Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.29 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO -----------------. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 Khóa ngày 17/11/2013. ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề). Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học em hãy: - Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư của Châu Phi? - Nêu những nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của Châu Phi? Câu 2: (5,0 điểm) Nêu đặc điểm về vị trí, địa hình của Châu Âu? Chứng minh rằng Châu Âu có nhiều kiểu khí hậu. Tại sao phía Tây Âu lại ấm áp và mưa nhiều hơn phía Đông Âu? Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết: - Vì sao Châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu ? - Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á ? Câu 4: (3,0 điểm) Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế? Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xã hội của khu vực? Câu 5: (4,0 điểm) Kể tên các nước thuộc khu vực Nam Á? Chứng minh rằng địa hình có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của khu vực Nam Á. ---HẾT---.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 8 Câu 1 (3,0 đ). 2 (5,0 đ). 3 (5,0 đ). Nội dung đáp án * Sự phân bố dân cư của Châu Phi: - Dân cư Châu Phi phân bố không đồng đều - Sự phân bố dân cư ở Châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên: + Nhiều vùng dân cư thưa thớt như hoang mạc, vùng rừng rậm xích đạo… là do khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn. + Trong khi dân cư tập trung đông ở ven vịnh Ghinê, thung lũng sông Nin và các vùng duyên hải cực bắc và cực nam Châu Phi đây là những nơi có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi có nguồn tài nguyên dầu mỏ… - Đa số dân Châu Phi sống ở nông thôn là do kinh tế còn kém phát triển, quá trình đô thị hóa còn chậm. * Nguyên nhân xã hội kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi: - Sự bùng nổ dân số (tỉ lệ gia tăng TN vào loại cao nhất TG > 2,4 %). - Hạn hán triền miên - Xung đột tộc người - Đại dịch AIDS: Hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2000 trong đó phần lớn là người lao động. - Sự can thiệp của nước ngoài.. Điểm. a/ Vị trí Châu Âu: - Diện tích: trên 10 triệu km2. - Giáp: + Bắc Băng Dương hướng Bắc. + Đại Tây Dương hướng Tây. + Địa Trung Hải và biển Đen hướng Nam. + Đông ngăn với Châu Á bởi dãy núi Uran. b/ Địa hình: - Núi trẻ: nằm ở rìa phía Nam (An Pơ, Cac-pat, Pi-rê-nê); ở phía Tây và Trung Âu. - Núi già: ở phía Bắc Châu lục. - Đồng bằng: trải dài từ Tây sang Đông chiếm 2/3 diện tích. c/ Khí hậu Châu Âu có nhiều kiểu: - Khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở phía Tây Âu. - Khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-đi-na-vi. - Khí hậu ôn đới Địa Trung Hải: phân bố ở ven Địa Trung Hải. - Khí hậu địa cực: phân bố ở một phần nhỏ phía Bắc. d/ Phía Tây Âu ấm áp và có mưa nhiều vì: - Vị trí ven biển. - Ảnh hưởng dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh. * Châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu là do: - Khí hậu Châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau do ảnh hưởng của vị trí địa lí theo vĩ độ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc xuống tận xích đạo (1 0 16’B. 1,0. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 1,0. 2,0. 1,0. 1,0.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4 (3,0 đ). 5 (4,0 đ). đến 770 44’ B). - Các đới khí hậu Châu Á thường phân bố thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau do kích thước rộng lớn của lãnh thổ mặt khác Châu Á lại có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển sâu vào nội địa. ngoài ra trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. * Thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á: .Thuận lợi: + Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú: - Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như than, khí đốt, dầu mỏ, sắt, thiếc… - Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng. - Các nguồn năng lượng: thủy năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt rất dồi dào. .Khó khăn: -Có nhiều núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lớn so với toàn bộ lãnh thổ. - Các thiên tai như: Động đất, núi lửa, bão lụt… thường xuyên xảy ra. -Tây Nam Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, có trữ lượng lớn. Chiếm 1/3 sản lượng dầu trên thế giới, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đem lại nguồn lợi nhuận lớn. -Những khó khăn: + Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, các hoang mạc cát khá rộng lớn, diện tích đồng bằng hẹp. + Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu khô khan và khá khắc nghiệt gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. + Với vị trí chiến lược quan trọng cùng với nguồn tài nguyên giàu có. Khu vực Tây Nam Á là nơi dễ xảy ra nhiều tranh chấp gay gắt của các bộ tộc , dân tộc trong và ngoài nước. + Sự không ổn định về chính trị, cùng với sự can thiệp của nước ngoài đã ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. a/ Các nước thuộc khu vực Nam Á gồm: Ấn Độ, Băng-La-Đét, Bu-Tan, NêPan, Pa-Kix-Tan, Xri-Lan-Ca, Man-Đi-Vơ. b/ Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu Nam Á: - Phía Bắc là dãy Hi-Ma-Lay-A ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm sườn núi phía Nam có lượng mưa rất lớn (2.000-3.000 mm/năm). Nhưng đến sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, mưa ít. - Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Hy-Ma-Lay-A sẽ chuyển hướng Đông Nam cho nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn. - Phía Nam là cao nguyên Đê-Can, hai rìa cao nguyên là hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông, ven biển là hai dãi đồng bằng nhỏ hẹp. Vì vậy, khi gió Tây Nam thổi vào bị dãy Gát Tây chắn lại nên trút mưa ở dãi đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đê-Can lượng mưa rất ít.. 1,0. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 1,0. 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0. 1,0 1,0 1,0.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>