dần đ-ợc khẳng định, khoảng
cách so với các thể loại khác đ-ợc rút ngắn. Thế nh-ng những nghiên cứu
nghiêm túc và công phu về thể loại này còn rất ít ỏi. Hy vọng những nghiên cứu
của chúng tôi sẽ góp phần đóng góp nhỏ bé cho thể loại này.
1.3. Mạc Ngôn là một nhà văn đang tạo ra đ-ợc những làn sóng d- luận
trên văn đàn Trung Quốc đ-ơng đại và thế giới. Bên cạnh những tên tuổi đÃ
đ-ợc khẳng định của văn học Trung Quốc đ-ơng đại nh- V-ơng Sóc, Giả
Bình Ao, V-ơng Mông, Đ-ờng Mẫn, Mạc Ngôn vẫn còn là một hiện t-ợng
gây nhiều tranh cÃi, đánh giá không thống nhất thậm chí là trái ng-ợc. Tác
1
phẩm của Mạc Ngôn khá đồ sộ và phong phú về thể loại. Ông thành công ở
thể loại tiểu thuyết, truyện vừa, với những tác phẩm gây chấn động văn đàn
nh- Cao l-ơng đỏ, Củ cải đỏ trong suốt, Cây tỏi nổi giận, Báu vật của đời,
Đàn h-ơng hình. Ngoài tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, Mạc Ngôn còn
viết tạp văn. Tạp văn của Mạc Ngôn là những áng văn tiểu phẩm rất có giá trị,
đ-ợc viết bởi một phong cách rất riêng và độc đáo. Hiện nay những nghiên
cứu về Mạc Ngôn mới chỉ dừng lại ở tiểu thuyết, truyện vừa, về tạp văn hầu
nh- ch-a có. Nghiên cứu tạp văn Mạc Ngôn vừa để thấy đ-ợc những đóng góp
của nhà văn ở thể loại này, mặt khác góp phần hiểu rõ hơn về truyện ngắn,
tiểu thuyết của Mạc Ngôn, đồng thời góp thêm một h-ớng đi, cách nhìn, cách
đánh giá Mạc Ngôn - một cây bút đang rất đ-ợc quan tâm và luận bàn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Mạc Ngôn đ-ợc đánh giá là nhà văn Trung Quốc có khả năng đạt
giải Nobel nhất. Cách đánh giá này tuy có phần đề cao nh-ng cũng đà khẳng
định vị trí, tầm vóc của nhà văn trên văn đàn Trung Quốc đ-ơng đại cũng nhvăn đàn thế giới.
Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác văn học không phải là sớm (ông sinh
năm 1955, sáng tác văn học những năm 1980,1981), thế nh-ng tính cho đến
nay số l-ợng tác phẩm của ông khá đồ sộ: trên 240 sáng tác gồm 10 truyện dài
(tiểu thuyết), 20 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn, 5 tuyển tập những bài bút ký,
phóng sự, tạp văn, ngoài ra còn rất nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngôn đÃ
có những đóng góp có giá trị cho văn học Trung Quốc đ-ơng đại.
Thành công đầu tiên của Mạc Ngôn phải kể đến là ở thể loại tiểu
thuyết. Hàng loạt tiểu thuyết của ông ngay khi mới ra đời đà tạo đ-ợc tiếng
vang lớn nh-: Cây tỏi nổi giận, Báu vật của đời, Đàn h-ơng hình, Sống đọa
thác đày. Mạc Ngôn luôn tự làm mới mình, mỗi tác phẩm đ-ợc viết theo một
bút pháp riêng nên luôn tạo đ-ợc sự hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ. Tác giả đÃ
dành đ-ợc nhiều giải th-ởng danh giá: giải th-ởng Mao ThuÉn - gi¶i th-ëng
2
danh giá nhất của Trung Quốc tổ chức 4 năm một lần cho tác phẩm Đàn
h-ơng hình (2004), giải nhất về tiểu thuyết của hội nhà văn Trung Quốc cho
tác phẩm Báu vật của đời (1995). Nhiều tác phẩm đ-ợc chuyển thể thành kịch
bản phim truyền hình rất thành công nh- Cao l-ơng đỏ (giải th-ởng cành cọ
vàng - liên hoan phim quốc tế Beclin 1994), Bạch cẩu thu thiên giá (chuyển
thể thành phim S-ởi ấm đoạt giải Kim kỳ lân tại liên hoan phim quốc tế
Tôkio 2003).
Không chỉ thành công ở thể loại tiểu thuyết, Mạc Ngôn còn đ-ợc biết
đến với những truyện ngắn xuất sắc: Đêm xuân m-a giăng giăng, Ng-ời lính
xấu, Châu chấu đỏ, Ch-ơng 12 hoan lạc, Bùng nổ, Cá đêm, Chợ cávà các
tập truyện vừa: Củ cải đỏ trong suốt, Hài h-ớc và hóm hỉnh. Mô hình và
nguyên dạng.
Ngoài hai thể loại tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện ngắn, Mạc Ngôn
còn sáng tác tùy bút, tạp văn với các tác phẩm nh-: Bức t-ờng biết hát - tập
văn xuôi, tùy bút đầu tiên, Mạc Ngôn - những lời tự bạch, Mạc Ngôn - chuyện
văn chuyện đời.
Tác phẩm của Mạc Ngôn đ-ợc dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
và đ-ợc đón nhận hết sức nồng nhiệt. Tác giả đang ở độ sung mÃn cđa tay
nghỊ vµ chÝn mi vỊ nghƯ tht, høa hĐn những sáng tác có giá trị trong
t-ơng lai.
2.2. Sáng tác của Mạc Ngôn đ-ợc giới thiệu ở Việt Nam lần đầu tiên
vào những năm đầu thế kỉ XX, nhờ các dịch giả Trần Đình Hiến, Nguyễn Thị
Thại và Trần Trung Hỷ.
Trần Đình Hiến với các tác phẩm dịch:
Tiểu thuyết: Báu vật của đời, Đàn h-ơng hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng
xanh lá đỏ, Màng chán tổ tiên.
Truyện vừa: Cao l-ơng đỏ, Củ cải đỏ trong suốt, Châu chấu đỏ.
Trần Trung Hỷ:
Tiểu thuyết: Sống đọa thác đày, Thập tam bộ, Tứ thËp nhÊt ph¸o.
3
Truyện vừa: Châu chấu đỏ, Trâu thiến, Con đ-ờng n-ớc mắt, Ma
chiến hữu, Hoan lạc, Bạch miên hoa.
Tạp văn:
Ng-ời tỉnh nói chuyện mộng du (Dịch từ bản tiếng Trung
Bức t-ờng biết hát).
