Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.96 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Khoa: Tiểu học- Mầm non . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN. Giảng viên: Th.s Trần Dương Quốc Hòa Họvà tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Cúc Lớp: Đại học Tiểu học B/K4. Biên Hòa, ngày 25 tháng 11,năm 2016.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong thời gian kiến tập tại trường Tiểu học Long Khánh. Em được tham gia vào các tiết học, trong đó có môn Tiếng Việt lớp 4. Em có một ý tưởng như sau: 1. Nội dung ý tưởng - Ý tưởng tổ chức hoạt động trò chơi cho phần củng cố kiến thức cuối bài - Trong thời gian kiến tập , dự giờ thăm lớp em thấy các thầy cô giáo chỉ sử dụng phương pháp củng cố truyền thống là gọi một vài em lên bảng để trả lời các câu hỏi cuối bài. - Theo em thì nên tổ chức 1 trò chơi , vừa giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức bài cũ vững chắc, vừa có hứng thú hơn, giúp các em tiếp thu bài học, kết quả học tập tốt hơn. Giúp các em chơi mà học, học mà chơi. - Qua trò chơi giáo viên sẽ giáo dục kiến thức, rút ra các bài học đạo đức liên quan đến bài học. 2. Tác dụng của trò chơi trong dạy học - Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó gắn với kiến thức có được trong hoạt động học tập,gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi học sinh thực hành củng cố, mở rộng kiến thức. - Trò chơi học tập giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực, phát triển vốn kiến thức trong quá trình chơi. Nhờ đó hoạt động học tập vui, hấp dẫn, đa dạng hơn. 3. Chuẩn bị Ví dụ: Củng cố bài tập đọc Có chí thì nên - Tên trò chơi: Ai nhanh hơn - Thời gian chơi: 5 phút - Mục đích: Ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng đọc diễn cảm, nhấn, nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ. Luyện trí nhớ, kĩ năng để đúng các đoạn thơ trong bài tập đọc - Dụng cụ chơi: Bảng giấy có chứa các câu thơ trong bài Tập đọc, bị xáo trộn thứ tự - Luật chơi: cả lớp chia thành 2 dãy, các thành viên trong cả 2 dãy sẽ thay nhau lên bảng dán thứ tự các câu thơ sao cho đúng với thứ tự trong sách giáo khoa. Dán xong cả 2 đội sẽ đọc diễn cảm, đội nào đọc hay hơn thì sẽ dành chiến thắng - Người tham gia: Cả lớp - Cuối trò chơi cho cả 2 đội nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét phần chơi, khen thưởng đối với đội thắng cuộc, góp ý cho đội chưa thắng cuộc.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> những mặt hạn chế để các em tự rút kinh nghiệm, chơi tốt hơn ở những lần sau. - Mở rộng thêm cho học sinh những câu thành ngữ rèn luyện ý chí, sự cố gắng rèn luyện học tập. Ví dụ: Củng cố bài tập 1 môn chính tả SGK/105 - Tên trò chơi: Chung sức - Thời gian chơi: 5 phút - Mục đích: Giúp học sinh điền đúng những từ có chứa âm s/x, khắc phục lỗi chính tả s/x. - Dụng cụ chơi: Các miếng bìa có chứa âm s/x. - Luật chơi: Chia lớp thành 3 đội, cho các em thay nhau lên dán các miếng bìa vào chỗ trống trên bảng mà giáo viên đã chuẩn bị. Đội nào dán được nhiều và đúng thì sẽ là đội chiến thắng - Thành viên chơi: cả lớp - Cuối trò chơi giáo viên nhận xét, khen thưởng 4. Kết luận - Em thấy được khi chơi trò chơi học tập thì không khí lớp học sinh động hơn, học sinh tích cực. Các em biết chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau , hợp tác với nhau để hoàn thành trò chơi. - Củng cố bài mới bằng hình thức trò chơi giúp các em tích cực hơn trong việc học, tạo hứng thú cho các em trong một tiết học mới, kết quả tốt hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>