Nguyễn Thị Thại:
Tùy bút:
Mạc Ngôn - chuyện văn chuyện đời ; Mạc Ngôn và
những lời tự bạch.
2.3. Các công trình dịch thuật tác phẩm của Mạc Ngôn ở Việt Nam
t-ơng đối nhiều, tuy nhiên những công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn lại khá
ít ỏi. Một số công trình mới chỉ tìm hiểu trên những nét chính về cuộc đời, tác
phẩm của Mạc Ngôn mà ch-a đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống tác phẩm
Mạc Ngôn ở cả 3 thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa và tạp văn. Đặc biệt ở thể
loại tạp văn ch-a có một công trình nghiên cứu nào.
Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay đà có những công trình
nghiên cứu về Mạc Ngôn nh- sau:
Mạc Ngôn - chuyện văn chuyện đời, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Lao
động 2003, cung cấp cho độc giả Việt Nam một số hiểu biết về cuộc đời, con
ng-ời và những sáng tác của Mạc Ngôn.
Nguyễn Thị Thại còn có Mạc Ngôn và những lời tự bạch (NXB Văn
hóa 2004), tập hợp các bài nói chuyện của nhà văn ở một số tr-ờng đại học
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức,và các cuộc trả lời phỏng vấn với các nhà
báo, nhà văn trong và ngoài n-ớc. Tác phẩm đà cung cấp cho độc giả những
thông tin về cuộc đời, quan điểm nghệ thuật, các tác phẩm tiêu biểu của tác
giả nh-ng ch-a đi vào nghiên cứu, phân tích cụ thể giá trị của tác phẩm.
Một số vấn đề văn học Trung Quốc đ-ơng đại (Hồ Sĩ Hiệp, NXB tổng
hợp Đồng Nai, 2007) đà điểm qua các sáng tác tiêu biểu của Mạc Ngôn, phân
tích những nét đặc sắc ở các tác phẩm và chỉ ra cả -u điểm lẫn nh-ợc điểm
của sáng tác Mạc Ngôn. Tuy nhiên tác giả ch-a có điều kiện đi sâu phân tích
các tác phẩm một cách cụ thể, sâu sắc.
4
Bên cạnh đó còn có một số bài trên các tạp chí, tạp kỹ về Mạc Ngôn và
những sáng tác cđa «ng nh-: ThÕ giíi nghƯ tht trong tiĨu thut Mạc Ngôn
(Lê Huy Tiêu, tạp chí văn học n-ớc ngoài số 4 - 2003) đà thể hiện một cái
nhìn t-ơng đối hệ thống về nghệ thuật trong tác phẩm Mạc Ngôn, giúp định
h-ớng cho ng-ời đọc khi tiếp cận tác phẩm của nhà văn này.
Gần đây, Lê Huy Tiêu còn có bài viết Thử phản biện Mạc Ngôn - báo
văn nghệ số 46 - 2008, thể hiện quan điểm riêng trong việc đánh giá Mạc
Ngôn. Tuy nhiên bài viết có phần gay gắt, phủ nhận hoàn toàn sự nghiệp văn
học của Mạc Ngôn.
Một số bài viết đi vào nghiên cứu nghệ thuật trong tác phẩm cụ thể của
Mạc Ngôn nh-: Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu
vật của đời và Đàn h-ơng hình (Nguyễn Khắc Phi, tạp chí sông H-ơng, số
166, 12/2002).
Những cách tân về nghệ thuật trong tiểu thuyết Đàn h-ơng hình (Mai
Đức Hán - tạp chí khoa học đại học Vinh, tập 34 số 4B, 2005).
Ngoài ra còn có một số bài viết xuất hiện trên Internet, phần lớn chỉ là
những thông tin về cuộc đời Mạc Ngôn hoặc phỏng vấn một số dịch giả về
sáng tác Mạc Ngôn.
Nh- vậy, những công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn ở Việt Nam còn
khá th-a vắng, nhất là công trình nghiên cứu về tạp văn Mạc Ngôn hầu nhch-a có. Do đó khi tìm hiểu đề tài này chúng tôi chủ yếu dựa vào các tác
phẩm tạp văn của Mạc Ngôn (nhất là tập tạp văn Ng-ời tỉnh nói chuyện mộng
du, Trần Trung Hỷ, dịch theo bản tiếng Trung Bức t-ờng biết hát, Nxb Văn
học, 2008) tự tìm tòi và vạch h-ớng đi cho mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với khuôn khổ của một khóa luận, mục đích của chúng tôi là tìm hiểu
những đặc sắc trong tạp văn Mạc Ngôn, chỉ ra ý nghĩa, vai trò của những đặc
sắc ấy. Từ đó mà thấy đ-ợc vị trí của tạp văn trong sự nghiệp văn học của Mạc
5
Ngôn, cũng là góp thêm một cách nhìn trong việc đánh giá về nhà văn và cống
hiến của ông cho văn học Trung Quốc đ-ơng đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vì công trình dịch thuật về tạp văn Mạc Ngôn cho đến nay vẫn còn ít,
do hạn chế về ngoại ngữ nên chúng tôi không thể tiếp cận với nguyên tác mà
chỉ dựa vào bản dịch tập tạp văn Ng-ời tỉnh nói chuyên mộng du, Trần Trung
Hỷ, dịch theo bản tiếng Trung Bức t-ờng biết hát, Nxb Văn học, 2008. Ngoài
ra khi tìm hiểu về quan điểm văn học nghệ thuật của Mạc Ngôn trong tạp văn
chúng tôi kết hợp khảo sát, phân tích một số bài trong cuốn Mạc Ngôn và
những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại, NXB Văn hóa 2004, để cái nhìn đ-ợc hệ
thống và toàn diện hơn.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng ph-ơng pháp chủ yếu là khảo
sát, thống kê, phân tích. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng ph-ơng pháp so sánh,
đối chiếu, tổng hợp để chỉ ra những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong tạp
văn Mạc Ngôn một cách cụ thể, sáng rõ.
6. Bố cục khóa luận
Khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, phần
nội dung đ-ợc triển khai trên 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Vài nét về thể loại tạp văn và vị trí tạp văn trong sự nghiệp
văn học của Mạc Ngôn.
Ch-ơng 2: Nội dung tp vn Mc Ngụn.
Chng 3: Ngh thuật tạp văn Mạc Ngôn.
6
nội dung
Ch-ơng 1
Vài nét về thể loại tạp văn và vị trí tạp văn
trong sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn
1.1. Về thể loại tạp văn
1.1.1. Khái niệm tạp văn
Khái niệm tạp văn hiện nay vẫn ch-a đ-ợc minh định rõ ràng, còn lẫn
lộn với các tên gọi khác nh-: tản văn, tạp bút, tạp cảm, bút ký. Từ tr-ớc đến
nay đà có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học, nhà ngôn ngữ học, cố
gắng đ-a ra những định nghĩa về tạp văn. Sở dĩ nh- vậy vì đây là một thể loại
văn học khá đặc biệt, t-ơng đối tự do trong đề tài cảm xúc, linh hoạt về
ph-ơng thức biểu đạt và có khả năng dung chứa trong nó những thể loại văn
học khác.
Từ điển Tiếng Việt (Bùi Quang Tịnh, NXB Văn hóa thông tin) giải
thích: Tạp văn: Nhiều loại văn lẫn lộn[29, 842].
Đại từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng 2006): Tạp văn:
Một loại tạp văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài
bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút. [20, 892].
Trên đây là những cách lý giải về khái niệm tạp văn của các nhà ngôn
ngữ học. Định nghĩa về thể loại này cũng đà đ-ợc nhiều nhà nghiên cứu văn
học đề cập tới:
Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, 2000: Tạp văn là những áng
văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là
một thứ văn vừa có tÝnh chÝnh ln s¾c bÐn võa cã tÝnh nghƯ tht cô đọng,
phản ánh và bình luận kịp thời các hiện t-ợng xà hội [24, 247].
Từ điển văn học (tập 2) NXB Khoa học xà hội, 1984 có tới 2 định nghĩa
về tạp văn:
7
Định nghĩa 1: Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật.
Phạm vi của tạp văn rất rộng bao gồm tạp cảm, tùy cảm,tiểu phẩm, bình luận
ngắn Đặc điểm nổi bật là ngắn gọn [22, 333].
Định nghĩa 2: Tạp văn là một bộ phận lớn của nhà văn Trung Quốc Lỗ
Tấn, viết theo một thể loại đặc biệt bao gồm những bài cảm nghĩ nhỏ, luận
văn, tùy bót, th- tõ, nhËt kÝ, håi øc” [22, 333].
Tr-¬ng ChÝnh trong lời giới thiệu tạp văn Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Văn
học, 1963 cũng đ-a ra cách hiểu của mình về tạp văn nh- sau: Tạp văn là
một thành tựu đặc biệt của Lỗ Tấn trong ba m-ơi năm hoạt động văn học của
ông, nh-ng thật ra không phải là một thể loại mới. Xét nguồn gốc và phong
cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thức tản văn trong
văn học cổ điển Trung Quốc. [3, 6].
Trần Xuân Đề trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học ph-ơng Đông
(Trung Quốc) cho rằng: Thể văn không bị hình thức gò bó, nội dung không
có gì là không đề cập đến, cho nên gọi là tạp [4, 444].
L-ơng Duy Thứ thì cho rằng: Tạp văn là một thể loại văn học nảy sinh
từ cuộc cách mạng t- t-ởng và văn hóa Ngũ Tứ, là thành tựu đặc biệt của Lỗ
Tấn qua hai m-ơi năm hoạt động văn nghệ [30, 208].
D-ơng Tấn Hào cũng góp thêm một cách hiểu nữa về tạp văn: Theo
nghĩa đen thì hai chữ tạp văn dùng để chỉ những thể văn đoản thiên không
đồng một thể với các tập thi ca, tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đà thịnh hành
từ x-a. Ngày nay bản chất thứ tạp văn đà biến t-ớng và danh từ đó hiện giờ
đà chuyên chỉ lối văn đoản thiên những thiên tạp trở giàu về tính cách tranh
đấu [10, 21].
Lê Xuân Vũ thì có cách định nghĩa t-ơng tự nh- Tr-ơng Chính, ông
viết: Tạp văn là một hình thức văn học mới, nảy mầm từ cách mạng văn hóa
và t- t-ởng Ngũ Tứ, là thành tựu đặc biệt của Lỗ Tấn trong văn nghệ, là kết
tinh của ba m-ơi năm chiến đấu văn học của ông. Tạp văn hay Tạp cảm là
tên do chính Lỗ Tấn đặt cho nã” [32, 143].
8
Nhìn chung các ý kiến về khái niệm tạp văn còn ch-a có sự thống nhất,
thậm chí có những ý kiến đối lập. Chẳng hạn Đỗ Hải Ninh trong bài viết Ký
trong hành trình đổi mới xem tạp văn là một dạng nhỏ của tản văn: Chúng
tôi quan niệm tản văn là loại văn ngắn gọn, hàm súc, với khả năng khám phá
đời sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp t- duy, tình cảm tác giả, bao gồm cả tạp
văn, tùy bút, văn tiểu phẩm [19, 77]. Nh-ng D-ơng Tấn Hào lại xem tạp văn
dùng để chỉ những thể văn đoản thiên, không đồng một thể với các tập thi ca,
tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đà thịnh hành từ x-a. Bởi tản văn là một khái
niệm rất rộng bao trùm toàn bộ sáng tác văn xuôi x-a mà ng-ời Trung Quốc
đà dùng [10,21].
Hoàng Ngọc Hiến xem tạp văn là một tiểu loại của thể ký, trong cuốn
sách Năm bài giảng về thể loại, ông viết: Trong nghiên cứu văn học Việt
Nam đ-ơng đại, ký là một thuật ngữ đ-ợc dùng để gọi tên một thể loại văn
học bao gồm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính
luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét - xe) [6, 5].
Nh- vậy khái niệm tạp văn vẫn ch-a đ-ợc minh định rõ ràng. Các cách
hiểu, các định nghĩa đà nêu trên về cơ bản đà gọi đúng những tính chất, đặc
điểm cốt yếu, khái quát nhất của thể loại này. Nh-ng chúng tôi cho rằng ý
kiến ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất về tạp văn là của Lỗ Tấn: Thật ra tạp văn
không phải là hàng mới bây giờ, tr-ớc kia đà có rồi. Phàm là văn ch-ơng,
nếu xếp loại, thì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ
cả, thế là thành tạp [3,229]. Định nghĩa của Lỗ Tấn đà khẳng định nguồn
gốc, xuất xứ của thể loại tạp văn không phải là hàng mới bây giờ, tr-ớc kia
đà có rồi, vừa nêu đ-ợc đặc tr-ng của thể loại này. Theo đó thì chữ tạp
trong tạp văn không phải là sự hỗn tạp, sự trộn lẫn, xào xáo các thể loại một
cách tự do, tùy tiện và hổ lốn mà đó phải là sự kết hợp nhuần nhị, tinh tế, chặt
chẽ và tài hoa, thể hiện cá tính, tài năng và bản lĩnh sáng tạo của ng-ời nghệ
sĩ. Sẽ không có một bức họa đẹp nếu các gam màu đứt đoạn, sẽ không có một
bức t-ợng đẹp nếu các đ-ờng nét thô vụng, nặng nề, cũng sẽ không có một bài
9
tạp văn giàu sức thuyết phục và tính chiến đấu khi sự kết hợp ch-a đạt đến độ
kết tinh. Ta cũng nhận thấy rằng, ngoài truyện ngắn ra mọi sáng tác của Lỗ
Tấn đều xếp vào một loại d-ới một tên gọi chung: Tạp văn. Thể tài tạp văn của
Lỗ Tấn muôn hình muôn vẻ bao gồm những bài cảm nghĩ vụn vặt (tạp cảm),
luận văn bút chiến, diễn thuyết, tùy bút, th- từ, bình luận, thơ văn, khảo cứu
văn học, nhật kí, hồi kí thơ bằng văn xuôi. Tạp văn Lỗ Tấn giàu tính chiến đấu
và có giá trị rất lớn trong hoàn cảnh bấy giờ. Lỗ Tấn dùng tạp văn nh- một thứ
vũ khí lợi hại để tấn công trực diện kẻ thù. Tuy nhiên, đó vẫn là những áng
văn mang đậm màu sắc trữ tình và có tính nghệ thuật cao. Vì thế có thể nói tạp
văn Lỗ Tấn đà đạt đến đỉnh cao thể loại. Đây sẽ là một vấn đề lớn đặt ra cho
những cây bút sau Lỗ Tấn muốn thể hiện mình ở thể loại này: làm thế nào để
không bị quên lÃng? Không chủ định đến với tạp văn nh-ng Mạc Ngôn đà ghi
dấu ấn riêng của mình ở thể loại này. Tạp văn Mạc Ngôn thể hiện phong cách
độc đáo, một sự trải nghiệm, hiểu biết, thâm trầm, một giọng điệu hài h-ớc,
hóm hỉnh nh-ng không kém phần sâu sắc, có sức chuyển tải những vấn đề lớn
của xà hội, nhân sinh.
1.1.2. L-ợc sử quá trình phát triển của tạp văn trong văn học Trung Quốc
từ cổ x-a
Có quan niệm cho rằng: Tạp văn là một hình thức văn học mới nảy
mầm từ phong trào Ngũ Tứ và là một hình thức văn học do Lỗ Tấn sáng tạo ra.
Thực ra không phải nh- vậy.
Chính Lỗ Tấn cũng đà nói: Kì thực tạp văn cũng không phải là món
hàng mới mẻ gì của ngày nay, mà ngày x-a cũng đà có rồi [3, 29]. Xét về
nguồn gốc và ph-ơng thức biểu hiện thì tạp văn Lỗ Tấn chính là thể văn đà kế
thừa và phát triển hình thức tạp văn trong văn học cổ điển Trung Quốc.
Tạp văn đà xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử
văn học Trung Hoa. Sự mở đầu của tạp văn là ở xà hội Th-ơng - Chu, nh-ng
phát triển nở rộ là ở thời Chiến Quốc với hai loại: Tản văn lịch sử và Tản văn
10
ch- tử. Tản văn lịch sử thuộc loại tự sự, tiêu biểu là Tả truyện, Quốc ngữ,
Chiến quốc sách. Tản văn ch- tử thuộc loại thuyết lý, tiêu biểu là Mạnh Tử,
Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử. Đặc điểm cơ bản của văn xuôi thời kì này thể
hiện tính biƯn ln rÊt m¹nh mÏ, lêi lÏ hoa mü, dïng nhiều ngụ ngôn ví von và
kết cấu vô cùng chặt chẽ.
Sang đời Hán, nổi lên tác phẩm Sử ký của T- MÃ Thiên với quy mô đồ
sộ và kết cấu chặt chẽ, dù là mô tả cảnh vật hay phác họa tính cách nhân vật,
trữ tình nghị luận đều rất thành công.
Đến đời Đ-ờng, do phong trào cổ văn (phong trào cải cách văn phong,
văn thể và ngôn ngữ văn học) thúc đẩy nên tản văn văn học xuất hiện, nó tách
rời các tr-ớc tác triết học hay lịch sử để trở thành sáng tác nghệ thuật độc lập.
Thời kì này xuất hiện nhiều tác phẩm văn học -u tú. Hàn Dũ, Liễu Tông
Nguyên là những đại biểu xuất sắc đà phục hồi lại sức sống và địa vị cho văn
xuôi. Ngôn ngữ trong tản văn của Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên mới mẻ, giản
dị và sinh động. Họ đà khéo chọn những cách nói giàu sức biểu hiện trong
ngôn ngữ toàn dân đ-ơng thời để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.
Còn văn tiểu phẩm Minh - Thanh là một dạng quan trọng của văn xuôi thuần
văn học, văn tiểu phẩm thời kì này hấp thu cái tinh túy của văn xuôi du kí từ
thời Đ-ờng lại hòa nhập cái hài h-ớc ý nhị của văn bút kí Ngụy - Tấn, Nam Bắc triều có sức hấp dẫn nghệ thuật rất độc đáo [23, 13].
Có thể nói, đặc điểm của tản văn Trung Quốc là rất dồi dào chất hiện
thực, hình thức biểu hiện sinh động, giàu tính hình t-ợng. Đặc điểm này đÃ
đ-ợc kế thừa và phát triển trong một thể văn mới xuất hiƯn sau cc vËn ®éng
Ngị tø (4.5.1919), ng-êi ta gäi đó là tạp văn. Hầu hết các nhà văn đà trải qua
cuộc thử lửa trong phong trào Ngũ tứ, hầu hết những nhà trí thức tiến bộ đều
có viết tạp văn. Lối văn này ngay từ ngày xuất hiện đà phát triển rất nhanh
chóng, đ-ợc độc giả đặc biệt -a chuộng, và ng-ời ta đà dành cho nó một địa
vị, một tầm quan trọng không kém gì các loại văn chính thống cổ điển nhthơ, kịch, tiểu thuyết. Sáng tác tạp văn từ đó cũng trở thành một phong trào
11
rÇm ré ch-a tõng cã ë Trung Quèc - nã trở thành thể văn dễ -a của những
ng-ời cầm bút.
Thể văn này ban đầu xuất hiện ở các tờ báo Tân thanh niên, Bình luận
hàng tuần, Thần báo trong các chuyên mục Tùy cảm lục, LÃng mạn đàm, và
đ-ợc nhiều cây bút ủng hộ. Các nhà văn tiền tuyến đà lập ra các tờ tạp chí nhMang Chủng, Thái Bạch để ủng hộ tạp văn. Cùng chung một mục đích và
cũng trong năm ấy, ở Tokio một số nhà văn Trung Hoa l-u trú bên Nhật cũng
tổ chức tờ Tạp văn xà mỗi tháng xuất bản một kì, Lỗ Tấn là chủ nÃo tờ nguyệt
san này.
Khi sử dụng thể văn này các nhà văn đi theo nhiều xu h-ớng khác nhau.
Cã ng-êi coi träng hiƯn thùc, coi hiƯn thùc lµ điều đầu tiên cốt yếu căn bản
trong tạp văn của mình, nh- Diệp Thiệu Duân, Mao Thuẫn, Lỗ Tấn, Cù Thu
Bạch, Lý Đại Chiêu. Có ng-ời đi theo xu h-ớng cá nhân chủ nghĩa nh- Chu
Tác Nhân, Lâm Ngữ Đ-ờng, sau một thời kì đấu tranh đà quay về con đ-ờng
ẩn dật, dần dần đi đến xu h-ớng tiêu cực và phản cách mạng. úc Đạt Phu, Chu
Tự Thanh, Băng Tâm, lại đi vào xu h-ớng trữ tình, mặc dù không có tác dụng
cổ động cho cánh mạng nh-ng cũng đà gây đ-ợc nhiều ảnh h-ởng.
Đáng chú ý ở giai đoạn này là những tác giả viết tạp văn tranh ®Êu. Cã
rÊt nhiỊu trÝ thøc tiÕn bé ®· dïng t¹p văn làm vũ khí chiến đấu của mình. Họ
là những cây đại thụ đà thể hiện đ-ợc bộ mặt tinh thần của cả một thời đại.
Chẳng hạn nh- Lý Đại Chiêu (1889 - 1927), những bài viết nh-: Chính
khách, Chính trị kiểu lò mổ, Đảng củ cải đỏ, Kỷ nguyên mới, Uy tiên sinh than
thở thế nào, tuy còn sót lại dấu vết của t- t-ởng dân chủ chủ nghĩa nh-ng đÃ
mạnh dạn vạch ra khuyết tật của thời đại, thức tỉnh mọi ng-ời sớm cảnh giác
với những lớp vỏ giả tạo, mang nhÃn hiệu chủ nghĩa xà hội và ông cũng đÃ
phanh phui đ-ợc bản chất của nền chính trị quân phiệt, phơi bày đ-ợc bộ mặt
hung ác.
Cù Thu Bạch (1899 - 1935) là ng-ời tiếp thu ảnh h-ởng của cách mạng
tháng M-ời khá sớm. Những bài tạp văn của ông mang tính chất Vị nhân
12
sinh vì xà hội và vì nhân dân. Các bài tạp văn của ông nh-: Th- nhà, Tôi,
Sinh tồn, đà thể hiện đ-ợc quá trình tr-ởng thành của bản thân tác giả từ một
thanh niên trí thức tiến bộ ng-ỡng vọng cách mạng Nga, kinh qua thực tiễn
cuộc sống và tự phê bình dần dần b-ớc vào chặng đ-ờng t- t-ởng say mê chủ
nghĩa cộng sản.
Bên cạnh đó còn phải kể đến các sáng tác của Chu Tự Thanh, Diệp Thiệu
Duân, Mao Thuẫn. Tạp văn của họ đều có xu h-ớng đi sâu phân tích mổ xẻ
hiện thực xà hội, tính trữ tình đậm nét cùng với phong cách đơn giản, mộc mạc,
ngôn ngữ nhiều khẩu ngữ đà tạo đ-ợc chiều sâu t- t-ởng và sức hấp dẫn riêng.
Tuy vậy, những tên tuổi trên ch-a dựng nổi ngọn cờ bằng thể loại tạp
văn. Phải đến Lỗ Tấn - với khả năng cảm nhận cuộc sống đặc biệt tinh tế nhạy
cảm, cộng với khả năng văn ch-ơng thiên tài, mới tạo nên những đỉnh cao mà
không cây bút nào có thể làm đ-ợc khi sáng tác thể văn này. Lỗ Tấn đà dựng
nên một tòa lâu đài đồ sộ bằng chính thể loại tạp văn. Và Đặng Thai Mai đÃ
có đánh giá rất chính xác: Về số l-ợng cũng nh- về phẩm chất, tạp văn của
Lỗ Tấn quả có ý nghĩa tiêu biểu cho cả một hình thức văn học và cả một thời
đại [10, 188].
Ban đầu khi mới xuất hiện, tạp văn ch-a phải đà nhận đ-ợc sự hoan
nghênh của mọi tầng lớp độc giả. Có ng-ời tỏ ra thận träng khi tiÕp cËn nã, cã
ng-êi tá ra khinh miÖt và muốn xóa bỏ nó ra khỏi tiến trình phát triển của văn
học Trung Hoa. Có ng-ời chê tạp văn là biểu hiện sự xuống dốc của nhà văn
chỉ vì họ thấy nó không phải là thơ và tiểu thuyết lại cũng không phải là kịch
cho nên kiên quyết không đ-ợc đ-a vào khu rừng văn nghệ.
Phát biểu về điều này, Lỗ Tấn viết: Tôi càng vui mừng với sự phát
triển của tạp văn, ngày ngày đ-ợc xem sự rạng rỡ của nó. Thứ nhất giới tác
Trung Quốc càng hoạt bát và náo nhiệt. Thứ hai, làm cho những lũ không ra
trò trống gì phải thụt đầu. Thứ ba, làm cho những tác phẩm nghệ thuật vị nghệ
thuật qua sự so sánh với tạp văn sẽ càng lộ rõ cái t-íng m¹o sèng dë chÕt dë
cđa nã” [9, 227].
13
Và thực tế là tạp văn đà rất mau chóng khẳng định giá trị, địa vị của nó
trên văn đàn lúc bấy giờ. Đến mức ng-ời ta đà gọi nó là khinh kị đội của
văn học Trung Quốc hiện thời.
Có nguồn gốc từ một thể văn xuôi trong văn học Trung Quốc cổ, khi xÃ
hội Trung Quốc đà b-ớc vào một thời kì đấu tranh mới, thể loại tạp văn có
mảnh đất mới mà phát sinh và phát triển.
1.1.3. Tạp văn trong bối cảnh xà hội Trung Quốc đ-ơng đại
Văn học đ-ơng đại Trung Quốc (từ 1949 đến nay) gồm các giai đoạn:
17 năm xây dựng chủ nghĩa xà hội (1949 - 1966), cách mạng văn hóa (1966 1976), thời kì mới (1976 -1986), và cải cách mở cửa (1987 đến nay).
Năm 1976, sau khi kết thúc cuộc cách mạng văn hóa(1966 - 1976),
tình hình chính trị, xà hội và văn hóa của Trung Quốc có nhiều chuyển biến
tích cực. Tháng 8 - 1977, Đại hội đại biểu lần thứ 11 của Đảng cộng sản
Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh chính thức tuyên bố đà đập tan tập đoàn
phản động cách mạng của bè lũ bốn tên, chấm dứt cuộc cách mạng văn
hóa, kết thúc thời kỳ m-ời năm động loạn, mở ra một thời kì mới cho đất
n-ớc Trung Hoa. Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 là bắt đầu của
thời kì mới mà hạt nhân của nó là khoa học, dân chủ, và hiện đại hóa.
Tháng 10 - 1979, hội nghị đại biểu văn nghệ toàn quốc khai mạc tại Bắc Kinh,
nhấn mạnh đến yêu cầu văn nghệ dân chủ. Từ tháng 12 - 1984 đến tháng 1 1985, đại hội đại biểu hội nhà văn Trung Quốc lần thứ 4 khai mạc. Tại đại hội,
Đặng Tiểu Bình, tổng bí th- ban chấp hành TƯ Đảng cộng sản Trung Quốc
đọc chúc từ, đề xuất khẩu hiệu tự do sáng tác. Đồng chí nói: Nhà văn có
đầy đủ tự do lựa chọn đề tài, chủ đề và ph-ơng pháp biểu hiện nghệ thuật.
Từ đó đến nay, cïng víi sù më cưa giao l-u héi nhËp víi thế giới bên
ngoài, nền kinh tế thị tr-ờng phát triển v-ợt bậc với những thành tựu lớn lao,
nền văn học đ-ơng đại Trung Quốc cũng phát triển rất phong phú, trăm hoa
đua nở với hàng trăm nhà văn -u tú và hàng nghìn tác phẩm nổi tiếng có ảnh
14
h-ởng lớn đến đời sống văn học trong và ngoài n-ớc. Thời kì này đà chứng
kiến sự thành công của nhiều thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện
ngắn, ®ång thêi cịng ®em l¹i mét søc sèng míi cho tạp văn - thể loại vốn rất
năng động, linh hoạt, thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử. ở
thời kì tr-ớc, do hoàn cảnh xà hội, lối tạp văn giàu tính chất chiến đấu nh- của
Lỗ Tấn đ-ợc đề cao. Đến thời kì này, ng-ời ta lại nghiêng về lối văn nhàn
thích giống kiểu Lâm Ngữ Đ-ờng khởi x-ớng. Tạp văn thời kì này cũng đÃ
phát huy đ-ợc tính hiện đại, nhạy bén trong phản ánh các vấn đề xà hội, đáp
ứng nhu cầu th-ởng thức của độc giả. Nhận định của Nhàn đàm sau đây đÃ
cho thấy sự phát triển của thể loại này: Bạn có nằm mơ cũng chẳng nghĩ tới,
thời đại bây giờ là thời đại thích hợp nhất với thể loại tản văn. Tản văn dễ biểu
hiện tâm t- nhất, mà tâm t- bây giờ lại phong phú hơn bất cứ lúc nào, có phấn
chấn, có trầm lắng, có lành mạnh, có đồi bại, xúc động, lạnh lùng, hoan hô,
phản đối, mâu thuẫn mỗi ngày một đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, tâm t- thì
càng phong phú sinh động [1, 9].
Hầu hết các nhà văn đ-ơng đại Trung Quốc đều có viết tạp văn và cũng
đà có rất nhiều ng-ời thành công, để lại dấu ấn riêng của mình ở thể loại này
nh-: Giả Bình Ao, Đ-ờng Mẫn, Diệp Văn Linh, Tr-ơng Khiết, Th- Đình, Mạc
Ngôn. Tản văn Giả Bình Ao ngắn gọn, hàm súc, ngôn từ chính xác, đắc địa, từ
đầu chí cuối chan chứa một tình cảm chân thành, những -ớc ao hi vọng gửi
gắm. Tạp văn Th- Đình có nhiều tìm tòi, phát hiện mới lạ, độc đáo, bộc lộ
một trái tim phụ nữ nồng hậu và tha thiết với cuộc đời. Tạp văn Mạc Ngôn là
những trang viết tự do, thoải mái về mọi loại đề tài trong đời sống, xà hội, văn
học, nh-ng toát lên từ đó những triết lý về nhân sinh sâu sắc, đ-ợc viết bằng
sự trải nghiệm với giọng điệu cà kê, hóm hỉnh rất thú vị. Mỗi ng-ời một
phong cách tạo nên sự phát triển đa dạng, nhiều màu sắc của tạp văn trong
thời đại mới.
Với những -u thế riêng biệt của mình, tạp văn ngày càng khẳng định vị
thế trong xà hội đ-ơng đại. Tạp văn xuất hiện với mật độ ngày một lín trªn
15
sách, báo, mạng Internet. Số l-ợng nhà văn sáng tác và thành công ở thể loại
này rất nhiều. ở Việt Nam trong nền văn xuôi hiện đại, sau Nguyễn Tuân một tên tuổi gắn liền với thể loại tùy bút, các nhà văn nh- Vũ Trọng Phụng,
Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Hoàng Quốc
Hải, cũng rất nỉi tiÕng víi c¸c t¸c phÈm bót ký, tïy bót, tạp văn. Gần đây tạp
văn đang trở thành mối quan tâm của độc giả nh- món ăn tinh thần hàng ngày
cần thiết và có xu h-ớng đ-ợc lựa chọn nhiều hơn. Rất nhiều nhà văn Việt
Nam đ-ơng đại viết tạp văn xuất sắc: Đỗ Chu (Tản mạn tr-ớc đèn), Thảo Hảo
(Nhân tr-ờng hợp chị thỏ bông), Tạ Duy Anh (Ngẫu hứng sáng tr-a chiều
tối), Nguyễn Ngọc T- (Tạp văn), Mạc Can (Tạp bút). Những trang viết ấy, ít
nhiều đều để lại suy ngẫm trong lòng ng-ời đọc.
1.2. Tạp văn của Mạc Ngôn
1.2.1. Quan điểm của Mạc Ngôn về tạp văn
Tạp văn là một thể văn đặc biệt sản sinh trong một thời đại đặc biệt trên
cơ sở kế thừa những nét đẹp của thể loại tản văn truyền thống đ-ợc Lỗ Tấn
phát triển đến đỉnh cao của nó. Hiện trạng x· héi Trung Qc lóc bÊy giê
cịng ®· khiÕn cho tạp văn Lỗ Tấn có một dung l-ợng ngắn (khoảng vài trang
giấy), lại phải linh hoạt trong nghệ thuật thể hiện, hoặc dùng lối nói bóng gió,
châm biếm, hoặc dùng phản ngữ, phúc bút, khúc bút, lại đ-ợc kí d-ới 87 bút
danh khác nhau.
Hoàn cảnh xà hội thay đổi, đặc tính của thể loại cũng có sự co giÃn để
thích ứng. Trong xà hội đ-ơng đại, tạp văn không nặng về vai trò chiến đấu,
công kích, tấn công trực diện kẻ thù mà thiên về khai thác vấn đề ở chiều sâu
nhân sinh, đ-a đến những tác động nhận thức, nhen nhóm. Về tạp văn, Mạc
Ngôn có quan niệm rất riêng: Tôi vẫn th-ờng nghĩ rằng, ng-ời viết tiểu
thuyết lúc nào cũng cố ý giả trang, bôi phấn bôi kem lòe loẹt khiến độc giả
khó mà hình dung đ-ợc g-ơng mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết, nh-ng
trong những bài tản văn (cũng có thể gọi là tùy bút, cũng có thể gọi là tạp
16
văn đại loại nh- vậy), tác giả th-ờng quên hóa trang khi viÕt, do vËy bé mỈt
thËt cđa hä dƠ dàng ch-ờng ra tr-ớc mắt độc giả. [18, 6]. Với Mạc Ngôn, tạp
văn là một thể loại mà nhà văn bộc lộ mình một cách chân thực nhất. Điều này
cũng đà đ-ợc minh chứng qua tập tạp văn Ng-ời tỉnh nói chuyện mộng du.
Qua tập tạp văn này, ng-ời đọc sẽ nhận thấy chân dung Mạc Ngôn hiện lên
chân thực đến gai góc. Mạc Ngôn đem những chuyện của quê h-ơng, làng
n-ớc mình, của chính bản thân mình ra mà thuật lại cho độc giả. Ông nói thật
cả chuyện suýt chết lúc 2 tuổi bị rơi vào hố phân (Dòng sông nóng bỏng). Nói
thật cả về chuyện háu ăn, thèm ăn đến thành bệnh của mình - điều theo ông
là hậu quả của cả một quá trình đói khát. Trong Ba bài tạp cảm về chuyện ăn,
cái đói của một thời khốn khó (những năm 1959, 1960) ở quê ông đ-ợc lột tả
thật sinh động. Đói đến mức ng-ời ta ăn cả rễ cây, vỏ cây, côn trùng. Ông
viết: Mùa xuân 1960 là thời kì ảm đạm nhất trong lịch sử tồn tại của đời tôi.
Những cái gì có thể ăn đ-ợc đều không còn, rễ cỏ, vỏ cây, cỏ ở hiên nhà cũng
đà hết. Trong làng ngày nào cũng có ng-ời chết, tất cả đều là chết đói. Ban
đầu thân nhân của ng-ời chết còn khóc vài tiếng và khiêng xác ra đầu thôn
chôn cất đàng hoàng, sau đó thì không còn sức để khóc nữa [18,140]. ám
ảnh về cái đói đà bám riết lấy ông, có lẽ vì thế mà -ớc mơ lớn nhất của ông và
những ng-ời dân quê ông chỉ là đ-ợc ăn no. Trong lòng tôi luôn có một nỗi
sợ mơ hồ là mình sẽ ăn không đủ no, nên tôi ăn uống một cách vội vÃ, không
hề quan tâm đến những ng-ời xung quanh đang nhìn mình nh- thế nào
[18,145]. Ông tự phê phán mình: Cái tật xấu nhất của thằng tôi là rất mau
quên, giống nh- loài chó, chỉ nhớ đến chuyện ăn mà không nhớ chuyện bị
đánh [18, 135]. Hay: Một thằng ng-ời mà thèm ăn đến độ nh- thế nhất định
phải là thằng ý chí vô cùng bạc nh-ợc, ý thức tự kiềm chế những dục vọng cá
nhân hầu nh- không có. Chính tôi là một thằng ng-ời nh- vậy [18,144].
Không phải nhà văn nào cũng có đủ dũng cảm viết ra những lời chế giễu bản
thân đầy nhức nhối đến thế. Bởi thế tạp văn Mạc Ngôn đọc lên nghe ch©n
17
thực, gần gũi và giàu sức thuyết phục, gây đ-ợc lòng tin cho độc giả. Không
những vậy, chân dung Mạc Ngôn còn hiện lên là một ng-ời giàu ý chí, nghị
lực, có -ớc mơ, khát vọng và nỗ lực đến cùng để thực hiện -ớc mơ ấy. Đó là
một cậu bé với niềm say mê đọc sách mÃnh liệt, say mê đến độ chấp nhận đẩy
cối xay thóc trọn một buổi sáng để đổi lấy một buổi chiều đọc sách. Say mê
đến độ chỉ một buổi chiều mà tôi đà đọc xong cuốn sách dày cộp, toàn thân
bị kiến và muỗi đốt đến nổi cục khắp nơi, quên cả việc cắt cỏ cho dê ăn
(Chuyện đọc thủa ấu thơ). Từ niềm say mê đọc sách, say mê văn ch-ơng, Mạc
Ngôn ôm ấp giấc mộng vào đại học trong suốt th-ở ấu thơ và thời gian trong
quân ngũ. Bài tạp văn Giấc mơ đại học của tôi đà kể lại quá trình thực hiện
-ớc mơ đầy gian nan, khổ cực. Xuất thân từ gia đình trung nông, việc học
hành dang dở, thuộc thành phần cải tạo của xà hội, t-ởng chừng con đ-ờng
đại học sẽ mÃi chỉ là -ớc mơ đối với Mạc Ngôn. Vào quân ngũ tôi làm việc
cật lực đến độ không tiếc bản thân cộng với một chút may mắn đà đ-a đến
cho nhà văn những cơ hội quý giá, và bắt đầu quá trình tự học gian khổ kinh
hoàng, trong vòng nửa năm, trong một gian kho cất giữ công cụ lao động, tôi
đà thức trắng những đêm dài, liên tục từ đêm này sang đêm khác [18,231].
Khổ luyện cuối cùng đà đ-ợc đền đáp xứng đáng: Ngày 1.9.1984, tôi vác ba
lô rời đơn vị để đến với giảng đ-ờng đại học [18,232]. ý chí và nghị lực phi
th-ờng của Mạc Ngôn khiến cho chúng ta phải kính phục và cũng cho thấy
những thành công mà tác giả đạt đ-ợc ngày hôm nay không phải là điều gì
đáng kinh ngạc.
Vậy là, qua tạp văn Mạc Ngôn ng-ời đọc thấy đ-ợc bức chân dung về
nhà văn một cách chân thực, sinh động, quả là nhà văn đà quên hóa trang khi
viết, để những câu chữ tự nhiên tuôn chảy, tự nhiên phô bày về mình. Thế
nh-ng trong lời tựa cuốn sách, Mạc Ngôn viết: Đây là tập tản văn - tùy bút
đầu tiên của tôi, nh-ng cũng thành thực mà thừa nhận rằng, đây là một mâm
lòng dê hổ lốn. Rằng nghe nói, viết tản văn, viết tùy bút cần phải có những
suy nghĩ, những t- t-ởng độc đáo. Nh-ng tôi thì chẳng có gì độc đáo cả, c¸i
18
mà tôi có chẳng qua là những suy t- vụn vặt và loạn xị bát nháo. Cũng nghe
nói, viết tản văn tùy bút cần phải có học vấn, tôi lại không hề có học vấn, cái
mà tôi có đ-ợc là những điều học lóm đ-ợc của cuộc đời. Lại nghe nói, viết
tản văn tùy bút cần phải có một tâm hồn cao th-ợng và một lý t-ởng tốt đẹp,
nh-ng quả thật cả hai cái này tôi đều không có, cái mà tôi có chẳng qua là tính
cách của một kẻ thảo dân và một kiểu cảm thụ cuộc sống có tính chất sinh lí
[18,6]. Nh-ng kỳ thực, có những bài, những đoạn độc đáo, đúng chất Mạc
Ngôn mà nhiều ng-ời tõng ca ngỵi. VÝ nh- “ý nghÜa cđa viƯc ng r-ợu đâu
phải ở r-ợu, ý nghĩa của việc ăn cơm đâu phải là ở cơm, do vậy mà những bữa
cơm của các quý ông quý bà hiện đại phần nhiều đều đ-ợm sắc thái biểu diễn
và sắc thái kinh doanh [18,193]. Sự quan sát cuộc sống tinh tế đà cho ông
những nhận xét sâu sắc, những triết lí nhân sinh mà đọc lên không khỏi khiến
ta suy ngẫm: Cho dù có một loại đá cực quý trong tay nh- đá rubi thì cuối
cùng nó cũng chỉ là đá, trong sa mạc giá trị của nó không bằng một miếng vỏ
d-a. Tranh quyền đoạt lợi, đầu cơ cơ hội mà lén lút tố cáo bạn bè, vì chiếc mũ
sa trên đầu mà nịnh trên nạt d-ới, bán bạn cầu vinh, càng không có ý nghĩa gì
hết [18,104]. Với cách viết thâm thúy, sắc sảo, đầy trải nghiệm, Mạc Ngôn
xem xét, phân tÝch sù viƯc ë nhiỊu gãc c¹nh, chia nhá vÊn đề để khai thác, lột
tả đến tận cùng chữ chân trong cuộc sống để đem vào văn ch-ơng. Hoàn
toàn không phải là những trang viết hổ lốn, những t- t-ởng loạn xị bát
nháo, nh- cách nói khiêm tốn của chính nhà văn.
1.2.2. Vị trí tạp văn trong sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn
Khi giới thiệu về Mạc Ngôn, dịch giả Trần Đình Hiến viết: ở phía bên
này của núi Bạch MÃ, phía bên kia của con sông Mực có một cây cao l-ơng
thuần chủng - xin bạn đừng tiếc công sức. Trong khi đi tìm nó, bạn hÃy giơ
cao nó trên đầu mà xông vào những nơi gai góc, vào nơi đó là thế giới của bạo
hành và lang sói, nó sẽ là bùa hộ mệnh cho bạn và nó cũng t-ợng tr-ng cho
sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất của làng Đông Bắc - Cao Mật ta. §ã
19
chính là nhà văn Mạc Ngôn - nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc
đ-ơng đại.
Mạc Ngôn đ-ợc đánh giá là một nhà văn có bút lực dồi dào. Tác phẩm
của ông tính đến nay đà là một số l-ợng đồ sộ với trên 240 sáng tác, gồm
m-ời truyện dài (tiểu thuyết), 20 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn, 5 tuyển tập
những bài bút ký, phóng sự, tạp văn. Nhiều tác phẩm của ông đ-ợc dịch ra các
thứ tiếng trên thế giới, đ-ợc chuyển thể thành phim truyền hình công chiếu
rộng rÃi và nhận đ-ợc những giải th-ởng danh giá.
B-ớc vào sáng tác văn học, ban đầu mục đích của Mạc Ngôn là kiếm
tiền. Ông thừa nhận Động cơ ban đầu khi tôi sáng tác văn học vô cùng đơn
giản:đó là kiếm chút nhuận bút để mua đôi giày bóng loáng, thõa mÃn lòng hvinh của một chàng thanh niên. Tất nhiên sau khi mua đ-ợc giày rồi thì ham
muốn của tôi theo đó cũng lớn lên theo. Lúc ®ã t«i cịng mn mua mét chiÕc
®ång hå nh·n hiƯu Th-ợng Hải đeo vào tay để về khoe với bà con dân làng
[17,55]. Mạc Ngôn b-ớc vào con đ-ờng sáng tác khi văn học đ-ơng đại Trung
Quốc đang ở vào hậu kỳ của văn học vết th-ơng. Đây là một thời kỳ đầy
khó khăn và thử thách đối với tất cả nhà văn. Hầu nh- các tác phẩm văn học
lúc đó đều thực hiện nhiệm vụ chính trị, tố cáo tội ác của cách mạng văn
hóa nên rất nghèo nàn về nội dung và non kém về nghệ thuật. Sáng tác đầu
tay của Mạc Ngôn cũng nằm trong tình trạng đó vì thế nên ch-a tạo ra đ-ợc
phong cách riêng.
Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình chính thức đề x-ớng công cuộc cải cách
thì văn học Trung Quốc lúc này mới chuyển từ văn học chính trị sang văn
học con ng-ời. Đây mới chính là chức năng căn bản và cốt yếu của văn học.
Chính điều này đà mở ra không gian t- duy thẩm mỹ, kích thích sự sáng tạo
của nhà văn. Thời kỳ này văn học Trung Quốc thật sự nở rộ, xuất hiện nhiều
tác phẩm có giá trị với bút pháp mới lạ độc đáo. Trong xu thế chuyển mình đó,
Mạc Ngôn cũng đà nhanh chóng thoát khỏi mô phỏng văn học phục vụ chính
trị, xác lập đ-ợc quan niệm sáng tác đúng đắn cho mình: Tôi muốn viÕt ra
20